Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

 Tập đọc (Tiết 15)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ

- Bước đầu biết đọc diển cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên., HS giỏi khá đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ, trả lời được câu hỏi 3.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ và nổi khát khao của các bạn nhỏ về một thế giới tốt đẹp( trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 và thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)

- Giáo dục học sinh khát khao về một thế giới tốt đẹp. Một thế giới không có chiến tranh.

- Học thuộc lòng bài thơ

II. Đồ dùng dạy học

Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Soạn ngày: 09/10/09
Dạy ngày: 12/10/09
Đạo đức (Tiết 8)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Nhận thức được:
Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
2. Học sinh biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. Các bước lên lớp
1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ, trả lời 2 câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- 2 em đọc và trả lời.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: 10
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi học sinh lên chữa bài tập và giải thích.
- Cả lớp trao đổi và nhận xét đưa kết luận đúng. Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: 20’
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đóng vai bài 5/13
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Yêu cầu học sinh lên đóng vai.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
Giáo viên đưa ra kết luận chung.
Hoạt động tiếp nối
- Yêu cầu học sinh nêu các cách tiết kiệm.
- GV và cả lớp nhận xét. Bổ sung
- 1 em đọc đề.
- 1 em lên làm.
- Các việc làm: a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
- Các việc làm: c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
- Vài em trả lời.
- 3 nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống.
- Học sinh thảo luận và đóng vai.
- 2 nhóm đóng vai.
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình. 
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Vận dụng điều đã học vào thực tế
- Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------
 Tập đọc (Tiết 15)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ
- Bước đầu biết đọc diển cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên., HS giỏi khá đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ, trả lời được câu hỏi 3.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ và nổi khát khao của các bạn nhỏ về một thế giới tốt đẹp( trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 và thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)
- Giáo dục học sinh khát khao về một thế giới tốt đẹp. Một thế giới không có chiến tranh.
- Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Nhóm 1 gồm 8 học sinh đọc màn 1, trả lời câu hỏi 2SGK.
- Nhóm 2 gồm 6 học sinh đọc màn 2, trả lời câu hỏi 3.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
Giới thiệu bài: 1’
b) Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
Hoạt động 1: 15’ -Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh đọc đúng
- Tổ chức đọc theo cặp
- Gọi học sinh đọc toàn bài thơ.
- Giáo viên đọc mẫu chú ý giọng đọc:
- 8 học sinh.
- 6 học sinh
- Học sinh lắng nghe
- 4 học sinh( 2-3 lượt)
- Phép lạ, nảy mầm nhanh chớp mắt, đầy quả, tha hồ.trái bom, trái ngon, toàn keo, bi tròn.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 2 em đọc
+ Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em.
*Hoạt động 2: 10’- Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Các câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài thơ.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? Những điều ước ấy là gì?
- Yêu cầu học sinh đọc lại 1 khổ thơ 3, 4 giải thích ý nghĩa của các cách nói sai:
+ ước “không còn mùa đông”
+ ước “hoá trái bom thành trái ngon”
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
* Hoạt động 3: 8’-Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc 
- Tổ chức thi(2-3 khổ)
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- 
- GV theo dõi, nhận xét ghi điểm
- 1 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- 2 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Điều ước của các bạn nhỏ.
Khổ 1: các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để bàn việc.
Khổ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹp với bi tròn.
- ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọc con người.
- ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
+ vừa giao chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gì cũng ăn được ngay.
+ Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới.
+ Em thích ước mơ hái triệu vì sao đúc thành ông mặt trời mới để trái đất không còn mùa đông vì hình ảnh này rất đẹp và vì em yêu mùa hè.
+ Em thích ước mơ biến trái bom thành trái ngon, trong chứa toàn kẹo, vì ước mơ này rất ngộ nghĩnh.
- Bốn học sinh tiếp nối nhau đọc bài thơ.
- Học sinh luyện đọc
- Học sinh thi đọc diễn cảm
- Cả lớp đọc nhẫm
- 2 em cùng bàn đọc nhẩm kiểm tra học thuộc lòng.
- Học sinh thi học thuộc lòng.
-Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------------
Toán (Tiết 36)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1(b), bài 2 ( dòng 1, 2) bài 4(a)
II. Các hoạt động dạy học
Bài cũ: 4’
- Chấm và kiểm tra 1 số vở những em hôm trước chưa hoàn thành.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới: 30’
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên sửa sai đi đến kết quả đúng
 26.387 54.293
+ 14.075 + 61.934
 9.210 7.652
 49.672 123.879
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh thi đua làm nhanh
- Đặt tính rồi tính
- 4 em làm ở bảng lớp học sinh khác làm vào vở.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Mỗi dãy chọn 3 em chơi tiếp sức. Học sinh khác theo dõi.
a) 96 + 78 + 4 	 67 + 21 + 79 	
= (96 + 4) + 78	 = 67 + (21 + 79) 
= 100 + 78	 = 67 + 100	
= 178 = 167
 b) 789 + 285 + 15 448+ 594 +52	
= 789 + (285 + 15 ) = (448 + 52) + 594 	
= 789 + 300	 = 500 + 594 
= 1.089	= 1.094	
Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 4
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
a) Cả lớp làm câu a 
b) HS giỏi làm them câu b
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
- 2 em đọc đề
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Giải
Số dân tăng thêm sau hai năm là:
79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau hai năm là:
5.256 + 150 = 5.406 (người)
Đáp số: 150 người
 5.406 người
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật? Nêu công thức?
- Em nào chưa xong về hoàn thiện bài tập vào vở.
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------
Khoa học (Tiết 15)
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường.
- Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh họa trang 32, 33 SGK
- Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi
- Phiếu ghi các tình huống
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
+ Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?
+ Nêu cách đề phòng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 1’
b) Bài mới
Hoạt động 1:10’- Kể chuyện theo tranh
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình minh họa trang 32SGK, thảo luận:
- Mỗi nhóm thể hiện:
+ Tranh thể hiện Hùng lúc khoẻ, lúc bệnh, lúc chữa bệnh
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại (mô tả) câu chuyện?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương các nhóm.
- Tiêu chảy, tả, lị..
- Do uống nước lã, ăn thức ăn ôi thiu, chưa chín, ăn cá sống, thịt sống, vệ sinh cá nhân kém...
- Ăn sạch, uống sạch, ở sạch
- Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn... 
- Giữ vệ sinh môi trường: xử lý phân, rác đúng cách.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện 3 nhóm trình bày 3 câu chuyện vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.
+ Nhóm 1: tranh 1, 4, 8
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2: 10’-Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh
- Yêu cầu học sinh hoạt động cả lớp.
1. Em đã từng bị mắc bệnh gì?
2. Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào?
3. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Học sinh hoạt động cả lớp.
1. Bệnh tiêu chảy.
2. Đau bụng dữ dội, buồn nôn, muốn đi ngoài liên tục, cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn bất cứ thứ gì.
3. Em báo ngay với bố mẹ hoặc thầy cô giáo, người lớn vì người lớn sẽ biết cách giúp em khỏi bệnh.
* Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh, các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mua khỏi.
Hoạt động 3: 10’- Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm”
- Yêu cầu các nhóm ghi tình huống vào tờ giấy. Sau đó nêu yêu cầu.
+ Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.
* Giáo viên đưa ra các tình huống sau:
* Nhóm 1: tình huống 1 ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
* Nhóm 2: Tình huống 2: đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em, Bắc sẽ nói gì với mẹ?
* Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau buốt.
* Nhóm 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì?
* Nhóm 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và ta ... hắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước. Cho ví dụ. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài:1’
- Viết câu văn: cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”
+ Những dấu câu nào em đã học ở lớp 3? Để làm gì? Bài hôm nay các em sẽ rõ.
b) Hoạt động 1:12’ Tìm hiểu ví dụ
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Giáo viên: dấu ngoặc dùng để đánh dấu trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là 1 cụm từ, 1 câu, 1 đoạn văn.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi. 
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
+ Khi nào dấu ngoặc kép được phối hợp với dấu 2 chấm?
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
+ Từ “lầu” chỉ cái gì?
+ Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?
+ Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
c. Hoạt động 2: Đọc ghi nhớ: 3’
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh tìm những ví dụ cụ thể về tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3.Hoạt động 3: Luyện tập: 15’
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
- Gọi học sinh làm bài.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh trả lời nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung:
a) Gọi học sinh làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
- Kết luận lời giải đúng.
+ Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
+ Tại sao từ “vôi vữa” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
b) Tiến hành như a
- 2 học sinh trả lời.
- Học sinh đọc câu văn
+ Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi.
- 2 em đọc đề.
+ Từ ngữ: “Người lính.. mặt trận” “đầy tớ trung.. của nhân dân” Câu: “Tôi chỉ có một sự ham... học hành”.
+ Lời của Bác Hồ.
+ Dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 em ngồi cũng bàn thảo luận.
+ Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận”.
+ Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như câu nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn.. được học hành”.
- 2 học sinh đọc thành tiêng.
+ “Lầu làm thuốc” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.
+ Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè bé, không phải cái “lầu” theo nghĩa trên.
+ Từ “lầu” nói cái tổ của tắc kè rất đẹp và quí.
+ Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng nghĩa với tổ của con tắc kè.
- 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh tiếp nối nhau lấy ví dụ.
+ “Cô giáo bảo em: “Con hãy cố gắng lên nhé”.
+ Bạn mình là một “cây” toán ở lớp con.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 học sinh đọc bài làm của mình.
+ “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
+ “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ
Em quét nhà và rửa bát đĩa
Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Không thể viết xuống dòng đặc sau dấu gạch đầu dòng vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa 2 nhân vật đang nói chuyện.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 em lên làm, học sinh dưới lớp trao đổi đánh dấu vào SGK.
+ Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt.
- Lời giải “Trường thọ”, “đoản thọ”.
IV. Củng cố dặn dò:2’
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép 
- Về làm bài cho hoàn chỉnh.
-----------------------------------------
Toán (Tiết 39)
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu
Giúp học sinh
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke)
Bài 1, bài 2:( chọn 1 trong 3 ý)
Học sinh hứng thú tìm các vật dụng có các góc nhon, góc tù, góc bẹt.
II. Đồ dùng dạy học
- Ê ke
- Bảng phụ vẽ các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’ kiểm tra 1 số vở của những em hôm trước chưa hoàn thiện
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 1’
- Chúng ta đã được học góc gì?
- Giờ học này chúng ta sẽ học góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
b) Hoạt động 1: 20’-Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
* Góc nhọn
- Giáo viên vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
- Giáo viên giới thiệu góc này là góc nhọn.
- Giáo viên: dùng êke kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
- Giáo viên: góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Yêu cầu hóc sinh vẽ 1 góc nhọn (sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông)
* Góc tù: 
- Giáo viên vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc
- Giáo viên: Góc này là góc tù
- Hãy dùng ê ke kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
- Giáo viên nêu: góc tù lớn hơn góc vuông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ 1 góc tù
* Góc bẹt
- Giáo viên vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu học sinh đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc.
- Giáo viên vừa vẽ hình vừa nêu: tăng dần độ lớn của góc COD , đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Yêu cầu học sinh sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.
3.Hoạt động 2: 10’- Luyện tập
Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Góc vuông.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát hình.
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
- Học sinh nêu: góc nhọn AOB.
- 1 học sinh lên bảng kiểm tra. Cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc ALB trong SGK: góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- 1 học sinh vẽ trên bảng, học sinh cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- Học sinh quan sát hình.
- Học sinh: góc MON có đỉnh O là hai cạnh OM và ON.
- Học sinh nêu: góc tù MON.
- 1 học sinh lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc MON trong SGK: góc tù MON lớn hơn góc vuông.
- 1 học sinh vẽ trên bảng, học sinh cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và OD.
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và OD 
- Học sinh quan sát, theo dõi thao tác của giáo viên.
 c
C O D
- Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau.
- 1 học sinh vẽ trên bảng, học sinh cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- Học sinh trả lời trước lớp.
+ Các góc nhọn là: MAN, VDU.
+ Các góc vuông là: ICK.
+ Các góc tù là: PBQ, GOH.
+ Các góc bẹt là: XEY.
- Học sinh dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: hình tam giác ABC có 3 góc nhọn. Hình tam giác DEG có 1 góc vuông. Hình tam giác MNP có 1 góc tù.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Giáo viên tổng kết dặn dò
- Góc vuông như thế nào với góc nhọn và góc tù?
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------
Địa lý (Tiết 8)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ
- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.(Học sinh khá, giỏi)
- HS yêu thích chăn nuôi và trồng trọt những cây cối trong vườn giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên?
- Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên?
- Nhà rông dùng để làm gì?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới
- Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng...
- Nam đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc....
- Sinh hoạt tập thể: hội họp, tiếp khách.
a) Giới thiệu bài: 1’
b) Giảng dạy
Hoạt động 1: 15’- Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
- Yêu cầu học sinh quan sát H1, chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên và giải thích lý do.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau trả lời.
1. Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? ở tỉnh nào? Có cà phê thơm ngon nổi tiếng?
2. Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn.
- Học sinh lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày:
+ Những cây trồng ở đây là cây cao su, cà phê, tiêu, chè...
Lý do: đó là những cây công nghiệp lâu năm, rất phù hợp với đất đỏ ba dan, tơi xốp, phì nhiêu.
1. Cây cà phê với diện tích là 494.200 ha. Trong đó nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột.
2. Rất cao, thông qua việc xuất khẩu các hàng hoá này ra các tỉnh thành trong nước và đặc biệt với nước ngoài.
- Học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 vài học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2:12’- Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ
- Yêu cầu quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên trả lời:
(1). Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên.
(2). Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
(3). Ngoài bò, trâu, Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì?
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu học sinh, sơ đồ hoá kiến thức được học
- Tiến hành thảo luận cặp đôi. Đại diện cặp đôi trình bày ý kiến
* Kết quả làm việc đúng:
(1). 2 học sinh lên bảng chỉ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên: bò, trâu, voi.
(2). Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
(3). Ngoài trâu, bò, Tây Nguyên có nuôi voi, dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.
- Học sinh cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh nhìn sơ đồ, trình bày các nét chính về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây nguyên
Trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, hồ tiêu trên dất ba dan
Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò trên các đồng cỏ
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?
- Gọi vài em đọc phần bài học 
- Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_8_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc