Giáo án Khối 5 - Tuần 17 - Nguyễn Lệ Thủy

Giáo án Khối 5 - Tuần 17 - Nguyễn Lệ Thủy

Tập đọc

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. Mục đích yêu cầu

- HS biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 17 - Nguyễn Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 17 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
	Toán
T81: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1a, 2a, 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
II, Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Tìm một số biết 30% của nó là 72?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính.
- Hướng dẫn HS thực hiện tính.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính.
- Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức với các số thập phân.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm.
- Hướng dẫn HS xác định câu trả lời đúng.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs làm bảng con, bảng lớp: 
 72 100 : 30 = 240
- HS dưới lớp đặt tính vào vở nháp, ghi kết quả phép tính vào vở:
216,72 : 42 = 5,16 
109,98 : 42,3 = 2,6
1 : 12,5 = 0,08
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
a, (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2 
 = 50,6 : 2,3 + 43,68 
 = 22 + 43,68
 = 65,68
b, 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 
 = 8,16 : 4,8 – 0,1725 
 = 1,7 – 0,1725 
 = 1,5275
- HS xác định yêu cầu của bài.
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 – 15625 = 250 ( người )
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016
 0,016 = 1,6 %
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là.
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a, 1,6 %; b, 16129 người. 
- HS xác định câu trả lời đúng: C.
Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
a, Luyện đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu.vỡ thêm đất hoang để trồng lúa.
+ Đoạn 2: tiếp theo . đến phá rừng làm nương như trước nữa.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV sửa phát âm, giúp HS đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
+ Thảo quả là cây gì?
+ Đến Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác 
và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c, Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2- 3 lượt).
- HS đọc bài theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc bài.
+ Thảo quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành chùm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngèo vắt ngang những đồi cao.
+ Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
+ Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
+ Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
+ Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó.
+ Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người phải dám nghĩ, giám làm.
+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài và nêu cách đọc hay.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1, 2, 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
II. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Tìm 7% của 70 000?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết các hỗn số thành số thập phân.
- GV hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tìm x.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs làm bảng con, bảng lớp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm bảng con.
4= 4 = 4,5 2 = 2 = 2,75
3= 3 = 3,8 1= 1= 1,48
- HS xác định thành phần chưa biết, nêu cách tính.
- 2 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
a, x 100 = 1,643 + 7,357
 x 100 = 9
 x = 9 : 100 
 x = 0,09
b, 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải:
 Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35 % + 40 % = 75 % (Lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100 % - 75 % = 25 % (lượng nước trong hồ)
 Đáp số:25 % lượng nước trong hồ.
Cách 2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
D. 805 m2 = 0,0805 ha
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. Mục đích yêu cầu
- Hs tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ các bảng bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
+ Trong Tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
+ Từ phức gồm những loại từ nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.
Bài 2:
+ Thế nào là từ đồng âm?
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Nhận xét.
Bài 3:
 - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 4.
- GV gợi ý để HS trả lời.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa điền vào mỗi thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt theo yêu cầu BT 3 trang 161.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức.
+ Từ đơn gồm một tiếng.
+ Từ phức gồm hai tiếng hay nhiều tiếng.
+ Từ phức gồm hai loại: Từ ghép và từ láy.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
+ Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.
+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
+ Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
a, đánh: từ nhiều nghĩa.
b, trong: từ đồng nghĩa.
c, đậu: từ đồng âm.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc bài Cây rơm.
- HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm nêu câu trả lời.
a, Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi,...
- Các từ đồng nghĩa với dâng là: tặng, biếu, nộp, cho, hiến, đưa,...
- Các từ đồng nghĩa với êm đềm là: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,...
b, ...
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài, nêu:
a, Có mới nới cũ.
b, Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c, Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
I. Mục đích yêu cầu
- HS chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số sách, truyện, bài báo liên quan.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1, Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Tìm hiểu đề bài.
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Giúp cho HS hiểu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện chọn kể.
b. Kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c. Kể chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS kể lại câu chuyện.
- 2-3 HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu trọng tâm của đề.
- HS đọc các gợi ý sgk.
- HS nối tiếp nêu tên câu chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện theo nhóm.
- HS thi kể chuyện trớc lớp, trao đổi cùng cả lớp về ý nghĩa câu chuyện.
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
Toán
GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. Mục tiêu
- HS bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập ph ... à sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
- GV cho HS đọc nội dung mục 2 trong SGK .
GV hỏi :
+ Thức ăn của Gà được chia làm mấy loại?
+ Em hãy kể tên các loại thức ăn ?
- GV chỉ định một số HS trả lời .
- GV nhận xét và tóm tắt.
* Gv phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu.
- Hát.
- HS lắng nghe .
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
+ Động vật cần những yếu tố như Nước,không khí, ánh sáng , và các chất dinh dưỡng.
+ Từ nhiều loại thức ăn khác nhau .
- HS nghe GV giải thích.
- HS quan sát hình trong SGk và trả lời câu hỏi .
+ thóc ,ngô , tấm,gạo ,khoai ,sắn, rau sanh , cào cào , châu chấu , ốc , tép ,bột đỗ tương ,vừng , bột khoáng.
- HS đọc bài trong SGK và trả lời câu hỏi .
* Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm :
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đường bột 
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm .
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng.
+ Nhóm thức ăn cung cấp vi – ta min + Nhóm thức ăn tổng hợp .
* Trong các nhóm thức ăn nêu trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường là cần và phải cho ăn thường xuyên , ăn nhiều.
 Phiếu học tập .
 Hãy điền những thông tin thích hợp về thức ăn nuôi gà vào bảng sau.
Nhóm thức ăn
Tác dụng
Sử dụng
Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm
Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường
Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng.
Nhóm thức ăn cung cấp vi ta min.
Nhóm thức ăn tổng hợp.
- GV cho HS thảo luận ,
- Yêu cầu các nhóm trình bày .
- GV cho HS khác nhận xét và bổ sung.
* GV tóm tắt giải thích minh hoạ tác dụng , cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường .
- Gv nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm để trình bày trong tiết 2.
* Hoạt động 4: Kết luận (5’) .
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận.
- HS trình bày và nhận xét .
- HS nghe và nộp bài .
Tiết 5:
 Sinh hoạt lớp.
Nhận xét tuần 17
A. Mục tiêu:
	1. Đánh giá lại các hoạt động tuần qua
2. Đề ra phương hướng tuần tới
B. Sinh hoạt:
1. Đánh giá lại các hoạt động tuần qua
* Học tập: 
- Các em có ý thức chuẩn bị bài
- Hăng hái phát biểu, xây dựng bài Uyên , Hiền.
-Trong giờ một số em chưa chú ý nghe giảng Hoa, Dung.
- Tỷ lệ chuyên cần cao 
- Giờ truy bài tương đối tốt
* Nền nếp
- Ra vào lớp đúng giờ, không còn tình trạng học sinh đi học muộn
- Duy trì tốt các nền nếp .
* Thể dục
- Ra xếp hàng tập thể dục tương đối tốt
*Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân và tập thể còn nhắc nhở nhiều.
- Chưa có ý thức trong công tác trực tuần
2. Kế hoạch tuần tới
- Đi học đầy đủ, duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần
- Rèn chữ vào các buổi chiều thứ 3,4
- Kiểm tra lại đồ dùng học tập
- ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
- Tiếp tục trồng hoa và chăm sóc vườn thuốc nam.
3. Hoạt động tập thể
Cho học sinh chơi một số trò chơi 
Học sinh điều khiển và hát một số bài hát trong chương trình tiểu học đã
 Lịch sử
 Ôn tập 
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này , HS biết:
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian ( gắn với các bài đã học ).
- Kĩ năng tóm tắt những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập của học sinh.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
- Nhận xét.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: ( làm việc theo nhóm).
- GV chia lớp thành 3 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Lập bảng các sự kiện lịch sử tiểu biểu từ năm 1858 – 11954.
- 
- Hs thảo luận nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày bài.
Thời gian.
