Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)

TẬP ĐỌC:(T11) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông.

 - Đọc hiểu: +Từ : dằn vặt.

 + Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.

- Giáo dục ý thức học tập, sống có ý thức trách nhiệm với mọi người.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Bước vào phòng . ra khỏi nhà”

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010.
ĐẠO ĐỨC :(T6) BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T2)
I.MỤC TIÊU:
-Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống.
-Giáo dục HS tính mạnh dạn tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
* Giới thiệu bài, ghi đề bài .
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- GV nêu tình huống cho HS thảo luận, trình bày ý kiến trước lớp, nêu nhận xét.
- Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa ,bố Hoa về việc học tập của Hoa?
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ?
Nếu là bạn Hoa ,em sẽ giải quyết  thế nào ? 
GV kết luận 
.Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên
-GV phổ biến cách chơi, luật chơi .
GV kết luận :Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình .
Hoạt động 3: HS trình bày bài viết,tranh vẽ
- Kết luận chung :
Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em ...
. Hoạt động nối tiếp :Thực hành
 - Cho HS thảo luận về các vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống.
*Củng cố : Cho HS nhắc lại nội dung bài học .
 *Nhận xét –dặn dò :
Hoạt động học
1 . HS nghe tình huống.	
2 . HS thảo luận nhóm
 -Đại diện nhóm trình bày trước lớp
 -HS các nhóm nhận xét ,bổ sung .
HS liên hệ trả lời .
- HS nghe phổ biến cách chơi.
- HS xung phong đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3sgk
-HS Trình bày các tranh vẽ ,bài viết(bài tập 4 sgk)
-HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ ,của lớp,của trường
- Tham gia ý kiến với cha mẹ ,anh chị về những vấn đề liên quan đến bản thân em ,đến gia đình em . 
**************************
TẬP ĐỌC:(T11) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. 
 - Đọc hiểu: +Từ : dằn vặt.
 + Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.
- Giáo dục ý thức học tập, sống có ý thức trách nhiệm với mọi người.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Bước vào phòng ... ra khỏi nhà” 
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài Gà Trống và Cáo
TLCH 2, 3 trong bài.
HS TB đọc đoạn.
HSKG đọc cả bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : 
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “An-đrây-ca...mang về nhà”.
Đoạn2: “Bước vào phòng ....ít năm nữa”.
 ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc toàn bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Ý1: An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông.
- Câu hỏi 1/tr 56.
Ý2: Chuyện xảy ra khi An-đrây-ca về nhà.
Câu hỏi 2/tr56.
Ý 3 : An-đrây-ca tự dằn vặt mình.
Câu hỏi 3/tr 56.(GV cho HS thảo luận và TL câu hỏi ).
Câu hỏi 4 /tr56.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P).
*Chú ý : Giọng của ông : mệt nhọc, yếu ớt; ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng trầm, buồn, lời mẹ : dịu dàng, an ủi.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
Sửa lỗi phát âm : An-đrây-ca, khóc nấc lên, nức nở....
HS đọc theo cặp lần 2, kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH 
- Khi mẹ bảo An-đrây-ca di mua thuốc cho ông, em nhanh nhẹn đi ngay, nhưng giữa đường, các bạn rủ em chơi bóng, em đã mải chơi nên quên lời mẹ dặn.
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
-...An-đrây-ca đã oà khóc, em cho rằng vì mình mà ông đã chết...
-...An-đrây-ca rất thương ông, cậu là người có ý thức trách nhiệm....
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được điều gì ở cậu béAn-đrây-ca? 
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài :Chị em tôi.
***************************
TOÁN:(T26) Luyện tập
1.Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về biểu đồ tranh, biểu đồ cột.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị :Bảng phụ vẽ biểu đồ bài 3/tr 34.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS chữa lại bài 2 tiết trước.
HS làm bài 2.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: 
b, Nội dung chính: 
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành trong thời gian khoảng 15 phút, chữa bài.
Bài 1: GV cho HS thực hành theo kiểu trắc nghiệm Đ-S. Vì sao?
Bài 2 : GV cho HS hỏi đáp theo cặp, nêu cách tính trung bình số ngày mưa của mỗi tháng.
Bài 3 : GV cho HS điền vào biểu đồ trống, nhận xét.
GV có thể hỏi thêm các nội dung liên quan đến biểu đồ (nếu còn thời gian).
VD : Trong ba tháng tàu Thắng Lợi dánh bắt được bao nhiêu tấn cá?
- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
HS nghe giới thiệu .
HS thực hành theo hướng dẫn của GV
* Kết quả:
- Đúng : ý 4.
- Sai : ý 1, 2, 3, 5.
a, Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b, Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 : 12 
ngày.
c, Trung bình mỗi tháng có : 12 ngày mưa.
HS hoàn thành biểu đồ trong vở, một HS chữa bài trên bảng.
VD : Cả ba tháng tàu Thắng Lợi thu số tấn cá là: 5 + 2 + 6 = 13 (tấn)
 ĐS : 13 tấn
 C. Củng cố: GV cùng HS hệ thồng lại bài .
 D. Nhận xét –dặn dò:
******************************
KHOA HỌC: (T11)Một số cách bảo quản thức ăn 
1.Mục tiêu: - HS biết cách bảo quản một số loại thức ăn, nêu ví dụ, những điều cần lưu ý khi lựa chọn thức ăn để bảo quản.
- Rèn kĩ năng phân tích nội dung bài học, lựa chọn và bảo quản thức ăn.
- Giáo dục ý thức học tập, biết bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình qua việc ăn uống khoa học,đảm bảo vệ sinh.
2. Chuẩn bị: Hộp thịt , gói mứt khô.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: - Vì sao nên ăn nhiều rau, quả chín?
- Nêu cách chọn và sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh?
-..để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể...
HS nêu nội dung đã học 
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: 
b, Nội dung chính: 
HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn.
- Nêu các cách bảo quản thức ăn?
GV cho HS quan sát đồ dùng trực quan, nêu tên sản phẩm, cách bảo quản, hạn sử dung của sản phẩm.
HĐ2: Thảo luận : Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
- Vì sao những cách làm trên lại giữ được thức ăn lâu hơn?
GvV cho HS làm bài tập bổ trợ nội dung này trong VBT.
GV chốt kiến thức 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HS liên hệ thực tế, kể các cách bảo quản thức ăn trong gia đình, sau đó làm làm việc với tranh SGK, nêu các cách bảo quản thức ăn kết hợp chỉ tranh.
VD : - Phơi khô, ướp lạnh, đóng hộp, hun muối
HS thảo luận, nêu ý kiến : 
- ...làm hạn chế (diệt vi khuẩn) gây ôi thiu có trong thức ăn...
- Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn...
HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nêu tác dụng của việc ăn muối i-ốt? 
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài: ăn nhiều rau và quả chín; Sử dụng thực phẩm an toàn.
*********************************
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010.
CHÍNH TẢ : ( T6) (Nghe – viết) Người viết truyện thật thà
1-Mục tiêu: - HS nghe-viết đúng, trình bày đẹp bài Người viết truyện thật thà. 
- Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x. 
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng con.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết từ : 
Lao xao. leng keng, lời giải, tấm lòng
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nôi dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết, tìm hiểu lại nội dung.
- Nêu nội dung mẩu truyện?
- GV hướng dẫn HS viết từ khó( dựa vào nghĩa của từ hoặc dựa vào phương thức tạo từ).
- GV hướng dẫn học sinh cách trình bày.
- GV đọc chính tả cho HS viết, mỗi bộ phận câu đọc hai lượt.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm 7- 8 bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , viết lại những chữ sai trong bài, sửa lỗi trong sổ tay chính tả.
Bài 3a: GV cho HS thi tìm từ theo nhóm.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả 
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- Ban – dắc là một nhà văn viết truyện nổi tiếng.. ông là người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối.
Từ : + Pháp , Ban-dắc : tên riêng nước ngoài.
HS viết hoa mỗi chữ đầu câu, lùi vào đầu dòng một ô khi bắt đầu đoạn.
HS viết bài.
HS soát lỗi.
HS đổi vở soát lỗi.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
VD : (viết) chuyện : Sửa lại là (viết) truyện.
a, suôn sẻ, sỗ sàng, se sẽ...
b, xôn xao, xì xào, xinh xắn...
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Gà Trống và Cáo.
*********************************
TOÁN:(T27) Luyện tập chung
1.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về số tự nhiên liền trước, liền sau, giá trị của chữ số trong số , biểu đồ, thế kỉ, số tròn trăm.
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực. 
2.Đồ dùng dạy- học: Bảng con 
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Chấm, chữa bài tiết trước.
B. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành trong thời gian khoảng 15 phút, chữa bài.
Bài 1 : GV cho HS viết vào bảng con.
- Nêu cách tìm số tự nhiên liền trước, liền sau của một số?
- Nhận xét về giá trị của chữ số trong số?
Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống 
GV cho HS lên bảng chữa bài, nêu cách tìm số thích hợp (dựa vào so sánh hai số tự nhiên).
Bài 3 : GV cho HS hoàn thiện các nội dung còn thiếu dựa vào biểu đồ.
Bài 4 : Gv cho HS hỏi đáp theo cặp về thế kỉ, cách tính mốc thế kỉ (HSG).
Bài 5 : GV cho HS nêu lại đặc điểm của số tròn trăm.
HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, nhận xét.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc xác định yêu cầu , thực hành , chữa bài.
VD : a, Số tự nhiên liền sau số 2.835.917 là số 2.835.918.
Cách làm : 2.835.917 + 1 = 2.835.917
(Hai số tự nhiên liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị).
Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số).
VD : 475.936 > 475.836
( So s ... S kể chuyện.
GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích theo đề bài : 
- Thế nào là tự trọng?
- Nêu tên một số câu chuyện về lòng tự trọng đã được nghe, được đọc?
GV hướng dẫn HS nói từng phần:
a, Giới thiệu câu chuyện:
b, Kể thành lời :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến của câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
GV cho HSKG kể mẫu 1-2 lần.
GV tổ chức cho HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện:
+ Kể theo cặp.
+ Kể trớc lớp đoạn truyện, câu chuyện.
GV cùng HS đánh giá, nhận xét truyện kể.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể.
HS đọc lại đề bài : Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
HS nghe hướng dẫn, TLCH, tập kể chuyện.
HS yếu có thể ghi từng chi tiết , kể từng đoạn.
- tự tôn trọng bản thân.../tr 58.
VD : Sự tích dưa hấu ; Cô bé ngoan.
HS kể chuyện theo cặp.
HS kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về lòng tự trọng, tôn trọng bản thân mình và tôn trọng mọi người.
HS bình chọn giọng kể hay.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị bài sau : Lời ước dưới trăng.
*********************************
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:(T12)
Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng
1.Mục tiêu: - Tiếp tục hệ thống, mở rộng vốn từ về trung thực- tự trọng. 
- Rèn kĩ năng tìm từ, hiểu nghĩa từ, sử dụng từ,điền từ, đặt câu.
- Giáo dục lối sống trung thực, biết tôn trọng mình và mọi người.
2.Chuẩn bị: Bảng nhóm ghi bài 3/tr 63.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Hệ thống lại một số từ đã học thuộc chủ đề Trung thực-Tự trọng. Đặt câu với từ vừa nêu.
HS nhắc lại kiến thức đã học.
VD : thật thà, trung thực, tự trọng...
Trung thực là đức tính quý của con người.
B.Nội dung chính:
HĐ1 : Hướng dẫn thực hiện yêu cầu bài tập.
GV cho HS đọc, xác định nội dung , yêu cầu của bài tập, thực hành.
HĐ2 : Tổ chức chữa bài tập.
Bài 1: Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau:
GV cho HS đọc bài đã điền, nêu nội dung bài?
- Em hiểu nghĩa của từ tự kiêu....là gì?
Bài 2 : Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:
HS kiểm tra bằng cách hỏi lại nghĩa của từ.
Bài 3 + 4 : Xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung ( Kết hợp đặt câu).
GV cho HS thi theo nhóm, xếp từ đúng, nhanh.
HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành.
HS đọc lần 1 định hướng ; đọc lần 2 điền từ ; đọc lại lần 3 kiểm tra từ đã điền, tìm hiểu nội dung bài.
Thứ tự từ cần điền : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
Tự kiêu : kiêu căng, tự đánh giá mình cao hơn người khác.
Nội dung bài : Cậu học trò ngoan.
VD : Trung thành : một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó....
a, Trung có nghĩa là “ ở giữa” : trung thu, trung bình, trung tâm.
b, Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” : trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
 C. Củng cố, dặn dò: - Ôn bài.
 - Chuẩn bị bài : Cách viết tên người, tên 
**********************
 TOÁN:(T 29) Phép cộng
1.Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng, nâng cao kĩ năng thực hiện phép cộng các số có nhiều chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác trong học tập.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra:- GV cho HS thực hiện phép cộng : 123 + 76 ; 124 + 435.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
HS thực hành trên bảng con, nêu cách thực hiện đặt tính, tính, nhận xét về phép cộng.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Giới thiệu phép cộng các số có nhiều chữ số.
GV cho HS thực hành hai phép cộng như SGK
- Nêu cách thực hiện phép cộng và những điều cần chú ý khi đặt tính?
- Nhận xét hai phép cộng? 
HĐ2: Hướng dẫn thực hành.
GV tổ chức cho HS thực hành các bài tập/tr 39.
Bài1 : Đặt tính rồi tính:
a, 4.682 + 2.305 ; b, 2.968 + 6.524.
c, 5.247 + 2.741 ; d, 3.917 + 5.267.
Bài 2 : Tính (Thực hiện như bài 1 GV chấm bài, động viên khả năng tính nhanh và chính xác của HS).
Bài 3 : GV cho HS phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
Bài 4: Tìm x:
GV cho HS nêu tên, thành phần, kết quả của phép tính, thực hiện.
(Tìm số bị trừ : hiệu cộng với số trừ).
HS thực hành trên bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp.
a, 48.352 b, 367.859
 21.062	541.728
 89.378	909.587
- Đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho hàng thẳng hàng, cột thẳng cột....
- Phép cộng b có nhớ ; phép cộng a không nhớ.
HS nêu các số hạng và tổng.
HS thực hiện trên bảng con, chữa bài, nêu lại cách thực hiện phép cộng.
* Kết quả :a, 6.987 ; b, 9.492
 c, 7.988 ; d, 9.184
HS thực hành, chữa bài.
* Kết quả: a, 7.032 ; b, 434.390
 14.660 597.023
 58.510	800.000
HS đọc, phân tích dề và giải bài toán:
x – 363 = 975	 
x = 975 + 363	
x = 1.338	
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau. 
******************************
TẬP LÀM VĂN:(T11) Trả bài văn viết thư. 
1. Mục tiêu: – HS nhận biết và đánh giá đúng kết quả bài viết của mình.
- Rèn kĩ năng thực hành phân tích kết quả bài làm, phát hiện và sửa lỗi về cấu trúc, nội dung, cách diễn đạt....
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, tinh thần học hỏi cầu tiến.
2. Chuẩn bị: GV hệ thống kết quả bài làm của HS.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - GV cho HS nhắc lại nội dung đề bài KT tiết trước.
B. Nội dung chính :
HS nhắc lại đề bài và yêu cầu khi làm bài.
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ trả bài.
b, GV trả bài cho HS, nhận xét chung kết quả bài làm :
c, GV tổ chức cho HS đọc bài, nêu lỗi viết trong bài, đề xuất cách sửa lỗi.
GV cùng HS sửa lỗi :
- Bố cục bài văn viết thư gồm mấy phần?
- Nêu nội dung từng phần?
GV cho HS nói lại từng phần của bức thư sau khi đã sửa lỗi.
Lỗi dùng từ : Cô thân mến!
** Lỗi ngữ pháp : Cô có khoẻ không cháu vẫn khoẻ.
***Lỗi trình bày : Các đoạn văn liền mạch, không tách đoạn theo nội dung.
d, Giới thiệu bài văn tham khảo (Bài văn đạt điểm khá giỏi của lớp hoặc của HS tiết trước).
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
* Kết quả : Giỏi : Trung bình:
 Khá :	 Yếu:
HS đọc lại bài, thực hiện yêu cầu của GV, chữa bài trong VBT, nêu lỗi viết trong bài, cách sửa lỗi, giúp bạn cùng sửa lỗi.
- ...ba phần : mở đầu, nội dung chính, kết thúc bức thư.
- Mở đầu : Ghi thời gian, địa điểm, lòi chào đầu thư.
- Cô kính yêu ( yêu quý, xa nhớ...!)
- Dạo này sức khoẻ của cô thế nào? Cháu và cả nhà vẫn khoẻ......
- Mỗi đoạn văn nêu một nội dung : Đoạn văn nêu lí do, mục đích viết thư : Đoạn văn thăm hỏi, thông báo; Đoạn văn chúc mừng....
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập, thái độ trong giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
***************************
KHOA HỌC:T12)
 Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
1. Mục tiêu: - HS kể tên được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 - Rèn kĩ năng phân tích một số vấn đề khoa học, phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ gia đình và cộng đồng.
2.Chuẩn bị: Tranh, ảnh các loại thực phẩm, 
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: Câu hỏi nội dung bài học tiết trước.
B. Bài mới:	
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Tìm hiểu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
- Mô tả dấu hiệu của một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
HĐ2: Tìm hiểu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Kể tên một số bệnh do thiếu i-ốt, chất đạm, vi-ta-min A, D ?
- Nêu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?.
* Kết luận : Thông tin cần biết .
GV cho HS giỏi thực hiện tuyên truyền phòng và chống một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
HS TLCH dựa vào nội dung đã học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS liên hệ thực tế, kết hợp quan sát tranh tư liệu SGK/tr 26, thảo luận, TLCH.
- bệnh còi xương ; bệnh bướu cổ... 
VD : Bệnh còi xương : cơ thể gầy còm, sức đề kháng kém, hay mắc bệnh, ...sẽ chết nếu không được chăm sóc đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.
- Bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt ; bệnh khô giác mạc do thiếu vi-ta-min A....
-...ăn đủ lượng, đủ chất, cân đối các thành phần dinh dưỡng...
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS tuyên truyền ăn uống đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
C. Củng cố, dặn dò: - Vì sao phải ăn đủ lượng, đủ chhất?
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau : Phòng bệnh béo phì.
*******************************
 ĐỊA LÍ:(T12)	Tây Nguyên 
1. Mục tiêu: - HS biết vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí Việt Nam, đặc điểm vị trí, địa hình, khí hậu của Tây Nguyên.
- Rèn kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở Tây Nguyên.
- Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết về các vùng miền..
2. Chuẩn bị: Bản đồ địa lí Việt Nam, tranh, ảnh về Tây Nguyên.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1, 2/tr 81.
HS TLCH theo nội dung đã học.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học qua tranh ảnh về Tây Nguyên. 
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Tìm hiểu : Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
-Xác định trên lược đồ vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên?
- Dựa vào bảng số liệu, xắp sếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
HĐ2 : Tìm hiểu: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
- Chỉ thành phố Buôn Ma Thuột trên hình1/tr 83.
- Mùa khô vào những tháng nào?
- Mùa mưa vào những tháng nào?
- Nêu đặc điểm từng mùa?
HSG có thể nêu dự đoán về tình hình sản xuất nơi đây(qua đặc điểm khí hậu)
*GV chốt kiến thức : Thông tin cần biết (SGK/tr 84).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS xác định vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ.
HS thực hành theo yêu cầu của GV: 
HS xác định vị trí các cao nguyên : Cao nguyên Kon Tum (2); Cao nguyên Plây Ku ; Cao nguyên Đắc Lắc (1) ; Cao nguyên Buôn Ma Thuột ; Cao nguyên Lâm Viên (4) ; Cao nguyên Di Linh (3).
HS đọc thông tin SGK, TLCH.
HS chỉ trên lược đồ theo cặp, chỉ trên lược đồ chung.
- ...tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12.
- ...các tháng còn lại.
-.... mùa mưa kéo dài liên miên....mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
HS đọc, nhắc lại thông tin cần biết SGK/tr84.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_ban_tich_hop_2_cot.doc