Giáo án Khối 5 - Tuần 28 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 28 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 4 : Đạo đức

 $28:Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc .

 I. Mục tiêu.

 Học xong bài này HS có:

 -Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này .

 - Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở các địa phương và

ở Việt Nam.

 II. Đồ dùng daỵ học.

 Thông tin tham khảo trang 71,SGV.

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 28 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung toàn trờng
____________________________
Tiết 2: Tập đọc:
$55:Ôn tập giữa học kì 2
	I. Mục đích yêu cầu.
	- Kiểm tra đọc (lấy điểm) .
	- Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
	+ Kĩ năng đọc thành tiếng ; đọc trôi chảy , phát âm rõ , tốc độ tối thiểu 100 – 120 chữ 	/ phút ; biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , đọc diễn cảm thể 	hiện được nội dung bài , cảm xúc của nhận vật .
	+ Kĩ năng đọc – hiểu; trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc hiểu ý nghĩa bài 
đọc 
	* Ôn tập vể cấu tạo câu( câu đơn , câu ghép ) tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu 	câu cấu tạo câu .
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 .
	- Phiếu kẻ sẵn bẳng ở bài 2 , trang 100 SGK (1 bản).
	III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Y/c HS đọc và nêu nội dung bài giờ trước.
3. Bài mới
A. giới thiệu bài. Ghi đầu bài
- GV nêu nội dung mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc.
B. Kiểm tra tập đọc .
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc .
- GV yêu cầu h/s đọc bài gắp thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng h/s.
C.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2
. Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
+ Hỏi : Bài tập yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng trình bày ; GV và cả lớp nhận xét .
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt theo thứ tự .
+ Câu đơn.
+ Câu ghép không dùng từ nối .
+Câu ghép dùng quan hệ từ.
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng .
4. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc , đọc chưa đặt về nhà luyện đọc .
- Dặn h/s về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc .
- Hát .
- HS nghe. 
- Lần luợt từng học sinh gắp thăm bài , về chỗ chuẩn bị , gv cho 1 hs giữ hộp phiếu bài tập đọc , khi có một bạn kiểm tra xong thì gọi bạn khác lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS dọc thành tiếng trước lớp .
- Trả lời: Bài tập yêu cầu tìm VD minh hoạ cho từng kiểu câu cụ thể .
- HS làm bài .
- HS trình bày kết quả , cả lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
	______________________________
Tiết 3: Toán:
$136:Luyện tập chung .
	I. Mục tiêu:
	- Giúp HS:
	+ Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc , quãng đường và thời gian .
	+ Củng cố đổi đơn vị đo độ dài , đơn vị đo thời gian , đơn vị đo vận tốc.
	II. Đồ dùng dạy học.
	GV : Đồ dùng dạy học .
	HS : Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu công thức tính vận tốc , tính quãng đường và thời gian?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài . Ghi đầu bài.
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu bài học.
B. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn để HS nhận ra: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ôtô và xe máy.
- GV cho HS làm bài vào vở , gọi HS đọc bài giải , cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét Cùng quãng đường đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ôtô thì vận tốc của ôtô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy.
Vận tốc của ôtô là :
 135 : 3 = 45 (km/h)
Vận tốc của xe máy là:
 45: 1,5 = 30 (km/ h)
Bài 2.
GV yêu cầu HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút .
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả , GV cùng HS nhận xét .
Bài 3.
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán .
HD h/s đổi đơn vị đo.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- GV gọi HS nêu bài giải , Gv và cả lớp nhận xét sửa sai.
Bài 4 
- GV gọi hS nêu yêu cầu của bài toán .
- Cho HS đổi đơn vị :
 72km/h = 72000 m/h .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở , và nêu kết quả bài làm.
- GV và HS cả lớp nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò
-Muốn tính vận tốc ?Quãng đường ?Thời gian ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hát.
3 HS nêu .
- HS nghe.
2 HS thực hiện.
- HS nghe.
HS làm bài tập và nêu kết quả .
Bài giải.
 Đổi :4giờ 30 phút = 4,5 giờ.
Mỗi giờ ôtô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km).
Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km).
Mỗi giờ ôtô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 – 30 = 15 (km).
 Đáp số : 15km.
Bài giải.
1250 : 2 = 625(m/phút) ; 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được là:
 625 x 60 = 37500(m)
 37500m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là:
 37,5 km/h
 Bài giải.
 15,75km = 15 750 m .
 1giờ 45 phút = 105 phút .
Vận tốc của xe ngựa là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút.)
 Đáp số: 150 m/phút.
 Bài giải:
 72km/h = 72000m /h.
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = (giờ)
 giờ= 60 phút x = 2 phút
 Đáp số: 2phút.
	________________________
Tiết 4 : Đạo đức
 $28:Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc .
	I. Mục tiêu.
	Học xong bài này HS có:
	-Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức 	quốc tế này .
	- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở các địa phương và 
ở Việt Nam.
	II. Đồ dùng daỵ học.
	Thông tin tham khảo trang 71,SGV.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài học ở nhà của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1.Tìm hiểu thông tin( trang 40 –41SGK.)
* Mục tiêu. HS có hiểu biết ban đầu về liên hợp quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này
*. Tiến hành.
GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK trang 40- 41. và hỏi.
+ Ngoài những thông tin trong SGK em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ?
+Em hãy nêu những điều em biết về Liên Hợp Quốc?
- GV kết luận.
Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
b. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
* Mục tiêu. HS có nhận xét đúng về Liên Hợp Quốc .
* Tiến hành.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận.
+ GV gọi đại diện các nhóm báo cáo .
+ GV nhận xét .
- Gv gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố – Dặn dò
-Liên Hợp Quốc đã góp phần ngăn chặn chiến tranh để không gây ô nhiễm môi trường ,nghiên cứu các chất thải công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới .
Về nhà các em hãy sưu tầm các tranh ảnh về các hoạt động của tổ chức của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam .
Hát.
- HS nghe.
- HS đọc các thông tin trong SGK.và trả lời câu hỏi.
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+Từ khi thành lập Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình , công bằng và xã hội .
- HS thảo luận.
- HS báo cáo kết quả.
+ Các ý kiến (c) ,(d)là đúng.
+ Các ý kiến (a) , (b), (đ) là sai.
- HS về nhà thực hiện theo yêu cầu.
 ______________________________
Buổi chiều
 Tiết 5: 	Thể dục:
$55:Môn thể thao tự chọn- Trò chơi " Bỏ khăn"
	I. Mục tiêu:
Ôn tung cầu bằng đùi , chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng trúng đích và một số động tác bổ trợ . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích.
	Học trò chơi : bỏ khăn . yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi .
	II. Địa điểm và phương tiện .
 Sân trường vệ sinh sạch sẽ và an toàn .
	2 HS 1 quả cầu.
	III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu .
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ.
- Cho HS khởi động , xoay các khớp cổ chân cổ tay, khớp gối hông vai .
- Ôn các động tác tay chân , vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản.
a . Môn thể thao tự chọn :
- GV tổ chức cho HS đá cầu .
+ Ôn tâng cầu bằng đùi : 
Cho HS tập theo đội hình vòng tròn .
- GV nêu tên động tác và làm mẫu , giải thích động tác .
- GV chia tổ cho HS luyện tập .
- GV theo dõi nhận xét sửa sai .
+ Ôn truyền cầu bằng mu bàn chân.
- GV nêu tên động tác , GV làm mẫu và giải thích .
- Tổ chức cho HS luỵên tập theo nhóm 
- GV theo dõi nhận xét sửa sai.
* Tổ chức cho các nhóm thi đua với nhau xem nhóm nào thực hiện được nhiều và lâu nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- GV tuyên dương HS .
b. Trò chơi Bỏ khăn.
+ GV nêu tên trò chơi, cho 2 HS làm mẫu , GV giải thích , cho hS chơi thử ,
+ Tổ chức cho HS chơi thi đua với các tổ.
* GV nhận xét tuyên dương HS.
3. Phần kết thúc .
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh .
- GV nhận xét giờ học đánh giá kết quả bài học và giao bài tập về nhà.
6-10'
18-22'
 4- 6'
 Đội hình nhận lớp.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 GV
 Đội hình trò chơi .
 Đội hình phần kết thúc.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 GV
__________________________________
Tiết 5: 	Kĩ thuật:
$28:Lắp máy bay trực thăng(tiết2)
I. Mục tiêu;
Hs cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp may bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi tháo, lắp các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ “Lắp máy bay trực thăng ”
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ghi tên bài
* Hoạt động 1: HsSthực hành lắp máy bay trực thăng.
a, Chọn chi tiết:
- Kiểm tra hs chọn chi tiết.
b, Lắp từng bộ phận:
- Nhắc hs lưu ý:
+ Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý ở tiết 1.
+ Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh.
- Theo dõi uốn nắn hs.
c, Lắp ráp máy bay trực thăng
- Nhắc nhở, giúp đỡ hs.
- Nhắc hs tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí.
4. Nhận xét, dặn dò
-Em hãy nêu những yêu cầu cần thiết khi lắp máy bay trực thăng ?
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc hs chuẩn bị bài sau.
- Hát.
-2 HS nêu 
- 1 hs đọc ghi nhớ trong SGK
- Quan sát kĩ hình và các bước lắp.
- Hs thực hành lắp ghép.
________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 2: 	 Toán:
$137:Luyện tập chung .
	I. Mục tiêu.
	Giúp HS.
	- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc , quãng đường ,thời gian .
	Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian .
	II. Chuẩn bị .
	GV: Đồ dùng dạy học.
	HS: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
A.Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
B. Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1.
a. GV gọi HS đọc bài tập 1a ). GV HD h/s tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán . Chuyển độ ... ng Anh – Hoàng Yến
+ GV nêu tên trò chơi, cho HS làm mẫu , GV giải thích , cho hS chơi thử 
+ Tổ chức cho HS chơi thi đua với các tổ.
* GV nhận xét tuyên dương HS.
3: Phần kết thúc .
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh .
- GV nhận xét giờ học đánh giá kết quả bài học và giao bài tập về nhà.
6-10'
18-22'
 4 - 6'
 Đội hình nhận lớp.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 GV
 Đội hình trò chơi .
 Đội hình phần kết thúc.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
 GV
_______________________________
 Tiết 2: Mĩ thuật:
$28: Vẽ theo mẫu:
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu ( vẽ màu ) 
I/ Mục tiêu:
Học sinh hiểu đặc điểm của vật mẫu về hình dáng , màu sắc và cách sắp xếp.
Hoc sinh biết cách vẽ bài vẽ có 2 hoặc3 vật mẫu. 
 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vễ và yêu quý mọi vật xung quanh. 
II/ Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
	- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
	- Giấy vẽ, bút, tẩy, mầu.
III/ Các hoạt động dạy – học:
	1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét:
+Sự giống và khác nhau của một số đồ vật như chai,lọ, bình, phích?
+Độ đậm nhạt của từng vật mẫu?.
* Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ.
 +Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
 + Xác định tỷ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
 + Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
 + Hoàn chỉnh hình.
-Giáo viên gợi ý học sinh vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen:
+Phác các mảng đâm, đậm vừa, nhạt.
+Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
-Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. 
- Học sinh quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+Khác nhau: ở tỉ lệ rộng ,hẹp to nhỏ
+Giống nhau: Có miệng cổ, vai thân, đáy 
-Độ đậm nhạt khác nhau.
:* Hoạt động 3: thực hành.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Học sinh thực hành vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, đậm nhạt.
-GV nhận xét bài vẽ của học sinh
-Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
-HS nhận xét bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-Học sinh bình chọn bài vẽ đẹp.
3-Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
_________________________________________________________________
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: 	Toán:
 $139:	Ôn tập về số tự nhiên.
	I. Mục tiêu
	Giúp HS củng cố về đọc , viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 
 2,3,5,9.
	II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học .
B. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
- GV cho HS đọc mỗi số và nêu giá trị của chữ số 5.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2; 
GV HD H/S viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 3:
- Yêu cầu HS trả lời.
- GV HS khác nhận xét và sửa sai.
Bài 4.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
- Dưới lớp làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn.
4. Củng cố – Dặn dò
-Nêu cách đọc, viết số tự nhiên ?
-Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 ?
- GV nhận xét bài làm và giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hát .
- HS nghe.
- HS làm bài tập .
70815; số 5 là 5 đơn vị.
975 806; số 5 là 5 nghìn .
5723600; số 5 là triệu
472036953; số 5 là chục.
- HS làm 
a.998 ; 999 ; 1000:
7999 ; 8000 ; 8001; 
66 665; 66 666; 66667:
b). Ba số chẵn liên tiếp.
98; 100; 102:
996; 998;1000:
2998 ;3000 ; 3002; 
c:Ba số lẻ liên tiếp.
77; 79; 81:
299; 301; 303:
1999 ; 2001 ; 2003; 
- HS làm bài.
1000 > 997; 53 796 < 53 800.
6987 217689
7500 : 10 = 750. 68 400 = 684 x 100.
- HS làm bài.
a) Từ bé đến lớn.
3999; 4856; 5468; 5486:
b) Từ lớn đến bé:
3762; 3726; 2763; 2736:
	______________________________
Tiết 2:	 Luyện từ và câu:
 $28:Ôn tập giữa học kì 2.
	I. Mục đích yêu cầu.
	- Kiểm tra đọc (lấy điểm) .
	- Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
	+ Kĩ năng đọc thành tiếng ; đọc trôi chảy , phát âm rõ , tốc độ tối thiểu 100 – 120 chữ / phút ; biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài , cảm xúc của nhận vật .
	+ Kĩ năng đọc – hiểu; trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc hiểu ý nghĩa bài 	đọc .
	- Đọc – hiểu nội dung , ý nghĩa của bài . Tình quê hương.
	- Tìm được các câu ghép , từ ngữ được lặp lại ,được thay thế có tác dụng liên kết 
câu trong bài văn.
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – 27 (như tiết 1)
	III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra nội dung bài giờ trước của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài .
- GV nêu mục tiêu của bài học.
B. Kiểm tra bài đọc .
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc .
- GV yêu cầu h/s đọc bài gắp thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi.về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng h/s.
C. Hướng dẫn làm bài tập .
Bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV chia HS thành các nhóm , yêu cầu HS đọc thầm , trao đổi , thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV yêu cầu HS nêu kết quả .
- Câu hỏi:
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
+ Tìm các câu ghép trong 1đoạn của bài văn?
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại , được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- Yêu cầu HS phân tích các vế câu của câu ghép , dùng dấu gạch chéo để phân tách các vế câu, gạch 1 gạch dưới chủ ngữ . 2 gạch dưới vị ngữ.
- Nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố – Dặn dò
Sử dụng các từ ngữ thay thế trong bài văn có tác dụng gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài luyện đọc và học thuộc lòng 
- Hát .
- HS nghe.
- Lần luợt từng học sinh gắp thăm bài , về chỗ chuẩn bị , gv cho 1 hs giữ hộp phiếu bài tập đọc , khi có một bạn kiểm tra xong thì gọi bạn khác lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng đọc thầm , trao đổi , trả lời câu hỏi.
- HS báo cáo kết quả.
 a. Những từ ngữ : Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ , nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
b. Những kỉ niệm tuổi thơ đã gắn bó tác giả với quê hương .
c. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép .
d.*Các từ ngữ được lặp lại : Tôi , mảnh đất.
*Các từ ngữ được thay thế : +Cụm từ Mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi 
+Cụm từ mảnh đất quê hương thay thế cho ; mảnh đất cọc cằn.
+ Cụm từ mảnh đất ấy; thay thế cho ; Mảnh đất quê hương.
- HS phân tích .
* Làng quê tôi đã khuất hẳn / nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo
...
_______________________________
Tiết 3:	 Kể chuyện:
 $56:Kiểm tra giữa học kì 2
	(Đề nhà trường)
	_____________________________________
 Tiết 4: 	 Khoa học
$56:Sự sinh sản của côn trùng
	I. Mục tiêu.
	Sau bài học hS biết.
	 -Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng ( Bướm cải, ruồi, gián)
	 - Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng .
 	- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp 
tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối , hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
	II. Đồ dùng dạy học.
	Hình trang 114, 115, sgk.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kể tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con?
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
B. Bài học.
a.Hoạt động 1; Làm việc với SGK.
*Mục tiêu. Giúp HS 
- Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh .
- Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải.
- Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
* Tiến hành.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3,4,5 trong SGK.
+ Mô tả quá trình phát triển của bướm cải ?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá cải ?
+ ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển của bướm cải gây thiệt hại nhất?
+Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối , hoa màu?
- GV kết luận:
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
* Mục tiêu: Giúp HS so sánh tìm ra được sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián.
+ Nêu được đặc điểm chung của côn trùng 
+ Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
* Tiến hành
- GV cho HS làm vào bảng sau.
Hát .
2 –3 HS trả lời.
- HS nghe.
-HS quan sát .và nêu .
+ Trứng sau 6-8 ngày trứng nở thành sâu.Sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở lên quá trật chúng lột xác và lớp da mới hình thành , khoảng 30 ngày sau , sâu ngừng ăn . Nhộng , sâu leo lên tường bờ rào hay cánh cửa vỏ sâu nứt ra và chúng biiến thành nhộng . Bướm, Trong vòng 2-3 tuần một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén . Tiếp đến bướm xoè rộng đôi cánh cho khô rồi bay đi . Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải , bắp cải hay súp lơ.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Mặt dưới lá cải.
+ ở giai đoạn thành sâu chúng gây thiệt hại nhất .
+ Bắt sâu , phun thuốc trừ sâu, diệt bướm.
- HS nghe.
- HS làm vào bảng do GV cung cấp.
 Ruồi 
 Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau.
- Khác nhau.
Đẻ trứng ,
-Trứng nở ra dòi dòi hoá nhộng , nhộng nở ra ruòi
Đẻ trứng , 
-Trứng nở thành gián con mà không qua giai đoạn trung gian 
Nơi đẻ trứng.
Nơi có phân , rác thải , xác chếtđộng vật.
Xó bếp ngăn kéo, tủ bếp , tủ quần áo.
-Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở , nhà vệ sinh chuồng trại chăn nuôi ..
- Phun thuốc diệt ruồi .
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở , nhà vệ sinh, nhà bếp nơi để giác , tủ quần áo , tủ bếp ..
- Phun thuốc diệt gián.
- GV kết luận:
Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng 
4. Củng cố – Dặn dò(5)
-Nêu những đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng ?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- Yêu cầu HS vẽ lạu sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.
HS nghe.
_____________________________________
 Buổi chiều
 ( Cô Năm soạn giảng )
________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày19 tháng 3 năm 2010
Cô Năm soạn giảng
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_28_chuan_kien_thuc.doc