Giáo án Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Trần Thanh Thuận

Giáo án Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Trần Thanh Thuận

Luyện từ và câu

TỔNG KẾT VỐN TỪ

I. Mục đích yêu cầu

 - HS tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).

 - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).

II. Đồ dùng

 - Giấy khổ to, bút dạ.

 - Phiếu học tập dành cho HS.

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Trần Thanh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục đích yêu cầu
	- HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
	- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được tất cả các câu hỏi).
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt đông dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
Luyện đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ... cho thêm gạo, củi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo... càng hối hận.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ.
- GV đọc mẫu. 
b, Tìm hiểu bài.
+ Hải Thượng Lãn Ông là người thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
- GV nhận xét và bổ sung.
+ Bài văn cho em biết điều gì?
c, Đọc diễn cảm bài văn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Về ngôi nhà đang xây.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối đoạn (2- 3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nghe. 
+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
+ Lãn Ông nghe tin con người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tự nguyện chăm sóc cháu bé cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. 
+ Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh mà không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y nhưng ông đã từ chối khéo.
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm nhân nghĩa thì còn mãi.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn và nêu cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
	TUẦN 16 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
	Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
	- HS biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. 
	- Làm được các bài tập 1, 2; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
II. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 25 và 75.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
 - GV hướng dẫn HS mẫu.
 ( 6% + 15 % = 21 % ).
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2:
- GV HD HS làm bài.
 - GV nhận xét sửa sai.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làm bảng con, bảng lớp.
- 3 HS tiếp nối nhau nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS theo dõi.
- 4 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
a, 27,5% + 38% = 65,5%
b, 30% - 16% =14%. 
c, 14,2% 4 = 56,8%
d, 216% : 8 = 27%. 
 Bài giải
a, Đến hết tháng 9, thôn Hoà An đã thực hiện được số phần trăm kế hoạch là:
 18 : 20 = 0,9 
 0,9 = 90%.
b, Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được số phần trăm kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175 
 1,175 = 117,5%.
* Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%.
 Đáp số : a, 90%. 
 b, 117,5% 
 Vượt mức:17,5%.
 Bài giải.
a, Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 =1,25 
 1,25 = 125%
b, Số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%.
Cách 2:
 Người đó thu được lãi số tiền là:
 52 500 - 42 000 = 10 500 (đồng)
 Tiền lãi chiếm số phần trăm là:
 10 500 : 42 000 = 0,25
 0,25 = 25%
 Đáp số : a, 125% ; b, 25% 
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
	Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
(Tiếp)
I. Mục tiêu 
	- HS biết tìm một số phần trăm của một số. 
	- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
II. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
Hướng dẫn HS giải toán về tìm tỉ số phần trăm
a. GV giới thiệu cách tính 52,5% của số 800.
- GV đọc VD và ghi tóm tắt lên bảng:
+ Số H/S toàn trường là: 800 HS.
+ Số HS nữ chiếm: 52,5% 
+ Số HS nữ: .....HS ? 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt các bước thực hiện. Từ đó đi đến cách tính:
 800 : 100 52,5 = 420 
 Hoặc: 800 52,5 : 100 = 420 
 Vậy số HS của 52,5% trong tổng số 100% HS là 420.
- GV gọi một vài HS phát biểu cách tìm 52,5% của 800.
b. Giới thiệu bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Thực hành
Bài 1:
- Hướng dẫn HS, tóm tắt và giải bài:
 Số HS cả lớp: 32 HS
 Số HS nữ chiếm: 75%
 Số Hs nam: ...HS?
+ Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi).
+ Tìm số HS 11 tuổi.
Bài 2:
- GV hướng dẫn:
+ Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng 
+ Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi.
- GV nhận xét sửa sai
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS chú ý theo dõi các bước thực hiện:
+ 100% số HS toàn trường là 800 HS.
+ 1% số HS toàn trường là: 800 : 100
+ 52,5% số HS toàn trường là: 
 800 : 100 52,5 = 420 (HS)
- HS nêu miệng lời giải và phép tính, GV ghi nhanh lên bảng:
 Bài giải:
 Số tiền lãi sau một tháng là:
1000000 : 100 0,5 = 5000 (đồng)
 Đáp số: 5000 đồng.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
 Bài giải:
 Số HS 10 tuổi là:
 32 75 : 100 = 24 (H/S )
 Số HS 11 tuổi là:
 32 - 24 = 8 ( HS ) 
 Đáp số: 8 HS .
Cách 2: 
 So với cả lớp, số HS 11 tuổi chiếm: 
 100% - 75% = 25%
 Số HS 11 tuổi là:
 32 25 : 100 = 8 (HS).
 Bài giải.
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là:
 5000000 : 100 0,5 = 25 000 (đồng) 
Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau 1 tháng là:
 5000000 + 25000 = 5 025 000 (đồng)
 Đáp số : 5 025 000 đồng.
 Bài giải:
 Số vải may quần là:
 345 40 : 100 = 138 (m)
 Số vải may áo là:
 345 - 138 = 207 ( m).
 Đáp số: 207 m.
	Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục đích yêu cầu
	- HS tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
	- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).
II. Đồ dùng
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Phiếu học tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- Y/c HS nhắc khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
- Y/c HS làm bài theo nhóm 4
- 2 HS nhắc lại.
- 4 nhóm làm trên giấy khổ to lên dán bảng, đại diện nhóm lên trình bày.
 Từ
 Đồng nghĩa
 Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người.
Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo,.
Trung thực
Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, thẳng thắn, chân thật.
Dối trá, gian dối, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,.
Dũng cảm
Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, gan dạ,
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược , nhu nhược.
Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó,.
- lười biếng, lười nhác, đại lãn,.
Bài 2:
+ Bài tập có những yêu cầu nào?
- GV gợi ý : Để làm được bài tập cần nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách để chứng minh cho từng nét tính cách của cô Chấm.
+ Cô Chấm có tính cách gì?
- Yêu cầu HS tìm những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho từng nét tính cách của cô Chấm.
- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3, Củng cố, dặn dò
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô Chấm của nhà văn Đào Vũ?
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
+ Bài tập yêu cầu nêu tính cách của cô Chấm; tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ cho nhận xét của mình.
- Hs nối tiếp nhau phát biểu: trung thực, thẳng thắn; chăm chỉ; giản dị; giàu tình cảm, dễ xúc động.
- HS hoạt động nhóm 4; 4 nhóm viết vào giấy lên đính bảng. 
- Cả lớp nhận xét – bổ sung.
+ Nhà văn không cần nói lên những tính cách của cô Chấm mà chỉ bằng những chi tiết, từ ngữ đã khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật.
	Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích yêu cầu
	- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II. Đồ dùng dạy học
	- Một số tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
	- Bảng lớp viết đề bài.
III. Hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
Hướng dẫn HS kể chuyện 
a, Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV phân tích đề, gạch chân các từ: một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK.
b. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp..
- GV cho HS kể chuyện theo nhóm.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
- GV tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
- GV theo dõi và viết lên bảng tên những câu chuyện mà HS kể để cả lớp nhớ khi nhận xét.
- GV và cả lớp nhận xét bình chọn câu chuyện hay nhất người kể hay nhất.
- GV nhận xét, cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn hs chuẩn bị trước bài kể chuyện trong tuần 17. Tìm một câu chuyện em đã nghe, đã đọc nói về nói về những người biết sống đẹp, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
- 2 Hs kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
- 2 HS đọc đề bài. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.
- 4- 5 HS tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
- Hs kể chuyện theo nhóm 4 và nêu suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- 3 - 4 HS thi kể trước lớp.
- HS kể xong tự nói về suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình.
- HS cùng Gv nhận xét , bình chọn ...
	Tập đọc
THẦY CÚNG ĐI VIỆN
I. Mục đích yêu cầu
	- HS biết đọc diễn cảm bài.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học 
	- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
II.Các hoạt động dạy - học
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
a, Luyện đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ...đến học nghề cúng bái.
+ Đoạn 2: Từ vậy... không thuyên giảm.
+ Đoạn 3: Từ thấy cha ...đến vẫn không lui.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Gv sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài
+ Cụ Ún làm nghề gì ?
+ Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào?
+ Cụ Ún  ... HS nối tiếp nhau phát biểu.
 Sự giống nhau
Sự khác nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu: có quốc hiệu, có tiêu ngữ, có tên biên bản.
- Phần chính: cùng có ghi:
+ Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết: cùng có ghi:
+ Ghi tên.
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
- Biên bản cuộc họp có báo cáo, có phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có: Lời khai của những người có mặt.
Bài 2:
- Y/c HS làm bài theo nhóm 4.
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc y/c và gợi ý của bài văn.
- 1 nhóm làm vào giấy khổ to, các nhóm còn lại làm bài vào vở bài tập.
- Một nhóm lên đính bảng, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
 	Kĩ thuật
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
I. Mục tiêu :
	HS cần phải :
	- Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiếu ở nớc ta.
	- Có ý thức nuôi gà.
II . Đồ dùng dạy học.
	- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Câu hỏi thảo luận
II .Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Giới thiệu bài
* Hoạt dộng 1. 
- Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương..
- GV nêu hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau . Em nào có thể kể tên một số giống gà mà em biết?
* GV kết luận hoạt động 1. Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Có những giống gà nội như gà gi , gà đông cảo, gà mía , gà ác...Có những giống gà nhập nội như gà tam hoàng , gà lơ go , gà rốt , Có những giống gà lai như gà rốt – ri ...
* Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- GV cho HS thảo luận trên phiếu học tập.
-GV phát phiếu cho HS thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm .
- Gv kết luận nội dung bài học.
4. Củng cố – Dặn dò
 GV nhận xét giờ học .
Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài
- HS theo dõi .
- HS kể tên giống gà mà mình biết .
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà gi
Gà ác
Gà lơ Go
Gà tam hoàng
- HS nghe .
- HS thảo luận.
- Các nhóm trình bày .
- HS nghe GV kết luận.
 	Lịch sử .
Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
I. Mục đích yêu cầu.
 	Học song bài này hs biết.
	- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
	- Vai trò của hậu phương trong những năm kháng chiếnchống thực dân pháp.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh ảnh trong sách gk.
	- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu đông 1950 ?
- GV nhận xét sửa sai, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1.
- GV tóm lược tình hình địch sau chiến dịch biên giới thu đông năm 1950. Quân Pháp lập kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta đẩy mạnh tiến công quân sự .Vì vậy xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
* Hoạt động 2.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai diễn ra vào năm nào ?Đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy?
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào ?
+ Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?
+ Tinh thần thi đua của kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt nào ?
-
* Hậu phương có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống pháp nó làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống pháp.
- GV nêu tên một số anh hùng trong cuộc kháng chiến về các lĩnh vực.
- Gv y/c 1-2 HS đọc ý chính của bài trong sgk.
* Hoạt động 3: Kết luận 
- Dặn H/S về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- Hát .
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Tháng 2 năm 1951. Đã chỉ rõ rằng để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua ,chia ruộng đất cho nhân dân .
+ ... diễn ra trong khi cả nước đang tập trung toàn lực lượng sức người sức của ở hậu phương cho kháng chiến.
+ Khẳng định những đóng góp to lớn của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Thể hiện qua các mặt kinh tế, giáo dục ,văn hoá, ...
- HS nghe .
+ 2 H/S 
	Khoa học.
Chất dẻo.
I. Mục đích yều cầu.
	Sau bài học HS có khả năng : Nêu tính chất , công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo.
II. Đồ dùng dậy học.
 	- Hình trong sgk trang sgk.
	- Một vài đồ dùng bằng nhựa ...
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Cao su có tính chất gì? Hãy nêu công dụng của cao su?
2. Giới thiệu bài . GV nêu yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 1. Quan sát.
+ Mục tiêu : Giúp HS nói được về hình dạng , độ cứng của một số sản phẩm được làm từ chất dẻo.
* Cách tiến hành:
B1: - GV cho hs quan sát một số đồ dùng bằng nhựa.., và quan sát tranh trong sách .
B2. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát.
* GV kết luận 
* Hoạt động 2. Xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
+ Mục tiêu:
HS nêu được tính chất.
+ Tiến hành.
- GV yêu cầu HS được thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ .
+ Chất dẻo có tính chất cách điện , cách nhiệt ,nhẹ ,bền, khó vỡ , Các đồ dùng bằng chất dẻo như: bát ,đĩa, xô, chậu ,bàn nghế,...dùng xong cần được rửa sạch, hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh . 
+ Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ,da,thuỷ tinh,vải và kim loại vì chúng rất rẻ, bền, nhẹ ,sạch,nhiều màu sắc.
* Hoạt động 3: Kết luận 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
-Hát 
- HS lắng nghe.
+ Hình 1: Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện không được cứng lắm, không thấm nước.
+ Hình 2: Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
+ Hình 3: áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước.
+ Hình 4 . Chậu, xô nhựa đều không thấm nước.
- HS quan sát trong sgk. và tìm hiểu về tính chất của đồ dùng làm bằng chất dẻo..
- HS lắng nghe
- HS nêu được tính chấtcủa chất dẻo.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
 	 Địa lí:
Ôn tập
I. Mục tiêu:
	Giúp HS củng cố , hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
	- Dân cư và các nghành kinh tế Việt Nam.
	- Xác định trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp , cảng biển lớn của đất nước ta.
II. Đồ dùng:
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	- Phiếu học tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. Kiểm tra bài cũ 
- Thương mại gồm những hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
2. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Bài tập tổng kết.
- Y/c HS thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập sau.
Phiếu bài tập
 Nhóm:
1. Điền số liệu, thông tin thích hợp vào ô trống.
a. Nước ta có.. dân tộc.
b. Dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc  sống chủ yếu ở 
c. Các dân tộc ít người sông chủ yếu ở 
d. Các sân bay quốc tế chủ yếu ở nước ta là sân bay:
. ở..
..ở..
..ở..
e. Ba thành phố có cảng biển lớn bặc nhát nước ta là:
.ở miền Bắc ; ở miền Trung. ; ở miền Nam.
2. Ghi vào ô trống chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai:
c. Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng
d. Nước ta có nhiều nghành công nghiệp và thủ công nghiệp.
e. Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trọng việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.
g. Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta.
* Hoạt động 2: Trò chơi Ô chữ kì diệu.
+ 2 bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Các thẻ chữ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi
+ Đội trả lời đúng nhận được một ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên được đò của mình.
* Hoạt động 2: Kết luận 
- Y/c HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
	 Khoa hoc. 
Tơ sợi
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
	- Kể tên một số loại tơ sợi.
	- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
	- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
II. Đồ dùng:
	- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học c:
1. Kiểm tra bài cũ 
- Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? nó có tính chất gì?
2. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
a. Hđ1:Nguồn gốc của một số loại tơ sợi:
* Mục tiêu: HS kể tên một số loại tơ sợi.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS quan sát cho biết hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi dây, những hình nào liên quan đến việc làm ra tơ tằm, sợi bông.
b. Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi.
* Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
* Cách tiến hành:
- Các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu bài tập
- 3 HS lên trình bày.
- HS quan sát hình minh hoạ trong sgk và cho biết hình nào có liên quan đến viậc làm ra sợi đay, những hình nào liên quan đến việc làm ra tơ tằm, sợi bông.
+ Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+ Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu bài tập
 Phiếu hoc tập Tổ
 Loại tơ sợi
 thí nghiệm
 Đặc điểm chính.
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
1. Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Có mùi khét
- Tạo thành tàn tro
Thấm nước
- Vải bông thấm nước có thể rất mỏng, nhẹ như vải màn cũng có thể dày dùng để làm lều, bạt, buồm.
- Sợi đay
- Có mùi khét
- Tạo thành tàn tro
Thấm nước
- Thấm nước, bền, dùng để làm vải buồm, vải đệm ghế, vải lều bạt , có thể nén với giấy và chất dẻo để làm ván ép.
- Tơ tằm
- Có mùi khét
- Tạo thành tàn tro
Thấm nước
- óng ả, nhẹ nhàng.
2. Tơ sợi nhân tạo 
( sợi ni lông)
- Không có mùi khét
- Sợi sun lại.
 Không thấm nước nước
- Không thấm nước, dai, mềm, không nhàu, được dùng trong y tế, làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết của máy móc.
- y/c đại diện các nhóm trình bày.
* Hoạt động 3: Kết luận 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_nguyen_tran_thanh_t.doc