Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

TOÁN

TIẾT16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức: hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về : cách so sánh hai số tự nhiên. Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.

2. Kỹ năng: sắp xếp các số theo thứ tự qui định

3. Thái độ: kiên trì, cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- bảng phụ vẽ sẵn tia số, phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: HS làm lại bài tập 2 trang 20

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên

- GV đưa ra ví dụ yêu cầu HS so sánh rồi nêu nhận xét khái quát.

a.Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau.

b.Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau

c.Trường hợp các số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên

- GV kết luận : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Một người chính trực
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kỹ năng:Rèn kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. 
2. Kiến thức: HS biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
+ Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành -Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa
3. Thái độ: Tự hào và học tập những đức tính tốt của Tô Hiến Thành
II. Đồ dùng dạy – học
+ Bảng phụ ghi câu văn dài
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu đọc bài “ Người ăn xin”. Qua bài đọc ta thấy cậu bé là người như thế nào?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:
- GV giới thiệu chủ đề măng mọc thẳng. Trong lịch sử đân tộc ta có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Hôm nay các em sẽ được biết về tấm gương của ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc đúng
- 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm
Hỏi: Theo em bài này chia làm mấy đoạn?
* Lần 1: 3 HS đọc nối tiếp bài
- GV kết hợp luyện đọc sửa lỗi phát âm sai “ l – n”
- GV treo bảng phụ luyện đọc câu dài : “ Còn giám nghị...”
- 2 HS đọc câu dài, nêu cách nghỉ hơi
* Lần 2: 3 HS đọc nối tiếp bài
- GV đặt câu hỏi giải thích từ “ chính trực, di chiếu, Thái tử, Thái hậu, phò tá,...”
Hỏi: Theo các em cách đọc đoạn 1,đoạn 2, đoạn 3 như thế nào?
HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm bài
b.Tìm hiểu bài
* Đoạn 1: 1 HS đọc cả lớp đọc thầm
Hỏi:Đoạn này kể chuyện gì ?
Hỏi: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- HS trả lời, một số em khác nhận xét 
* Đoạn 2 : GV chuyển ý, Lớp đọc thầm
Đặt câu hỏi: khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? 
* Đoạn 3: GV chuyển ý, Lớp đọc thầm
- GV hỏi: Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu các quan trong triều đình?
+Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
+Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- HS trả lời
- GV kết luận: Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân cho nước.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc nối tiếp bài
- Hỏi: ở đoạn 3 có mấy nhân vật?
- Đọc lời từng nhân vật đó như thế nào?
- GV chia nhóm ba
- HS phân vai, luyện đọc diễn cảm
- 2 – 3 nhóm đọc theo vai . Các em khác nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
	+ Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì?
	+ Em học được gì qua bài đọc?
	GV nhận xét dặn dò về nhà
Toán
Tiết16: so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về : cách so sánh hai số tự nhiên. Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
2. Kỹ năng: sắp xếp các số theo thứ tự qui định
3. Thái độ: kiên trì, cẩn thận trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- bảng phụ vẽ sẵn tia số, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 2 trang 20
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên
- GV đưa ra ví dụ yêu cầu HS so sánh rồi nêu nhận xét khái quát.
a.Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau.
b.Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau
c.Trường hợp các số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên 
- GV kết luận : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận bíêt về sắp xếp các số tự nhiên theo,thứ tự xác định
- GV nêu một nhóm số tự nhiên: 7698, 7968, 7896, 7869,
- HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn; theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV yêu cầu HS chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm các số đó
- HS tự nêu nhận xét: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên, nên bao giờ cũng sắp xếp thứ tự được các số tự nhiên.
3. Thực hành
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự điền dấu vào chỗ chấm.
- Đại diện 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá chốt ,kết quả đúng.
Bài tập 2: Thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài 
- các cặp thảo luận hoàn thành bài tập.
- Đại diện 3 HS lên chữa bài. Cả lớp nhận xét .
- GV chốt kết quả đúng.
Bài tập 3: làm việc cá nhân 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS chữa bài. GVnhận xét chốt lại kết quả đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn về xưem lại bài tập 2,3 trang 22
Lịch sử
Nước âu lạc
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức: HS biết nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang. Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà
2. Kỹ năng: Chỉ lược đồ vị trí giới hạn , kinh đô của nước Âu Lạc
3. Thái độ: tôn trọng lịch sử
II. Đồ dùng dạy – học
- Lược đồ bắc bộ và Bắc Trung bộ, hình trong SGK, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
 a.Kiểm tra bài cũ: HS kể những hiểu biết của em về xã hội Hùng Vương
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Bằng trực quan lược đồ Bắc Bộ và Bắc trung Bộ
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô trống xác định những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt:
  Sống cùng trên một địa bàn.
  Đều biết chế tạo đồ đồng.
 Đều biết rèn sắt.
  Đều trồng lúa và chăn nuôi.
  Tục lệ có nhiều điểm giống nhau. 
- Đại diện một số em trình bày kết quả làm việc.
- HS và Gv nhận xét kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- GV hỏi: So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nứơc Văn Lang và nước Âu Lạc?
- GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa.
- GV kết luận: Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa là những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- HS đọc SGK thảo luận theo cặp tìm hiểu về
 cuộc kháng chién chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- GV hỏi: Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét bổ sung
- GV nhận xét kết luận : năm 179 TCN Triệu Đà đã chiếm được Âu Lạc
3.Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho HS nhắc lại kiến thức dưới dạng trò chơi “ em là hướng dẫn viên ở bảo tàng lịch sử” 
- GV nhận xét tiết học. Dăn HS về nhà chuẩn bị bài 3
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Tre Việt Nam
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng: Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
2. Kiến thức: Cảm và hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, gay thẳng chính trực.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ trong bài
- Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:1 HS đọc truyện Một người chính trực, trả lời nội dung bài?
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ và giới thiệu 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a..Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ. Có thể chia bài thành 4 đoạn như sau: ( 2 lần)
+ Đoạn 1: từ đầu đến nên luỹ nên thành tre ơi?
+ Đoạn 2: tiếp theo đến hát ru lá cành.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến truyền đời cho măng,
+ Đoạn 4 : còn lại
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc ( tre xanh, nắng nỏ, khuất mình, bão bùng,luỹ thành, nòi tre, lạ thường, lưng trần..), 
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. 
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
b. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
-GV chốt ý: Tre có từ rất lâu, từ bao giờ cùng không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện sảy ra với con người từ ngàn xưa.
-HS tiếp nối đọc đoạn 2,3,4 để trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam( cần cù, đoàn kết, ngay thẳng).
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù?
Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính gay thẳng?
-GV chốt: Tre có tính cách như người: biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc che chở cho nhau; ngay thẳng, bất khuất.
-HS đọc thầm, đọc lướt toàn bài tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Giải thích vì sao em thích những hình ảnh đó? 
-HS đọc 4 dòng thơ cuối trả lời hỏi đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
- GV chốt lại : Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ, thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ: tre già - măng mọc
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ 
3HS nối tiếp đọc 4 đoạn thơ( mỗi em đọc 1 khổ, em cuối đọc 2 khổ) kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, đọc thể hiện đúng nội dung bài, nghỉ hơi đúng, phù hợp với ý từng dòng thơ, nghỉ hơi tự nhiên, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn4 và thi đọc diễn cảm 
- Gv đọc mẫu
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
-GV tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
-HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.
GV hỏi: Bài thơ giúp các em hiểu điều gì? 
Gv ghi đại ý: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, gay thẳng chính trực.
3. Củng cố, dặn dò
- Các em hiểu ý nghĩa bài thơ nói gì? 
- GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòn ... ợngtheo gợi ý các em chọn.
- Một HS giỏi làm mẫu trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn.
- HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
3. Củng cố , dặn dò ( 1-2 phút )
- 1 - 2 HS nóiấcchs xây dựng cốt chuyện ( Để xay xựng cốt truyện cần hình dung được: các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện- diễn biến cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nhĩa)
- HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mìnhcho người thân. Dặn HS chuẩn bị cho bài kiểm tra viết thư Tuần 5
Toán
Tiết20: giây, thế kỉ
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức:Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm. 
2.Kỹ năng:Giải được các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo thời gian từ đơn vị lớn về đơn vị nhỏ.
3.Thái độ:Biết quý trọng và tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 a.Kiểm tra bài cũ:
-3 HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng, nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau.
 - HS chữa bài 4, HS khác nhận xét
 - Gv nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
- ở lớp 3 các em đã được học về các đơn vị đo thời gian ngày, tháng, năm, phút, giờ. Hôm nay các em sẽ được học tiếp 2 đợn vị mới là: “ Giây, thế kỉ”
2.Hoạt động 1: giới thiệu về giây
-GV dùng đồng hồ có dủ 3 kim để ôn về giờ phút và giới thiệu về giây.
- GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu:
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ.
+ Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
HS nhắc lại mối quan hệ giữa giờ và phút ( 1 giờ = 60 phút )
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. Cho HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu:
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng ( trên mặt đồng hồ ) là 1 phút, tức là 60 giây.
GV viết bảng: 1 phút = 60 giây
HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên rồi ngồi xuống là bao nhiêu giây?
HS nêu lại mối quan hệ giữa phút và giờ; giữa giây và phút
Hoạt động 2: giới thiệu về thế kỉ
-GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn “năm” là “thế kỉ”
GV viết bảng: 1 thế kỉ = 100 năm.
HS nhắc lại
Gv hỏi thêm 100 năm bằng mấy thế kỉ?
GV giới thiệu: bắt dầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ I, từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ II....
HS xác định năm 1945 thuộc thế kỉ nào? năm 1996 thuộc thế kỉ nào? năm 1858 thuộc thế kỉ nào?
Gv nhận xét và kết luận
3.Thực hành:
Bài ( 25 ) HS nêu yêu cầu của bài
HS tự làm bài , 2 hS lên chữa.
HS khác nhận xét
Gv đánh giá và giúp HS củng cố về mối quan hệ giữa phút và giây, giữa thế kỉ và năm theo cả hai chiều.
Bài 2 ( 25 ) HS tự làm bài trao đổi với bạn cùng bàn.
3 HS lên trình bày bài ( Gv lưu ý các em trình bày một cách đầy đủ)
HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
Bài 3 ( 25) Hs nêu yêu cầu đề bài 
HS thảo luận theo nhóm bàn và cử đại diện lên chữa bài 
HS nhận xét 
Gv kết luận
4.Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại các kiến thức vừa học, mối quan hệ giữa hai đơn vị phút và giây, thế kỉ và năm.
Nhắc lại tên các đơn vị đo thời gian đã được học từ trước đến nay.
Đạo đức
bài 2: vượt khó trong học tập ( t2)
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức: HS có khả năng nhận thức được : mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
2. Kỹ năng: Xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
3.Thái độ: Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó tong học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Một số HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: dẫn dắt từ phần kiểm tra
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện một số nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi.
- GV kết luận khen những em biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp bài tập 3 SGK
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp
- Một số em trình bày trước lớp.
- GV kết luận khen những HS đã biết vượt qua khó khăn trong học tập
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân bài tập 4 SGK
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng
- Cả lớp trao đổi nhận xét.
GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
Kết luận chung: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn
3.Hoạt động tiếp nối
 - HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK
Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 18: yến , tạ , tấn 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS bước đầu nhận biết được độ lớn của yến , tạ , tấn , mối quan hệ giữa yến , tạ , tấn và ki lô gam 
2. Kỹ năng: biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng .Biết thực hiện phép tính với đơn vị đo khối lượng .
3. Thái độ: có tinh thần hợp tác học tập
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ chép bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 5
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2.Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến , tạ , tấn .
