TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
- GD HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy.
- GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn cốt truyện) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước. Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 73, SGK. Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần để HS viết, mỗi phiếu ghi một đoạn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 3 HS lê bảng mỗi HS kể 3 bức trang truyện Ba lưỡi rìu. - Gọi 1 HS kể toàn truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc cốt truyện. - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần xuống dòng. GV ghi nhanh lên bảng. - Gọi HS đọc lại các sự việc chính. Bài 2: - Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện. - Y/ cầu HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn. Chú ý nhắc HS phải đọc kĩ cốt truyện, phần mở đầu hoặc diễn biến hoặc kết thúc của từng đoạn để viết nội dung cho hợp lý. - Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng, đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn thành. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm. - Yêu cầu các nhóm đọc các đoạn văn đã hoàn chỉnh 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. - Lắng nghe. - 3 HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. + Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. + Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. + Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước. - 1 HS đọc thành tiếng. - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung phiếu của các nhóm. - Theo dõi, sửa chữa. - 4 HS tiếp nối nhau đọc. (Xem H/D như SGV) TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ. Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy. - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 33, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ : * Biểu thức có chứa ba chữ - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. ? Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? - GV treo bảng số và hướng dẫn như SGV. - GV làm tương tự với các trường hợp khác. Số cá của An Số cá của Bình Số cá của Cường Số cá của cả ba người 2 3 4 2 + 3 + 4 5 1 0 5 + 1 + 0 1 0 2 1 + 0 + 2 a b c a + b + c - GV nêu vấn đề: Nếu An câu đưự«c a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ? - GV giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ. * Giá trị của biểu thức chứa ba chữ - GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ? - GV nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c. - GV làm tương tự với các trường hợp còn lại. - GV hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ? - Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ? c. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài. ? Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ? ? Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. ? Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ? ? Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ? Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc. - Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau. - HS nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số nội dung như sau: - Cả ba người câu được a + b + c con cá. - HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9. - HS tìm giá trị của biểu thức a + b + c trong từng trường hợp. - Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức. - Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c. - Tính giá trị của biểu thức. - Biểu thức a + b + c. - HS làm VBT. - Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22. - Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - Đều bằng 0. - Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS cả lớp. : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I.MỤC TIÊU : Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống ( Gia- rai ; Ê- đê, Ba- na, kinh,...)nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của dân tộc Tây Nguyên; Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường thường quấn váy. - Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc. II. CHUẨN BỊ : - Tranh, ảnh về lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC : ? Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên. ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? ? Nêu đặc điểm của từng mùa. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Ghi tựa b. Phát triển bài : 1/ Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống : *Hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau : ? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên. ? Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? ? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? ? Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. 2/.Nhà rông ở Tây Nguyên : *Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau : ? Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? ? Nhà rông được dùng để làm gì? ? Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? - GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. 3/. Lễ hội : * Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau : ? Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? ? Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? ? Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ? ? Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? - GV cho HS đại diên nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình . GV tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên. 4. Củng cố : - GV cho HS đọc phần bài học trong khung. - Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên. - Nêu một số nét về sinh hoạt của người dân Tây Nguyên. - Nhà rông dùng để làm gì ? * Các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên phải đoàn kết, không nghe theo kẻ xấu xúi dục, chia rẽ sự đoàn kết. Phải giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng buôn, làng giàu đẹp. Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”. - Nhận xét tiết học. - 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc - Vài HS trả lời. - Tiếng nói (ngôn ngữ), phong tục, tập quán sinh hoạt riêng, ... - Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm, chợ,... Các dân tộc chung sức xây dựng buôn làng. - HS trả lời. - HS khác nhận xét - HS đọc SGK - Nhà rông - Là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như tiếp khách cá buôn đều diễn ra ở đó... - Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ buôn làng giàu có, thịnh vượng. - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả - HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. - Lễ hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới, - Thường múa hát trong lễ hội, đốt lửa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng,... - Đàn Tơ - rưng, đàn krông - pút, công chiêng - HS đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS đoc bài và trả lời câu hỏi. - Dân tộc Ê đê, Mơ nông, Gia rai, Xơ đăng, Kơ ho,... - Tập trung sinh hoạt. - HS cả lớp. KỸ THUẬT: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU: - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bộ cắt khâu thêu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1 - HS nhắc lại quy trình khâu. - GV nhắc lại - Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. - GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó:Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối, * Hoạt động 2 HS thực hành - GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Gọi HS đọc ghi nhớ. -GV cho HS thực hành 3. Nhận xét đánh giá sản phẩm 4. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. - HS theo dõi. - HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. - HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. - HS thực hiện thao tác. - HS nhận xét. - HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. - HS thực hiện. - HS cả lớp
Tài liệu đính kèm: