Toán:tiết 21
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :* Giảm tải: Giảm bài tập 4/tr 26 (SGK lớp 4)
- Củng cố về nhận biết số ngày trong tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm thường có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
- Vận dụng vào sự tính toán hàng ngày, rèn luyện kĩ năng học toán của học sinh
- KNS: rèn kĩ năng ghi nhớ số ngày trong tháng, trong năm và số ngày năm nhuận và mối quan hệ giữa các dơn vị đo thời gian. Rèn kĩ năng tính về mốc thời gian, qua đó rèn kĩ năng tư duy và thực hành cho học sinh.
TUAN : 5 Soạn ngày 16-9-2011 Dạy ngày 19-9-2011 Tập đọc Tiết 9 : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I.Mục tiêu : 1.Đọc lưu loát, diễn cảm toàn. Biết đọc truyện với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật ( chú bé mồ côi, nhà Vua ) với lời người kể chuyện. - HS yếu đánh vần một câu ( YMRang, KPă Liếp, Hùng, Mrao ) 2.Hiểu từ ngữ: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thực. 3.Giáo dục tính trung thực, tính dũng cảm ở các em. 4. KNS: rèn kĩ năng đọc diễn cảm, tìm hiểu bài. Qua đó rèn kĩ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo của học sinh. II.Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. - Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần HD đọc. III.Các hoạt động dạy học: A.Bài mới: - Gọi hs đọc thuộc bài " Tre Việt Nam" và trả lời câu hỏi đoạn đọc. - Gv nhận xét, cho điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 1’ - GV giới thiệu tranh SGK, hỏi: - Tranh vẽ gì? 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Hoạt động 1: 15’-Luyện đọc: - Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ: : Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. - Gv đọc mẫu cả bài. b.Hoạt động 1: 10’-Tìm hiểu bài: - Nhà Vua chọn người ntn để truyền ngôi? - Nhà Vua đã làm ntn để tìm được người trung thực? - Chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? - Đến kì hạn phải nộp thóc cho Vua mọi người đã làm gì? Kết quả ra sao ? Chôm đã làm gì? - Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? - Thái độ của mọi người khi nghe Chôm nói thật? - Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý? - Kết quả Chôm đã được điều gì? - Nêu nội dung chính của bài. c.Hoạt động 1: 7’- Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gv HD đọc diễn cảm toàn bài. - HD đọc phân vai, Gv đọc mẫu. - Tổ chức cho hs đọc thi. - 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi của bài. - Hs quan sát tranh minh hoạ : - nêu nội dung tranh. - 1 hs đọc toàn bài. - Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Lần 1: Đọc + đọc từ khó. - Lần 2: Đọc + đọc chú giải. - Hs luyện đọc theo cặp. - 1 hs đọc cả bài. - Nhà vua muốn chọn người trung thực. - Phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ và giao hẹn... - Chôm đã dốc công gieo trồng và chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. - Mọi người nô nức chở thóc về Kinh, Chôm không có thóc đã nói lên sự lo lắng với vua. - Dũng cảm nói lên sự thực. - Mọi người sững sờ ngạc nhiên. - Dám nói lên sự thực. - Được Vua truyền ngôi vua. - Hs nêu ( mục I ). - 4 hs thực hành đọc 4 đoạn. - Hs theo dõi. - Hs luyện đọc phân vai theo cặp. - Hs thi đọc diễn cảm. IV .Củng cố dặn dò:2’ - Câu chuyện muốn nói điều gì? - Hệ thống nội dung bài. . Nhận xét tiết học --------------------------------------------------------------- Toán:tiết 21 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu :* Giảm tải: Giảm bài tập 4/tr 26 (SGK lớp 4) - Củng cố về nhận biết số ngày trong tháng của một năm. - Biết năm nhuận có 366 ngày và năm thường có 365 ngày. - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ. - Vận dụng vào sự tính toán hàng ngày, rèn luyện kĩ năng học toán của học sinh - KNS: rèn kĩ năng ghi nhớ số ngày trong tháng, trong năm và số ngày năm nhuận và mối quan hệ giữa các dơn vị đo thời gian. Rèn kĩ năng tính về mốc thời gian, qua đó rèn kĩ năng tư duy và thực hành cho học sinh. II.Các hoạt động dạy học : A.Kiểm tra bài cũ:4’ - Gọi hs chữa bài tập 1 giờ có ... phút? 1 phút có ...giây? 1 thế kỉ có ...năm? - Gv nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài.1’ 2.Thực hành luyện tập: Bài 1: - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, nêu miệng kết quả. +Kể tên những tháng có 30 ngày? +Kể tên những tháng có 31 ngày? +Tháng có 28 hoặc 29 ngày là tháng nào? +Năm nhuận ( năm không nhuận ) có bao nhiêu ngày? - Chữa bài, nhận xét. Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Tổ chức cho hs làm bài vào vở, 3 hs lên bảng làm bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: - Tổ chức cho hs làm như bài 1. - Gv nhận xét. Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào bảng con. - Hs giơ bảng báo cáo kết quả. - Gv nhận xét. - Hs trả lời miệng kết quả. 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây 1 thế kỉ = 100 năm - Hs theo dõi. - 1 hs đọc đề bài. - Hs viết vào bảng con từng phần và đọc kết quả. - Tháng 4 ; 6; 9 ;11 - Tháng 1 ; 3; 5; 7; 8; 10 ; 12 - Tháng 2 - Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày. - 1 hs đọc đề bài. - 3 hs lên bảng, lớp làm vào vở. 1 hs đọc đề bài. - Hs nêu miệng kết quả. - 1 hs đọc đề bài. - Hs lựa chọn kết quả đúng ghi vào bảng a. Khoanh vào chữ B b. Khoanh vào chữ C IV.Củng cố dặn dò:2’ - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học ---------------------------------------------------------- Soạn ngày 18-9-2011 Dạy ngày 21-9-2011 Tập đọc: tiết 10 GÀ TRỐNG VÀ CÁO I.Mục tiêu: 1.Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện tâm trạng và tính cách của mỗi nhân vật. - HS yếu đánh vần một câu ( YMRang, KPă Liếp, Hùng, Mrao ) 2.Hiểu ý nghĩa ngầm sau mỗi lời nói của gà trống và cáo. - Hiểu ý nghĩa của bài : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu như cáo. 3.Học thuộc lòng bài thơ. - Giáo dục học sinh có tinh thần cảnh giác cao và ứng xử thông minh trong những tình huống không đáng tin cậy. 4. KNS: rèn kĩ năng đọc diễn cảm, tìm hiểu nội dung bài. Qua đó rèn kĩ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo của học sinh; II.Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. - Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc . III.Các hoạt động dạy học : A.Bài cũ:4’ - Gọi hs đọc bài " Những hạt thóc giống". - Gv nhận xét , cho điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 1’ giới thiệu về tranh minh họa SGK - Tranh vẽ gì? 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a.Hoạt động 1: 15’-Luyện đọc: - Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ. - Gv đọc mẫu cả bài. b.Hoạt động 2: 10;’Tìm hiểu bài: - Gà trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu? - Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất? - Tin tức cáo thông báo là thật hay bịa đặt? - Vì sao gà trống không nghe lời cáo? - Gà tung tin có cặp chó săn chạy đến để làm gì? - Thái độ của cáo ntn khi nghe gà nói?Thái độ của gà ra sao? - Gà thông minh ở điểm nào? - Tác giả viết bài thơ nhằm mục đích gì? - Nêu nội dung chính của bài. c. Hoạt động 3: 7’-Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gv HD đọc diễn cảm toàn bài. - HD + đọc mẫu khổ thơ 1,2 theo cách phân vai. - Tổ chức cho hs đọc bài. - 2 hs đọc nêu ý nghĩa của bài. - Hs quan sát tranh minh hoạ , nêu nội dung tranh. - 1 hs đọc toàn bài. - Hs nối tiếp đọc từng khổ thơ trớc lớp. Lần 1: Đọc + đọc từ khó. Lần 2: Đọc + đọc chú giải. - Hs luyện đọc theo cặp. - 1 hs đọc cả bài. - Gà đậu trên cành, cáo đứng dới đất. - Báo cho gà một tin mới: từ nay muôn loài đã kết thân. - Lời bịa đạt. - Gà biết ý định xấu xa của cáo. - Làm cho cáo lộ mưu gian. - Cáo khiếp sợ, bỏ chạy.Gà khoái chí cười. - Gà giả bộ tin cáo, giả vờ có cặp chs săn đang tới để cáo khiếp sợ. - Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào. - Hs nêu ( mục I ). - 3 hs thực hành đọc cả bài. - Hs theo dõi. - Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Hs thi đọc diễn cảm. IV.Củng cố dặn dò:2’ - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học ------------------------------------------------------------ Toán Tiết 22 : TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG * Giảm tải: câu d- Bài 1/tr27 (SGK) toán 4 I.Mục tiêu : Giúp hs : - Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số - Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số - Rèn luyện các em học tốt phân môn khoa học tự nhiên - KNS: rèn kĩ năng tính số trung bình cộng của nhiều số. qua đó rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo và thực hành của học sinh. II.Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ như trong sgk phóng to. III.Các hoạt động dạy học : - Giới thiệu bài.:1’ 1.Hoạt động 1: 10’-Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng. Bài toán 1: - Giới thiệu hình vẽ. - Yêu cầu hs đọc đề bài, tìm cách giải và thực hiện giải bài toán. +Ta gọi 5 là số trung bình cộng của 6 và 4. - Nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4? Bài toán 2: - Gv đưa bài toán, yêu cầu hs đọc và xác định yêu cầu của bài. +Muốn tìm số trung bình cộng của 3 số ta làm ntn +Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm ntn? 2.Hoạt động 2: 20’-Thực hành: Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: - Gọi hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs làm bài vào vở , đọc kết quả. - Gv nhận xét Bài 2:Giải bài toán - Gọi hs đọc đề bài. - Hs giải bài vào vở, chữa bài. - Chữa bài , nhận xét. Bài 3: - Gọi hs đọc đề bài. +Nêu các số từ 1->9? Tất cả có bao nhiêu số? - Gv nhận xét. - Hs theo dõi. - Hs quan sát hình vẽ, đọc đề bài. - Nêu cách giải và giải. 1 hs lên bảng giải ( 6 + 4 ) : 2 = 5 ( lít ) ( 6 + 4 ) : 2 = 5 - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm bài vào vở, 1 hs lên giải ( 25 + 27 + 32 ) : 3 = 28 Vậy 28 là số trung bình cộng của 27 ; 25 và 32 - Tính tổng của 3 số rồi chia cho 3 - Tính tổng của các số rồi chia cho số các số hạng. - 1 hs đọc đề bài. - Hs nối tiếp , mỗi em đọc 1 phần. a. TBC của 2 số 42và 52 là : ( 42 + 52 ) : 2 = 47 b.TBC của 3 số 36 ; 42 và 57 là: ( 42 + 36 + 57 ) : 3 = 45 - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm bài vào vở, đổi vở chữa bài. - Hs đọc đề bài. - 1 Hs lên bảng làm bài. IV.Củng cố dặn dò:2’ - Hệ thống nội dung bài. - Về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học ----------------------------------------- Chính tả(nghe - viết) Tiết 5: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I.Mục tiêu : 1.Nghe - viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn văn của bài"Những hạt thóc giống" 2.Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l / n ; en / eng. 3. Rèn luyện chữ viết và tính kiên trì chịu khó, sự khéo léo của học sinh 4. KNS: rèn kĩ năng nghe-viết chính tả, kĩ năng thực hành làm bài tập chính tả. Qua dố rèn kĩ năng tư duy sáng tạo của học sinh. II.Đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm cho hs làm bài tập. III.Các hoạt động dạy học : A.Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 1 hs đọc các tiếng có âm đầu r / d / gi cho cả lớp viết. - Gv nhận xét. B.Bài mới: - Giới thiệu bài.1’ 1.Hoạt động 1: 20’-.Hướng dẫn nghe - viết: - Gv đọc bài viết. +Nhà vua chọn người ntn để nối ngôi? +Vì sao người trung thực là người đáng qu ... ây nhất? Lớp nào trồng được ít cây nhất? Bài 2: - Giáo viên treo bảng phụ có vẽ biểu đồ lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. - Yêu cầu học sinh lên bảng làm. - Giáo viên nhận xét và đi đến kết quả đúng. b) Yêu cầu học sinh dựa vào biểu đồ và trả lời: + Số lớp 1 của năm học 2003 - 2004 nhiều hơn của năm học 2002 - 2003 bao nhiêu lớp? + Năm học 2002 - 2003 mỗi lớp một có 35 học sinh. Hỏi trong năm học đó trường tiểu học Hoà bình có bao nhiêu học sinh lớp một? - Tương tự học sinh tự làm vế còn lại. - Đại diện các nhóm báo cáo. - Giáo viên nhận xét ghi điểm - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát. - Thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn Thượng. + 2000 con chuột. + Vì cột biểu diễn số chuột đã diệt được của thôn có số 2000 + Thôn Đoài diệt được 2200 con; Thôn Trung diệt được 1600 con; thôn Thượng diệt được 2750 con chuột. + Nhiều hơn. + ít hơn + Học sinh tìm hiểu. - 4a, 4b, 5a, 5b, 5c - 4a trồng: 35 cây. - 5b trồng: 40 cây. - 5c trồng: 23 cây. + Có 3 lớp tham gia đó là: 5a, 5b, 5c. + Có 3 lớp đó là: 4a, 5a, 5b. + 5a trồng nhiều cây nhất. + 5c trồng ít cây nhất. - Cả lớp. - 1 em lên bảng làm, học sinh khác làm vào vở. a) Năm học 2001 - 2002: 4 lớp - Năm 2002 - 2003: 3 lớp. 2003-2004: 6 lớp - Năm học 2004 - 2005: 4 lớp + Nhiều hơn 3 lớp (6 - 3 = 3 lớp) + 35 x 3 = 105 (học sinh) - Mỗi nhóm 1 em. IV.Củng cố dặn dò: 1’ Nhận xét tiết học ------------------------------------------------------- Luyện từ và câu: tiết 10 DANH TỪ I.Mục tiêu: Giúp hs hiểu: - Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, khái niệm, đơn vị ). - Xác định được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm. - Biết đặt câu với danh từ. - Học sinh có hứng thú tìm hiểu vốn từ Tiếng việt. - KNS: rèn kĩ năng xác định danh từ trong câu và thực hành đặt câu với danh từ cho trước. qua đó rèn kĩ năng tư duy của học sinh. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm ghi sẵn nội dung bài tập 1. - Tranh ảnh một số sự vật nói trong bài. III.Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ:4’ - Tìm từ trái nghĩa với từ: Trung thực và đặt câu với từ đó. - Tìm từ cùng nghĩa với từ: Trung thực và đặt câu với từ đó. - Gv nhận xét. B.Bài mới. 1.Giới thiệu bài:1’ - Em hãy tìm những từ ngữ chỉ tên gọi các đồ vật, cây cối xung quanh em? - GV giới thiệu vào bài. 2.Hoạt động 1:10’-Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Gọi hs đọc ví dụ ở sgk. - Gọi hs tìm từ ở những dòng thơ theo yêu cầu bài. - Gv dùng phấn màu gạch chân các từ hs tìm được. - Gv nhận xét. Bài 2: - Gv phân nhóm, nêu yêu cầu thảo luận: - Gv giải thích về: +Từ chỉ khái niệm: +Từ chỉ người: - Gv nhận xét. 3.Ghi nhớ:5’ - Danh từ là gì? - Gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk. 4.Hoạt động: 15’- Hướng dẫn hs làm bài tập. Bài 1: - Gọi hs đọc đề bài. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, chữa bài. - Gv chữa bài, nhận xét. Bài 2: Đặt câu. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở. - Gọi hs đọc câu đặt được. - Chữa bài, nhận xét. - 2 hs nêu. - Bàn ghế, lớp học, cây bàng... - Hs theo dõi. - 1 hs đọc ví dụ. - Nhóm 2 hs thảo luận, nêu miệng kết quả. - Các nhóm nêu kết quả trước lớp. - 1 hs đọc lại các từ vừa tìm đợc. - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm bài theo nhóm 4, trình bày kết quả. +Từ chỉ người: ông cha, cha ông +Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời +Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa +Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời - 4- 5 hs đọc ghi nhớ. - Hs lấy thêm ví dụ về danh từ ngoài sgk. - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm bài vào vở, 2 hs làm vào bảng nhóm, chữa bài. - 1 hs đọc đề bài. - Hs đặt câu vào vở. - Hs nối tiếp nêu câu vừa viết. IV.Củng cố dặn dò:2’ - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học ----------------------------------------------------------- Tập làm văn : tiết 10 ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu -Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyển -Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. -Vận dụng vào việc hoàn thành tốt bài văn kể chuyện -KNS: rèn kĩ năng tìm hiểu và tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. qua đó rèn kĩ năng thực hành của học sinh . II. Đồ dùng dạy học Giấy khổ lớn + bút dạ III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: 4’ - Cốt truyện là gì? - Cốt truyện thường gồm những phần nào? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: 1’ b)Hoạt động 1: 10’- Tìm hiểu ví dụ Bài 1 và 2: Giáo viên phát phiếu giao việc + bút dạ. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh thảo luận ghi vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng. * Những sự việc tạo thành cốt truyện: Những hạt thóc giống: Sự việc 1: nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghỉ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn; Ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho. Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc thóc mà chẳng nảy mầm. Sự việc 3: Mọi người ngạc nhiên, Chôm dám tâu vua sự thật. Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi chôm trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. * Mỗi sự việc được kể viết trong đoạn văn nào? * Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn? Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu tập suy nghĩ nhận xét. + Mỗi bài văn trong bài văn kể chuyện về điều gì? + Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào? c) Hoạt động 2:2’-Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu học sinh đọc thuộc tại lớp. 3. Hoạt động 3: 18’’-Luyện tập - Học sinh luyện tập phần SGK/54. - Yêu cầu hai học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập trả lời + Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? + Đoạn 1 kể sự việc gì? + Đoạn 2 kể sự việc gì? + Đoạn 3 còn thiếu phần nào? + Phần thân đoạn kể lại sự việc gì? - Giáo viên gọi học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét tuyên dương và chấm điềm 1 số đoạn tốt. - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. - 2 em đọc to. - 4 nhóm thảo luận. - 4 em/ 4 nhóm - Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu) - Viết ở đoạn 2 (2 dòng tiếp) - Viết ở đoạn 3 (8 dòng tiếp) - Viết ở đoạn 4 (4 dòng còn lại) - Đoạn văn là chỗ đầu dòng viết lùi vào 1 ô. - Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. - HS đọc - Kể về sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. - Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. - 3 - 5 em đọc thành tiếng. - 5 - 10 em đọc thuộc - 2 em đọc tiếp nối + 1 em bé hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà. + Đoạn 1 + đoạn 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu. + Kể cuộc sống và tình cảnh của 2 mẹ con. + Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thấy thuốc. - Phần thân đoạn. + Cô bé trả lại chiếc túi có tiền. - 3 - 5 em trình bày. - Từ 5 - 7 em có đoạn văn hay. IV.Củng cố dặn dò: 2’ - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn? - Mỗi bài văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? - Về nhà hoàn thành bài tập vào vởi. - Nhận xét tiết học ------------------------------------------- Khoa học Tiết 10: ĂN NHIỀU RAU, QUẢ CHÍN SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH, AN TOAN I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có thể: - Giải thích vì sao ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. - Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. - Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm - Biết được những thức ăn tốt cho cơ thể và chọn những loại thức ăn hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm - KNS: rèn kĩ năng tìm hiểu các loại rau, quả cần thiết hàng ngày cho cơ thể người. - Kĩ năng ghi nhớ các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Đồ dùng dạy học - Hình trang 22, 23 SGK - Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 SGK - Học sinh: một số rau, quả, 1 số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ: 4’ - Gọi 2 học sinh lên bảng KTBC. Hỏi: vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật - Vì sao phải ăn muối iốt mà không nên ăn mặn? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: 1’ b) Giảng bài Hoạt động 1: 7’ Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều rau và quả chín - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau? + Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì? - Giáo viên kết luận: ăn nhiều lại rau, quả để có đủ vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bon. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và quả. Hoạt động 2: 5’-Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi SGK. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục I trong mục Bạn cần biết và quan sát hình 3, 4 để thảo luận câu hỏi. + Làm thế nào để biết thực phẩm sạch và an toàn. - Giáo viên yêu cầu vài em nhắc lại Hoạt động 3: 15’ Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm - Giáo viên chia lớp thành các nhóm. - Giáo viên giao phiếu làm việc cho từng nhóm. Nhóm 1 - Hãy nêu cách chọn thứ ăn tươi sạch? - Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi? Nhóm 2 - Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì? - Vì sao không nên dùng thực phẩm và màu sắc có mùi vị lạ? Nhóm 3 - Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn? - Nấu chín thức ăn có lợi gì? Nhóm 4 - Tại sao phải ăn thức ăn sau khi nấu xong? - Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì? - Đại diện các nhóm lên báo cáo - 2 học sinh lên trả lời - HS chú ý, lắng nghe - Nhóm đôi. - Mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được. - Chống táo bón, đủ các chất khoáng vitamin cần thiết, đẹp da, ngon miệng. - Giáo viên cho học sinh: 5 em nhắc lại kết luận giáo viên vừa nêu. - Học sinh hoạt động nhóm 3 - 2 em đọc. + Được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hoá chất, không gây ngộ độc và gây hại cho sức khỏe. - 4 nhóm - Học sinh thảo luận - Thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi thiu, héo, úa, mốc.. - Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau úa, thịt thâm, có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi. - Đến hạn sử dụng, không dùng hộp thủng, phồng, han gỉ. - Như thế nó đã bị nhiễm hoá chất của phẩm màu dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người. - Đảm bảo thức ăn vài dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ. - Giúp ta ăn ngon miệng không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh. - Để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào. - Bảo quản trong tủ lạnh cho lần dùng sau, tránh lãng phí và tránh bị ruồi muỗi, bọ đậu . IV. Củng cố dặn dò: 3’ - Gọi học sinh đọc lại mục bạn cần biết - Nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: