Giáo án Tuần 16 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 16 - Dạy lớp 4

sáng. TẬP ĐỌC.

 Tiết 31 : Kéo co

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 -Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng .

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Bài văn nói về tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài : Tuổi ngựa và TLCH trong SGK

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 16 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009.
sáng. tập đọc.
 Tiết 31 : Kéo co
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
 -Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng .
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Bài văn nói về tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS..
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài : Tuổi ngựa và TLCH trong SGK
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 4 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
 Đoạn 1 : HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
 ? Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
 ? Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
 Học sinh nêu ý chính của đoạn .
 - Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : ? Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
 Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trập .
 Học sinh nêu ý chính đoạn 2 .
 - Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
? Cách chơI kéo co ở làng tích Sơn có gì đặc biệt ?
 HS nêu ý chính đoạn 3. ? Nội dung chính của bài tập đọc là gì ?
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 4 HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. 
 - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết sau.
Toán
Tiết 76: Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số .
- áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan .
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách chia cho số có 2 chữ số?
HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài theo cặp. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố kĩ năng chia cho số có hai chữ số.
*Kết quả:
a) 4725 : 15 = 315
 4674 : 82 = 57
 4935 : 44 = 112 dư 7
b) 35136 : 18 = 1952
 18408 : 52 = 354
 17826 : 48 = 371 dư 18
Bài tập 2: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài cá nhân. Đại diện một số HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố giải toán có lời văn.
Bài giải
Số mét vuông nền nhà được lát là:
1050 : 25 = 42 (m2 )
Đáp số: 42 m2
Bài tập 3: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài theo cặp. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố kĩ giải toán trung bình cộng.
Bài giải
Số sản phẩm cả đội làm trong 3 tháng là: 
855 + 920 + 1350 = 3125 (SP)
Trung bình mỗi người làm được là ;
3125 : 25 = 125 (SP)
Đáp số: 125 SP
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: 
 - Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Lịch sử
Tiết 16 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
I. Mục tiêu *Sau bài học HS nêu được
 - Dưới thời nhà Trần , quân Mông – Nguyên đã 3 lần sang xâm lược nước ta 
 - Quân và dân nhà Trần ba lần chiến thắng vẻ vang trước giặc Mông- Nguyên 
 - Kể đôi nét về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản 
 - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất của dân tộc 
II - Đồ dùng dạy học.
 Phiếu thảo luận nhóm .Bảng phụ 
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : 
 *GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê 
 - ở địa phương em , nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ?
 - GV nhận xét và ghi điểm.
B- Dạy - Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu : 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK , GV hỏi :
 + Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc ?
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến 
 - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng : Cùng đọc SGKvà trả lời các câu hỏi :
 + Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu ?
 + Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi kinh thành Thăng Long có tác dụng như thế nào ?
 - GV yêu cầu các nhóm phát biểu ý kiến 
 - GV kết luận về kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần 
 - GV yêu cầu HS đọc SGKvà hỏi : Kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịc sử dân tộc ta ?
 - Theo em , vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
 - HS trả lời , GVnhận xét rút ra kết luận 
 * Hoạt động 3 : Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản 
 - GV tổ chức cho HS cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
 - GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ này 
3. Củng cố - Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài.
Chiều Đạo đức 
Tiết 16: Yêu lao động (tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu hiểu được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường.
- Phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Đồ dùng dạy học 
Sách đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: 
- Hai em nêu nội dung của bài :Kính trọng thầy cô giáo.
b. Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động1: Đọc truyện :Một ngày của Pê - chi -a.
Mục tiêu: Học sinh biết yêu lao động, quý trọng sản phẩm lao động.
- Cách tiến hành: 
+ Giáo viên đọc truyện. 
+ Học sinh thảo luận hai câu hỏi:
? Hãy so sánh một ngày của Pê - chi -a với những ngày khác trong câu chuyện.
(Pê - chi - a không làm gì, những ngày khác làm được rất nhiều việc)
? Theo em Pê - chi - a sẽ thay đổi như thế nào? sau chuyện xảy ra? 
(Sẽ không lãng phí thời gian mà chăm chỉ làm việc)
? Nếu là Pê - chi - a, em sẽ làm gì? vì sao? 
(- em sẽ chăm chỉ làm việc, vì có lao động thì cơ thể mới khoẻ mạnh)
- GVKL: Cơm ăn áo mặc, đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn.
- Gọi vài em đọc phần ghi nhớ sgk.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 2.
Mục tiêu: Biết tham gia vào hoạt động lao động và phê phán biểu hiện chây lười lao động.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm. Học sinh thảo luận nhóm trình bày kết quả. Giáo viên kết luận về các biểu hiện yêu lao động, lười lao động.
4. Hoạt động 3: Đóng vai bài tập 2:
+ Muc tiệu: Biết phê phán biểu hiện lười lao động.
+ Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm. Các nhóm thảo luận, một số nhóm lên đóng vai, nhận xét về : Cách ứng xử của bạn trong mỗi tình huống. Ai có cách ứng xử hay nhất. Giáo viên kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống. 
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài
. Tin học
GV chuyên soạn giảng.
 Thể dục
Tiết 31:Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản- Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
I. Mục tiêu
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Bỏ khăn
2. Phần cơ bản:
a) ôn bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
c.Trò chơi: Lò cò tiếp sức
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
8-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp khoảng 4 lần 8 nhịp.
- HS quan sát và tập theo
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
Sáng	 tập đọc.
tiết 32: Trong quán ăn “Ba cái bống” 
I.Mục tiêu.
 - Đọc lưu loát, rõ ràng, không vấp các tên riêng nước ngoái: Bu - ra - ti - nô, Coóc - ti - la, Ba - ra - ba, Đu - rê - ma, A -li - xa. 
- Hiểu từ ngữ trong bài. ý nghĩa: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti - nô thông minh đã biết dùng mưu moi bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở nhà kẻ độc ác hay tìm mọi cách bắt chú.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy học
 HĐ 1:.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Cánh diều tuổi thơ sau đó TLCH trong SGK.
 HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
 - HS chia đoạn để đọc., chia thành 3 đoạn
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. 
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 - GV đọc lại bài.
 *.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
 Câu 1: (Bu - ra- ti- nô cần biết kho báu ở đâu.)
- ý1: Bu - ra - ti - nô muốn biết bí mật về kho báu.
Câu 2 : (Chú chui vào một cái bính bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba -ra. Ba uống rượu say, từ trong bình hét lên khiến hai tên độc ác tươngt ma quỷ lìên nói ra bí mật.)
- ý 2: Chú bé gỗ đã dùng mưu để moi bí mật từ kẻ độc ác.
Câu 3: (Cáo A - li - xa và mèo A - li - ô biết chú bé đang ở trong bình đất đã báo với Ba ... à tuyên dương những tổ, cá nhân hoàn thành tốt công việc được giao.
- HS cất dụng cụ lao động và làm vệ sinh cá nhân.
3.Hoạt động kết thúc.
- GV tập hợp lớp tổng kết giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 79: Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.
- Củng cố về chia một số cho một tích.
- Giải toán có lời văn.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Thực hành
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài cá nhân. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố kĩ năng chia cho số có 3 chữ số.
*Kết quả: 
a) 708 : 354 = 2
 7552 : 236 = 32
 9060 : 453 = 20
b) 704 : 234 = 3 dư2
 8770 : 365 = 24 dư 10 
 6260 : 156 = 40 dư 20
Bài tập 2: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài cá nhân. Đại diện một số HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố giải toán có lời văn.
Tóm tắt:
Mỗi hộp 120 gói: 24 hộp.
Mỗi hộp 160 gói: ... hộp?
Bài giải
Số gói kẹo trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880 (Gói )
Nếu 1 hộp có 160 gói kẹo thì cần số hộp:
2880 : 160 = 18 ( hộp )
 Đáp số: 18 hộp
Bài tập 3: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài theo cặp. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố kĩ tính giá trị biểu thức.
Cách 1:
a) 2205 : (35 x 7) b) 3332: (4 x 49)
 = 2205 : 245 = 3332 : 196
 =9 = 17
 Cách 2:
 2205 : ( 35 x 7 ) 3332 : (4 x 49)
= 2205 : 35 : 7 = 3332 : 4 : 49 
= 63 : 7 = 833 : 49
= 9 = 17
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: 
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
chính tả (nghe viết)
Tiết 16: Kéo co
 I.Mục tiêu.
 - Nghe viết chính xác, đúng chính tả một đoạn trong bài Kéo co.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ch / tr , các tiếng có vần 
r/ d/ gi
 - Rèn kĩ năng trình bày cho HS. 
 - Rèn tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
 - GV: bảng nhóm
 III.Các hoạt động dạy học.
 HĐ 1:kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 HĐ 2.Dạy bài mới
 *.Hướng dẫn HS nghe viết.
 - HS đọc Kéo co. HS tìm hiểu nội dung chính của bài.
 GV: Nội dung chính của bài là gì?
 - HS đọc thầm bài và tập viết những từ khó ra nháp.
 -GV đọc bài cho HS viết.
 - GV thu bài chấm và chữa bài.
 *.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 *Bài 2a: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập, 2 HS trình bày bảng nhóm.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét.
 - GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: a) nhảy dây
 múa rối
 giao bóng.
 3.Củng cố - dặn dò. 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
kĩ thuật
Tiết 16: Thêu móc xích (tiết 2)
I- Mục tiêu:
- HS nắm được cách thêu móc xích, ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích 
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II- Đồ dùng học tập
- GV:Tranh quy trình thêu móc xích. Mẫu thêu móc xích, 
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch.
- Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
III- Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh
- GV đánh giá nhận xét.
2. Hoạt động 3. HS thực hành thêu móc xích.
- GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
- GV nhận xét, củng cố cách thêu móc xích theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- HS thực hành thêu móc xích. GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng, thực hiện thao tác chưa đúng kĩ thuật.
Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
+ Thêu đúng kĩ thuật .
+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi móc xích và tương đối bằng nhau.
+Đường thêu phẳng không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
HS dựa vào tiêu chuẩn trên đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS
4)Củng cố dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị tốt các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
Luyện từ và câu
Tiết 32: Câu kể
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Học sinh hiểu thế nào thế nào lá câu kể. 
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một câu kể, tả, trình bày ý kiến
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết.
II- Đồ dùng dạy học.
- VBT Tiếng Việt 4
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
*.Phần nhận xét:
 - Học sinh đọc yêu cầu nhận xét 1, học sinh suy nghĩ phát biểu ý kiến, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả: 
- Câu: những kho bàu ở đây? là câu hỏi về một điều chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi? 
- Gọi học sinh đọc nhận xét 2: phát biểu ý kiến, nhận xét từng câu, giáo viên nhận xét ghi tác dụng của từng câu kể.
+ Bu - ra - ti - nô là một chú bé bằng gỗ. (giới thiệu)
+ Chú có cái mũi rất dài. (miêu tả)
+ Chú người gỗ được kho báu. (kể về một sự vật) 
- Cuối các trên đều có dấu chấm.
- Giáo viên kết luận: Đó là các câu kể.
- Gọi học sinh đọc nhận xét 3. Cho học sinh thảo luận nhóm đôi viết ra phiếu rồi trình bày bài giáo viên nhận xét chốt lại: 
+ Ba - ra - ba uống rượu đã say. (Kể về Ba - ra - ba )
+ Bắt được thằng người gỗ- lò sưởi này. (nêu suy nghĩ của Ba - ra - ba)
? Câu kể dùng để làm gì? (ghi nhớ)
3) Phần luyện tập
Bài 1: Cho học sinh làm nhóm, giáo viên trình bày bài, nhận xét chốt lại kết quả đúng:
- Chiều chiều trên bãi thả diều thả diều thi. Kể về sự vật
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tả cánh diều.
- Chúng tôi sung sướng đến phát dại nhìn lên trời. Kể sựviệc và nói lên tình cảm.
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Tả tiếng sáo diều.
- Sáo đơn,rồi sáo kép, sáo bè.những vì sao sớm. Nêu ý kiến nhận định.
Bài 2: Cho học sinh làm bài cá nhân rồi trình bày bài.
Ví dụ: a) Hằng ngày, sau khi đi học về em giúp mẹ giọn cơm. Cả nhà ăn cơm song em cùng mẹ rửa bát đĩa. Sau đó em ngủ chưa. ngủ dậy em học bài, rồi trông em khoảng một tiếng cho bà nấu cơm .
b) Em có một chiếc bút bi rất đẹp. Chiếc bút dài, màu xanh biếc.
d) Hôm nay là ngày rất vui của em vì lần đầu tiên em được điểm 10 môn tập làm văn. Về nhà, em sẽ khoe ngay điểm 10 này với bố mẹ.
 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà làm lại bài 2. 
 Chiều Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
 Toán (lt)
 Nhân với số có ba chữ số 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố luyện tập về nhân với số có ba chữ số.
 - Học sinh làm các bài tập dạng này
 - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
.Bài 1:
- Đặt tính rồi tính 
 a) 428 x 213 b) 1316 x 324 
- Cho học sinh làm bảng con giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 a) 91 164 b) 426 384
Bài 2: 
- Viết vào ô trống theo mẫu
- Cho học sinh làm vào vở, đại diện học sinh làm ra bảng phụ trình bày bài, giáo viên nhận xét chốt lại:
a
123
321
321
b
314
141
142
a x b 
38 622
45 261
45 582
Bài 3:
- Tính diện tích của một khu đất hình vuông có cạnh là 215 m 
- Cho học sinh thi làm theo nhóm đại diện nhóm trình bày bài giáo viên nhận xét chốt lại kết quả:
Diện tích của khu đất hình vuông đó là:
215 x 215 = 46225 (m2)
 Đáp số: 64 225 m2 
3.Củng cố dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau
Sinh hoạt
 Tiết 16: Kiểm điểm hoạt động tuần 16.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: Linh, Hùng, Phương
Phê bình: Long, Nhật
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 17)
 Thể dục
Tiết 32:Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản- Trò chơi: Nhảy lướt sóng
I.Mục tiêu
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi “ Nhảy lướt sóng”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
2. Phần cơ bản:
a) ôn bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
c.Trò chơi: Nhảy lướt sóng.
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
 2
2
8-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp khoảng 4 lần 8 nhịp.
- HS quan sát và tập theo
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc