Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Chuẩn KTKN

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Chuẩn KTKN

ĐẠO ĐỨC: (Tiết 7)

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA

I. Mục tiêu: - Giúp HS có khả năng:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của .

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, trong đời sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị: - GV: Đồ dùng để chơi đóng vai.

 - HS: 3 tầm bìa xanh, đot, vàng.

III. Các hoạt động dạy - học :

ĐẠO ĐỨC: (Tiết 7)

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA

I. Mục tiêu: - Giúp HS có khả năng:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của .

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, trong đời sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị: - GV: Đồ dùng để chơi đóng vai.

 - HS: 3 tầm bìa xanh, đot, vàng.

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc 48 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008.
ĐẠO ĐỨC: (Tiết 7)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I. Mục tiêu: - Giúp HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị: - GV: Đồ dùng để chơi đóng vai.
 - HS: 3 tầm bìa xanh, đot, vàng. 
III. Các hoạt động dạy - học : 
1.Khởi động :(1’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
-H: Mỗi trẻ em đều có quyền gì? Khi bày tỏ ý kiến các em cần có thái độ như thế nào?
-H: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến của mình?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’) .
b. Hoạt động 1: (8’) Tìm hiểu thông tin.
- Chia lớp thành 4 nhóm, YC các nhóm đọc thông tin trong sách và trả lời câu hỏi:
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.
-H: Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
-H: Theo em có phải do nghèo nên mới tiết kiệm không?
- GV nhận xét kết luận: 
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
c. Hoạt động 2: (8’) Bày tỏ ý kiến, thái độ.
-GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS trao đổi, bày tỏ thái độ tán thành, phân hoặc không tán thành bằng cách giơ các thẻ xanh, đỏ, vàng theo quy ước.
1. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
2. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
3. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
4.T/kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà
- YC các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung.
*GV chốt lại ý đúng: ý 1,2 là không đúng. 
d.Hoạt động 3: (7’)Hoạt động cả lớp.
 - YC HS liệt kê những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- GV nhận xét kết luận: VD:
+ Vặn vòi nước khi đã sử dụng xong.
+ Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
*Kết luận: - Những việc tiết kiệm là những việc nên làm, còn những việc không tiết kiệm, gây lãng phí chúng ta K0 nên làm.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Củng cố - Dặn dò: (5’) 
-H: Em đã tiết kiệm tiền của bằng cách nào?
-H: Thế nào là tiết kiệm tiền của ? 
- Về nhà thực hiện tiết kiệm sách đồ dùng,... Sưu tầm các tấ gương biết tiết kiệm tiền của. Chuẩn bị ND BT 4,5,6,7 tiết sau học.
- Nhận xét tiết học. 
-Hát 
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời:
- Lớp nhận xét.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm 6.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
-Em thấy người Nhật và người Mỹ rất tiết kiệm, còn ở VN chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
-Không phải, vì ở Mỹ và Nhật là các nước giàu mạnh mà họ vẫn tiết kiệm. Họ tiết kiệm là thói quen và tiết kiệm mới có nhiều vốn để giàu có.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu.
- Các nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình, nhóm khác bổ sung.
- HS lần lượt trình bày.
- Lắng nghe.
- Vài em nêu ghi nhớ.
- HS trả lời.
TOÁN
Tiết 31: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên. Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của pphép tính, giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng HS thực hành giải toán thành thạo
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị : - Gv và HS xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy – Học :
1.Khởi động :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập số 2 / 40 sgk.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’) .
b. HD HS làm bài tập: 
Bài 1: - GV viết lên bảng phép tính:
2416 + 5164 , YC HS đặt tính và tính.
- GV nhận xét, HD HS thử lại: 7580
 2416 
 5164 
-H: Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào? 
- HS tự làm phần b.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: - GV viết lên bảng phép tính:
6839 - 482 , YC HS đặt tính và tính.
- GV nhận xét, HD HS thử lại: 6357
 482
 6839
-H: Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào? 
- YC HS tự làm phần b.
- GV nhận xét nêu cách làm .
Bài 3: Tìm x:
-H: Muốn tìm số hạng, SBT chưa biết ta làm thế nào ? 
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài.
- YC HS tự làm bài:
Bài 5: - BT YC chúng ta làm gì ?
-H: Số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số là số nào ?
- YC HS tính nhẩm và nêu kết quả hiệu của 2 số đó.
- GV nhận xét sửa sai .
4. Củng cố - Dặn dò: (5’)
 -H: Muốn thử lại phép cộng và phép trừ ta làm thế nào ?
-H: Muốn tìm số hạng, SBT chưa biết ta làm thế nào ? 
- Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Biểu thức có chứa hai chữ”.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- 1 HS lên bảng làm:
 2416 
 5164 
 7580
+ Ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- 3 HS lên bảng làm ,lớp làm vào nháp.
35462 Thử lại 62981
+27519 -35462
 62891 27519
 69108 71182
 + 2074 - 69108
 71182 2074
 267345 299270
+ 31925 -267345
 299270 31925
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp
 6839 
 482 
 6357
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- 3 em lên bảng làm.
 Tính: 4025 Thử lại: 3713 
 312 312
 3713 4025
-2 em lên bảng làm.
x + 262 = 4848 x – 707 = 3535
x = 4848 – 262 x = 3535 + 707
x = 4586 x = 4242
- HS nêu 2 quy tắc tìm x.
- 1 em đọc đề, lớp đọc thầm theo.
-1em làm trên bảng, lớp làm vào vở.
Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 – 2428 = 715 ( m)
 Đáp số: 715 m
- Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
- HS nêu: 99 999 và số 10 000.
- HS thực hiện trừ nhẩm: 89 999.
- HS nêu.
- HS nêu.
TẬP ĐỌC
Tiết 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS thương yêu, kính trọng anh bộ đội.
II. Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy 	- học :
1.Khởi động :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
-H: Cô chị nói dối ba để đi đâu? Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận?
- H: Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?
-GV nhận xét và ghi điểm .
3. Dạy bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài: (2’) 
Dùng tranh giới thiệu.
b. HD HS Luyện đọc: (8’)
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu ... các em.
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... vui tươi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
-YC HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lượt).
+Lần 1: GV theo dõi, sửa lỗi phát âm.
+Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài, giải nghĩa thêm: Vằng vặc là ntn ?
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm 
c. Tìm hiểu bài: (8’)
-H: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Giảng thêm: “trung thu độc lập”
-H: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
-H: Đoạn1 nói lên điều gì?
* Ý1: Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
-H: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? 
-H: Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trăng trung thu độc lập?
* Giáo viên chốt: Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
-H: Cuộc sống hiện nay theo em có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
-H: Đoạn 2 nói lên điều gì?
*Ý2: Ước mơ của anh chiến sĩ đã trở thành hiện thực.
-H: Em mơ ước đất nước ta mai sau phát triển như thế nào?
*GV chốt: +Mơ ước nước ta có một nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới, nước ta không còn nghèo khổ.
-H: Đoạn này nói về điều gì?
* Ý 3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
d. Luyện đọc diễn cảm: (7’)
- Gọi 3 HS đọc bài. 
- GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp về đất nước. Đoạn 1,2 giọng ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3 đọc giọng nhanh hơn, vui hơn.
- HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- YC HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi 2 cặp đọc diễn cảm. 
- GV và HS nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất.
4. Củng cố - Dặn dò: (5’)
-H: Bài văn nói lên điều gì?
*Ý nghĩa: Tình thương yêu các em nhỏ và mơ ước của anh chiến sĩ, về tương lai của các em, của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị: “Ở vương quốc tương lai”.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi:
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo SGK.
- HS dùng bút chì đánh dấu.
- 3 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ HS phát âm sai - đọc lại.
- HS đọc thầm chú giải sgk.
- Sáng trong không một chút gợn.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi. 
+ Lắng nghe.
-Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
-Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước VN độc lập yêu quí; trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng
- HS phát biểu.
- Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói, nha ... ïc tiêu: - Giúp HS: 
1. Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp .Yêu cầu quay sau đúng hướng, không lệch hàng đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp .
2. Trò chơi “ Ném trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích.
Giáo dục HS ý thức nhanh nhẹn, tự giác trong giờ học.
II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi .
III. Các hoạt động dạy học chuy yếu:
Nội dung
ĐLVĐ
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến ND YC giờ học.
Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
-Chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100-200m rồi đi thường thành 1 vòng tròn hít thở sâu.
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”
2. Phần cơ bản: 
a) Đội hình đội ngũ: 
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập 2 lần.
- YC HS tập luyện theo tổ .
- GV quan sát nhận xét sửa chữa sai sót.
- Tập hợp cả lớp, thi đua trình diễn.
-GV quan sát nhận xét biểu dương thi đua.
- Cả lớp tập hợp. GV điều khiển để củng cố
b) Trò chơi: “Ném trúng đích”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc: 
- Tập 1 số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.Về nhà tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau.
6’
1’
2’
1’
2’
24’
14’
10’
5’
1’
1’
1’
1’
1’
- Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm danh, báo cáo sĩ số.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Đội hình vòng tròn:
5GV
- HS thực hiện theo YC.
- Đội hình hàng ngang.
=======
=======
=======
=======
5 GV
- Các tổ trưởng điều khiển tổ mình theo YC.
- Từng tổ thi đua.
- Cả lớp thực hiện.
- Lắng nghe thực hiện theo YC.
- Lớp trưởng điều khiển.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- Nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP (TUẦN 7)
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
1. Đánh giá ưu điểm, tồn tại các hoạt động trong tuần qua
2. Nắm được nội dung kế hoạch tuần tới.
3. GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể, trung thực trong học tập.
II. Nội dung sinh hoạt: 
1. Học sinh nhận xét đánh giá:
- YC các tổ trưởng nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua.
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
2. Giáo viên nhận xét đánh giá:
+ Ưu điểm: 
- Đa số các em thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp, đảm bảo giờ giấc ra vào lớp, simh hoạt 15’ đầu giờ tương đối nghiêm túc.
- Nhiều em có ý thức học tập tốt, sôi nổi phát biểu ý kiến xây dựng bài, một số em giành đựoc nhiều điểm tốt trong tuần như: 
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc tương đối gọn gàng.
- Tham gia đóng góp tương đối đầy đủ.
+ Tồn tại: 
- Cán bộ lớp quans xuyến lớp chưa tốt. Sinh hoạt 15’ đầu giờ chưa nghiêm túc. Vệ sinh cá nhân và lớp học chưa sạch sẽ.
- Còn một số em đi học hay quên sách vở. Trong giờ học hay nói chuyện riêng.
- Một số em đến lớp không thuộc bài:
- Việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt.
- Tham gia đóng góp còn chậm.
III. Kế hoạch tuần 8:
- Tiếp tục duy trì và ổn định nề nếp lớp.
- Thực hiện vệ sinh và lớp học sạch sẽ.
- Tự giác học và làm bài tập ở nhà.
- Tiếp tục nộp các khoản đóng góp.
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Củng cố cho Hs các kiến thức về cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- HS thực hành thành thạo gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
Có ý thức rèn luyện kĩ năng gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
.Các em biết quý trọng những sản phẩm do chính tay mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu vật. 
Hs : Vật dụng và dụng cụ thực hành..
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ: 
Yêu cầu HS nêu lại các bước thực hiện gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv 
Hoạt động học của Hs
Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ3 : Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình và thực hiện các thao tác gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- GV nhận xét và củng cố thêm kĩ thuật cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa theo ba bước sau:
+ Gấp mép vải theo đường dấu.
+ Khâu lược đường gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
H . Khi thực hiện khâu, ta cần lưu ý điều gì?
khâu lược đường gấp mép vải được thực hiện ở mặt trái của vải.
- Yêu cầu Hs tiếp tục thực hành cá nhân trên vải.
- Gv nêu thời gian và yêu cầu thực hành
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng và chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- GV kiểm tra các sản phẩm.
- Yêu cầu các HS thực hành xong trước trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau.
-GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí	+ Đường gấp mép thẳng,đúng kĩ thuật.
	+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
	+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
	+ Các mũi khâu tương đối đều , không bị dúm.
	+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Lắng nghe và nhắc lại .
- Nhắc lại quy trình thực hiện khâu mũi đột mau.
- HS nhắc lại những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột mau.
-Từng cá nhân thực hành trên vải.
- Cả lớp thực hiện.
- Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- Theo dõi,lắng nghe.
- Thực hiện đánh giá sản phẩm của nhau (đánh giá trong nhóm) theo các tiêu chí GV đưa ra.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình 
- Quan sát, theo dõi, thực hiện đánh giá.
4. Củng cố:	 
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học , cho HS xem những sản phẩm đẹp.
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT(tiết 3)
 I - Mục tiêu 
Củng cố cho Hs các kiến thức về cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau .
- HS thực hành thành thạo gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau .
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.Các em biết quý trọng những sản phẩm do chính tay mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu vật. 
Hs : Vật dụng và dụng cụ thực hành..
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước thực hiện gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv 
Hoạt động học của Hs
Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ3 : Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình và thực hiện các thao tác gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau.
- GV nhận xét và củng cố thêm kĩ thuật cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột mau theo ba bước sau:
+ Gấp mép vải theo đường dấu.
+ Khâu lược đường gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
H . Khi thực hiện khâu, ta cần lưu ý điều gì?
khâu lược đường gấp mép vải được thực hiện ở mặt trái của vải.
- Yêu cầu Hs tiếp tục thực hành cá nhân trên vải.
- Gv nêu thời gian và yêu cầu thực hành
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng và chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- GV kiểm tra các sản phẩm.
- Yêu cầu các HS thực hành xong trước trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau.
-GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí	+ Đường gấp mép thẳng,đúng kĩ thuật.
	+ Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
	+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
	+ Các mũi khâu tương đối đều , không bị dúm.
	+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Lắng nghe và nhắc lại .
- Nhắc lại quy trình thực hiện khâu mũi đột mau.
- HS nhắc lại những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột mau.
-Từng cá nhân thực hành trên vải.
- Cả lớp thực hiện.
- Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- Theo dõi,lắng nghe.
- Thực hiện đánh giá sản phẩm của nhau (đánh giá trong nhóm) theo các tiêu chí GV đưa ra.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình 
- Quan sát, theo dõi, thực hiện đánh giá.
4-Củng cố:
GV nhận xét sự chuẩn bị ,tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS .
-Chuẩn bị bài “Cắt khâu túi rút dây”.
4.Củng cố 
- Thu vở chấm bài.
5 Dặn dò : Xem lại bài và làm bài tập.Chuẩn bị bài TT

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 7 CKTKN.doc