a.Giới thiệu đơn vị yến .
- để đo khối lượng vật nặng hàng chục ki lô gam người ta dùng đơn vị đo khối lượng là yến .
- Gv viết : 1 yến = 10 kg
- GV hỏi : Một yến bằng bao nhiêu ki lô gam ?( HS trả lời ) 
- Gv lấy ví dụ : Mua 3 yến gạo tức là mua bao nhiêu ki lô gam gạo ?
Giới thiệu đơn vị tạ , tấn 
- 1 tạ = 10 yến = 100 kg 
- GV hỏi : Một tạ bằng bao nhiêu yến , bằng bao nhiêu ki lô gam ?
- 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 100 kg
- GV hỏi : Một tấn bằng bao nhiêu tạ , bằng bao nhiêu yến và bằng bao nhiêu ki lô gam ?
 3.Thực hành
Bài 1: làm việc cả lớp
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài lần lượt theo từng cột
- GV củng cố về mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng đã học
- 3 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài
 - GV treo bảng phụ 
- Gv hướng dẫn học sinh làm .
- Gọi học sinh lên bảng làm , lớp làm vở nháp .
- Nhận xét bài làm của bạn . GV đánh giá .
Bài 3: 
- Học sinh nêu yêu của bài tập .
- Gv hướng dẫn HS cách làm
- HS tự giải. GV chữa bài
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài. GV nhận xét chốt lại kết quả đúng lưu ý đơn vị cuối cùng là kg.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng vừa học .
- Gv nhận xét tiết học, dặn về chuẩn bị bài sau .
Kể chuyện 
 Một nhà thơ chân chính 
Mục đích yêu cầu 
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ HS kể lại đợc câu chuyện đã nghe , phối hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ , nét mặt .
- Hiểi truyện , biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
Rèn kĩ năng kể chuyện :
- Có kả năng tập trung nghe cô kể chuyện và nhớ truyện .
- Nghe bạn kể , nhận xét , đánh giá .
II. Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh hoạ truyện .
 -Tranh ảnh về sự tích Hồ Ba Bể .
II.Các hoạt động dạy học .
a.Kiểm tra bài cũ 
b.Bài Mới 
1.Giới thiệu bài 
2.HS nghe kể chuyện 
- Gv kể chuyện lần 1, HS nghe , GV giải nghĩa từ khó .
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp sử dụng tranh .HS nghe kể kết hợp nhìn tranh minh hoạ .
 3.Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
a, Tìm hiểu truyện 
Học sinh nhớ lại câu chuyện và trả lời lần lượt các câu hỏi a,b,c,d. của yêu cầu 1
- Gv nhận xét và kết luận câu trả lời đúng .
b. Hướng dẫn kể chuyện 
- GV lưu ý cách kể , yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh hoạ kể lại câu chuyện theo từng câu hỏi theo đoạn , toàn bộ câu chuyện 
- HS trao đổi kể theo cặp . 
- Gọi một số hS kể trước lớp : Từng đoạn , cả truyện 
- Kể lại toàn bộ câu chuyện 
- HS thi kể lại chuyện 
- Lớp nhận xét bạn kể .
- Bình bầu bạn kể hay .
 c.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
-Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ ?
- Suy nghĩ tìm câu trả lời và trả lời trước lớp .
- Nhận xét câu trả lời của bạn .
- Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện , Gv nhận xét , bổ sung , kết luận .
- Bình bầu bạn kể hay .
4.Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe .
Luyện từ và câu
 Luyện tập về từ ghép và từ láy 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức : Nhận diện được từ ghép và từ láy trong câu văn , đoạn văn .
2. Kỹ năng: Xác định được mô hình cấu tạo của từ ghép, từ ghép tổng hợp , từ ghép phân loại và từ láy : láy âm , láy vần , láy cả âm lẫn vần 
3. Thái độ: có ý thức sử dụng từ đúng mục đích
II. Đồ dùng dạy – học
- Từ điển tiếng Việt
- Bảng phụ viết hai từ mẫu để HS so sánh. Phiếu học tập ghi nội dung bài tập 1,2 phần luyện tập
III. Các hoạt động dạy học
a.Kiểm tra bài cũ: Một HS nêu thế nào là từ ghép , thế nào là từ láy , cho ví dụ .
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1 phút): 
 2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:Làm việc cá nhân
-HS nêu yêu cầu của bài 
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét câu trả lời của học sinh 
Bài tập 2: Thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận theo cặp 
- GV phát phiếu học tập cho các cặp thi làm bài
- Đại diện một số em lên trình bày kết quả
- Tại sao em lại xếp từ hoả vào từ ghép phân loại ?
Tại sao núi non lại là từ ghép tổng hợp ?( núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất .
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá
Bài tập 3: Thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận theo cặp 
- GV phát phiếu học tập cho các cặp thi làm bài
- Đại diện một số em lên trình bày kết quả
 - Cả lớp và GV nhận xét đánh giá
-Muốn xếp các từ láy vào đúng ô ,cần xác định những bộ phận nào .
- Yêu cầu học sinh phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy .
Nhút nhát lặp lại phụ âm đầu nh 
Rào rào lặp lại phụ âm đầu nh và vần ao
4. Củng cố, dặn dò 
- Từ ghép có những loại nào ? từ láy có những loại nào ?
- GV nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_4_ban_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc