Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Võ Mạnh Hùng

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Võ Mạnh Hùng

Âm nhạc : ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH, BAN ƠI LẮNG NGHE

ÔN TẬP TĐN SỐ 1

I- MỤC TIÊU :

- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca kết hợp gõ đệm theo bài hát.

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Tập biểu diễn bài hát.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, bảng phụ bài TĐN số 1

2. Học sinh: Sách, vở, nhạc cụ gõ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Võ Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 02 tháng 10 năm 2010
	Ngày dạy : Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2010
Tập Đọc :	TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các CH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cu õ: Gọi HS đọc phân vai bài: Chị em tôi
+Em thích chi tiết nào trong truyện nhất? Vì sao
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài học. Chủ điểm tuần này là gì ?
Treo tranh minh hoạ, hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. 
* Gọi HS đọc toàn bài.
*Đọc nối tiếp bài. GV chia đoạn
Đoạn1: Đêm nay....của các em.
Đoạn2: Anh nhìn trăng........vui chơi.
Đoạn 3: Trăng đêm nay.... các em.
GV theo dõi,kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đoạn1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn1 trả lời câu hỏi trong SGK
- Gọi 1HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi trong SGK
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn3 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Cho HS đọc toàn bài.
 - Nội dung chính bài này nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung chính của bài.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.
- Treo bảng giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 "Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai.....vui tươi."
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn văn
 + GV theo dõi, nhận xét, cho điểm.
- Tổ chức thi đọc toàn bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò :
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3HS đọc phân vai và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- 1HS khá đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt)
- 2HS đọc toàn bài
- 1HS đọc chú giải.
- HS lắng nghe 
- 1HS đọc
Đọc thầm,thảo luân, tiếp nối nhau trả lời
-1HS đọc
- Đọc thầm, trao đổi và trả lời.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài.
-2 HS nhắc lại.
- 3HS đọc Cả lớp theo dõi, tìm ra giọng đọc của từng đoạn.
 - HS đọc thầm và tìm cách đọc hay.
- HS thi đọc diễn cảm
 -3-5 HS thi đọc.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS tự học.
___________________________________________________________________________________
Toán : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Gọi HS làm bài tập tiết 30 đồng thời kiểm tra vở bài tập một số HS 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi mục bài
HĐ1: Bài1: GV viết phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính.
 - Yêu cầu HS nhận xét.
- Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)?
GV nêu cách thử => Y/c HS thử lại trên phép +.
- Yêu cầu HS làm phần b.
HĐ 2 : Bài2 : GV viết phép tính 6839 - 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính.
 - Yêu cầu HS nhận xét.
- Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)?
GV nêu cách thử => Y/c HS thử lại trên phép trừ.
- Yêu cầu HS làm phần b.
HĐ 3: Bài3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
 - Cho HS tự làm sau đó chữa bài (yêu cầu HS nêu cách tìm x của mình )
 x + 262 = 4848 x - 707 = 3535
x = 4848 - 262 x = 3535 + 707
x = 4586 x = 4242
HĐ4 : Bài4: GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS trả lời.
Bài5: GV yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm.
.3. Củng cố - Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học và dặn chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp 
- 2 HS nhận xét.
- HS trả lời
HS thực hiện tính 7580 - 2416
- Cả lớp làm vào vở 
-HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp 
- 2HS nhận xét.
- HS trả lời
HS thực hiện tính 7580 - 2416
- Cả lớp làm vào vở 
- Tìm x.
-1HS làm bảng phụ, lớp làm vở
- HS đọc đề bài
- HS trả lời
- HS thực hiện.
_____________________________________________________________________________________
Đạo Đức : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1)
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước  trong cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : 
- Phiếu học tập; mỗi HS 3 tấm bìa màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài học "Bày tỏ ý kiến".
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài, ghi mục bài.
HĐ1:Thảo luận nhóm các thông tin tr 11SGK
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GVkết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt...
 HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập1. Y/ c HS bày tỏ thái độ đánh giá vào phiếu HT.
 - GV nhận xét, kết luận
HĐ3: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK.
-GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GVkết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- GVcho HS liên hệ 
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 C. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ về tiết kiệm tiền của.
- Về nhà tự liên hệ việc tiết kiệm của mình. 
 - HS nêu, HS khác nhận xét.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS lần lượt bày tỏ thái độ, giải thích cách lựa chọn của mình.
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS tự liên hệ rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
 - HS nhắc lại
- HS tự liên hệ.
==========================================================================
	Ngày soạn : Thứ bảy ngày 02 tháng 10 năm 2010
	Ngày dạy : Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2010
Tập Đọc :	Ở VƯONG QUUỐC TƯONG LAI
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND : Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 A. Kiểm tra bài cũ : Đọc bài "Trung thu độc lập"và trả lời câu hỏi về nội dung. 
- Nhận xét và cho điểm.
 B. Dạy bài mớ i:
1. Giới thiệu bài : 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ1. Luyện đọc. 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp toàn bài (3 lượt).
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc 
- GV gọi HS đọc phần chú giải
- GV gọi HS đọc toàn màn 1.
HĐ2. Tìm hiểu màn1: 
* GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu các nhân vật có mặt trong màn 1.
* Yêu cầu 2HS ngồi trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
+ Các bạn nhỏ sáng chế ra những gì?
+ Theo em sáng chế có nghĩa là gì?
+ Các phát minh ấy nói lên ước mơ gì ?
+ Màn 1 nói lên điều gì?
- GV ghi ý chính lên bảng.
* Đọc diễn cảm.
- GV tổ chức cho HS đọc phân vai.
- GV nhận xét, cho điểm.
HĐ3. Tìm hiểu màn 2.
* GV đọc mẫu.
* GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và chỉ rõ từng nhân vật và những quả to, lạ.
* Yêu cầu 2HS ngồi trao đổi và trả lời câu hỏi :
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu ?
+ Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kỳ diệu có gì khác thường?
+Em thích gì ở Vương quốcTương Lai ? Vì sao ?
+ Màn 2 cho em biết điều gì ?
- GV nhận xét ghi nội dung bài.
* Đọc diễn cảm
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn về nhà đọc thuộc lời thoại trong bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc nối tiếp, trả lời câu hỏi 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp đọc bài theo thứ tự.
 - 3 HS đọc toàn màn 1
- HS quan sát và giới thiệu.
- 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 8 HS đọc theo các vai. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và 1 HS giới thiệu.
- HS đọc thầm, thảo luận và trả lời.
- HS trả lời
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS đọc.
_____________________________________________________________________________________
Chính tả :	GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU :
- Nhớ - đúng bàI CT ; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT2b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Phiếu viết ghi nội dung bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Kiểm tra bài cũ : Gọi 3HS lên bảng viết:
Sung sướng, sừng sững, sốt sắng, xôn xao
GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài. GV hỏi: ở chue điểm Măng mọc thẳng, các em đã được học truyện thơ nào?.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung đoạn thơ.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ
Hỏi: Lởi lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì?
-Gà tung tin gì để cho Cáo một bài họ ... bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Bước 2: Thực hành.
* Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc trên.
- GV theo dõi và giúp thêm các nhóm.
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
 HS kể cho cả lớp nghe. 
 Lo lắng, khó chịu, mệt, đau
 tả, lị,
- 2-3 em nêu ý kiến.
* H1 và H2 các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
H5: đổ bỏ thức ăn ôi thiu.
H6: chôn lấp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.
* Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do: ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn,
* Các bạn nhỏ trong hình đã không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Một số HS trình bày ý kiến.
- 2 em lần lượt đọc trong SGK.
 vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn.
- HS làm việc theo nhóm bàn. Cả nhóm cùng bàn cách thể hiện và tất cả các bạn trong nhóm đều tham gia vẽ theo sự phân công của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe, ghi nhận.
___________________________________________________________________________________
Lịch Sử :	CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
I. MỤC TIÊU : 
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyện nhân trận Bạch Đằng : Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ ý nghĩa trận Bạch Đằng : Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. ĐÔ DUNG DAY – HỌC : 
- Phiếu học tập của học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 - GV nhận xét chung.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
- Ngô Quyền là người ở đâu ?
- Ông là người thế nào? Ông là con rể của ai ?
HĐ2: Trận Bạch Đằng
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu
? Vì sao có trận Bạch Đằng ?
? Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào ?
- Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
- GV nhận xét, bổ sung.
 HĐ3: ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
? Sau khi chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì?
? Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa ntn đối với dân tộc ta?
- GV nhận xét chốt ý nghĩa của trận chiến thắng Bạch Đằng.
HĐ4: Trò chơi " Ô chữ"
- GV nêu cách chơi, cách phân thắng thua.
- Cho HS chơi.
- GV nhận xét 
3.Cũng cố -Dặn dò : 
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- 2HS trả lời. HS khác nhận xét
 - HS đọc SGK, cả lớp theo dõi
 - HS trả lời
-Thảo luận nhóm đôi, đại diện trình bày kết quả.
 - HS tường thuật lại trận Bạch Đằng trước lớp.
- HS trả lời.
- HS chơi.
_____________________________________________________________________________________
Ngày soạn : Thứ tư ngày 06 tháng 10 năm 2010
	Ngày dạy : Thứ sáu ngày 08 tháng 10 năm 2010
Luyện Từ Và Câu :	LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU :
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng VN trong BT1; viết đúng một vàI tên riêng theo yêu cầu BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Em hày nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài. 
2/ Hướng dẫn làm bài tập.
Hoạt động 1: Bài1: Yêu cầu HS đọc BT1
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc bài ca dao đã hoàn chỉnh.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?
 Hoạt động2 : Bài2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng.
GV nêu một số néu để hướng HS làm bài.
- GV yêu cầu hoạt động nhóm.
- Các nhóm dán phiếu lên bảng.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố -Dặn dò :
- Tên người, tên địa lí Việt Nam cần được viết như thế nào? 
- HS trình bày. 
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc yêu cầu nội dung.
- Hoạt động theo nhóm, sau đó trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS quan sát trả lời.
- 2HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Các nhóm dán phiếu lên bảng.
- HS trả lời
_____________________________________________________________________________________
Toán :	TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU :
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi sẵn ví dụ. Xem trước nội dung bài 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cu õ: Yêu cầu 3 Hs lên bảng thực thiện các bài toán sau.
1. Tính giá trị của biểu thức axbxc , với a= 9, b= 4, c= 6.
Tính giá trị của biểu thức c : 5 , với c= 625.
3. Bài mới : 
- Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Gv đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- Yêu cầu HS nêu các giá trị cụ thể của a,b,c và tự tính giá trị của ( a+ b) +c và a+ ( b+c) rồi so sánh kết quả để nhận biết giá trị của ( a+ b) +c và a+ ( b+c) là bằng nhau.
- Yêu cầu 3 Hs lên bảng thực hiện với các giá trị cụ thể cùa a,b,c như sau:
a=4, b=5, c=6
a=36, b=15, c= 20
a=28, b=49, c= 51.
- Gv chốt các ý kiến : ( a+ b) +c = a+ ( b+c) 
- Yêu cầu HS phát biểu thành lời tímh chất kết hợp của phép cộng.
HĐ2 : Luyện tập thực hành 
Bài 1 a (dòng 2,3) b (dòng 1, 3):Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp, 3 nhóm thực hiện trên phiếu.
- Yêu cầu HS trao đổi vở để chấm đúng/ sai.
- Lần lượt các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng.
- Gv theo dõi, sửa bài trên bảng theo đáp án.
Bài 2 :
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu Hs thực hiện tìm hiểu đề trước lớp.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét và sửa 
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét giờ học
- Theo dõi, lắng nghe.
Hs nêu cách tính giá trị cụ thể của a,b,c và thực hiện tính vào nháp.
- Phát biểu thành lời tính chất kết hợp của phép cộng.
- Từng cá nhân làm vào vở nháp. 
Sau khi thực hiện xong, thực hiện trao đổi phiếu để chấm Đ/S.
Theo dõi và chấm bài theo đáp án trên bảng.
1 em nêu, lớp theo dõi.
- Từng cá nhân làm bài vào vở.
- Theo dõi và sửa bài vào vở.
Tập Làm Văn :	LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý. Xem trước bài, VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ :
Yêu cầu Hs đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện “ Vào nghề”
Nhận xét, ghi điểm cho Hs.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập .
- Gọi 1 HS đọc nội dung đề bài và các gợi ý.
- Gv treo bảng phụ có các gợi ý và hướng dẫn.
- Gv gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề.:
- Yêu cầu Hs đọc các gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK.
Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào?
Em đã thực hiện các điều ước đó như thế nào?
Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Gọi HS xung phong nêu ý kiến.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý.
- Yêu cầu 1 số HS làm miệng trên bảng. 
- GV và lớp theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.
HĐ3 : Luyện tập
- Yêu cầu Hs dựa vào bài miệng các bạn vừa trình bày và các ý chốt của GV để làm bài vào vở. 
VD : Một buổi trưa hè,em đang mót từng bông lúa rơi trên cành đồng bỗng thấy trước mặt hiện ra một bà tiên đầu tóc bạc phơ. Thấy em mồ hôi nhễ nhại, bà dịu dàng bảo:
- Cháu tiếc những bông lúa rơi nên tranh thủ buổi trưa đi mót lúa cho ngan ăn.Buổi trưa nhặt đượcc nhiều hơn.Buổi chiều cháu còn phải đi học.
Bà tiên bảo :
- Yêu cầu một số Hs trình bày bài làm trước lớp.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét giờ học
- 1 em nhắc lại đề.
- 1 em kể. Lớp lắng nghe.
- HS thực hiện làm bài.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Từng nhóm kể chuyện theo gợi ý.
- Theo dõi quan sát và 1 em đọc lại đáp án.- Thực hiện làm bài vào vở.
- 1 em đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
- 1 vài em nêu trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý.
==========================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgioa an lop tuan 7.doc