Sự kiện tiêu biểu 
Nội dung cơ bản
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
1858
Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
Mở đầu quá trình thực dân pháp xâm lược nước ta
1859- 1864
- Phong trào chống pháp của Trương Định
Phong trào nổ ra từ những ngày đầu Pháp vào đánh chiếm Gia Định
Bình tây đại nguyên soái Trương Định
1885
1905 – 1908
1911
1930
1930 – 1931
1945
1946- 1954
Phong trào chống pháp của Trương Định
Phong trào Đông du
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
Cách mạng tháng tám
Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi pháp vào đánh chiếm Gia Định; Phong trào lên cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
Do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đã đưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để đào tạo nhân tài cứu nước. phong trào cho thấy tinh thần yêu nước cuả thanh niên Việt Nam.
Năm 1911, với lòng yêu nước , thương dân Nguyễn Tất Thành đã từ cảng nhà Rồng quyết trí ra đi tìm đường cứu nước, khác với con đường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX
Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên dành nhiều thắng lợi vẻ vang.
Nhân dân Nghệ – Tĩnh đã đầu tranh quyết liệt, dành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống văn minh tiến bộ ở nhều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12/ 9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ – Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công.
Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19- 8 – 1945 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng tám thành công.
Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đẫ thật sự độc lập tự do; nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do độc lập..
Tôn Thất Thuyết- vua Hàm Nghi
Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX
Nguyễn Tất Thành
4. Củng cố – dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
 Khoa học
Ôn tập học kì 1.
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 68 sgk.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Em hãy nêu đặc điểm và cộng dụng của một số tơ sợi tự nhiên và tơ sợi tổng hợp?
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về: Đặc điểm giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
* cách tiến hành.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
- GV ghi giúp lên bảng, hoàn thành phiếu.
Câi 1: Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
Câu 2:
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau lên trình bày.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung phiếu bài tập.
- HS nêu kết quả làm bài.
- HS cùng nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu bài tập.
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình.
Phòng tránh được bệnh.
 Giải thích.
Hình 1: Nằm màn.
- Sốt xuất huyết.
- Sốt rét.
- Viêm não.
- Những bệnh đó lây do muỗi đốt 
người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi rút gây bệnh sang người lành.
Hình 2: Rửa sạch tay(trước và sau khi đi đại tiện)
- Viêm gan A.
- Giun.
- Cách bệnh đó lây qua đường tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng.
Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội.
- Viêm gan A.
- Giun.
- Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,..)
- Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy, cần uống nước đã đun sôi.
Hình 4: Ăn chín.
- Viêm gan A.
- Giun, sán.
- Ngộ độc thức ăn.
- Cách bệnh đường tiêu hóa khác(ỉa chảy, tả, lị,..)
- Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy cần ăn thức ăn chín, sạch.
b. Hoạt động 2: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu:
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
* Cách tiến hành.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu.
- Nhận xét, góp ý bổ sung
c. Hoạt động 3: Trò chơi Đoán chữ:
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố một số kiến thức trong chủ đề “Con ngời và sức khoẻ”.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
- Hướng dẫn HS cách chơi.
- Nhóm nào đoán đợc nhiều câu đúng là thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Kết luận 
- Hệ thống nội dung ôn tập.
- Nhắc nhở HS ôn tập để chuẩn bị bài kiểm tra.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS nêu công dụng, tính chất của 3 vật liệu đã học.
- HS chơi trò chơi theo nhóm.
 Địa lí
 Ôn tập học kì 1.
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bản đồ: Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân:
- GV treo bản đồ lên bảng.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung các bài tập sgk.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
* Hoạt động 2: Hoàn thiện kiến thức:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- Xác định câu đúng, câu sai trong các câu bài tập 2.
- Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta. Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
- Xác định trên bản đồ VN đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1A.
* Hoạt động 3: Kết luận 
- Hệ thống lại kiến thức bài.
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS quan sát bản đồ.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành các bài tập sgk.
- HS nối tiếp trình bày kết quả làm việc.
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
- Câu đúng: b, c, d; câu sai: a, e.
- Các trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: Thành phố HCM, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM.
- HS nối tiếp xác định trên bản đồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_17_nam_hoc_2010_2011_nguyen_le_thuy.doc