$65:Luật bảo vệ chăm sóc giáo
dục trẻ em.
I: Mục đích yêu cầu
- HS đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng các từ mới và các từ khó trong bài.
Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng
khoản mục.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới , hiểu nội dung từng điều luật .
* Hiểu Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em , qui định quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội , biết liên hệ giữa điều luật và thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em , thực hiện Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em .
Tuần : 33 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010 Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ: Tập trung toàn trường ____________________________ Tiết 2: Tập đọc: $65:Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. I: Mục đích yêu cầu - HS đọc lưu loát toàn bài. đọc đúng các từ mới và các từ khó trong bài. Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới , hiểu nội dung từng điều luật . * Hiểu Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em , qui định quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội , biết liên hệ giữa điều luật và thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em , thực hiện Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em . II: Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài đọc III: Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ : Những cánh buồm . - GV nhận xét ghi điểm. 3. Dạy học bài mới A. giới thiệu bài. Qua bài đọc luật tục xưa của người Ê- Đê các em đã biết tiết một số luật của nước ta, trong đó co luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em . Hôm nay , các em sẽ học một số đều của luật này để biết trẻ em có quyền lợi gì ; trẻ em có bổn phận như thế nào đối với gia đình và xã hội. B. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc . - GV đọc mẫu ( Điều 15, 16 , 17) Gọi HS đọc tiếp nối điều 21 ,giọng đọc thông báo ràng mạch , rõ ràng ; gắt giọng làm rõ từng đều luật từng khoản mục , nhấn giọng ở tên của đều luật ( Điều 15 , Điều 16, Điều 17. Điều 21) - HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật ( 2-3 luợt) GV kết hợp uốn nắn cách đọc cho HS .giúp HS hiểu được nghĩa của từng từ khó . Quyền ,chăm sóc sức khẻo ban đầu , công lập, bản sắc. - HS luyện đọc theo cặp. - Một ,Hai HS đọc cả bài . b. Tìm hiểu bài. - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi. + Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? ( Yêu cầu HS đọc lướt từng điều luật ) + Đều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em? + Nêu những bổn phận của trẻ em được nêu ở trong bài? + Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bỏn phận gì cần được tiếp tục cố gắng để thực hiện? + Qua 4 điều của luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em em hiểu được điều gì? - GV ghi nội dung chính của bài lên bảng: * Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em , quy định bỏn phận của trẻ em đối với gia đình vsà xã hội . c. Thi đọc diễn cảm . - Gọi HS đọc tiếp nói từng điểu luật . Yêu cầu HS cả lớp theo dõi , tìm cách đọc phù hợp . - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm điều 21: + Treo bảng phụ viết sãn điều 21. + GV đọc mẫu . - Yêu cầu HS đọc theo cặp . - Tổ chức thi đọc diễn cảm . - GV nhận xét cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò -Qua 4 điều của“ Luật bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em”, em hiểu được điều gì ? - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà học bài và luôn thực hiện theo đúng nội dung điều luật đã học. - Hát. 2HS thực hiện. - HS nghe. - Hs tiếp nối nhau đọc . - HS luyện đọc theo cặp . - HS tìm hiểu bài. + Điều 15, 16 ,17 - HS đọc lướt từng điều luật. + Điều 21. + Trẻ em có các bổn phận sau. *Phải có lòng nhân ái. * Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân. * Phải có tinh thần lao động . * Phải có đạo đức tác phong tốt . * Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình. - 3- 5 HS liên hệ bản thân để phát biểu . + Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bỏn phận của mình đối với gia đình và xã hội. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài , HS cả lớp ghi vào vở. - 4 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài , cả lớp theo dõi nhận xét . - Theo dõi GV đọc mẫu đánh dấu chỗ nghỉ ngắt lấy hơi , nhấn giọng ... - 3-5 HS thi đọc diễn cảm trước lớp . _______________________________ Tiết 3: Toán: $161:Ôn tập về diện tích - thể tích của một hình. I. Mục tiêu * Công thức, quy tắc tính diện tích, thể tích hình đã học. * Vận dụng để giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy – học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài. - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. B. Ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật - GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương yêu cầu của hS chỉ và nêu tên của từng hình. - GV hỏi yêu cầu HS nêu các quy tắcvà công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của từng hình. - GV nghe, viết lại các công thức lên bảng. C. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - GV mời HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV có thể vẽ lên bảng hình minh hoạ cho ngôi nhà, yêu cầu HS chỉ diện tích cần quét vôi để HS nhận thấy: + Nhà là hình hộp chữ nhật. + Diện tích quét vôi là diện tích xung quanh (phía trong phòng) cộng với diện tích trần nhà (một mặt đáy) trừ đi diện tích các cửa ra vào. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2:- GV mời HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi b và hỏi Bạn An muốn dán giấy mầu lên mấy mặt của hình lập phương? - GV : Như vậy diện tích giấy mầu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bì bạn làm trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS. Bài 3: - GV mời HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - Gv yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém. Các câu hỏi hướng dẫn làm bài: + Thể tích của bể nước là bao nhiêu mét khối? + Biết 1 giờ vòi chảy được 0,5m3. Vậy để nước chảy đầy 3m3 thì cần bao nhiêu lâu? 0,5m3 : 1 giờ 3m3 : ...giờ? - GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò -Muốn tính Sxq ?Stp ? V ? của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm như thế nào ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại. Hát. 2 HS thực hiện . - HS nghe. - 1HS lên bảng chỉ vào hình và đọc tên hình. - 2 HS lần lượt nêu trước lớp. , mỗi HS nêu về 1 hình ., cả lớp theo dõi nhận xét và bổ xung ý kiến. - HS đọc đề bài . 1 HS tóm tắt trước lớp. - HS quan sát hình , phân tích hình dút da cách giải bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài , cả lớp làm vào vở . Bài giải: Diện tích xung quanh phòng học là. ( 6 +4,5) x 2 x 4 = 84.(m2) Diện tích trần nhà là. 6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích phần quét vôi là. 84 + 27 – 8,5 = 102 , 5 (m2) Đáp số: 102,5 m2. - 1HS đọc đề bài toán trước lớp. - HS tóm tắt bài toán . - Bạn An muốn dán giấy mầu lên tất cả các mặt của hình lập phương . - HS : diện tích giấy màu cần dùng chính bằng diện tích toàn phần của hình lập phương. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập . Bài giải a.Thể tích của cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x10 = 1000 (cm3) b) Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy màu cần dùng bằng diện tích toàn phần của hình lập phương và bằng: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2) Đáp số: a, 1000 cm3 b, 600 cm2 - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. HS cả lớp đối chiếu và tự kiểm tra bài của mình. - HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Thể tích của bể nước là: 2 x 1,5 x 1 =3 (m3) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình. _______________________________ Tiết 4 : Đạo đức $33:Dành cho địa phương Bài :Em tìm hiểu về thuế (tiết 2) I- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết được : - Thuế là gì ? -Ai phải nộp thuế ? -Nộp thuế để làm gì ? -Thực hiện nộp thuế đúng hạn là hành vi đạo đức của mỗi người ,mỗi tập thể khi tham gia kinh doanh hoặc sản xuất . II.Tài liệu và phương tiện Tranh ảnh băng hình về nộp thuế thu thuế -Bảng phụ -Hình ảnh những công trình ,nhà máy ,công viên ,đường xánhờ có tiền thuế mà xây dựng được III .Các hoạt động dạy học chủ yếu 1 .Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ Mục tiêu : Học sinh hiểu về thuế và tác dụng của việc nộp thuế . a) Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày giới thiệu tranh . b)Học sinh trình bày và giới thiệu tranh của nhóm mình . c) Cả lớp xem tranh trao đổi thảo luận . Giáo viên nhận xét tranh của học sinh . 2 .Hoạt động 2: Xử lý tình huống . Mục tiêu : Học sinh biết xử lý tình huống liên quan đến việc nộp thuế . Cách tiến hành : a) Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận xử lý tình huống : “Gia đình Nga có một cửa hàng bánn vải ở chợ .Đến ngày nộp thuế ,mẹ Nga không đi nộp thuế mà tổ chức đi du lịch .Nếu là Nga ,em sẽ nói với mẹ thế nào? *Các nhóm học sinh làm việc . *Đại diện nhóm trình bày ,các nhóm khác bổ sung nhận xét . *Giáo viên kết luận , tuyên dương nhóm trình bày tốt . IV.Củng cố dặn dò Ai phải nộp thuế ? Nộp thuế để làm gì? -Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau . ________________________________ Buổi chiều Tiết 1: Thể dục: $65: Môn thể thao tự chọn – trò chơi“Dẫnbóng” I. Mục tiêu: - Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích hơn giờ trước. - Chơi trò chơi “ dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Sân bãi sạch sẽ - Phương tiện: 1 còi, mỗi hs 1 quả cầu, sân đá cầu. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Phần nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: - Gv nhận lớp phổ biến nội dung bài học. - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc - Đi theo vòng tròn, hít thở sâu. - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông , vai, cổ tay. - Ôn các động tác tay, chân , vặn mình, toàn thân, thăng bằng, và nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi khởi động. B. Phần cơ bản: a, Môn thể thao tự chọn: Đá cầu - Ôn tung cầu bằng mu bàn chân - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân - Thi phát cầu bằng mu bàn chân. b, Trò chơi: dẫn bóng Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị. C. Phần kết thúc: - Gv cùn ... học. 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 3. Dạy học bài mới A . Giới thiệu bài. - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. B. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 : - GV mời HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán - GV yêu cầu nêu cách tính trung bình cộng của các số - GV yêu cầu HS làm bài - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng -GV nhận xét và cho điểm HS Bài 2 : - GV mời HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán - GV yêu cầu HS suy nghĩ, cách giải bài toán, sau đó mời 1 HS khá trình bày trước lớp -GV yêu cầu HS làm bài - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3 : - GV mời HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán -GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém Các bước giải : +Tính xem 1cm3 kim loại đó nặng bao nhiêu gam +Tính cân nặng của khối kim loại 4,5cm3 -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, nhận xét và cho điểm HS 4.Củng cố dặn dò Ta vừa ôn tập những dạng toán nào ? -GV nhận xét tiết học -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau - 1 HS lên - Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học -1 HS đọc bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK -1 HS tóm tắt trước lớp -HS nêu : Để tính trung bình cộng của các số ta tính tổng các số đó rồi lấy tổng chia cho các số hạng của tổng -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải : Giờ thứ 3 người đó đi được quãng đường là : (12+18) : 2 = 15 (km) Trung bình mỗi giờ người đó đi được là : (12+18+15) : 3 = 15 (km) Đáp số : 15 km -1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi sau đó tự kiểm tra bài của mình -1 HS đọc bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK -1 HS tóm tắt trước lớp -1 HS khá trình bày, HS khác bổ sung ý kiến (nếu cần) và đi đến thống nhất các bước giải toán : +Tính nửa chu vi hay chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật +Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ( giải bài toán về tìm hai khi biết tổng và hiệu của 2 số đó) +Tính diện tích của mảnh đất -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải Nửa chu vi của hình chữ nhật hay tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật là : 120 : 2 = 60( m) Chiều rộng của mảnh đất là : (60 - 10) : 2 = 25 (m) Chiều dài của mảnh đất là : 25 + 10 = 35 (m) Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là : 25 x 35 = 875 (m2) Đáp số : 875 m2 -1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và đối chiếu để tự kiểm tra bài của mình -1 HS đọc đề bài toán trước lớp -1 HS tóm tắt trước lớp -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải Khối kim loại 4,5 cm3 cân nặng là : 22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5 (g) Đáp số : 31,5 g _______________________________ Tiết 2: Luyện từ và câu: $66 :Ôn tập về dấu câu. ( Dấu ngoặc kép ) I: Mục đích yêu cầu Ôn tập kiến thức về dấu ngoặc kép , nêu được dấu ngoặc kép, Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép . I: Đồ dùng dạy học. GV : Đồ dùng dạy học. HS : Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ôn định tổ chức 2: Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 3: Dạy học bài mới A. Giới thiệu bài. GV nêu nội dung yêu cầu của bài học. B. Hướng dẫn H/S làm bài tập. Bài 1.GV gọi HS đọc yêu cầu bài và đoạn văn của bài tập. - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc . - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhắc HS làm bài. Đọc kĩ từng câu văn , xác định đâu là lời nói của nhân vật , đâu là ý nghĩa của nhân vật + Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp +giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như vậy. - Gọi HS báo cáo kết quả. - GV nhận xét kết quả , kết luận đúng. Hát. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc -HS làm bài. - HS thông báo kết quả bài làm. Tốt –tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng . Em mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành một GV của trường , làm mọi việc giúp đỡ thầy , em nghĩ: “ Phải nói ngay điều này để thầy biết” . Thế là, trưa ấy , sau buổi học , em chờ thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. ... vẻ người lớn “ Thưa thầy , sáu này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.” - GV: Tại sao em lại cho rằng điền dấu ngoặc kép như vậy là hợp lí? Bài 2. - Gv tổ chức cho HS làm bài tập như bài 1. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. HS trả lời: Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩa của Tốt – tô - chan. Dấu ngoặc kép thứ 2 đánh dấu lời nói trực tiếp của Tốt –tô- chan với thầy hiệu trưởng. Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập. - GV gọi ý cho HS . Viết đoạn văn nói về cuộc họp tổ , khi là lời nói của nhân vật , hoặc những từ có ý nghĩa đặc biệt em để trong ngoặc kép. - Gọi HS đọc đoạn văn mình viết. - GV nhận xét cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. VD: Cuối buổi học , Hằng “ công chúa” thông báo họp tổ . Bạn Hoàng tổ phó thông báo “ Tuần này, tổ mình thi đua không ai bị điểm dưới 7 để giữ vững danh hiệu tuần trước” các thành viên ai lấy đều gật gù tán thưởng. 4. Củng cố – Dặn dò -Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 1HS thực hiện. - HS làm bài tập. - 1 HS báo cáo ,cả lớp theo dõi Gv chữa bài. - 3-5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình . _____________________________ Tiết 3: Kể chuyện: $33: Kể chuyện đã nghe đã đọc I. Mục tiêu. Giúp HS : - Kể lại được một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về việc gia đình , nhà trường và xã hội chăm sóc,giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình nhà trường và xã hội . - Hiểu được ý nghĩa của câu truyện mà các bạn kể , ý nghĩa hành động , việc làm của gia đình , nhà trường và xã hội trong truyện. - Lời kể tự nhiên , sáng tạo , kết hợp với nét mặt cử chỉ điệu bộ . - Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện , lời kể của bạn . II. Đồ dùng dạy học. Chuẩn bị một số truyện có nội dung như đầu bài. Đề bài viết sẵn trên bảng lớp . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nối tiếp nhau kể câu chuyện : Nhà vô địch: - Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện . - Nhận xét cho điểm HS. 3. Dạy học bài mới A. Giới thiệu bài. - GV nêu nội dung yêu cầu bài học . B. Hướng dẫn kể chuyện . a) Tìm hiểu đề bài. - Gọi HS đọc đề bài kể chuyện. - GV phân tích đề bài , Các em có thể kể câu chuyện về gia đình nhà trường và xã hội thực hiện quyền trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình và nhà trường , xã hội . - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý. - Gọi HS giới thiệu câu truyện mà mình đã chuẩn bị b) Kể trong nhóm. - HS thực hành kể trong nhóm - GV đi HD từng nhóm và gợi ý HS cách làm việc. + Kể những chi tiết hành động của nhân vật có nội dung như yêu cầu . + Nêu cảm nghĩ của mình khi được nghe , được đọc câu chuyện này. c) Kể trước lớp . - Tổ chức cho HS thi kể . - Gợi ý cho HS dưới lớp hỏi lại bạn ý nghĩa câu chuyện, cảm xúc của bạn về việc làm . - GV nhận xét , tổ chức bình chọn HS có câu chuyện hay , kể chuyện hấp dẫn. 4. Củng cố – Dặn dò -Gia đình nhà trường xã hội đã châm sóc trẻ em như thế nào ?Và trẻ em phải thực hiện bổn phận với gia đình ,nhà trường như thế nào ? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe. - Hát . - 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuỵên , mỗi HS kể lại nội dung của 2 tranh minh hoạ - HS nghe. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng - HS nghe . - 4 HS nối tiếp đọc thành tiếng trước lớp. - HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện . +VD: * Em xin kể cau chuyện về các bác ở thôn em chuẩn bị ngày lễ trung thu cho trẻ em ở thôn em. ... - 4 HS bàn trên bàn dưới tạo thành một nhóm cùng kể chuyện , trao đổi với nhau về ý nghĩa câu truyện.. - 5-7 HS thi kể trước lớp. _______________________________ Tiết 4: Khoa học: $66 :Tác động của con người đến môi trường đất. I. Mục tiêu: Sau bài học , hs biết: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng thu hẹp và thoái hoá. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 136, 137 SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các nguyên nhân khác khiến rừng bị tàn phá. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ghi tên bài A. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: Hs biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm + Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì? + Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó? Bước 2: Làm việc cả lớp * Kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người sử dụng nhiều diện tích ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào các việc: Lập các khu vui chơi giải trí , giao thông.. B. Hoạt động 2: Thảo luận * Mục tiêu: Hs biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu đến môi trường đất - Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất. Bước 2: làm việc cả lớp * Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng thu hẹp và suy thoái: - Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ , nhu cầu lương thực tăng, đất trồng ngày càng thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng - Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. 4. Củng cố, dặn dò -Chúng ta cần làm gì để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường đất ? Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài ,chuẩn bị bài sau . - Hát - 1, 2 em -Thảo luận nhóm 4 - Trên cùng một địa điểm, trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đồng ruộng hai bên bờ sông đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát, hai bên cây trồng bắc qua sông. - Nguyên nhân chính dẫn đến việc thay đổi đó là do dân số ngày càng tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở vì vậy diện tích đất ngày càng thu hẹp. - Các nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nhóm 4 - Các nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. ____________________________________ Buổi chiều ( Cô Năm soạn giảng ) __________________________________________________________ Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010 (Cô Năm soạn giảng ) _____________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: