Giáo án Khối 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 1: Thể dục:

 $39:Tung và bắt bóng-Ttrò chơi “ Bóng chuyền sáu”

I Mục tiêu:

 - Ôn tung và bắt bóng bằng tay , tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay , ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác . - Làm quen với với trò chơi “ Bóng chuyền sáu” Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia được vào trò chơi.

II Địa điểm và phương tiện .

Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn.

Mỗi HS 1 dây nhẩy và bóng cao su.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung toàn trường
____________________________
 Buổi sáng
Tiết 2: Tập đọc:
 $39: Thái sư Trần Thủ Độ.
 I. Mục đích yêu cầu:
 1. Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn . Biết đọc phân biệt lời các nhân vật .
 2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
 Hiểu ý nghĩa câu truyện :Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II : Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III : Các hoạt động dạy học .
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Y/c HS đọc và nêu nội dung bài: Người công dân số Một
3. Bài mới
A . Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
B HD h/s luyện đọc và tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc.
HS khá đọc
- GV chia đoạn : 
Đoạn 1. Từ đầu cho đến ông mời tha cho 
Đoạn 2: Tiếp đến lụa thưởng cho.
Đoạn 3: Phần còn lại .
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc. 
b. Tìm hiểu bài:
+ Khi có người muốn xin chức câu đương .Trần Thủ Độ đã làm gì ?
+Trước việc làm của người quân hiệu ông xử lí ra sao ?
 + Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Nêu ý nghĩa bài học.?
- Gv nhận xét 
c. Đọc diễn cảm:
- Y/c 5 HS khá luyện đọc theo cách phân vai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV hướng dẫn đọc phân vai 1 đoạn.
+ Y/c HS luyện đọc theo nhóm 5
+ Tổ chức cho HS thi đọc phân vai
- Nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố dặn dò 
 -Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Gv nhận xét tiết học .dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nêu
- HS nghe .
- HS khá đọc.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
+ Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
Ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.
+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh , không vì tình riêng , nghiêm khắc với bản thân , luân đề cao kỉ cương phép nước.
- Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư sử ngương mẫu , nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
5 HS khá luyện đọc theo cách phân vai.
- HS dưới lớp nêu giọng đọc của các nhân vật 
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 5
- HS thi đọc phân vai trước lớp.
	_________________________________
Tiết 3: Toán:
 $96: Luyện tập 
I. Mục tiêu.
- Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn .
-Học sinh làm thành thạo các bài tập 
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh
III. Dạy bài mới.
1 . Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu bài học .
2: HD học sinh làm bài tập .
Bài 1. 
Tính chu vi hình tròn có bán kính,
r = 9m . r = 4,4m . 
GV HD h/s làm bài tập.
- Gv nhận xét sửa sai.
Bài 2 . GV HD h/s luyện tập tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó .
_ GV nhận xét sửa sai .
Bài 3.
- GV HD HS làm bài bài tập .nhận xét và sửa sai.
Bài 4
- Y/c HS đọc đề
- Tóm tắt và giải.
4. Củng cố – Dặn dò
-Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát .
Bài 1.
a. r = 9m 
C= 9 x 2 x 3,14 = 56,52( m)
b. r =4,4 m
 C = 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632(m)
HS làm bài 2.
a. Tính đường kính hình tròn có chu vi .
C = 15,7 (m).
d = 15,7 : 3,14 = 5 ( m).
b. C = 18,84 m.
r = 18, 84 : 2 : 3,14 = 3 (m).
HS làm bài tập 3.
a. Chu vi của bánh xe đó là:
 0,65 x 3,14 = 2,041 (m ).
b. Quãng đường xe đạp đó đi được khi bánh xe lăn trên đất 10 vòng là:
 2,041 x 10 = 20,41( m)
Quãng đường xe đạp đó đi được khi bánh xe lăn trên đất 100 vòng là:
 2,041 x 100= 204,1(m).
HS làm bài tập 4
Bài giải.
Chu vi hình tròn là:
6x 3,14 = 18,84.(cm)
Nửa chu vi hình tròn là:
18,84 :2 = 9,42(cm).
Chu vi hình H là.
9,42 + 6 = 15,42 (cm)
Khoanh vào D
	_____________________________________
Tiết 4 : Đạo đức
 $19: Em yêu quê hương( Tiết 2)
. Mục tiêu.
- Học xong bài này HS biết:
+ Mọi người cần phải yêu quê hương.
+ Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi , việc làm phù hợp với khả năng của mình .
+ Yêu quí tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương . Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Giấy , bút màu.
- Các bài thơ bài hát nói về quê hương.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Vì sao phải yêu quê hương đất nước ?
3. Bài mới
a. Giơí thiệu bài.
b. Hoạt động 1
:Làm bài tập trong SGK.
* Mục tiêu. HS nêu được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
* Tiến hành.
- GV yêu cầu các cặp hs thảo luận để làm bài tập .
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
* GV kết luận : Trường hợp (a) ,(b),(c),(d),(e) thể hiện tình yêu quê hương của mình.
c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu. HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình.
* Tiến hành.
- Gv cho HS trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi sau.
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được gì để bảo vệ quê hương và thể hiện tình yêu quê hương của mình ?
* GV nhận xét bổ xung và kết luận khen những HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
4. Hoạt động nối tiếp
- Các tổ chuẩn bị các bài hát , bài thơ nói về tình yêu quê hương.
-GV :Để quê hương luôn tươi đẹp chúng ta phải luôn yêu quê hương và bảo vệ quê hương 
- Hát.
- 3 HS trình bày
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi thảo luận với nhau .
- Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
- HS trình bày trướca lớp.
- HS khác theo dõi hỏi thêm bạn để bạn trả lời.
- HS nghe.
 ________________________________
 Buổi chiều 
Tiết 1: 	Thể dục:
 $39:Tung và bắt bóng-Ttrò chơi “ Bóng chuyền sáu”
I Mục tiêu: 
 - Ôn tung và bắt bóng bằng tay , tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay , ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác . - Làm quen với với trò chơi “ Bóng chuyền sáu” Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II Địa điểm và phương tiện .
Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn.
Mỗi HS 1 dây nhẩy và bóng cao su.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
I. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung giờ học .
- GV cho hS chạy chậm tại chỗ .
- Xoay các khổ chân cổ tay.
II. Phần cơ bản .
* Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- GV đi lại quan sát và sửa sai cho HS giúp đỡ hS thực hiện chưa đúng .
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV chọn một số HS nhẩy tốt lên biểu diễn.
* Làm quen với trò chơi : Bóng chuyền sáu.
- GV nêu tên trò chơi , giới thiệu cách chơi và qui định khu vực chơi cho các tổ .
- GV cho HS chơi thử sau đó cho HS chơi thật.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
III. Phần kết thúc:
- GV cho hs đi thường vừa đi vừa hát , đồng thời hít thở sâu.
- GV cùng HS củng cố nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà : Ôn động tác tung và bắt bóng.
6-8'
18-22'
 4-6 '
 Đội hình nhận lớp.
* * * * * 
* * * * * 
* * * * *
 GV
- HS luyện tập theo tổ.
- HS luyện tập .
 - HS thi đua giữa các tổ.
 Đội hình kết thúc.
* * * * * 
* * * * * 
* * * * *
GV
_______________
 Tiết 2:	 Kĩ thuật
 $20:Chăm sóc gà
	I. Mục tiêu:
	- HS cần phải :
	Nêu được mục đích tác dụng của việc nuôi gà.
	Biết cách chăm sóc gà 
	Có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà.
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Một số tranh ảnh trong SGK.
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
	III. Các hoạt động dạy học.
1 .ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
3 .Bài mới 
A .Giới thiệu bài
B. Bài giảng
a.Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà.
- GV nêu : Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa ... để giúp gà không bị rét, nắng, nóng. Tất cả những công việc đó gọi là chăm sóc gà.
- GV gọi HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời các câu hỏi trong sách.
b: Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- Cho HS đọc nội dung mục 2 SGK. Và nêu tên các công việc chăm sóc gà.
- GV gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét bổ sung
*GV kết luận :
- Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn những thức ăn ôi, mốc, mặn.
C: Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
+Nêu những cách chăm sóc gà?
- GV nhận xét bổ sung đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố - dặn dò
-Nêu mục đích và tác dụng của việc chăm sóc gà ?
- Nhận xét tinh thần thái độ kết quả học tập của HS
-Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài:²Vệ sinh phòng bệnh cho gà”
Hát
- HS lắng nghe
HS nghe
HS trả lời.
- Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, và các chất đinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc nhằm tạo các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất nuôi gà.
HS đọc bài
HS nêu ý kiến
*Các công việc chăm sóc gà gồm:
+Sưởi ấm cho gà con.
+Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
+Phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
-HS nghe.
- Một vài HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung.
HS nghe
	________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: 	 Toán:
$97:Diện tích hình tròn.
Mục tiêu.
- Giúp HS nắm được qui tắc , công thức tính diện tích hình tròn và biết vận 
dụng để tính diện tích hình tròn .
 II Các hoạt động dạy học .
1.ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài .
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu bài học.
B. Giới thiệu công thức tính diện tích diện tích hình tròn.
- GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn .
VD: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 dm .
+ Diện tích hình tròn là.
2 x 2 x 3,14 = 12,56 ( dm2).
- Qua VD trên GV cho HS nêu quy tắc tính diện tích hình tròn .
-  ...  
- Học sinh vẽ được hình gần đúng mẫu. 
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ. 
II/ Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
	- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
	- Giấy vẽ, bút, tẩy, mầu.
III/ Các hoạt động dạy – học:
	1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét:
+Sự giống và khác nhau của một số đồ vật như chai ,lọ, bìnhb,phích?
+Độ đậm nhạt của từng vật mẫu?.
* Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ.
 +Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
 + Xác định tỷ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
 + Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
 + Hoàn chỉnh hình.
-Giáo viên gợi ý học sinh vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen:
+Phác các mảng đâm, đậm vừa, nhạt.
+Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
-Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. 
- Học sinh quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+Khác nhau: ở tỉ lệ rộng ,hẹp to nhỏ
+Giống nhau: Có miệng cổ, vai thân, đáy 
-Độ đậm nhạt khác nhau.
:* Hoạt động 3: thực hành.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Học sinh thực hành vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, đậm nhạt.
-GV nhận xét bài vẽ của học sinh
-Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
-HS nhận xét bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-Học sinh bình chọn bài vẽ đẹp.
3-Củng cố, dặn dò:
 - Để vẽ đẹp và đúng mẫu cần chú ý điều gì ? 
- GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
____________________________________________________________
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2010
 Buổi sáng
Tiết 1: 	Toán:
 $99: Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
Củng cố kĩ năng tính chu vi diện tích hình tròn
II. Các hoạt động dạy học
. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
-Nêu cách tính chu vi , diện tích hình tròn ?
3. Bài mới
1. Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. HD h/s làm bài tập.
Bài 1.- GV HD h/s làm bài tập .
- GV cho h/s làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét: Độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi các hình tròn có bán kính 7 cm và 10 cm . 
Bài tập 2.
- GV HD h/s làm bài tập và nhận xét sửa sai.
Bài 3. – Gv h/d HS làm bài tập.
+ Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nửa hình tròn.
- Cho hS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét , sửa sai.
Bài 4.
- Gv HD học sinh làm bài tập .
Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích hình tròn có đường kính là 8cm.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố – Dặn dò
-Ta vừa ôn tập chu vi và diện tích của hình nào ?hãy nêu lại cách tính ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-
 HS làm bài tập .
Độ dài của sợi dây thép là:
7x2 x3,14 + 10 x2 x 3,14 =106,76(cm) 
HS làm bài tập 2.
Bán kính của hình tròn là:
60 + 15 = 75 ( cm )
Chu vi của hình tròn lớn là:
75 x 2 x 3,14 = 471(cm)
Chu vi của hình tròn bé là.
60 x 2 x 3,14 = 376,8(cm).
Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là.
471 – 376,8 = 94,2 (cm)
 Đáp số : 94,2 cm.
HS làm bài tập 3.
 Chiều dài HCN là:
 7 x 2 = 14 (cm).
 Diện tích HCN là :
 14 x 10 = 140 ( cm2)
 Diện tích của hai nửa hình tròn là:
 7x 7 x3,14 = 153, 86(cm2).
 Diện tích hình đã cho là.
 140 + 153,86 = 293, 86.(cm2)
- HS làm bài tập 4.
- HS trình bày kết quả .
Khoanh vào A.
	_______________________________
Tiết 2:	 Luyện từ và câu:
$40: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ( QHT).
- Nhận biết các QHT – cặp QHT được sử dụng trong cau ghép ; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép .
II. Đồ dùng dạy học.
- Phô tô nội dung đoạn văn ở bài tập 1.phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
-Chấm bài tập ở nhà của học sinh
-Nhận xét sửa sai cho HS
3 . Bài mới 
A. Giới thiệu bài,
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
B. Phần nhận xét.
- Bài tập 1. 
 GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.cả lớp theo dõi trong SGK.
- Yêu cầu HS tìm câu ghép trong đoạn văn.và nêu câu ghép vừa tìm được.
- GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 2.
- Gv yêu cầu h/s đọc bài tập 2 .
- HD h/s làm bài và yêu cầu h/s xác định các vế câu trong từng câu ghép .
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung , chốt lại ý
Bài tập 3.- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV HD gợi ý h/s làm bài 
- Mời HS phát biểu ý kiến cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
C. Phần ghi nhớ .
- GV mời HS đọc ghi nhớ trong SGK .
D. Phần luyện tập .
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
- Bài này có 3 yêu cầu nhỏ .
+ Tìm câu ghép .
+ Xác định vế câu .
+ Tìm cặp QHT.
- Cho hS đọc lại đoạn văn suy nghĩ phát biểu ý kiến .
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời gải đúng.
Bài tập 2.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập cả lớp theo dõi .
HS lắng nghe.
- 2 h/s đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài và trình bầy kết quả .
+ Câu 1: ....anh công nhân I-va –nốp,đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở , một người nữa tiến vào..
+ Câu 2: ...Tuy đ/c không muốn làm mất trật tự , nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đ/c .
+ Câu 3:.. Lê - nin không tiện từ chối , Đ/c cảm ơn I –va nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài.
* HS làm bài
+ Câu 1 có 3 vế câu.
Anh công nhân...lượt mình/ thì .....lại mở/ một người ...tiến vào.
+Câu 2 có hai vế câu: Tuy...trật tự/ nhưng....đồng chí.
+ Câu 3 có 2 vế câu: Lê- nin...từ chối/ Đ/c... cắt tóc.
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài.
Trình bày kết quả bài làm .
- 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS làm bài .
Câu 1 là câu có hai vế câu.
Cặp QHT trong câu là (nếu , thì.)
Gv nhắc HS chú ý hai yêu cầu của bài tập
+ Khôi phục lại từ bị lược, trong các câu ghép .
+ Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt từ đó.
- Cho HS phát biểu ý kiến , Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý dựa vào nội dung các vế câu cho sẵn , các em xác định mối quan hệ giữa các vế câu , từ đó tìm quan hệ thích hợp để điền vào chỗ chống.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả , cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
4. Củng cố- Dặn dò 
-Các cặp quan hệ từ được dùng trong câu ghép dùng để làm gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài
- ( Nếu ) ..giúp nước (thì)...hiểu đúng.
- HS làm bài và trình bày kết quả .
a. Tấm chăm ..Còn ......, độc ác.
b. Ông .......nhưng.........nghe.
c. Mình .......hay.......nhà mình.
	__________________________________
 Tiết 3:	Chính tả: (Nghe viết )
 $20: Cánh cam lạc mẹ
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đúng chính tả bài thơ : Cánh cam lạc mẹ
- Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r /d /gi hoặc o / ô.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
GV đọc mẫu bài viết và HD h/s tìm hiểu bài viết.
Nội dung bài thơ cho ta biết gì?
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ , những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- Gv đọc cho HS viết bài .
- GV đọc chậm lại cho HS soát lỗi .
- GV thu và chấm 1/3 bài tại lớp .
3. HD học sinh làm bài tập chính tả 
Bài tập 2.
GV cho HS làm bài tập và báo cáo kết quả .
- GV nhận xét và bổ sung
- GV nói : Anh chàng ích kỉ không hiểu ra rằng : Nếu thuyền chìm thì anh ta cũng rồi đời.
- GV nhận xét sửa sai.
- Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự giúp đỡ ,che chở yêu thương của bạn bè.
- HS nghe Gv đọc và viết bài.
- HS soát bài.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
+ a. sau khi điền vào ta sẽ có các tiếng :
( ra, giữa, dòng, rò , ra, duy , ra ,giấu, giận rồi .
b. Sau khi điền o/ô và dấu thanh vào chỗ trống sẽ có các tiếng :
đông , khô , hốc , gõ ,ló , trong hồi, tròn,
một
3. Củng cố dặn dò : 
-Em có yêu quý các loài vật không ? Em cần làm gì để bảo vệ chúng ?
-Củng cố lại bài, nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau .
_________________________________
Tiết 4: 	 Địa lí:
$20:Châu á ( Tiếp theo)
A. Mục tiêu.
Học xong bài này HS biết .
- Nêu được đặc điểm về dân cư , tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu á (ích lợi của những hoạt động này.
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ) nhận biết được một số hoạt động sản xuất của người dân châu á 
- Biết được khu vực Đông Nam á có khí hậu Gió Mùa nóng ẩm , trồng nhiều lúa gạo .,cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
B. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ tự nhiên châu á .
C. Các hoạt động dạy học.
1 ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới(
A. Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
B . Tìm hiểu bài.
a. Cư dân châu á.
* Hoạt động 1. Gv cho HS làm việc cả lớp.
- Gv cho đọc nội dung đoạn văn và đưa ra nhận xét , người dân châu á chủ yếu là người dân da vàng và địa bàn cư trú của họ .
 - GV . Do họ sống ở các khu vực khác nhau có khí hậu khác nhau .người dân sống ở vùng khí hậu ôn hoà có màu da sáng hơn , người ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn . Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống , học tập và lao động như nhau.
b. Hoạt động kinh tế.
* Hoạt động 2. Làm việc cả lớp sau đó lám việc nhóm nhỏ.
- Gv cho HS quan sát H5 và đọc chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu á.
Gv cho HS nêu tên một số nghành sản xuất .
Gv cho HS làm việc theo nhóm với hình 5.
- GV nhận xét kết luận:
Người dân châu á phần lớn là làm nông nghiệp , nông sản chính là lúa gạo , lúa mì ,thịt ,trứng, sữa . Một số nước phát triển nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ , sản xuất ôtô.
c. Khu vực Đông Nam á 
- Cho HS xác định vị trí của khu vực Đông Nam á , nêu tên 11 quốc gia trong khu vực ,
- GV nhận xét kết luận :
+ Khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ,ẩm người dân trồng nhiều lúa gạo , cây công nghiệp ,khai thác khoáng sản .
4. Củng cố – Dặn dò
-Dân cư châu á có đặc điểm gì ?Họ có những hoạt động kinh tế nào ?
- Gv nhận xét giờ học .
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét: Người dân châu á chủ yếu là người da vàng , sống ở các khu vực khác nhau , có màu da và trang phục khác nhau.
- HS lắng nghe .
- HS nghe.
 HS quan sát và đọc chú giải trong SGK.
- HS nêu tên một số nghành 
- HS nghe .
- HS xác định 
- HS nêu tên 11 quốc gia trong khu vực.
- HS nghe .
__________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_20_chuan_kien_thuc.doc