Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản hay nhất)

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Đọc rõ ràng, rành mạch, được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện

-Hiểu nội dung : Khuyên học sinh không nên nói dối. Đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.

II.CHUẨN BỊ

-Bảng phụ viết sẵn các câu đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ

-Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi

 1.An –đrây –ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

 2. An –đrây –ca đã tự dằn vặt mình như thế nào?

-GV Nhận xét và cho điểm.

2.Bài mới

Giới thiệu bài

*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc

 * Mục tiêu:

-Đọc dúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : giận dữ, im như phỗng,

-Hiểu các từ ngữ trong bài :tặc lưỡi, yên vị, cuồng phong, ráng, giả bộ, rạp chiếu bóng, tỉnh ngộ

- HS đọc thầm

- Bài văn được chia làm 3 đoạn

+Đoạn 1 : Dắt xe ra cửa tặc lưỡi cho qua.

+Đoạn 2 : Cho đến một hôm nên người.

+Đoạn 3 : phần còn lại.

*Phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật bằng cách đọc trầm lời kể hơn lời nhân vật.

+Lưu ý cách ngắt nhịp các câu sau.

Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện / nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

+Giọng cô chị: ngọt ngào khi nói dối ba, cao giọng giận dữ khi mắng em

+Giọng cô em: tinh nghịch khi cố tình cho cô chị mắc lỡm mình.

+Giọng ba: Trầm buồn khi phát hiện ra con gái nói dối

+Lưu ý cách ngắt nhịp các câu sau.

Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện / nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

- HS đọc đoạn nối tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỗi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.

- HS đọc đoạn nối tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó.

- HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 4 - 10 - 2009
NGÀY DẠY : 5 - 10 - 2009	
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
TẬP ĐỌC
TIẾT 12 CHỊ EM TÔI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc rõ ràng, rành mạch, được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện
-Hiểu nội dung : Khuyên học sinh không nên nói dối. Đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
II.CHUẨN BỊ 
-Bảng phụ viết sẵn các câu đoạn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi 
 1.An –đrây –ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
 2. An –đrây –ca đã tự dằn vặt mình như thế nào?
-GV Nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới 
Giới thiệu bài
*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc 
 * Mục tiêu: 
-Đọc dúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : giận dữ, im như phỗng, 
-Hiểu các từ ngữ trong bài :tặc lưỡi, yên vị, cuồng phong, ráng, giả bộ, rạp chiếu bóng, tỉnh ngộ
- HS đọc thầm
- Bài văn được chia làm 3 đoạn
+Đoạn 1 : Dắt xe ra cửa tặc lưỡi cho qua.
+Đoạn 2 : Cho đến một hôm nên người.
+Đoạn 3 : phần còn lại.
*Phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật bằng cách đọc trầm lời kể hơn lời nhân vật.
+Lưu ý cách ngắt nhịp các câu sau.
Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện / nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
+Giọng cô chị: ngọt ngào khi nói dối ba, cao giọng  giận dữ khi mắng em
+Giọng cô em:  tinh nghịch khi cố tình cho cô chị mắc lỡm mình.
+Giọng ba: Trầm buồn khi phát hiện ra con gái nói dối
+Lưu ý cách ngắt nhịp các câu sau.
Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện / nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
- HS đọc đoạn nối tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỗi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
- HS đọc đoạn nối tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó.
- HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm 
-GV đọc mẫu ( toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh)
* Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung câu, đoạn và cả bài
 -Yêu cầu HS đọc đoạn 1 
+Cô chị nói dối ba để đi đâu? 
-Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim.
+Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào ?
+Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận ?
- Vì lương tâm cắn rứt.
- Vì không đủ tinh thần và nghị lực để nhận ra nói dối là một nết xấu.
-Yêu cầu HS đọc đơan 2.
+Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về.
-Yêu cầu HS đọc đoạn cuối bài.
+Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
Vì cô em bắc chước mình nói dối.Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em
Chốt ý :
-Cô chị thấy cô em nói dối giống hệt mình. Cô lo em mình lười học, và cô tự hiểu mình là tấm gương xấu cho em cô noi theo. Ba biết chuyện, không tức giận mà buồn rầu khuyên hai chị em biết bảo ban nhau. Vẽ buồn rầu của ba khiến cô suy nghĩ về việc làm của mình.
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin của mọi người đối với mình.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 *Mục tiêu: Đọc diễn cảm đoạn “ Hai chị em.. ráng bảo ban nhau mà học cho nên người”
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
+Giọng cô chị: ngọt ngào khi nói dối ba, cao giọng  giận dữ khi mắng em
+Giọng cô em:  tinh nghịch khi cố tình cho cô chị mắc lỡm mình.
+Giọng ba: Trầm buồn khi phát hiện ra con gái nói dối
GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lí
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
 -GV cho HS đọc phân vai.
3.Cũng cố-Dặn dò 
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
-GV giáo dục HS: Câu chuyện đề cập tới một thói xấu củ con người: nói dối, khi nói dối, người ta chỉ nghĩ đến mục đích trước mắt mà không lường được hậu quả tai hại về sau.. Nhân vật cô em trong bài đã khôn khéo chữa bệnh nói dối cho chị, vì vậy cô vừa tốt bụng vừa thông minh. Truyện được kể từ vai cô chị, với những cảm giác, tâm trạng rất cụ thể, sinh động nên có sức truyền cảm. Qua đó, ngưới ta có thể thấy thái độ thành khẩn sửa lỗi của nhân vật này.
- Chuẩn bị bài: Trung thu độc lập
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
TOÁN
TIẾT 30 PHÉP TRỪ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
 1. Đặt tính rồi tính
 5489 +1756
 286895 +357679
2.Bài mới : 
 * Hoạt động 1:Củng cố kĩ năng làm tính trừ.
 * Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ
*Ví dụ 1 865279 – 450237
-Hỏi : Muốn thực hiện phép tính trừ ta làm như thế nào ?
Trước hết ta đặt tính cột dọc sao cho thẳng hàng với nhau hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị,..
+Sau đó thực hiện trừ theo thức tự từ phải sang trái.
HS lên bảng thực hiện và lớp làm bảng con
HS nêu miệng cách thực hiện.
 865279
- 450237
 415042
- HS nhận xét 
-GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
+Vậy 865 279 – 450 237 = ?
-GV nhận xét sửa sai.
*Ví dụ 2: 647253 – 285749
-Tương tự yêu cầu HS lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện.
-GV nhận xét , lưu ý trường hợp trừ có nhớ.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện một phép tính trừ.
*GV chốt:]
 +Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ và kẻ gạch ngang.
+Tính : Trừ theo thứ tự từ phải sang trài
* Hoạt động 2:Thưc hành
 * Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng phép tính trừ.
Bài 1
 +Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- HS thực hiện vào bảng con, 4 HS lên bảng tính và nêu cách tính.
HS làm bài cá nhân, nêu miệng.
 987864 969696 839084 628450 
- 783251 - 656565 - 246937 - 35813
 204613 313131 592147 592637
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2 ( dòng 1)
-Yêu cầu HS thực hiện vào vở và nêu kết quả.
-HS làm bài cá nhân, thực hiện vào vở.
Gv lưu ý HS
+Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ và kẻ gạch ngang.
+Tính : Trừ theo thứ tự từ phải sang trài
Bài 3.
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào tập 
*HS yếu: GV phân tích thêm Quãng đường xe lửa từ H à N ội đến Thành phố Hồ Chí Minh  = Q. đường Từ Hà Nội đến Nha Trang+Q. đường từ Nha Trang đến TP.HCM
Vậy  Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh  = Q. đường Từ Hà Nội đến TP.HCM - Q.đường từH à Nội đến Nha Trang 
- HS giải vào vở, 1HS giải bảng lớp.
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP.Hồ Chí Minh dài là :
1 730 – 1 315 = 415 (km)
Đáp số : 415 km
-GV nhận xét sửa sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Chuẩn bị bài : Luyện tập
 - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 7 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 1)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-Biết được lợi ích của tiết kiệm ti ền c ủa.
-Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ – bài tập.
 -Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin.
* Mục tiêu: Nhận thức được tiết kiệm là thói quen tốt, là biểu hiện của người văn minh.
 -GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong sgk.
+Ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo : Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện.
+Ở Đức người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
+Ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi và cho biết em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó.
HS thảo luận nhóm đôi, nêu trước lớp: Khi đọc thông tin em thấy người Đức, người Nhật rất tiết kiệm, còn người Việt Nam đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
Không phải do nghèo.
+Họ tiết kiệm để làm gì ?
Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
+Tiền của do đâu mà có ?
Là do sức lao động của con người mới có.
GV kết luận : Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động con người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động.Nhân dân ta đã đúc kết nên thành câu ca dao:
“Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”
- GV gọi HS nêu ghi nhớ.
* Hoạt động 2:Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
* Mục tiêu:Biết được vì sao phải tiết kiệm tiền của.
-Tổ chức cho HS bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành, hoặc lưỡng lự với các ý kiến:
1.Keo kiệt, bủn xỉn là tiết kiệm.
2.Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
3.Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
4.Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
5.Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm.
6.Tiết kiệm tiền của vừa ích nước lợi nhà.
7.Ăn uống thừa thải là chưa tiết kiệm.
8.Tiết kiệm là quốc sách.
9.Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm.
10.Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm.
-HS giải thích lí do đã chọn các ý kiến đó.
* Kết luận:Tán thành : câu 3, 4, 5, 6, 7, 8.Không tán thành : câu 1, 2, 9, 10.
+Vậy em hiểu thế nào là tiết kiệm tiền của ?
Là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thải.
* Hoạt động 3 :Em có biết tiết kiệm ?
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: yêu cầu mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là không tiết kiệm tiền của.
-Yêu cầu HS trình bày ý kiến.
-GV nhận xét chốt lại bài học.
*GDHS:
-Biết trân trọng  giá  trị các đồ vật do con người làm ra.
-Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện phải tiết kiệm đến mức có thể được.
-GV liên hệ: 
+Ra khỏi phòng phải nhớ tắt quạt, đèn, không sử dụng các thiết bị điện khi không có người; Sử dụng ánh sáng tự nhiên thay cho điện.
 +Không xả nước tràn lan.
+Tập vở phải viết ngay hàng, không bỏ vở.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Gv yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến bài học và biết cách tiết kiệm tiền của.
+Sưu tầm các truy ... cộng đồng.Vì vậy ngoài việc rửa tay để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ta còn phòng được bệnh cúm A/H1N1.Do đó em phải thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
+ Liên hệ thực tế việc giữ vệ sinh môi trường ở lớp học và sân trường.
- HS đọc mục cần biết.
3.Củng cố- dặn dò :
- GV cho HS chơi trò chơi chuyền thư.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, và có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Chuẩn bị bài: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên dạy.
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KỂ CHUYỆN
TIẾT 7 LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng.
 -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
II.CHUẨN BỊ :
 -Tranh minh họa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện về lòng tự trọng..
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
-Hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét và cho điểm.
 2.Bài mới
*Hoạt động 1: GV kể chuyện.
 * Mục tiêu : GV kể cho HS nắm được nôi dung câu chuyện.
-Gọi HS xem tranh và đọc lời dưới tranh thử đoán xem câu chuyện kể về ai.Nội dung truyện là gì ?
Câu chuyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị mù. Cô cùng các bạn ước một điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp.
-GV thực hiện kể truyện cho HS nghe lần 1. 
-GV thực hiện kể lần 2 cho HS nghe GV kể kết hợp chỉ vào tranh.
* Hoạt động 2: Tổ chức cho HS kể.
* Mục tiêu : HS biết cách kể được nội dung của từng đoạn truyện hoặc cả truyện.
-HS thực hiện kể theo nhóm, dựa vào các gợi ý.
Tranh 1 :+Quê tác giả có phong tục gì ?
+Những lời nguyện ước đó có gì lạ ?
Tranh 2 :+Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai ?
+Đặc điểm về hình dáng nào của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất ?
+Tác giả có suy nghĩ gì về chị Ngàn ?
+Hình ảnh trăng đêm rằm có gì đẹp ?
Tranh 3 : +Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào ?
+Chị Ngàn đã làm gì trước khi nói điều ước ?
+Chị Ngàn đã khẩn cầu điều gì ?
+Thái độ của tác giả như thế nào trước lời khẩn cầu ?
Tranh 4 : +Chị Ngàn đã nói gì với tác giả ?
+Tại sao tác giả lại nói : Chị Ngàn ơi em đã hiểu rồi ?
-GV quan sát giúp đỡ những nhóm yếu.
-HS kể trước lớp.
-GV nhận xét 
- HS trao đổi nhóm đôi về các câu hỏi ở phần 3.
-GV nêu lại câu hỏi:
+Cô gái mù trong truyện cầu nguyện điều gì?(cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.)
+Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?(nhân hậu, sống vì người khác.)
+Hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện?(Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi.Đúng đêm rằm tháng giêng, cô đã ước cho mắt của chị Ngàn sáng lại. Điều ước thật thiêng.Mắt chị đã sáng sau một ca phẫu thuật)
+Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?( Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho ngườI nói lên điều ước, cho tất cả mọi người.)
-GV nhận xét, giáo dục HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc.
NGÀY SOẠN : 8 - 10 - 2009
NGÀY DẠY : 9 - 10 - 2009
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 14 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
-Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian.
II.CHUẨN BỊ 
-Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu gợi ý.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
-Nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
* Hoạt động :Hướng dẫn làm bài tập
-Gọi HS đọc đề bài. 
-GV đọc lại đề và phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân dưới các từ : giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
-Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
-Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý.
1)Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào ? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước ?
Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em ba điều ước.
2)Em thực hiện điều ước đó như thế nào ?
Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ hai em mong cho con người thoát khỏi bệnh tật. Điều ước thứ ba em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành những kĩ sư giỏi
3)Em nghĩ gì khi thức giấc ?
Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
- Yêu cầu HS tự làm bài và sau đó 2 HS ngồi gần kể cho nhau nghe.
- HS thi kể trước lớp.
- HS nhận xét.
-GV nhận xét sửa sai.
-GV kể một câu chuyện cho HS tham khảo.
3.Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu chuyện vào vở.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
TOÁN
TIẾT 34 BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
 - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
II.CHUẨN BỊ 
 -Ghi sẵn đề bài toán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 * Hoạt động 1:Hình thành kiến thức
 * Mục tiêu: Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ, giá trị của biểu thứ có chứa ba chữ
*Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ.
 -GV yêu cầu HS đọc ví dụ của đề toán.
+Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu cá ta làm thế nào ?
+Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
-GV thực hiện ghi lên bảng.
+Số cá của An : 2, 5, 1, 
+Số cá của Bình : 3, 1, 0,.. .
+Số cá của Cường : 4, 0, 2,
+Số cá của ba người : 2 + 3 + 4, 5 + 1 + 0,1 + 0 + 2, 
+Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
-GV giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
*Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
+Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
- Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
-GV làm tương tự với các trường hợp còn lại.
+Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ?
+Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
* Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ
 Bài 1
 +Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - HS làm bài cá nhân
 -GV nhận xét và chữa bài:
Bài 2
+Mọi số nhân với 0 đều bằng bao nhiêu ?
+Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ?
- HS làm bài vào vở.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài : Tính chất kết hợp của phép cộng
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
LỊCH SỬ
TIẾT 7 CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO 
 NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+Nguyên nhân trận Bạch Đằng:Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn v à chuẩn bị đón đánh qu ân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhữ giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+Ý nghĩa trận Bạch Đằng : Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
1.Kiểm tra bài cũ 
+Nêu nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mơí :
Giới thiệu bài:
*Hoạt động1:Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
* Mục tiêu:Nắm được một số nét về tiểu sử Ngô Quyền
-Làm việc cả lớp.
-GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk.
+Ngô Quyền là người ở đâu ?Ở Đường Lâm, Hà Tây.
+Ông là người như thế nào ?Ngô Quyền là người có tài yêu nước .
+Ông là con rể của ai ?của Dương Đình Nghệ, người đã tập hợp nhân dân đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợi năm 931.
-GV nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểuTrận Bạch Đằng
* Mục tiêu: Trường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng.
- HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm nêu. 
+Vì sao có trận Bạch Đằng ?
Vì Kiều Công Tiển giết chết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Công Tiễn đã cho người đi cầu cứu hà Nam Hán, nhân cớ đó quân Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Biết tin Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược.
+Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu, khi nào ?
Diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng, Ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938.
+Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
Ngô Quyền đã dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc
+Kết quả của trận Bạch Đằng ?
Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
- HS thi nhau tường thuật lại trận Bạch Đằng.
-GV nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
* Mục tiêu: Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
-Hoạt động theo nhóm đôi, nêu:
+Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì ?
Ngô quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
+Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta ?
Đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc .
-GV kết luận:Với chiến tranh hiển hách như trên, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền. Khi ông mất, nhân dân ta đã xây lăng để tưởng nhớ ông ở Đường Lâm, Hà Tây.
3.Củng cố -Dặn dò:
- GV cho HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài :Ôn tập
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4tuan 7.doc