Giáo án Khối 5 - Tuần 21 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 21 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 5 : Đạo đức

 $21:Uỷ ban nhân dân xã, phường em.

 I.Mục tiêu

 - Học xong bài này học sinh biết.

 + Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã, phường, vì sao phải tôn trọng UBND

xã, phường.

 + Thực hiện các quy định của UBND xã phường , tham gia các hoạt động do

UBND xã (phường) tổ chức .

 + Tôn trọng UBND xã phường.

 B : Tài liệu phương tiện.

 - Ảnh trong bài học.

 C : Các hoạt động dạy học.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 21 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung toàn trường
____________________________
Tiết 2: Tập đọc:
$41:Trí dũng song toàn.
I. Mục đích yêu cầu
	- Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
	- Đọc lưu loát toàn bài văn , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt lời của các nhân vật , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, miêu tả .
	- Đọc diễn cảm toàn bài.
	- Đọc hiểu . hiểu các từ ngữ khó trong bài , 
 * Hiểu nội dung bài: Ca gợi sứ thần Giang Văn Minh .trí dũng song toàn bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài .
 II : Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh hoạ trang 25. SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc diễn cảm.
 III : Các hoạt động dạy học.
.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Y/c HS đọc và nêu nội dung bài giờ trước?
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài.
- Gv nêu nội dung yêu cầu bài học.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài..
 Luyện đọc.
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối nhau bài văn.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài văn (2lượt) Gv sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài chú ý cách đọc cho đúng mẫu .
 Tìm hiểu bài.
- HD HS giải nghĩa các từ :Tiếp kiến
Hạ chỉ , Than, Cống nạp, Gv giải thích lại cho chính xác.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài trả lời câu hỏi trong SGK .
+ Hỏi : Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
** Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng?
- Giảng : Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình , nhà vua biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng ?
+ Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
 -Nêu ý 2 ?
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
 -Nêu ý 2 ?
+ Nội dung chính của bài là gì?
c. Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 5 HS đọc bài theo cách phân vai.cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc cho phù hợp .
+ Hỏi: Các bạn đọc như vậy đã phù hợp với giọng của các nhân vật hay chưa?
- GV đọc mẫu.
Yêu cầu 3HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò
-Câu chuỵên có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Tiếng rao đêm”
- Hát .
- HS lắng nghe.
- 4 HS luyện đọc theo thứ tự.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc nối tiếp theo thứ tự.
- 2 HS một cặp đọc bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc chú giải , và giải nghĩa từ .
- HS đọc thầm toàn bài.
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời . Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời .Giang Văn Minh tâu luôn .
Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ . Vua Minh biết bị mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này .
- Lắng nghe.
- Đại thần nhà Minh ra vế đối : 
Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc .
- Ông đối lại:
Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. 
+)ý 1 :Vua Minh tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng .
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh , phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông ....
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí , vừa bất khuất , giữa triều nhà Minh , ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng...
+)ý 2:Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn .
* Bài văn ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- HS luyện đọc diễn cảm bài văn.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
-HS thi đọc diễn cảm .
- HS nghe. 
_____________________________
 Tiết 3: Toán:
 $101:Luyện tập về tính diện tích .
I : Mục tiêu.
 Giúp HS 
 Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như HCN, HV, ...
 II: Đồ dùng dạy học.
 SGK- SGV.
 III : Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung bài học.
2. Giới thiệu cách tính.
GV nêu VD trong SGK để hình thành cách tính như sau .
- Chia hình đã chia thành các hình quen thuộc có thể tính được diện tính, cụ thể chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
- Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể ,Hình vuông có cạnh là 20m HCN có kích thước là 70m ,và 40,1 m
- Tính diện tích của từng phần nhỏ , từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
3: Thực hành.
Bài 1. Gv h/d HS làm bài tập 
- Có thể chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật , tính diện tích của chúng từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 
- GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai.
Bài 2:
GV HD HS làm bài tập;
+ Chia khu đất thành ba hình chữ nhật .
+ Hoặc hình chữ nhật có kích thước là 142 m và 80m bao phủ khu đất.
+ Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả hình Chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m.
- Cho HS làm bài .
- Gv chấm 5- 7 bài sau đó nhận xét 
4: Củng cố – Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài , chuẩn bị bài sau.
- Hát .
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi và thực hiện.
* Độ dài cạnh CD là:
 25 +20 + 25 = 70 (m).
*Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 70 x 40,1 = 2807 ( m2).
*Diện tích của hai hình vuông EGHK vàMNPQ:
 20 x 20 x2 = 800 (m2)
*Diện tích mảnh đất là.
 2807 + 800 = 3607 (m2).
Bài 1: 
HS làm bài theo nhóm sau đó trình bày.
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật.
Độ dài của hình chữ nhật thứ nhất là:
 3,5+4,2+3,5 =11,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật thứ nhất:
 11,2 x3,5 =39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật thứ hai:
 6,5 x4,2 =27,3 (m)
Diện tích của mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 =66,5 ( m2)
 Đáp số : 66,5 m2
- Cả lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở
Diện tích hình chữ nhật lớn là:
(100,5 +40,5 )x( 30+50 ) = 11280 ( m2 )
Diện tích hai hình chữ nhật nhỏ là:
(50 x40,5 ) x 2 =4050 (m2)
Diện tích khu đất là :
11280 - 4050 = 7230 (m2)
 Đáp số : 7230 m2
_____________________________
	Tiết 5 : Đạo đức
 $21:Uỷ ban nhân dân xã, phường em.
	I.Mục tiêu
	- Học xong bài này học sinh biết.
	+ Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã, phường, vì sao phải tôn trọng UBND 
xã, phường.
	+ Thực hiện các quy định của UBND xã phường , tham gia các hoạt động do 
UBND xã (phường) tổ chức .
	+ Tôn trọng UBND xã phường.
	B : Tài liệu phương tiện.
	- ảnh trong bài học.
	C : Các hoạt động dạy học.
. Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện . Đến uỷ ban nhân dân phường.
* Mục tiêu. – HS biết được một số công việc của UBND xã , và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã .
* Tiến hành..
- GV mời 1-2 HS đọc truyện trong SGK.
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau.
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND phường làm các công việc gì?
+ UBND xã ( phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND ?
- GV theo dõi HD HS thảo luận .
- Gv nhận xét , gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
II. Hoạt động 2 . Làm bài tập 1 trong SGK.
* Mục tiêu . HS biết một số việc làm của uỷ ban nhân xã phường.
* Tiến hành.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Cho HS thảo luận , gv theo dõi, gợi ý cho HS khi thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- GV kết luận.
+ UBND xã, phường làm các việc : b, c, d,đ, e, h , i,.
III. Hoạt động 3. Làm bài tập 3 trong SGK
* Mục tiêu. HS nhận biết được các hành vi , việc làm phù hợp khi đến UBND xã
 ( phường) .
* Tiến hành. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS. .
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi một số HS lên trình bày ý kiến .
- GV nhận xét kết luận.
+ b, c, là hành vi ,việc làm đúng.
+ a, là hành vi không lên làm . 
IV: Hoạt động nối tiếp.
-Vì sao phải tôn trọng UBND xã ,phường ?
- Cho HS tìm hiểu về UBND xã nơi các em sinh sống .
- GV nhận xét chốt lại ý kiến đúng
- 2 HS đọc bài .
- Cả lớp thảo luận theo nhóm đôi.
+ ... làm giấy khai sinh cho em , Nga đi theo bố .
+ ...làm rất nhiều việc như. Xác nhận chỗ ở . quản lí việc xây xựng trường học , điểm vui chơi cho trẻ em, tổ chức tiêm chủng mở rộng...
+ UBND xã (phường ) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương . Vì vậy, mỗi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành các công việc .
- 2 HS đọc ghi nhớ .
- HS chú ý.
- HS thảo luận theo nhóm 2 .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả , nhóm khác bổ sung.
- HS nghe GV kết luận.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày ý kiến .
- HS nghe GV kết luận.
	______________________________
 Buổi chiều
 Tiết 5: 	Thể dục:
$41:Tung và bắt bóng- nhẩy dây -bật cao
 A. Mục tiêu: 
 Ôn tung và bắt bóng bằng tay , tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
 - Làm quen với động tác bật cao .Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi “ bóng chuyền sáu” Yêu cầu chơi và tham gia được vào trò chơi một cách chủ động.
 B: Địa điểm và phương tiện .
 - Sân trường vệ sinh sạch sẽ an toàn.
 - Mỗi HS 1 dây nhẩy và bóng cao su.
 C: Nội dung và phương pháp lên lớp.
I. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung giờ học .
- GV cho HS chạy chậm tại chỗ .
II. Phần cơ bản .
* Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV chọn một số HS nhẩy tốt lên biểu diễn.
* Làm quen với nhảy bật cao.
- GV làm mẫu và giảng giải ngắn gọn , sau đó cho HS bật thử 1-2 lần bằng cả hai chân , khi rơi xuống nhắc HS phải thực hiện động tác hoãn xung, để tránh chấn động.
* Chơi trò chơi : Bóng chuyền sáu.
- GV nêu tên trò chơi , giới thiệu cách chơi và qui định khu vực chơi cho các tổ .
- GV cho HS chơi 
III. Phần kết thúc:
- GV cho hs đi thường vừa đi vừa hát , đồng thời hít thở sâu.
- GV cùng HS củng cố nhận xét giờ học.- GV giao bài tập về nhà 
6 - 8'
18-22'
4 - 6'
 Đội hình nhận lớp.
 * * * * * 
 * * * * * 
 * * * * *
 GV
- HS luyện tập theo tổ.
- HS luyện tập .
- HS thi đua giữa các tổ.
- ... các mặt của hình triển khai trên bảng .
* Gv tổ chức cho HS thi đua nêu tên các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Gv theo dõi nhận xét tuyên dơng HS .
3. Thực hành .
- GV h/d học sinh làm bài tập.
+ Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả , HS khác nhận xét bổ sung .
- GV nhận xét đánh giá bài làm của HS .
+ Bài 2 .
- GV h/d học sinh nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng các diện tích các mặt: MNPQ; ABNM; BCPN ; của hình hộp chữ nhật.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu kết quả đúng
Bài 3 .Gv củng cố về biểu tượng hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Yêu cầu HS quan sát , nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật và hình lập phương trong hình vẽ .
- GV yêu cầu giải thích vì sao ?
4: Củng cố – Dặn dò
-Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương ?
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Hát .
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét về các hình đựơc quan sát.
- HS nêu nhận xét .
- HS thi kể tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS làm bài tập 1.
- HS khác nhận xét .
- Bài 2 .
 HS làm bài và trình bày kết quả.
 Bài giải.
a.Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là :
AB = MN = QP = DC .
AD = MQ =BC= NP.
AM = DQ = Cp = BN.
b. Diện tích của mặt đáy MNPQ là:
 6x3= 18 ( cm2).
Diện tích của mặt bên ABNM là.
 6 x 4 = 24( cm2).
Diện tích của mặt bên BCPN là;
 4 x 3 = 12 (cm2).
- HS quan sát và nêu kết quả .
- HS khác nêu nhận xét bổ sung.
	__________________________________
Tiết 2:	 Luyện từ và câu:
$42:Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
	A :Mục đích yêu cầu .
	- Giúp HS:
	+ Hiểu thế nào là câu ghép quan hệ nguyên nhân – kết quả .
	+ Làm đúng các bài tập , điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống , thêm vế câu 
thích 	hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu để tạo ra những câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả .
	B: Đồ dùng dạy học.
	 Bảng phụ viết sãn 2 câu thơ phần nhận xét .
	C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức.
II: Kiểm tra bài cũ.
Gọi HS đọc đoạn văn ở bài tập 3 tiết 41
III: Dạy bài mới.
