Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021

TIẾT 20: CÓ CHÍ THÌ NÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- HS biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

- GD HS có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. Góp phần phát triển các năng lực: NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * KNS: -Xác định giá trị

 -Tự nhận thức về bản thân

 -Lắng nghe tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học

- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

docx 47 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 64Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 10
Ngày soạn: 5/11/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 20: CÓ CHÍ THÌ NÊN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- HS biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 
- GD HS có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. Góp phần phát triển các năng lực: NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: -Xác định giá trị
 -Tự nhận thức về bản thân
 -Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: (3p)
* Khởi động: 
- Cả lớp hát bài: Vũ điệu rửa tay
 + Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Nêu nội dung bài học
* Kết nối:
 - GV dẫn vào bài mới
Hát và vận động tại chỗ
+ Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đấy, có trí nhớ lạ thường. . . . 
- HS đọc nội dung bài học. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Luyện đọc: (5p)
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Các câu tục ngữ đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rại mang tính chất của một lời khuyên.
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1 HS đọc bài
- Giải nghĩa từ khó: nên, hành, lận, keo, cả, rã (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp 
* Tìm hiểu bài: (8-10p)
 + Dựa vào nội dung các câu tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào các nhóm?
Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công
Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn
Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 
+ Cách diễn đạt các câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng?
+ Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí. 
- Nội dung của các câu tục ngữ?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
- GV Chiếu ND bài
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS tự làm cá nhân
Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công
Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn
Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
1.Có công mài sắt có ngày nên kim. 
 4. Người có chí thì nên
2. Ai ơi đã quyết thì hành
5.Hãy lo bền chí câu cua.
3. Thua keo này, bày keo 
 6. Chớ thấy sóng cả mà rã
7. Thất bại là mẹ
+ Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu)
 - Có công mài sắt có ngày nên kim. 
+ Có vần có nhịp cân đối cụ thể: 
- Ai ơi đã quyết thì hành/
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. !
- Thua keo này/ bày keo khác. 
+ Có hình ảnh. 
*Người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim. 
*Người đan lát quyết làm cho sản phẩm tròn vành. 
*Người kiên trì câu cua. 
*Người chèo thuyền không lơi tay chèo giữa sóng to gió lớn. 
+ HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn gia đình, bản thân. 
- Những biểu hiện của HS không có ý chí: 
*Gặp một bài tập khó là bỏ luôn, không có gắng tìm cách giải. 
* Thích xem phim là đi xem không học bài. 
* Trời rét không muốn chui ra khỏi chăn để đi học. 
* Hơi bị bệnh là muốn nghỉ học ngay. 
* Bị điểm kém là chán học. 
* Gia đình có chuyện không may là ngại không muốn đi học. 
*Thấy trời nắng, muốn ở nhà, nói dối bị nhức đầu để trốn học. 
Nội dung: Các câu tục ngữ khuyên chúng ta: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. 
- HS ghi lại nội dung bài
TOÁN
Tiết 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Học sinh nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Rèn cho HS luyện tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực. Góp phần phát triển các NL: NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
*Bài tập cần làm: Bài 2: cột a,b. – Tr. 58
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu: (3p)
* Khởi động 
- Cả lớp nghe và hát theo bài: Em yêu hòa bình
* Kết nối:
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- Cả lớp hát, vận động tại chỗ.
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15p)
 Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
 * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau 
 - GV đưa slide biểu thức 
 5 x 7 và 7 x 5
+ Hãy tính và so sánh giá trị hai biểu thức này với nhau. 
 - GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
 *KL: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. 
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
 - GV đưa slide so sánh giá trị của hai biểu thức (SGK), yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng. 
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
Bài 2(tr55): Vẽ theo mẫu:
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=4, b=8?
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=6, b=7?
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=5, b=4?
+ Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a?
+ Ta có thể viết a x b = b x a
+ Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
+ Khi đó giá trị của tích a x b có thay đổi không?
+ Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
 * KL: Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 
Đó là t/c giao hoán của phép nhân
- HS nêu 5 x 7 = 35 và 7 x 5 = 35. 
 Vậy 5 x 7 = 7 x 5. 
- HS nêu: 
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; 
- HS đọc bảng số. 
- 3 HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: 
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 32.
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 42
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 20.
+ Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.
- HS đọc: a x b = b x a
+ Hai tích đó đều có từa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích b x a.
+ Không thay đổi.
+ Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- HS đọc lại KL
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:(15p)
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài 
- Chốt đáp án.
* KL: Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
 Bài 2(a,b): Tính: HSNK hoàn thành cả bài
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bảng lớn.
- YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cần)
- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 3 + bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (1p)
* Bài tập PTNL:( M3+M4)
1. Đổi chố các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất.
 a. 5 x 745 x 2 ; 8 x 356 x 125
 b. 1250 x 623 x 8; 5 x 789 x 200 
2. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
420000 : 10 .........4200 x 10
3210 x 1000 ........32100 x 100
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS tự làm bài.
Đ/a:
a. 4 x 6 = 6 x 4; b. 3 x 5 = 5 x 3 207 x 7 = 7 x 207 ;2138 x 9 = 9 x 2138
- HS nhắc lại t/c giao hoán
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con.
a. 1357 x 5 =
 7 x 853 =
b. 40263 x 7 =
 5 x 1326 = 
- HS tự làm bài vào vở Tự học
- Lấy VD về chia nhẩm và nhân nhẩm với 10, 100, 1000,...
- Hs thực hiện 
KỂ CHUYỆN
Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Góp phần bồi dưỡng các năng lực: NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu: (5p)
* Khởi động: 
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện(M1+M2) hoặc kể toàn chuyện(M3+M4) Bàn chân kì diệu 
+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
* Kết nối:
- GV dẫn vào bài mới 
- HS kể chuyện
+ Ý chí và nghị lực vươn lên chiến thắng số phận
2. Khám phá:
* Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(8p)
* Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực. 
- Gọi HS đọc gợi ý. 
- Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK 
- HS đọc đề. 
- HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý. 
- Lần lượt HS giới thiệu truyện. 
+ Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay. 
+ Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. 
Lê Duy Vận trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
+ Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước. 
Ngu Công trong truyện Ngu Công dời núi. 
+ Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu. 
(Những người bị khuyết tật mà em đã biết qua ti vi, đài, báo vẫn đỗ đại học và trở thành những người lao động giỏi)
- Lần lượt HS giới thiệu về nhân vật mà mình định kể. 
+ Tôi xin kể câu chuyện Bô- bin- xơn ở đảo hoang mà tôi đã được đọc trong truyện trinh thám. 
+ Tôi xin kể câu chuyện về anh Sơn người bị tàn tật mà vẫn học 2 trường đại học. Tấm gương về anh tôi đã được xem trong chương trình Người đương thời. 
+ Tôi xin kể chuyện về nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí
2. HĐ luyện tập, thực hành: (20p) 
a/. Kể chuyện cá nhân 
- HS thực hành kể 
Gợi ý: Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. 
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa, nghị lực của nhân  ... của nước.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trong sách giáo khoa và thực hành tại nhà.
(?) Nước có hình gì?
(?) Nước chảy như thế nào?
(?) Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của 
nước? 
? Nước có hình dạng nhất định không?
Hoạt động 3:
(?) Khi vô ý làm đổ nước ra bàn các em thường làm gì?
(?) Tại sao người ta dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải?
3. HĐ vận dụng, sáng tạo (3p)
* GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Đó là những biện pháp gì?
* GV: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là tiết kiệm năng lượng (sản xuất điện)
- Trong thực tế, con người vận dụng các tính chất của nước vào những việc gì?
- HS TL
- Phát hiện màu, mùi vị của nước
HS thực hành và quan sát trực tiếp.
+ Vì nước trong suốt, nhìn rõ thìa, còn cốc sữa trắng đục không nhìn rõ thìa trong cốc.
+ Khi nếm: Cốc không có vị là cốc nước, cốc có vị ngọt là cốc sữa.
+ Khi ngửi: Cốc có mùi thơm là cốc sữa, cốc không có mùi là cốc nước.
+ Nhìn, ngửi, nếm để biết nước không màu, không mùi, không vị.
- HS khác bổ sung.
- Nước không có hình dạng nhất định, chảy tan ra mọi phía
- HS làm thí nghiệm, quan sát và trả lời.
+ Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp vất chứa nước.
+ Đổ nước vào các bình có hình dạng khác nhau, quan sát để biết nước không có hình dạng nhất định.
+ Để nghiêng một tấm kính và đổ nước ở phía trên, quan sát để biết nước chảy từ nơi cao đến nơi thấp.
+ Hoà một số chất (muối, đường, dầu) vào nước để biết nước có thể/ không thể hoà tan một số chất.
+ Đổ nước vào một số vật (vải cốt tông, ni lông, ) để xem nước thấm/ không thấm qua một số vật.
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn (Chẳng hạn: vật bị ướt, có phải vật đó đã thấm nước?,)
- HS kết luận: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi. thấm qua một số vậ và hòa tan một số chất.
(Ghi kết luận vào vở TN)
 - HS nêu. VD:
+ Không xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước.
- HS nêu một vài vận dụng. VD:
+ Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý che đậy bằng các vật không thấm nước
+Nước không thấm qua một số vật nên người ta dùng để sản xuất chậu, chai,làm bằng nhôm, nhựa, ..để chứa nước; sản xuất áo mưa.
+Vận dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống Đđể tạo ra sức nước làm chạy máy phát điện, làm mái nhà dốc
TẬP ĐỌC
	Tiết 22: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS hiểu được ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học. 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu: (3p)
* Khởi động 
- Hát bài: Vũ điệu rửa tay.
- Đọc lại bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ. 
* Kết nối:
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới 
- Hs hát
- 2 HS thực hiện
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Luyện đọc: (8-10p)
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, giọng kể chuyện ở đoạn, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi. 
*Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, 
- GV chốt và chiếu slide vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- HS chia đoạn
- Bài được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi  đến ăn học. 
+ Đoạn 2: Năm 21 tuổi ...không nản chí. 
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi  đến Trưng Nhị. 
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quẩy, nản chí, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư, lịch sự,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của GV
- 1 HS đọc cả bài (M4)
*Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV chiếu slide phiếu học tập
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chvận tỏ ông là một người có chí?
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?
+ Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?(* HS M3+M4 trả lời)
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Bài văn ca ngợi ai?
- HS trả lời – Chia sẻ kết quả.
+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau khi được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi học Bạch và cho ăn học. 
+ Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ, 
+ Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí. 
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông của miền Bắc. 
+ Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu để diễn thuyết kêu gọi khách hàng với khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông, rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom. 
- VD:Là những người dành được những thắng lợi to lớn trong kinh doanh. 
 + Là những người đã chiến thắng trong thương trường.
 + Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh. 
 + Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc
- Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh: biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu VN;giúp kinh tế Việt Nam phát triển: Bạch Thái Bưởi là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh. 
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. 
- HS ghi lại ý nghĩa của bài
3. Hoạt động luyện tập thực hành: (8-10p )
* Luyện đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu Hs nếu giọng đọc.
- HD HS tự luyện đọc diễn cảm ở nhà
4. Hoạt động vận dụng (2 phút)
+ Em học được điều gì từ Bạch Thái Bưởi?
- Liên hệ giáo dục: ý chí nghị lưc vươn lên.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- HS nêu
- Nêu các tấm gương nghị lực mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.
TOÁN
Tiết 55: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo. Góp phần phát huy các năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3, bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học. 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu (3p)
* Khởi động
- GV cho cả lớp hát bài: em yêu giờ học toán
* Kết nối
- GV dẫn vào bài
- HS cả lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15p)
a. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 
 + GV chiếu slide 2 biểu thức: 
 3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5 
- Y/c tính giá trị của 2 biểu thức trên. 
+ So sánh giá trị của 2 biểu thức trên?
- Vậy 4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5
+ Biểu thức: 4 x (3 - 5) có dạng gì?
+ Tích 3 x 7 và 3 x 5 có mối liên hệ gì với biểu thức ban đầu?
GV: Như vậy biểu thức chính là hiệu của tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với số bị trừ của hiệu trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu. 
+ Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
+ Từ cách thực hiện trên, em hãy nêu công thức tính, và qui tắc nhân một số với một hiệu.
- HS cả lớp làm bài vào nháp- Chia sẻ 
 3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5 
= 3 x 2 = 21 – 15
= 6 = 6
+ Bằng nhau. 
+Là nhân một số với một hiệu
+ Tích 3 x 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số bị trừ của hiệu. Tích thứ hai 3 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số trừ của hiệu. 
+ Có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ 2 kết quả cho nhau. 
 a x (b - c) = a x b - a x c
-HS phát biểu qui tắc. 
- Lấy VD minh hoạ
3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18p)
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV chiếu bảng phụ và hướng dẫn HS phân tích bảng, HD cách làm. 
- GV chốt đáp án.
+ Muốn nhân một số với 1 hiệu ta làm thế nào?
 Bài 3:
- GV nhận xét, đánh giá một số bài của HS
Bài 4: Tính và so sánh. . . 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Củng cố quy tắc nhân một hiệu với một số. 
Bài 2 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách nhân một số với 1 hiệu
4. Hoạt động vận dụng (2p)
 - Thực hiện theo YC của GV.
-HS thực hiện - Chia sẻ lớp
Đ/a:
a
b
c
a x (b – c)
a x b – a x c
3
7
3
3 x (7 – 3) 
= 12
3 x 7 – 3 x 3 
= 12
6
9
5
6 x (9 – 5) 
= 24
6 x 9 – 6 x 5 
= 24
8
5
2
8 x (5 – 2)
 = 24
8 x 5 – 8 x 2
 = 24
- HS phát biểu
- 1 HS đọc đề bài
- Làm cá nhân vào vở- Chia sẻ lớp
Đ/a:
 Bài giải
 Số giá để trvận còn lại sau khi bán là
 40- 10 = 30 (giá)
 Số quả trvận còn lại là: 
 175 x 30 = 5250 (quả)
 Đáp số: 5 250 quả.
- Thực hiện theo YC của GV.
- HS làm cá nhân- Chia sẻ lớp
Đ/a:
 (7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
= 2 x 3 = 21 – 15
= 6 = 6
- Phát hiện quy tắc nhân 1 hiệu với 1 số
- HS làm vào vở Tự học
VD: 26 x 9 = 26 x (10 – 1)
 = 26 x 10 – 26 x 1
 = 260 - 26 = 234
- Ghi nhớ cách nhân 1 số với 1 hiệu, 1 hiệu với 1 số
- Vận dụng giải bài tập 3 theo cách khác ngắn gọn hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_10_nam_2021.docx