Giáo án Kĩ thuật 4 trọn bộ

Giáo án Kĩ thuật 4 trọn bộ

VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU(2 tiết)

I/ Mục tiêu:

 - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.

 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).

 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:

 - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu, ) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.

 - Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).

 - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

 - Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.

 - Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.

 

doc 77 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật 4 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU(2 tiết)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
 - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
 - Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
 - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
 - Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.
 - Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập
 2.Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
 * Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
 +Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải?
 -Khi may, thêu cần chọn vải trắng vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
 -Không chọn vải lụa, xa tanh, vải ni lông vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu.
 * Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
 -Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ.
 +Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b.
 GV:Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.
 - GV kết luận như SGK.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo:
 * Kéo:
·	Đặc điểm cấu tạo:
 - GV cho HS quan sát kéo cắt vải (H.2a) và kéo cắt chỉ (H.2b) và hỏi :
 +Nêu sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt chỉ, cắt vải ?
 -GV giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.
·	Sử dụng: 
-Cho HS quan sát H.3 SGK và trả lời:
 +Cách cầm kéo như thế nào? 
 -GV hướng dẫn cách cầm kéo .
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
 -GV cho HS quan sát H.6 và nêu tên các vật dụng có trong hình.
 -GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
-Chuẩn bị các dụng cụ may thêu để học tiết
sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS quan sát màu sắc.
-HS kể tên một số sản phẩm được làm từ vải.
-HS quan sát một số chỉ.
-HS nêu tên các loại chỉ trong hình SGK.
-HS quan sát trả lời.
-Kéo cắt vải có 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm, giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt để bắt chéo 2 lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường uốn cong khép kín. Lưỡi kéo sắc và nhọn dần về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt may. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải.
-Ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón khác vào một tay cầm bên kia, lưỡi nhọn nhỏ dưới mặt vải.
-HS thực hành cầm kéo.
-HS quan sát và nêu tên : Thước may, thước dây, khung thêu tròn vầm tay, khuy cài, khuy bấm,phấn may.
-HS cả lớp.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
 -GV cho HS quan sát H4 SGK và hỏi :em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu.
 -GV nhận xét và nêu đặc điểm chính của kim: Kim khâu và kim thêu làm bằng kim loại cứng, nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, mũi kim nhọn, sắc, đuôi kim dẹt có lỗ để xâu kim.
 -Hướng dẫn HS quan sát H5a, b, c SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
 -GV nhận xét, bổ sung.
 -GV nêu những đặc điểm cần lưu ý và thực hiện minh hoạ cho HS xem.
 -GV thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ vào vải để HS thấy tác dụng của vê nút chỉ.
 * Hoạt động 5: Thực hành xâu kim và vê nút chỉ.
 +Hoạt động nhóm: 2 - 4 em/ nhóm để giúp đỡ lẫn nhau. 
 -GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
 -GV gọi một số HS thực hiện các thao tác xâu kim, nút chỉ.
 -GV đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát H.4 SGK và trả lời: Kim khâu, kim thêu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau nhưng đều có cấu tạo giống nhau.
-HS quan sát hình và nêu.
-HS thực hiện thao tác này.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS đọc cách làm ở cách làm ở SGK.
-HS thực hành.
-HS thực hành theo nhóm.
-HS nhận xét thao tác của bạn.
-HS cả lớp.
Bài 2
 CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU (1 tiết)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
 - Vạch được dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu.
 - Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 - Một mảnh vải có kích thước 15cm +30cm.
 - Kéo cắt vải. 
 - Phấn vạch trên vải, thước may (hoặc thước dẹt có chia cm).
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
 -Gợi ý để HS nêu tác dụng của đường vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
 -GV: Vạch dấu là công việc được thực hiện khi cắt,khâu, may 1 sản phẩm. Tuỳ yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng, cong.Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch .
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật
 * Vạch dấu trên vải:
 -GV hướng dẫn HS quan sát H1a,1b để nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong trên vải.
 -GV đính vải lên bảng và gọi HS lên vạch dấu.
 -GV lưu ý :
 +Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải.
 +Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt.
 +Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định.
 * Cắt vải theo đường vạch dấu:
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.2a, 2b (SGK) kết hợp quan sát tranh quy trình để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
 -GV nhận xét, bổ sung và nêu một số điểm cần lưu ý:
 +Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn.
 +Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên.
 +Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo.
 +Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu.
 +Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo. 
 -Cho HS đọc phần ghi nhớ.
 * Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
 -Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS.
 -GV nêu yêu cầu thực hành: HS vạch 2 đường dấu thẳng , 2 đường cong dài 15cm. Các đường cách nhau khoảng 3-4cm. Cắt theo các đường đó.
 -Trong khi HS thực hành GV theo dõi,uốn nắn.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo tiêu chuẩn:
 +Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu thẳng và cong.
 +Cắt theo đúng đường vạch dấu.
 +Đường cắt không bị mấp mô, răng cưa.
 +Hoàn thành đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS .
 4.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị,tuyên dương tinh thần học tập và kết quả thực hành.
 -GV hướng dẫn HS về nhà luyện tập cắt vải theo đường thằng, đường cong, đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài”Khâu thường”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS nhận xét, trả lời. 
-HS nêu.
-HS quan sát và nêu.
-HS vạch dấu lên mảnh vải
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe.
-HS đọc phần ghi nhớ.
-HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
-HS chuẩn bị dụng cụ.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình.
-HS cả lớp.
Bài 3
 KHÂU THƯỜNG (2 tiết )
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
 - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 - Rèn luyện tính kiên trì, sư khéo léo của đôi bàn tay.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh quy trình khâu thường.
 - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu th ... u nước cây bị khô héo hoặc chết.
-HS quan sát hình 1 SGK trả lời .
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi và thực hành.
-HS theo dõi.
-Loại bỏ bớt một số cây
-Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng.
-HS quan sát và nêu:H.2a cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. H.2b giữa các cây có khoảng cách thích hợp nên cây phát triển tốt, củ to hơn.
-Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất.
-Cỏ mau khô.
-HS nghe.
-Nhổ cỏ, bằng cuốc hoặc dầm xới.
-HS lắng nghe.
-Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí.
-Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triền mạnh.
-Cả lớp.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Chăm sóc rau, hoa. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
 -GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở hoạt động 1.
 -GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành.
 -GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
 * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
 -GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 +Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ .
 +Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. 
 +Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao , đảm bảo thời gian qui định. 
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Bón phân cho rau, hoa ”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây.
-HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
BÀI 23 BÓN PHÂN CHO RAU HOA (1 tiết )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
 -Biết cách bón phân cho rau, hoa.
 -Có ý thức tiết kiệm phân bón, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Vật liệu và dụng cụ:
 +Sưu tầm tranh, ảnh về tác dụng và cách bón phân cho cây rau, hoa.
 +Phân bón N,P,K, phân hữu cơ, phân vi sinh. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Bón phân cho rau, hoa và nêu mục tiêu bài học. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
 -Rau, hoa cũng như các cây trồng khác, muốn sinh trưởng, phát triển tốt cần phải có đầy đủ chất dinh dưỡng .
 -GV hỏi:
 +Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu?
 +Tại sao phải bón phân vào đất?
 +Quan sát hình 1 SGK em hãy so sánh sự phát triển của 2 cây su hào?
 +Em hãy kể tên một số cây rau lấy lá, củ
 -GV kết luận: Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Mỗi loại cây, mỗi thời kỳ của cây cần các loại phân bón với lượng bón khác nhau.
 * Hoạt động 2:GV hướng dẫn kĩ thuật bón phân
 -GV hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ thuật bón phân.Hỏi: 
 +Các loại phân bón nào thường dùng để bón cho cây?
 +Em hãy nêu cách bón phân ở H.2a và 2b ?
 -GV giới thiệu và hướng dẫn cách bón phân cho rau, hoa. Giải thích tại sao nên sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoai mục.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV tắt nội dung của bài học.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị bài học sau “Trừ sâu, bệnh hại cây rau, hoa”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-4	HS đ ba
-Lấy từ trong đất.
-Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi thân, lá, hoa, quả.
-HS quan sát và trả lời.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Hoá học, phân hữu cơ, vi sinh .
-HS nêu.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp.
BÀI 24 TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY RAU, HOA (1tiết )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết được tác hại của sâu, bệnh hại cách trừ sâu, bệnh hại phổ biến cho cây rau, hoa.
 -Có ý thức bảo vệ cây rau, hoa và môi trường.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh: sưu tầm tranh, ảnh một số loại sâu, bệnh hại của cây rau, hoa.
 -Mẫu: Một số loại sâu hại rau, hoa hoặc các bộ phận cây bị sâu, bệnh phá hại.
 -Vật liệu và dụng cụ: Kẹp sắt, hộp hoặc đĩa đựng sâu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Trừ sâu, bệnh hại cây rau, hoa và nêu mục tiêu bài học. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc trừ sâu, bệnh hại.
 -GV hướng dẫn HS quan sát SGK H.1 và hỏi:
 +Em hãy nêu những tác hại của sâu, bệnh hại đối với cây rau, hoa? 
 -GV hướng dẫn HS quan sát 1 số loại sâu , bệnh phá hoại bằng mẫu vật hoặc tranh.
 -GV kết luận: Sâu, bệnh hại làm cho cây phát triển kém, năng suất thấp, chất lượng giảm sút. Vì vậy phải thường xuyên diệt trừ sâu bệnh cho cây.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp trừ sâu, bệnh hại.
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.2 SGK và nêu các biện pháp trừ sâu bệnh trong sản xuất.Hỏi: 
 +Tại sao không thu hoạch rau, hoa ngay sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hại?
 +Khi tiếp xúc với thuốc hoá học, người LĐ phải trang bị những vật dụng gì?
 -GV tắt nội dung của bài học.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị bài học sau “ Thu hoạch rau, hoa”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-5	HS đ ba
-Làm cho cây sinh trưởng kém, chất lượng giảm.
-Lá, thân, hoa, rễ, quả.
-HS quan sát H.2
-Bảo đảm thời gian phun thuốc để người sử dụng không bị ngộ độc.
-Kính đeo mắt khẩu trang, đi ủng, quần áo bảo hộ lao động.
-Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
-Cả lớp.
BÀI 25 THU HOẠCH RAU, HOA (1 tiết )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết mục đích các cách thu hoạch rau, hoa.
 -Có ý thức làm việc cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Vật liệu và dụng cụ: Kéo cắt cành, dao sắc.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Thu hoạch cây rau, hoa và nêu mục tiêu bài học. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu của việc thu hoạch rau, hoa.
 -GV nêu vấn đề: Cây rau hoa dễ bị giập nát, hư hỏng Vì vậy khi thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu gì?
 -GV giải thích: Thu hoạch đúng độ chín. Thu hoạch sớm qúa, năng suất thấp. Thu hoạch muộn, rau già, hoa nở quá độ.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch rau, hoa.
 -GV đặt câu hỏi: 
 +Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau, hoa?
 +Thu hoạch bằng cách nào?
 Ví dụ: - Rau cải, xà lách  thu hoạch cây.
 - Cà chua, dưa chuột, ca ø hái quả.
 - Cà rốt, củ cải  nhổ lấy củ.
 - Cây hoa cắt cành hay nhổ cả cây.
 -GV hướng dẫn HS nêu cách thu hoạch : 
 +Với cây rau: Có các cách thu hoạch hái hoặc ngắt, cắt, đào tuỳ theo bộ phận của cây.
 +Với cây hoa: Chủ yếu là cắt cành, có một số bứng cả gốc.
 -Lưu ý :Khi cắt dùng dao, kéo để cắt gọt, không làm giập gốc, cành.
 -GV giải thích: Sau khi thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần bảo quản chế biến như: đưa vào phòng lạnh, đóng hộp, sấy khô  Riêng đối với hoa, vận chuyển xa cần đóng hộp, bao gói cẩn thận không bị giập nát, hư hỏng.
 -GV tắt nội dung của bài học.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -Dặn HS ôn tập các bài đã học theo nội dung phần ôn tập trong SGK để kiểm tra.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-6	HS đ ba
-Nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng lúc.
-HS lắng nghe.
-Tuỳ loại cây thu hoạch bộ phận khác nhau.
-Thu hoạch nhiều đợt.
-HS lắng nghe.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-Cả lớp.
ÔN TẬP – KIỂM TRA(2 tiết)
I/ Mục tiêu:
 -Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và kĩ năng trồng rau, hoa của HS.
 -Thông qua kết quả kiểm tra giúp HS rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt hơn.
II Nội dung:
 -GV hướng dẫn HS ôn tập theo 1 hệ thống câu hỏi bao gồm các kiến thức kĩ năng đã học về kĩ thuật trồng rau, hoa theo 1 qui trình chung của sản xuất cây trồng :chuẩn bị gieo trồng- gieo trồng- chăm sóc- thu hoạch và bảo quản.
 -Ở mỗi nội dung kĩ thuật HS cần :
 +Hiểu được tại sao phải làm như vậy, (Mục đích).
 +Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật, (Cách tiến hành, thao tác kĩ thuật).
 -Đề kiểm tra phải vừa sức HS, kết hợp ra đề tự luân với trắc nghiệm cho họp lí, kết hợp lí thuyết với thực hành và liên hệ thực tế.
III/ Hình thức:
 -Tổ chức ôn tập theo nhóm hoặc cả lớp tuỳ theo điều kiện.
 -Tổ chức kiểm tra lí thuyết và thực hành.
IV/ Gợi ý câu hỏi kiểm tra lí thuyết:
 -Câu 1:Hãy đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng:
 Trồng rau, hoa đem lại những lợi ích gì ?
 £ Làm thức ăn cho người.
 £ Trang trí.
 £ Lấy gỗ.
 £ Xuất khẩu.
 £ Ngăn nước lũ.
 £ Làm thức ăn cho vật nuôi.
 -Câu 2 : Hãy nêu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau và hoa.
 -Câu 3 :Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc (làm cỏ, vun xới, tưới nước) đối với rau, hoa ?
 -Câu 4 :Hãy nêu qui trình trồng cây rau, haoa trên luống và trong chậu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 chon bo cuc hay.doc