1 . Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài1. 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV gợi ý.
+ Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các vế câu trong vế câu ghép.
+ Gạch 1 gạch ngang dưới từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu .
+ Nhận xét cách nối các vế câu có gì khác nhau?
+ Nhận xét cách sắp xếp vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau?
- GV gọi HS phát biểu.
Gv nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 2.
- GV H/D HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV gọi HS đọc câu mình đặt , GV ghi nhanh lên bảng .
- Gv hỏi :
+ Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các vế trong câu ghép ta dùng những từ nào?
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Gv gọi HS đặt câu ghép có cặp quan hệ từ thể hiện nguyên nhân – kết quả .
4. Luyện tập.
Bài 1.
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài .
- yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS trình bày kết quả , Gv nhận xét và sửa sai .
Bài 2.
 Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Gọi HS nêu kết quả bài làm .
- GV nhận xét và bổ sung.
Bài 3. 
GV yêu cầu đọc yêu cầu và nội dung bài học.
- Yêu cầu HS làm bài tập .
- Yêu cầu HS đọc kết quả bài làm .
- GV nhận xét , kết luận lời giải đúng.
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài tập.
- GV nhận xét bài làm của HS.
5: Củng cố – Dặn dò.
-Câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân kết qủa là gì ?
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Hát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS phát biểu ý kiến 
1. Vì con khỉ này rất nghịch/ nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
+ 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Vì ...Nên.thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả.
+ Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kết quả .
2. Thầy phải kinh ngạc/ vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ 
thường.
+ 2 vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ ;Vì thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
+ vế1 chỉ kết quả.- vế 2chỉ nguyên nhân 
- HS làm bài và trình bày trước lớp .
VD.
+Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
+ Tôi khỏe mạnh bởi vì tôi chăm chỉ tập thể dục .
+ Nhờ công lao dạy dỗ của thày cô mà lớp tôi đã vượt lên đầu khối .
+ Ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một quan hệ từ .Vì, bởi vì , cho -nên, hoặc một cặp quan hệ từ : Vì -nên,
bởi vì - cho nên, tại vì - cho nên , do – nên , 
HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập và trình bày kết quả .
a. Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
b. Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học .
c. Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được .
- HS làm bài và trình bày bài trớc lớp .
- HS đọc bài và làm bài .
+ Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt .Từ nhờ hợp nghĩa với câu văn.....
Từ tại chỉ hợp với câu văn : Tại thời tiết xấu nên lúa xấu .
HS làm bài tập .
VD:
+ Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị cô chê .
+Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
____________________________
Tiết 3:	Chính tả:
$21:Trí dũng song toàn.
	`A :Mục đích yêu cầu.
	- Giúp HS nghe viết chính xác, đẹp, một đoạn từ : Thấy sứ thần Việt Nam...chêt
	như sống.
	 Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ; r /d /gi .hoặc thanh hỏi, / thanh ngã .
	B : Đồ dùng dạy học.
	Bài tập 3a hoặc 3b viết vào bẳng phụ .
	C : Các hoạt động dạy - học .
I . ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
Cho HS viết những từ có chứa âm đầu r.d,gi.
III. Dạy bài mới .
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn nghe – viết chính tả .
a. Trao đổi về nội dung đoạn viết .
-Gọi HS đọc đoạn .
+ Đoạn văn kể về điều gì ?
b. Hướng dẫn viết từ khó .
- Yêu cầu HS nêu các từ khó dễ viết lẫn viết sai .
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả .
- Gv đọc cho HS viết đúng quy trình .
d . Soát lỗi , chấm bài .
- GV đọc cho HS soát lỗi
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
Bài 2.
- GV gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 
Yêu cầu HS làm bài theo cặp .
- Gọi 1 cặp HS trình bày .
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng .
b.GV h/d học sinh làm bài và yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm .
Bài 3. 
a. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .
- Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức .
- GV h/d tổ chức cho HS chơi .
- GVtheo dõi cổ vũ HS .
- GV tổng kết cuộc thi và yêu cầu HS đọc toàn bài thơ.
4: Củng cố –Dặn dò:
**Tại sao nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài.
- Đoạn văn kể về sứ thần Giang Văn Minh khẳng khái khiến vua nhà Minh tức giận , sai người ám sát ông , vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông , ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ .
- HS nêu các từ mình có thể nhầm .
- 3 HS lên bảng viết , dưới lớp viết vào nháp .
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi
1 HS đọc bài.
- 2 HS trình bày bài làm .
+ Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm, dành tiền .
+ Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ ,rành mạch .
+ Đồ dùng đan bằng tre nứa, đáy phẳng , thành cao: Cái rổ , Cái giành.
- 2 HS đọc thành tiếng các từ vừa tìm 
được.
HS làm bài :
+ Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm : Dũng cảm.
+Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả :Vỏ .
+ Đồng nghĩa với giữ gìn : Bảo vệ.
- 1 HS đọc thành tiếng bài tập.
- Tham gia chơi dưới sự điều khiển của giáo viên .
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ vừa điền .
+ Nghe cây lá rầm rì .
+ Là gió đang dạo nhạc
+ Quạt dịu trưa ve sầu.
+ Cõng nước làm mưa rào .
+ Gió chẳng bao giờ mệt .
+ Hình dáng gió thế nào.
	__________________________________
 Tiết 4: 	 Địa lí:
 $21:Các nước láng giềng của Việt Nam.
	A: Mục tiêu.
	Học xong bài này HS ;
	- Dựa vào lược đồ ( bản đồ) nêu đợc vị trí địa lí của Cam- Pu- Chia. Lào, Trung 	Quốc , và đọc tên thủ đô của 3 nước này .
	- Nhận biết được .
	+ Cam –Pu – Chia và Lào là 2 nước nông nghiệp , mới phát triển công nghiệp .
	+ Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới , đang phát triển mạnh , nổi tiếng về 
một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống .
	B : Đồ dùng dạy học.
	+ Bản đồ các nớc châu á.
	+ Bản đồ địa lí tự nhiên châu á.
	C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tỏ chức .
II : Kiểm tra bài cũ.
-?Nội dung bài cũ ?
III: Dạy bài mới.
1 . Giới thiệu bài .
- GV nêu mục đích yêu cầu của nội dung bài học.
2. Các hoạt động dạy học .
a. Cam – Pu – Chia.
- GV yêu cầu HS quan sát H3 bài 17 , và H5 bài 18 .Nêu nhận xét về Cam-Pu- Chia thuộc khu vực nào của Châu á? 
- Giáp những nước nào ?
- Nêu đặc điểm và các nghành sản xuất chính của nước này?
- GV Kết luận: Cam- Pu-Chia nằm ở Đông Nam á , giáp Việt Nam , đang phát triển nông nghiệp và chế biết nông sản .
b.Lào.
- GV cho HS quan sát các hình trong sgk , trả lời các câu hỏi .
+Nêu vị trí ,địa hình và các sản phẩm chính của Lào?
- GV kết luận:
+ Có sự khác nhau về vị trí địa lí , địa hình ,cả hai nước này đều là nước nông nghiệp , mới phát triển công nghiệp .
c: Trung Quốc.
- GV HD HS làm việc theo các gợi ý trong SGK.Và trao đổi để rút ra nhận xét.
+Nêu vị trí ,địa hình và các sản phẩm chính của Trung Quốc?
- GV kết luận:+ TQ có diện tích lớn ,có số dân đông nhất thế giới ,nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp ,thủ công nghiệp nổi tiếng .
3: Củng cố – Dặn dò.
-Nêu những nước láng giềng của Việt Nam em vừa được học ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS lắng nghe ,
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- HS trình bày .
+ Cam – Pu –Chia thuộc khu vực Đông Nam á . ,Giáp Việt Nam , Lào , Thái Lan, và Vịnh Thái Lan .Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng; Các nghành sản xuất chính là trồng lúa gạo , cao su , hồ tiêu,làm đường thốt nốt, đánh bắt cá .
-
 HS nghe.
- HS trả lời .
+ Lào nằm trong khu vực Đông Nam á., giáp Việt Nam, Trung Quốc, Mi A Ma , Thái Lan , Cam-Pu-Chia ; Không giáp Biển .
+ Núi và cao nguyên .
+ Sản phẩm chính là Quế , cánh kiến , gỗ, lúa gạo...
- HS nghe.
- HS nêu nhận xét .
+ Trung Quốc là nước có diện tích lớn , số dân đông , Trung Quốc là nước láng giềng ở phía bắc nước ta.
- HS nghe.
________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_21_chuan_kien_thuc.doc