Giáo án Khối 4 - Tuần 33 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 33 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

 VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kĩ năng :

- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , bất ngờ , hào hứng , thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện .

2.Kiến thức .

- Hiểu những từ ngữ khó trong bài .

- Hiểu nội dung bài : Tiếng cười rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta.

3. Thái độ : GD tình yêu quê hương đất nước .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA : HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Ngắm trăng và không đề

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .

- GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó ,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.

- HS luyện đọc theo cặp .

- Một , hai HS đọc cả bài .

- GV đọc diễn cảm toàn bài .

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 33 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 33
Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2006
tập đọc
 Vương quốc vắng nụ cười 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng : 
Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , bất ngờ , hào hứng , thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện .
2.Kiến thức .
Hiểu những từ ngữ khó trong bài .
- Hiểu nội dung bài : Tiếng cười rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta.
3. Thái độ : GD tình yêu quê hương đất nước .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra : HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Ngắm trăng và không đề 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó ,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
-HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi:
 ? con người phi thường mà cả triều đình háo hức nhìn là ai ?
? Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp chú bé ?
?Cậu bé phát hiện ra những truyện buồn cười ở đâu ?
?Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
?Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
3 HS phát biểu 
HS khác nhận xét , bổ sung .
GV nhận xét .
 Em hãy tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn .
GV ghi ý chính của từng đoạn .
 Phần cuối truyện cho ta biết điều gì?
Hãy nêu ý chính của bài văn .
GV kết luận ghi ý chính lên bảng .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- HS luyện đọc phân vaii . GV nhắc nhở các em thể hiện đúng vai của từng nhân vật mà mình đảm nhiệm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Tiếng cười thật dẽ lây.......... nguy cơ tàn lụi “
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn .
3. Củng cố , dặn dò 
 GV nhận xét tiết học .
Dặn học sinh về nhà đọc bài .
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2006
chính tả ( Nghe- viết )
 Ngắm trăng ,không đề
phân biệt ch / tr hoặc iêu/ iu
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe - viết chính xác , đẹp bài Ngắm trăng ,Không đề của Bác .
2. Kĩ năng : Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch ( hoặc iêu / iu ) 
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
 HS chuẩn bị vở Bài tập Tiếng Việt.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV đọc 2 HS viết bảng , lớp viết vở nháp 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nhớ-viết 
GV đọc bài cần nghe - viết .
GV hỏi: 
 ?Qua bài thơ Ngắm trăng và không đề của Bác , em biết được điều gì về Bác Hồ ?
? Qua bài thơ em học được điều gì ở Bác ?
 - HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả .
- Viết chính tả 
 - Soát lỗi , thu và chấm bài 
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 (lựa chọn)
GV nêu yêu cầu của bài tập ,chọn phần a.
 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vở bài tập .
Gv nhận xét và kết luận lời giải đúng . 
Bài tập 3 : ( chọn phần a)
HS đọc yêu cầu của bài tập .
HS đọc thầm , trao đổi theo cặp .
GV yêu cầu Hs tìm những từ láy có tiếng bắt đầu bằng tr và ch 
HS nêu từ mà mình tìm được .
 HS khác nhận xét , sửa chữa .
 Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2006
luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ :lạc quan – yêu đời 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng 
 Mở rộng và , hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm :Lạc quan – Yêu đời
2. Kiến thức 
- Biết và hiểu nghĩa , tình huống sử dụng của một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan , bền gan , vững chí trong những lúc khó khăn .
3. Thái độ : 
 Luôn có thái độ lạc quan , yêu đời trong cuộc sống .
ii. đồ dùng dạy học 
Bảng phụ choHS làm bài tập .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC .
 Yêu cầu HS lên bảng đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân , trả lời cho câu hỏi : vì , do , nhờ .
-HS nhận xét , GV đánh giá .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.Thực hành .
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài .
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp .
- Gv gợi ý : Xác định nghĩa của từ lạc quan sau đó nối câu với nghĩa phù hợp.
HS trình bày ý kiến của mình trước lớp .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
Câu
Nghĩa
Tình hình đội tuyển rất lạc quan 
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp 
Chú ấy sống rất lạc quan 
Lạc quan là liều thuốc bổ 
Có triển vọng tốt đẹp 
Bài 2: 
 HS nêu yêu cầu của bài tập .
 Gv phát bút dạ và giấy cho từng nhóm , các nhóm làm .
Gọi một nhóm dán phiếu lên bảng . Các nhóm nhận xét bổ sung .
Gv nhận xét , kết luận lời giải đúng .
Em hãy nêu nghĩa của mỗi từ có tiếng lạc nêu ở bài tập :
+ Lạc quan , lạc thú , lạc hậu . lạc điệu , lạc đề 
- hãy đặt câu với mỗi từ có tiếng lạc vừa giải nghĩa .
Bài 3: Twng tự như bài tập 2
Bài 4:
HS đọc yêu cầu nội dung của bài tập .
 Yêu cầu HS trao đổi , thảo luận theo cặp.
GV gợi ý: Em hãy tìm xem nghĩa đen , nghĩa bóng của từng câu tục ngữ . Sau đó hãy đặt câu tục ngữ trong tình huống cụ thể .
 GV gọi HS phát biểu ý kiến .
GV nhận xét , bổ sung .
3. Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà ghi nhớ câu tục ngữ .
kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
i. mục đích yêu cầu
1. Kiến thức : HS kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc về tinh thần lạc quan , yêu đời .Yêu cầu truyện phải có cốt chuyện , có nhân vật có ý nghĩa .
2. Kĩ năng : Hiểu ý nghĩa truyện các bạn vừa kể 
 Lời kể chân thật , sinh động , giàu hình ảnh , sáng tạo .
	Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn . 
3. Thái độ : Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . 
ii. đồ dùng dạy học 
 Truyện đọc lớp 4
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện Khát vọng sống .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
GV hướng dẫn kể chuyện .
Tìm hiểu đề bài 
Gọi Hs đọc đề bài 
Phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : được nghe , được đọc về tinh thần lạc quan , yêu đời .
Yêu cầu HS đọc phần gợi ý .
GV gợi ý HS kể chuyện .
GV yêu cầu : Em hãy gới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết .
Kể trong nhóm 
Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm , mỗi nhoma 4 HS cùng kẻ chuyện , trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện .
GV theo dõi chung .
Kể trước lớp 
Tổ chức cho Hs thi kể .
Khuyến khích HS hỏi bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa hành động của nhân vật , ý nghĩa truyện .
Gọi Hs nhận xét bạn kể . 
GV nhận xét cho điểm HS kể tốt .
 3. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
tập đọc
 Con chim chiền chiện 
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
 Đọc đúng từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ , cuối mỗi dòng thơ nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
2. Kiến thức: 
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cao hoài , cao vợi , bối rối ,...
-Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn , ca hát giữa không gian cao rộng , trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no , hạnh phúc , reo trong lòng người đọc cảm giác yêu đời , yêu cuộc sống .
3. Thái độ . Luôn lạc quan. yêu đời yêu cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy - học
 Tranh minh hoạ bài 
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Vương quốc vắng nụ cười ” trả lời câu hỏi về nội dung bài .
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: 
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ 
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
 HS trả lời câu hỏi :
 ? Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ?
Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện ?
Qua bức tranh bằng thơ của Huy Cận , em hình dubng được điều gì ?
GV giảng bài 
 HS nêu ý chính của bài .
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm vag học thuộc lòng bài .
 -HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ . 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu , 3 khổ thơ cuối .
GV đọc mầu .
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
Nhận xét , đánh giá .
HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ 
 GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ .
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2006
tập làm văn
 miêu tả con vật ( kiểm tra viết )
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật 
Bài viết đúng nội dung , yêu cầu của đề bài , có đủ 3 phần : Mở bài , thân bài , kết luận .
2.Kĩ năng:
 Lời văn tự nhiên , chân thực , biết cách dùng các từ ngữ miêu tả , hình ảnh so sánh làm nổi bật lên con vật mình định tả .
3. Thái độ : HS yêu mến và biết chăm sóc cọn vật trong gia đình .
ii. đồ dùng dạy học 
 Giấy viết bài .
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Thực hành 
 GV ghi đề lên bảng :
Hãy chọn một trong các đề sau : 
Đề 1: Viết một bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích .Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp .
Đề 2: Viết một bài văn tả con vật nuôi trong nhà . Trong đó có sử dụng cách kết bài mở rộng .
Đề 3: Viết một bài văn tả một con vật nuôi ở vườn thú mà em có dịp quan sát .Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp .
HS viết bài .
GV thu , chấm một số bài .
Nêu nhận xét chung .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
luyện từ và câu
 Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu 
i. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : Hiểu tác dụng , ý nghĩa của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu . 
2.Kĩ năng : Xác định được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu . Thêm đúng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu cho phù hợp với nội dung .
ii. đồ dùng dạy học 
Vở bài tập tiếng Việt .
iii. các hoạt động dạy học 
A KTBC : 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
 ... a bằng chữ.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Bước3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bầy trước lớp.
Kết luận
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
 Khoa học
Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên 
i.Mục tiêu
Kiến thức :
Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Kĩ năng :
Vẽ và trình bày mối quan hệ giữa bò và cỏ.
ii.Đồ dùng dạy – học
Hình trang 132, 133 SGK
Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
iii. các Hoạt động dạy - học
a. KTBC:
 B. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
*Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trang 132 SGK thông qua các câu hỏi:
+ Thức ăqn của bò là gì? ( Cỏ)
+ Giữa bò và cỏ có quan hệ gì? (Cỏ là thức ăn của bò)
+ Phân bò được phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ? (Chất khoáng)
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? (Phân bò là thức ăn của cỏ)
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm
Bước 3: các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
Kết luận : 
3.Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn
* Mục tiêu: 
Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK.
+ Trước hết, kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+ Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sô đồ đó.
HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo gợi ý trên.
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
GV gọi một số HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ý trên.
GV giảng: Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác.
GV hỏi cả lớp:
+ Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn?
+ Chuỗi thức ăn là gì?
Kết luận : 
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
Địa lý
bài 30: khai thác khoáng sản
và hải sản ở vùng biển việt nam
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
HS biết được vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta.
Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiểm môi trường biển.
2. Kĩ năng : 
 	- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
Thái độ : 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển khi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II- Đồ dùng dạy – học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt nam
Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
	Gv hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào?
1. Khai thác khoáng sản
Hoạt động 1: Làm việc theo từng cặp
Bước 1:
	HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:
Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển? ở đâu? Dùng để làm gì?
Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
Bước 2: 
HS trình bày kết quả trước lớp và chỉ bản đồ treo tường các nơi đang khai thác khoáng sản (dầu khí, cát trắng) ở biển Việt Nam.
GV: Hiện nay dầu khí của nước ta đang khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
2.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1:
	HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý:
Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
Bước 2:
HS các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
GV cho HS kể về những loại hải sản (cá, tôm, cua...) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
GV nêu nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển: đánh bắt cá bằng mìn, điện; vứt rác thải xuống biển; làm tràn dầu khi vận chuyển trên biển....
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét tiết học .
Lịch sử 
 Tổng kết ,ôn tập
I. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : 
 Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
2. Kĩ năng : Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
3. Thái độ : Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
II. đồ dùng học tập 
 Băng thời gian biểu thị các thời kì Lịch sử trong sách giáo khoa được phóng to.
III. các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ:
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
 GV đưa ra băng thời gian , giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì , triều đại vào ô trống cho chính xác .
3.Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
 GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử :
+ Hùng Vương 
+ An Dương Vương 
+ hai Bà Trưng 
+ Ngô quyền 
+Đing Bộ Lĩnh 
+ Lê Hoàn 
+Lí Thái Tổ 
+Lí Thường Kiệt 
+Trần Hưng đạo 
+Lê thánh Tông
Nguyễn Trãi 
+Nguyễn Huệ 
v..v....
- Gv yêu cầu một số HS ghi tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử trên .
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
GV đưa ra một số địa danh , di tích lịch sử , văn hoá có đề cập trong sách giáo khoa như :
+ Lăng vua Hùng 
+ Thành Cổ Loa 
+ Sông Bạch Đằng 
Thành Hoa Lư 
+ Thành Thăng Long 
+Tượng phật A-di -đà 
v.v....
- Gv gọi một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh , di tích lịch sử , văn hoá .
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn tập , củng cổ lại bài ..
Kĩ thuật
 Lắp con quay gió (tiết 1)
i. mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió .
- Lắp được từng bộ phận và lắp con quay đúng kĩ thuật , đúng quy trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp , tháo các chi tiết của con quay .
ii. Đồ dùng dạy họC
 Mẫu con quay gió đã lắp sẵn .
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu .
Gv quan sát mẫu con quay gió đã lắp sẵn .
GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi : 
- Để lắp con quay gió cần bao nhiêu chi tiết ?
GV nêu tác dụng của con quay gió trong thực tế : 
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng , đủ .
Xếp các chi tiết vào nắp hộp trong từng loại chi tiết .
Lắp từng bộ phận .
 Lắp cánh quát :
 + GV gọi một HS lên lắp 
+HS khác bổ sung .GV uốn nắn sửa chữa cho hoàn chỉnh .
Lắp giá đỡ các trục (H3-SGK).
+ GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK
+ HS quan sát hình 3 SGK để trả lời câu hỏi sau:
	ã Lắp các thanh thẳng 11 lỗ vào lỗ thứ mấy của tấm lớn? (Vào hành lỗ thứ 3 từ 2 đầu tấm lớn).
	ã Lắp thanh thẳng 5 lỗ vào lỗ thứ mấy của các thanh thẳng 11 lỗ? (Vào lỗ thú 4 từ dưới lên).
	ã Lắp thanh chữ U như thế nào?
Lắp bánh đai vào trục (H4 – SGK)
+ HS quan sát hình 4 (SGK), GV gọi HS lắp các bánh đai vào trục (yêu cầu lắp đúng loại trục).
+ GV thực hiện bước lắp các giá đỡ vào trục. Trong khi lắp, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
	c. Lắp ráp con quay gió
GV thực hiện lắp ráp con quay gió theo các bước trong SGK. Trong khi lắp, GV nhắc HS lưu ý khi lắp cần chỉnh bánh đai trên các trục thẳng hàng với nhau để lắp được đai truyền.
d.GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như các bài trên.
Sau tiết1, GV dặn dò HS như đã nêu ở bài 30.	
4. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
kĩ thuật
 Lắp con quay gió ( tiết 2) 
i. Mục tiêu 
 Như tiết 1
ii. đồ dùng dạy học 
Mẫu con quay gió đã lắp sẵn .
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Hoạt động : HS thực hành lắp con quay gió 
a.HS chọn chi tiết .
HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào lắp hộp .
GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp con quya gió.
b.Lắp từng bộ phận .
Trước khi Hs thực hành lắp từng bộ phận , GV gọi 1 em đọc phần ghi nhớ .
Trong quá trình hS thực hành lắp từng bộ phận , GV nhắc các em lưu ý một số điểm sau :
+Lắp các thanh làm giá đỡ phải đúng vị trí lỗ của tấm lớn .
+ Phải coío định tạm 4 thanh thẳng 11 lỗ bằng hai vít dài .
+ Lắp bánh đai vào trục .
+Bánh đai phải đựơc lắp đúng loại trục .
+ Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ .
Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền . 
c. Lắp ráp con quay gió .
GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 5 và nội dung quy trình để thực hành lắp ráp .
GV nhắc nhở HS lưu ý các vị trí lắp ráp giã các bộ phận với nhau .
GV quan sát HS thực hành uốn nắn , chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng .
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập 
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành : 
HS dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS 
GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
4. Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_33_ban_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc