Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Luyện từ và câu

DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG

I. Mục tiêu

 1. Hiểu được khái nệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).

 2- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).

 3- Giáo dục ý thức viết hoa danh từ riêng trong mọi trường hợp.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: BĐ tự nhiên VN, tranh ảnh vua Lê Lợi, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca
I. Mục tiêu
 1- Đọc rành mạch trôi chảy. Biết đọc điễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An- đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện
 2- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 3- Giáo dục cho HS lòng trung thực
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: tranh minh hoạ Sgk, bảng phụ ghi đoạn LĐ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày 
 Hoạt động của trò
1, Kiểm tra: (3’) Mời hs đọc TL bài: Gà Trống và Cáo. GV bổ sung, cho điểm.
2.Bài mới:(31’) a, GV giới thiệu bài (Dùng tranh)
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc(10’)
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối 2 đoạn. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. Gọi HS đọc chú giải
- GV đọc mẫu (giọng trầm, buồn...)
* Tìm hiểu bài(10’)
- Gọi HS đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Khi câu chuyện xảy ra An- đrây- ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Đoạn 1 kể cho em biết chuyện gì?
- GV chuyển ý
- Gọi HS đọc đoạn 2 và TLCH:
+ Chuyện gì xảy ra khi An- đrây- ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?
+ An- đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho thấy An- đrây- ca là người như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?GV ghi
- Gọi HS đọc bài và nêu nội dung chính của bài
- GV ghi nội dung chính của bài; giáo dục hs lòng trung thực.
*HD luyện đọc diễn cảm(10’)
- Gọi 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nêu cách đọc
- GV đưa đoạn văn cần luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
Nhận xét, cho điểm.
3. Tổng kết dặn dò(2’)
+ Nếu đặt tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt tên là gì?
+ Nếu gặp An- đrây- ca, em sẽ nói gì với bạn? 
- GV nhận xét giờ học; củng cố bài.
- Về đọc bài cho người khác nghe.
2 hs đọc; nhận xét.
Nghe, QS.
1 hs khá đọc bài; chia đoạn.
Luyện đọc đoạn.
HS đọc theo nhóm bàn
Vài nhóm đọc.
Nghe.
1 HS đọc. HSTL
+ Cậu lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng.
+ Cậu vui vẻ đi ngay.
+Cậu gặp các bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc...
1. An- đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
1 HS đọc; HSTL
+ Cậu hoảng hốt thấy mẹ khócnấc lên vì ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi...
+ Cậu òa khóc khi biết ông qua đời, cậu kể hết cho mẹ nghe...
+ Cậu rất yêu thương ông...
Cậu không tha thứ cho mình...
2, Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca.
HS đọc bài và nêu: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2 HS đọc; nêu cách đọc.
Luyện đọc DC theo nhóm.
Vài hs thi đọc DC.
HS thi đọc phân vai; nhận xét.
Hs tự nêu cảm ý kiến của mình.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
 - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
 - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ vẽ các biểu đồ trong bài học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra: (3’) Y/c hs làm BT2 VBT.
 GV bổ sung, cho điểm.
2.Bài mới:(31’) a, GV giới thiệu bài
 b, Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu; GV dán bảng phụ.
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và làm bài sau đó chữa bài, yêu cầu HS giải thích lí do chọn
+ Tuần bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng
đúng hay sai?
+ Tuần 3 bán được 400m vải , đúng hay sai?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất?
Y/c hs làm tiếp các ý còn lại.
Bài 2. Yêu cầu HS quan sát biểu đồ trên bảng.
+ Biểu đồ biểu diễn gì?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu HS làm bài- Chữa bài. 
a, Tháng 7 có:
b, Tháng 8 có:
 Tháng 9 có:
c, Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là:
d, Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là:
GV bổ sung, cho điểm hs.
Bài 3. Yêu cầu HS nêu tên biểu đồ
+ Biểu đồ biểu diễn số cá của những tháng nào?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3?
- GV hướng dẫn vẽ số cá của tháng 2 tháng 3
- Yêu cầu HS vẽ, GV theo dõi, giúp đỡ hs.
Nhận xét.
- Nếu còn thời gian, GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ TLCH:
+ Tháng nào bắt dược nhiều cá nhất? Tháng nào bắt được ít cá nhất?
+ Tháng 3 bắt được nhiều hơn tháng 2, tháng1 bao nhiêu tấn cá ?
+ Trung bình mỗi tháng bắt được bao nhiêu tấn cá?
3. Tổng kết dặn dò(2’)
 - GV nhận xét giờ học; củng cố về biểu đồ.
 - Về ôn lại bài. 
1 hs lên bảng; hs làm nháp. Nhận xét.
1 HS đọc
HSTL
+ Biểu diễn số vải hoa và vải trắng dã bán được trong T.9.
HS làm miệng, giải thích lí do chọn.
+ Sai, vì tuần 1 bán được 200
m vải hoa và 100m vải trắng.
+ Đúng vì 100m x 4 = 400 m
+ Đúng vì tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán được 300m
tuần 3 bán được 400m
tuần 4 bán được 200m. Nêu cách so sánh.
HS quan sát.
+ Số ngày có mưa trong ba tháng. Tháng 7, 8, 9.
HS làm vở; 1 hs lên bảng.
Chữa bài, nhận xét.
a, Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b,Tháng 8 có 15 ngày mưa.
Tháng 9 có 3 ngày mưa.
 15 – 3 = 12(ngày)
(18 + 15 + 13) : 3 = 12 (ngày)
HS nêu: Biểu đồ Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
HS TL
+Tháng 2 bắt được 2 tấn.
 Tháng 3 bắt được 6 tấn.
Nghe.
HS vẽ vở; 1 hs lên bảng vẽ.
Nhận xét.
HS quan sát biểu đồ, dựa vào biểu đồ và trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
Nêu hiểu biết về biểu đồ.
Chính tả( Nghe- viết)
Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu
 - Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả Người viết truyện thật thà sạch
sẽ, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài; không mắc quá 5 lỗi
 trong bài.
 - Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm s/x. 
 - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp; tính thật thà.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ, từ điển
 - HS: Vở, bảng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra: (3’) Mời 1 hs lên đọc cho bạn viết: lẫn lộn, nức nở. 
 GV bổ sung, cho điểm.
2.Bài mới:(31’) a, GV giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung truyện
- Gọi HS đọc truyện
+ Nhà văn Ban- dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống, ông là người như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm và viết các từ khó vào bảng con
- Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa viết.
* Hướng dẫn trình bày
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại
- GV đọc chính tả.
- Đọc soát lỗi .
* Thu chấm : GV thu chấm 1 số bài.
GV nhận xét, chữa lỗi chung; giáo dục hs.
c. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1. Yêu cầu HS đọc đề bài
Yêu cầu HS ghi lỗi và sửa lỗi vào vở nháp.
GV kiểm tra một số bài, nhận xét.
Bài 2a. Gọi HS đọc
+ Từ láy có chứa âm s/ x là từ láy như thế nào?
- GV phát bảng phụ cho 2 nhóm, yêu cầu HS làm bài và treo kết quả.
- GV kết luận, cho điểm và khen nhóm làm tốt.
3,Tổng kết dặn dò (2’)
 - GV nhận xét giờ học, giáo dục hs.
 - Dặn về luyện viết cho đẹp...
2 hs lên bảng; hs khác viết bảng con.
Nhận xét.
1 HS đọc; HSTL
+Ông có tài tưởng tượng khi
viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà...
HS tìm và viết bảng con.
Nhận xét.
Vài HS đọc
1 HS nhắc lại
HS viết bài.
HS soát lỗi bằng bút chì.
Đổi vở chữa bài.
1 HS đọc
HS làm nháp
1 HS đọc
HS trả lời; nhận xét.
HS thảo luận nhóm.
Trình bày KQ; nhận xét.
VD: + sàn sàn, sán sát, sẵn sàng, sầm sập, sốt sắng,...
+ xa xa, xam xám, xông xênh,...
Nêu nội dung bài.
Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2009
Luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu
 1. Hiểu được khái nệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
 2- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
 3- Giáo dục ý thức viết hoa danh từ riêng trong mọi trường hợp.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: BĐ tự nhiên VN, tranh ảnh vua Lê Lợi, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra: (3’) Thế nào là danh từ? cho ví dụ? 
 GV bổ sung, cho điểm.
2.Bài mới:(31’) GV giới thiệu bài
a, Phần Nhận xét:(12’)
Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và tìm từ đúng; Dán bảng phụ
- Nhận xét và giới thiệu về BĐ tự nhiên VN(chỉ sông Cửu Long), giới thiệu về vua Lê Lợi.
Bài 2. Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn, TLCH: 
- Gọi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận về DT chung và DT riêng
Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận và TLCH
- GV kết luận về cách viết DT riêng chỉ tên người và tên địa danh.
b,Ghi nhớ(3’)
+ Thế nào là DT chung, DT riêng? Cho VD?
+ Khi viết DT riêng cần lưu ý điều gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
c, Luyện tập (18’)
Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Phát bảng phụ cho 2 nhóm HS, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành BT
- Yêu cầu các nhóm xong trước treo bảng phụ, các nhóm khác nhận xét; bổ sung.
- Kết luận 
+ Tại sao em xếp từ dãy vào DT chung?
+ Vì sao Thiên Nhẫn được xếp vào DT riêng?
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm vở
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ Họ tên các bạn ấy là DT chung hay DT riêng? Vì sao?
3.Tổng kết dặn dò (2’)
 - GV nhận xét giờ học; củng cố về DT.
 - Về ôn lại bài.
2 hs trả lời; nhận xét.
1 HS đọc
HS thảo luận, trình bày:
a. sông; b. Cửu Long
c. vua; d. Lê Lợi.
1 HS đọc 
HS thảo luận nhóm bàn.
Lớp nhận xét
+ Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy ...
+ Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh...
+ Vua : tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước...
+ Lê Lợi: Tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê.
1 HS đọc
HS thảo luận và TL.
HSTL
+ DT chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua,...
2 HS đọc
+ DT riêng là tên riêng của sự vật: sông Hồng, cô Dung,...
+ DT riêng luôn được viết hoa.
Vài hs đọc ghi nhớ.
1 HS đọc
Thảo luận nhóm bàn
Các nhóm treo bảng phụ
HS giải thích:
+ Vì dãy là từ chung chỉ những núi nối tiếp liền nhau.
+ Là tên riêng của một dãy núi.
1 HS đọc
3 HS lên bảng, cả lớp làm vở
HS giải thích: Họ và tên người là DT riêng...
Nêu ghi nhớ.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị  ...  sức.
- GV nhận xét, sửa lỗi về câu từ cho HS.
3. Tổng kết dặn dò(2’)
 - Nhận xét tiết học; củng cố kt thuộc chủ điểm; giáo dục hs.
 - Về ôn bài, làm lại BT. 
HS viết bảng con; nhận xét.
1 HS đọc
HS thảo luận
1 HS lên bảng dùng thẻ từ để ghép.(Thứ tự từ cần điền: tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào).
HS nhận xét.
Vài hs đọc.
1 HS đọc
Hoạt động nhóm(dùng từ điển)
2 nhóm thi
2 HS đọc lời giải
+trung thành
+ trung kiên
+ trung nghĩa
+ trung hậu
+ trung thực
1 HS đọc
Hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày
a, trung thu, trung bình, trung tâm.
b, trung thành, trung nghĩa, trung hậu, trung thực, trung kiên.
2 HS đọc
1 HS đọc
HS làm vở.
Hai ngăn nối tiếp nhau đặt câu.
Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc.
HS nêu một số từ ngữ thuộc chủ điểm.
toán ( tự chọn)
luyện tập tổng hợp
I Mục tiêu:
- Củng cố về cách đọc , viết số có nhiều chữ số. 
- Lập số có nhiều chữ số và xếp theo thứ tự.
- Điền số vào chỗ chấm.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà
2. Luyện tập: Bài 1: 
a. Viết số biết: 
- Hai triệu hai trăm nghìn, hai nghìn , hai trăm đơn vị:
- Năm triệu , năm trăm nghiòn , năm nghìn và năm đv:
b. Đọc số: 830 402 960 , 178 320 005, 85 000 120
- HS làm bài , sau đó gọi HS trả lời miệng , Gv chữa.
Bài 2: Từ các chữ số : 3, 1 7 hãy viết tất cả các số có 3 chữ số. Mỗi số có 3 chữ số trên .
- HS làm bài vào vở , HS khác lên bảng làm, lớp nhận xét bổ sung
Bài 3: Viết tiếp 4 số vào chỗ chấm sau
1, 4, 7, 10, 13,.
1, 2, 4, 8, 16, ..
- HS làm vào vở. 1 em lên bảng làm, lớp nhận xét bổ sung.
Bài 4: Cho dãy số : 1, 2, 3, 4,  , 1998, 1999, 2000
 Dãy số có tất cả bao nhiêu chữ số.
 Tìm chữ số thứ 2900 của dãy số.
- Hướng dẫn giải:
+ Từ 1 đến 9 có 9 chữ số
+ Từ số 10 đến 99 có 90 số, mỗi số có 2 chữ số nên có :
2 x90 = 180 ( chữ số)
+ Từ 100 đến 999 có 900 chữ số , mỗi số có 3 chữ số nên:
3 x 900 = 2700 ( chữ số)
+ Từ 1000 đến 2000 có 1001 số , mỗi số có 4 chữ số nên:
4 x 1 001 = 4 004 ( chữ số)
Vậy : Daỹ số có tất cả:
9 + 180 + 2 700+ 4 004 = 6 893 ( chữ số)
+ Từ 1 đến số 999 có 
9 + 180 + 2700 = 2 889 (chữ số)
3. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt( tự chọn)
Kiểm tra
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của hs về từ láy, cách viết danh từ riêng, các bài tập chính tả.
- Kể lại câu chuyện về chủ đề trung thực tự trọng.
II. Các hđ dạy học:
 - HS chép bài và làm bài.
*Đề bài:
Bài 1: a. Điền r,d,gi vào chỗ trống:
 Các lều thợ gạch một màu vàng xỉn nằm .ữa thửa uộng phẳng. Xa một chút là năm bảy cây ạ như những trái núi nhỏ. Thợ làm gạch và nung gạch đón từ vùng ưới Nủa.
b.ên/ ênh:
tr trời , những đám mây lang thang trôi bồng bCánh đồng trải dài ra trước mắt đoàn người.M.. mông.
Bài2: Tìm các từ láy có âm m, Ví dụ: mong manh.
Bài 3: Viết lại cho đúng các danh từ riêng sau:
 Biển sầm sơn, nha trang, Hà nội, Sài gòn, thanh hóa., 
 đền sòng, chùa hương, lăng bác hồ, hồ hoàn Kiếm.
Bài 4: Hãy kể lại một câu chuyện nói về lòng trung thực tự trọng mà em được nghe hoặc chứng kiến.
HS làm bài vào giấy kiểm tra.
GV thu chấm bài, chữa bài.
Thang điểm:
Câu 1: 3 điểm.
Câu 2: 1 điểm.
Câu 3: 2điểm.
Câu 4: 4 điểm.
Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
 1- Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, kể lại được cốt truyện Ba lưỡi rìu.
 Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các sự vật.
 2- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn KC (BT2).
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện
 - Đánh giá lời kể của bạn theo tiêu chí đã nêu.
 3- Giáo dục hs lòng trung thực.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Tranh minh hoạ , kẻ bảng lớp thành các cột
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra: (3’) Mời 1 hs nhắc lại ghi nhớ tiết TLV tuần 5. GV bổ sung.
2.Bài mới:(31’) a.GV giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1. Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV treo tranh minh hoạ, yêu cầu HS quan sát tranh đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và TLCH:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- GV kết luận, giáo dục lòng trung thực.
- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi tranh
- Yêu cầu dựa vào tranh minh hoạ kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. GBV theo dõi.
T/c thi kể. GV bổ sung, ghi điểm.
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu
- GV làm mẫu tranh 1
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và TLCH. GV ghi nhanh lên bảng:
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS kể đoạn 1 dựa vào các câu trả lời
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn với 5 tranh còn lại.
- Gọi 2 nhóm cùng câu trả lời đọc phần TL câu hỏi. GV nhận xét, ghi ý chính lên bảng
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn.
- Thi kể toàn truyện.
- Nhận xét cho điểm.
3. Tổng kết dặn dò(2’)
 - GV nhận xét giờ học; củng cố bài.
 - VN viết câu chuyện vào vở.
1 hs nêu; nhận xét.
1 HS đọc
HS quan sát tranh và TLCH
+Có 2 nhân vật: chàng tiều phu, một cụ già(ông tiên).
+ Chàng trai được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực.
+ Khuyên chúng ta hãy trung thực thật thà trong CS...
6 HS đọc
Kể theo nhóm bàn dựa vào tranh.
Vài hs thi kể; HS nhận xét.
1 HS đọc
Quan sát đọc thầm
HSTL
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì bị văng rìu xuống sông. Chàng buồn bã nói: “ Cả nhà ta đều ...
+ Chàng ở trần, đóng khố...
+ Lưỡi rìu sắt, bóng nhoáng.
2 HS kể; nhận xét.
Hoạt động nhóm: 1 HS hỏi, các thành viên trong nhóm TL.
Đọc phần TLCH
Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể; nhận xét.
2 HS thi kể; hs nhận xét.
Nêu ý nghĩa truyện.
Nêu cách xây dựng đoạn văn KC.
Toán
Phép trừ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số có nhớ
 hoặc không nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
 - Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng 1 phép trừ.
 - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Hình vẽ như BT 4
 - HS: Bảng, nháp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra: (3’) Mời 1 hs lấy ví dụ về phép cộng.
 GV bổ sung, nhận xét.
2.Bài mới:(31’) a, GV giới thiệu bài
b, Củng cố kĩ năng làm tính trừ(12’)
- Yêu cầu hs làm phép tính thử lại của phép cộng.
Y/c lấy ví dụ về phép trừ với các STN có đến sáu chữ số và 2 hs lên bảng, hs khác làm bảng con.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, nêu cách thực hiện
- Gọi HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện:
+ Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
GV chốt KT.
c, Hướng dẫn luyện tập (18’)
Bài 1. Yêu cầu HS làm bảng con
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
GV củng cố KT. 
Bài 2: Y/c tự làm bài; Nêu miệng KQ trước lớp.
GV củng cố bài.
Bài 3. Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ bảng phụ và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP HCM.
- Yêu cầu HS làm vở.
- GV tổ chức chữa bài, nhận xét; củng cố cách giải toán có lời văn.
Bài 4. (Nếu còn thời gian cho HS làm)
Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm vở, GV theo dõi.
- GV chấm chữa 1 số bài, củng cố bài.
3, Tổng kết dặn dò (2’)
 - GV nhận xét giờ học, củng cố về phép trừ.
 - Về ôn lại bài...
HS lấy ví dụ và làm vào
bảng con; nêu cách thực hiện.
HS làm và nêu phép tính thử lại.
HS thi đua lấy VD về phép trừ.
2 hs lên bảng. HS làm bảng con. 
HS nêu cách làm
1 HS nhắc lại
HSTL: + Đặt tính.
+ Thực hiện trừ từ phải sang trái..
Vài hs nhắc lại.
HS làm bảng con, 2 HS lên bảng; nhận xét, nêu cách làm.
(KQ: 204 613; 313 131; 
592 147 ).
1 HS đọc bài, tự làm vào vở.
Nêu miệng KQ; nhận xét.
HS quan sát và TL
Cả lớp làm vở, 1 hs làm bảng phụ. Chữa bài. 
( KQ: 415 km ).
HS đọc đề, tìm hiểu đề.
HS làm vở, 1 hs lên bảng.
Chữa bài, nhận xét.
Nêu cách thực hiên phép trừ.
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 1- Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 2- Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 3- Có ý thức ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
II. Đồ dùng dạy học: Hình T.26, 27SGK; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra: (3’) Nêu các cách bảo quản TĂ? GV bổ sung, cho điểm.
2.Bài mới:(31’) GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh(10’)
+ Mục tiêu: Như ý 1, mục I.
+ GV tiến hành hoạt động cả lớp : Quan sát hình minh hoạ Sgk trang 26 và tranh ảnh sưu tầm và TLCH:
+ Người trong hình bị bệnh gì?
+ Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
- Gọi HS nối tiếp TL( Mỗi HS chỉ 1 hình)
+Một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng (10’)
+ Mục tiêu: Như ý 2, 3 mục I.
+Tiến hành: GV phát bảng phụ, yêu cầu HS TL nhóm 6.
- T/c trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Kể tên
+ Cách phòng bệnh:
+ Nếu bị bệnh:
- GV kết luận; giáo dục hs.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ (10’)
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi
- Gọi các nhóm HS xung phong lên trình bày trước lớp 
- Nhận xét, cho điểm từng nhóm.
3. Tổng kết dặn dò (2’)
+ Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng?
+ Làm thế nào để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không?
- GV nhận xét giờ học, củng cố phòng một số bệnh do thiếu chất DD.
- Dặn VN ăn đủ chất và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
Vài hs nêu; nhận xét.
Quan sát và CB câu TL
HSTL:
+ở hình 1, em bé bị suy dinh dưỡng.
Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.
+ ở hình 2: Cô bị bệnh bướu cổ. Cổ cô bị lồi to.
HS nối tiếp chỉ vào hình và nói.
Nhận xét, bổ sung.
HS nêu: suy dinh dưỡng, còi xương, 
bướu cổ, ...
Thảo luận nhóm, ghi KQ vào bảng phụ. 
Dán KQ trình bày; nhận xét.
+ Bệnh suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu chất dinh dưỡng.
+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu 
vi-ta-min A.
+ Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B.
+Bệnh chảy máu chân răng do thiếu 
vi-ta-min C.
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
+ Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
Nghe.
2 nhóm lên bảng chơi.
Nhận xét.
+ Do cơ thể không được cung cấp đủ 
năng lượng và chất đạm...
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng...
Nêu ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_6_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc