Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Trung Sỹ

Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Trung Sỹ

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài và chữ số La Mã.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co - vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài.

II. Đồ dùng dạy - học:

Ảnh khu đền Ăng - co - vát trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Trung Sỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
ăng - co vát
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài và chữ số La Mã.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co - vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
ảnh khu đền Ăng - co - vát trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
HS: 2 - 3 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
a. Luyện đọc:
HS: Nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
HS:  xây dựng ở Cam - pu - chia từ đầu thế kỷ XII.
 Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
- Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500m, có 398 gian phòng.
 Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào?
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá onggạch vữa.
 Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
-  Ăng - co - vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền  từ các ngách.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài
______________________
Toán
Thực hành (tiếp)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) 1 đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
II. Đồ dùng:
	Thước thẳng có vạch chia cm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ SGK).
1 em lên bảng chữa bài.
- GV nêu bài toán: SGV.
HS: Cả lớp nghe.
- GV gợi ý cách thực hiện:
+ Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn AB theo cm.
* Đổi 20 m = 2.000 cm.
* Độ dài thu nhỏ 2.000 : 400 = 5 cm.
HS: Vẽ vào giấy hoặc vở 1 đoạn thẳng AB đúng bằng 5 cm.
5 cm
A
B
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
- GV giới thiệu (chỉ lên bảng lớp) chiều dài của bảng lớp học là 3 m.
HS: Tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.
- GV kiểm tra và hướng dẫn cho từng học sinh.
VD: 	*Đổi 3 m = 300 cm 
	* Tính độ dài thu nhỏ:
300 : 50 = 6 (cm)
	* Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 	6cm.
HS: Vẽ đoạn thẳng AB:
6 cm
A
B
+ Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Đổi:	8 m = 800 cm
	6 m = 600 cm
- Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ:
800 : 200 = 4 (cm)
- Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ:
600 : 200 = 3 (cm)
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
HS: 1 em lên bảng vẽ.
3 cm
4 cm
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
________________________
Buổi chiều:
Chính tả
Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Nghe lời chim nói”.
	- Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/n hoặc có thanh hỏi/ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu khổ to viết nội dung bài 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
HS: 2 HS đọc lại thông tin bài 3 và lên chữa bài.
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ dễ viết sai.
? Nội dung bài thơ là gì
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc và viết bài vào vở.
- Soát lại lỗi bài chính tả của mình.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS làm bài vào phiếu sau đó lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (SGV)
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS lên thi làm trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
a) (Băng trôi): Núi băng trôi - lớn nhất - Nam cực - năm 1956 - núi băng này.
b) (Sa mạc đen): ở nước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà làm lại bài tập.
____________________________
Toán (bs)
Thực hành
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) 1 đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập toán 4 tập hai.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs luyện tập. 
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong Bài 151 - VBT Toán 4 T.82
- HS lên bảng chữa bài cũ.
+Bài 1. Chiều dài bảng của lớp học em là 3m. Em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng đó trên bản đồ tỉ lệ 1: 50.
- GV hướng dẫn tính chiều dài của bảng trên bản đồ là:
3m = 300cm
Chiều dài của bảng trên bản đồ là:
300 : 50 = 6 (cm)
- Sau đó yêu cầu hs vẽ vào vở.
- 1 hs lên bảng. Lớp làm vào VBT.
+Bài 2: Nền của một phòng học là hình chữ nhật có chiều dài 8m chiều rộng 6m em hãy vẽ hình chữ nhật biểu thị nền phòng học đó trên bản đồ tỉ lệ 1:200.
- GV hướng dẫn hs tính chiều dài và chiều rộng theo tỉ lệ.
- Gọi 1 hs lên bảng.
- 1 em lên bảng, dưới lớp làm vào VBT.
Bài giải
đổi 8m = 800cm
6m = 600cm
Chiều dài hcn trên bản đồ là:
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng hcn trên bản đồ là:
600 : 200 = 3 (cm)
- Vẽ hcn đó vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét chung giờ học.
	- Nhắc hs về nhà học bài cũ và đọc trước bài mới.
______________________
Tiếng việt (bs)
Luyện viết bài 31
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ, Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 4.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS nghe- viết.
- GV đọc mẫu một lượt.
- GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: Bài tập đọc cho ta hiểu thêm điều gì?
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài
HS thực hiện
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS theo dõi trong SGK.
- Viết bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét 
- Về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
- Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
 HS nói lại ghi nhớ và đặt 2 câu cảm.
HS: 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3.
- Cả lớp suy nghĩ lần lượt thực hiện từng yêu cầu, phát biểu ý kiến.
- GV hỏi:
 Hai câu có gì khác nhau?
- Câu (b) có thêm hai bộ phận in nghiêng.
 Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng?
HS: Vì sao I - ren trở thành 1 nhà khoa học nổi tiếng?
Tác dụng của phần in nghiêng?
- Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm.
+ Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
+ Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
* Bài 2: 
HS: Thực hành viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng câu có trạng ngữ.
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai, mẹ sẽ đánh thức con dậy.
5. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn vào vở.
_____________________________
Thể dục
Môn thể thao tự chọn: Nhảy dây tập thể
I. Mục tiêu:
	- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
	- Ôn nhảy dây tập thể. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Dây để nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng, đi theo vòng tròn hít thở sâu.
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng:
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích, ném bóng vào đích.
b. Nhảy dây:
HS: Nhảy dây theo tổ.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Đứng hát vỗ tay, tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đều cho cơ thể khỏe.
__________________________
Toán
ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
- Đọc, viết số trong hệ thập phân.
- Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
II. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
 HS lên chữa bài tập giờ trước.
+ Bài 1: Củng cố về cách đọc, viết số vào cấu tạo thập phân của 1 số.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 câu trên lớp.
HS: Tự làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài.
+ Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát kỹ phần mẫu trong SGK.
HS: Tiếp tục làm các phần còn lại và chữa bài.
VD:	5794	= 5000 + 700 + 90 + 4
	20292	= 20000 + 200 + 90 + 2
+ Bài 3: 
HS: Tự làm rồi chữa bài.
a) Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
b) Củng cố việc nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
+ Bài 4: Củng cố về dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
HS: Nêu lại dãy số tự nhiên lần lượt trả lời các câu hỏi a, b, c.
+ Bài 5: 
HS: Nêu yêu cầu của bài và tự làm.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV có thể hỏi HS:
 Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
HS:  1 đơn vị.
 Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
HS:  2 đơn ... u khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.
b. Hôm ở rừng học sa bàn đánh vào đất đỏ, anh Ba Đẩu nói về đất đỏ là về quê hương của chị Võ Thị Sáu.
c. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
- 1 em lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Đáp án: a, c.
+ Bài 2: Gạch dưới những bộ phận trạng ngữ chỉ nới chốn trong các câu ở bài tập 1.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh.
c. Xa xa, giữa cánh đồng.
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
+ Bài 3: Thêm trạng ngữ chỉ địa điểm cho những câu sau:
a. , mặt trời vừa nhô lên đỏ ửng cả một phương.
b. , người đi lại như mắc cửi.
- Nhận xét, chấm chữa bài cho hs.
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở.
- Ví dụ:
a. Sau dãy núi xa xa.
b. Trên đường phố.
3. Củng cố:
	Nhận xét chung giờ học.
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
 HS đọc ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật.
+ Bài 1: 
HS: Đọc kỹ bài “Con chuồn chuồn nước” trong SGK xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- GV gọi HS lên phát biểu.
- Nhận xét, chốt lời giải:
Đoạn 1: Từ đầu  phân vân.
Đoạn 2: Còn lại.
ý chính: tả ngoại hình của chú chuồn chuồn lúc đậu một chỗ.
- Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm cá nhân vào vở bài tập.
- Một HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải:
“Con chim gáy  nục. Đôi mắt nâu  biêng biếc. Chàng chim gáy giọng càng trong  cườm đẹp.”
+ Bài 3: 
HS: 1 em đọc nội dung bài.
- GV nhắc HS mỗi em phải viết 1 đoạn có câu mở đoạn cho sẵn.
- GV dán tranh, ảnh gà trống lên bảng.
HS: Nhìn tranh viết đoạn văn.
- 1 số em đọc lại đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh đoạn văn.
_______________________________
Toán
ôn tập các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ,  giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 HS lên chữa bài tập.
+ Bài 1: Củng cố kỹ thuật tính cộng trừ (Đặt tính, thực hiện phép tính)
HS: Tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
+ Bài 2: 
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hỏi HS về tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết.
+ Bài 3: Củng cố tính chất của phép cộng, trừ, củng cố về biểu thức chứa chữ.
HS: Nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
- Khi chữa bài, GV có thể cho HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ.
+ Bài 4: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a)	1268 + 99 + 501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600
= 1868
b)	87 + 94 + 13 + 6
= (87 + 13) + (94 + 6)
= 100 + 100
= 200
+ Bài 5: 
HS: Đọc bài toán và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
______________________________
Khoa học
động vật cần gì để sống
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 124, 125 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống. 
 HS đọc bài học giờ trước.
* GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS:	- Đọc mục quan sát trang 124 SGK xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
	- Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
	- Đánh dấu vào phiếu để theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Làm việc theo nhóm.
- Làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
* Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm nhắc lại công việc đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng (SGK).
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Thảo luận nhóm:
HS: Thảo luận theo câu hỏi trang 125 SGK.
- Dự đoán xem con chuột trong hộp nào chết trước? Tại sao?
- Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
- Kể ra những yếu tố cần để 1 con chuột sống và phát triển bình thường.
* Thảo luận cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng (SGV).
=> Kết luận: như mục “Bạn cần biết” trang 125 SGK.
HS: 3 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
____________________________
Tiếng việt (bs)
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức cơ bản về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Sách bài tập trắc nghiệm TV 4.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs luyện tập.
- HS lên bảng chữa bài cũ.
+ Bài 1: Nêu nội dung chính của các đoạn văn sau:
	Đoạn 1: Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con nằm rỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán mèo con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động: nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, mèo con chồm ra. Thôi hụt rồi
	Đoạn 2: Hai mắt mèo con sáng và quắc như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Hắn không có môi song hắn có cái mũi đo đỏ đẹp như cặp môi son hồng của một cô gái 18 đương thì.  Người ta bảo mèo mũi đỏ là hay ăn vụng
	Đoạn 3: Gã mèo có cái vẻ đạo ngạo như một ông đứng tuổi, đương bắt đầu để râu. Hắn hiền mà lại ang ác, nghĩa là trông hắn thì không tài nào đoán được trong óc hắn nghĩ ngợi gì cả. Mà chừng hắn đang tư tưởng chi ráo! Hắn chỉ là một người rong chơi lông bông. Chẳng đã có bác trông mặt thì ra dáng đăm chiêu tư lự mà thực ra trong đầu không chứa một ý nhỏ nào.
- Gọi hs phát biểu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
Đoạn 1: Tả một hoạt động của con mèo.
Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của mèo.
Đoạn 3: Tả tính cách của con mèo.
- 3 hs phát biểu.
+ Bài 2: Xếp các câu sau thành một đoạn văn miêu tả chú mèo:
a. Trên lưng chú mèo đen và màu vàng xen lẫn nhau vằn vèo.
b. Chú nmèo này có bộ lông đốm đốm rất đẹp, trông mượt như nhung.
c. Chú ta trông bộ hiền lành mà nũng nịu làm sao!
d. Dưới bụng, một hàng lông trắng muốt kéo dài từ ngực đến đuôi.
c. Tam thể là tên em đặt cho chú mèo từ hôm mẹ mua ở bên sông về.
- 1 số em lên bảng sắp xếp.
- Đáp án: b - e - a - d - c
+ Bài 3: Điền từ láy vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
	Con chim non mới được hơn tuần tuổi. Trông chú mới  làm sao! Chiếc mỏ màu hồng nhạt to quá cỡ lúc nào cũng há ra như chờ đợi. Tiếng kêu  yếu ớt. Đôi chân nhỏ xíu lầy bầy đỡ tấm thân  ,  mấy đám lông măng. Đôi mắt chú tròn xoe,  nhìn xung quanh, lấy làm lạ lắm.
- HS suy nghĩ và làm bài.
- 1 số em đọc bài của mình.
- Đáp án: điền theo thứ tự:
Ngộ nghĩnh, chim chíp, trụi lủi, thưa thớt, ngơ ngác.
3. Củng cố:
	Nhận xét chung giờ học.
_____________________________
Buổi chiều:
Toán (bs)
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ,  giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập toán 4 tập hai.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs luyện tập. 
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong Bài 155 - VBT Toán 4 T.87
- HS lên bảng chữa bài cũ.
+ Bài 1 (T87)
Đặt rồi tính:
134752 + 2408
84752 - 18736
35981 - 81037
618360 - 25813
- Chữa bài nhận xét cho hs.
- 4 hs lên bảng, dưới lớp làm VBT.
+ Bài 2 (T87)
Tìm x:
x + 216 = 570
x - 129 = 427
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm vào VBT.
+ Bài 3: (T87)
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ trống:
7 + a =  + 7
(a + b) + 5 = a + (b + )
0 + m = m + 
a - 0 = 
a - a = 
- Chữa bài và nhận xét cho hs
- 5 hs lên bảng, dưới lớp làm vào VBT.
+ Bài 4: (T87)
Tính bằng cách thuận tiện nhất.
68 + 95 + 32 + 5 = .
102 + 7 + 243 + 98 = 
- 2 hs lên bảng, dưới lớp làm vào VBT.
+ Bài 5 (T88)
Anh tiết kiệm được 135 000 đồng. Số tiền tiết kiệm của em ít hơn của anh là 28 000 đồng. Hỏi cả hai người tiết kiệm được bao nhiêu tiền ?
- GV hướng dẫn hs làm bài.
- 1 em lêng bảng, cả lớp làm vào VBT.
Bài giải
Số tiền em tiết kiệm được là:
135 000 - 28 000 = 107 000 (đồng)
Số tiền tiết kiệm của hai anh em là:
107 000 + 135 000 = 242 000 (đồng)
ĐS: 242 000 đồng.
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học.
____________________________
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Nội dung:
- HS nhận ra những ưu, nhược điểm của mình để có hướng sửa chữa.
II. Cách tiến hành: 
1. GV nhận xét chung về ưu và nhược điểm của từng HS:
	a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
- Trang phục tương đối đầy đủ.
	- Có ý thức học bài và làm bài tập ở nhà, ở lớp.
	- Chữ viết có tiến bộ.
b. Nhược điểm:
- Một số em hay nghỉ học, ý thức học tập chưa tốt.
- Vệ sinh cá nhân ở 1 số em chưa sạch.
- Chữ viết 1 số em chưa đẹp, sai lỗi chính tả.
2. Phương hướng: 
 	- Phát huy những ưu điểm đã có sẵn.
- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
Phần ký duyệt giáo án
Ban giám hiệu
Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_31_nam_hoc_2010_2011_nguyen_trung_sy.doc