Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn kiến thức)

- Học sinh biết chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng

- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất

- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ đúng kĩ thuật

II. Đồ dùng dạy-học:

- Cây con, rau, hoa để trồng

- Túi bầu có chứa đầy đất

- Cuốc, dầm xới, bình nước có vòi hoa sen ( loại nhỏ)

III.Hoạt động dạy- học

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 (Tiết 37-38)
Bài 19: GIEO HẠT GIỐNG RAU, HOA
( 2 tiết)
I.Mục tiêu:
-HS biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau, hoa.
	- Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất.
	- Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Vật liệu và dụng cụ.
- Một số loại hạt giống rau, hoa hoặc đậu ( đậu đen, đậu xanh)
- Túi bầu hoặc hộp nhựa, hộp sắt đất( ở nơi không có vườn).
- Dầm xới, cuốc, bát đựng hạt giống.
- Đất đã lên luống ( ở nơi có vườn trường)
III.Hoạt động dạy- học
Tiết 1 	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Hát
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật
-Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK 
- Yêu cầu học sinh nêu các bước trong quy trình kỹ thuật.
Hỏi:
 + Tại sao phải chọn hạt giống trước khi gieo hạt ?
+Tại sao phải làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt?
-Yêu cầu Học sinh nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm đã học ở bài trước.
- Treo tranh, hướng dẫn học sinh quan sát và nêu các buớc gieo hạt.
-Giáo viên nhận xét và nêu một số điểm cần lưu ý
-Cả lớp đọc thầm 
-Học sinh nêu các bước
+gieo hạt
+phủ đất 
+Tưới nước
+Để có hạt giống tốt đem gieo
+ Để giúp hạt nảy mầm dễ dàng.
-2 HS nhắc lại 
- Quan sát tranh và nêu các bước gieo hạt 
Hoạt động 2:
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt
-Giáo viên hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGk chú ý những điểm cần lưu ý đã nêu ở HĐ1
- Yêu cầu HS thực hiện lại các thao tác vừa hướng dẫn 
4. Củng cố –Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở học sinh giờ sau thực hành gieo hạt giống rau, hoa, đem đầy đủ dụng cụ học tập
-2HS nhắc lại 
- Quan sát , lắng nghe
- 2 HS thực hiện , các học sinh khác quan sát và nhận xét
Tiết 2	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu
Hoạt động 3
Học sinh thực hành gieo hạt giống rau, hoa
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành của học sinh 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước gieo hạt 
-GV nêu thời gian và nhiệm vụ cho học sinh gieo hạt trên luống đất hoặc tron bầu đất theo quy trình
-Phân chia các nhóm nơi làm việc 
- Nhắc nhở học sinh dán tên của mình ngoài bầu đất và xếp vào nơi quy định
-2HS nhắc lại
-Nhận nhiệm vụ và làm việc
-Các nhóm phân công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm như cuốc, hốc, gieo hạt, tưới nuớc.
-Thực hành gieo hạt trong bầu đất theo hướng dẫn của GV
-Vệ sinh dụng cụ, chân tay, sau khi thực hành xong.
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập 
-Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn
+Chuẩn bị đầy đủ vật liệu dụng cụ lao động
+Gieo hạt cách đều , phủ đất và tưới nuớc đúng cách.
+Hoàn thành đúng thời gin 
+GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh 
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh 
-Hướng dẫn học sinh đọc trước bài mới trong SGK
-Dặn dò học sinh chuẩn bị công cụ , vật liệu cho bài học “ Trồng cây rau , hoa”
-Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chuẩn giáo viên đưa ra
TUẦN 20 (Tiết 39-40)
Bài 20: TRỒNG CÂY RAU, HOA
( 2 tiết)
I.Mục tiêu:
Học sinh biết chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng
Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất
Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng dạy-học:
Cây con, rau, hoa để trồng
Túi bầu có chứa đầy đất
Cuốc, dầm xới, bình nước có vòi hoa sen ( loại nhỏ)
III.Hoạt động dạy- học
Tiết 1 	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
Hát
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con
-GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung SGK
-Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước gieo hạt 
- Yêu cầu học sinh so sánh các công việc chuẩn bị gieo hạt và chuẩn bị trồng cây con
-Yêu cầu học sinh nêu ách thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau , hoa và gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi 
+Tại sao pải chọn cây con khỏe không cong quẹo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gẫy ngọn?
+Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt ?
+Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào ?
-GV hướng dẫn học sinh quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con
 -Gv nhận xét và giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trồng cây con
-HS đọc thầm SGK
- 2 HS nhắc lại 
- Cũng như gieo hạt , muốn trồng cây rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất 
-Học sinh nêu các công vịec chuẩn bị và trả lời câu hỏi 
+thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt
+2HS nhắc lại ( tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống)
+.cần được làm nhỏ, tơi xốp , sạch cỏ dại và lên luống
-Hs quan sát và nêu các bước trồng cây con
-2HS nhắc lại
Hoạt động 2:
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-GV kết hợp với HĐ1 hướng dẫn học sinh chọn dất, cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất 
-GV hướng dẫn cách trồng cây con theo các bước trong SGK
4. Củng cố –Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
- yêu cầu HS về chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành trồng cây con
-HS quan sát 
- HS lắng nghe và quan sát 
Tiết 2	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu
Hoạt động 3
Học sinh thực hành trồng cây con
-Yêu cầu HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con
-GV nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con
+Xác định vị trí trồng
+đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định 
+đặt cây vào hốc và vun đất , ấn chặt đất quanh gốc cây 
+ Tưới nhẹ nuớc quanh gốc cây 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị vật lịêu dụng cụ thực hành của học sinh 
-Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc
-Nhắc nhỏ học sinh rửa sạch các dụng cụ và vệ sin chân tay sạch sẽ sau khi thực hành xong 
-2HS nhắc lại 
-HS lắng nghe và ghi nhớ
-HS chia nhóm nhận nhiệm vụ Gv giao 
 - Thực hành trồng cây trong bầu đất theo hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập 
-yêu cầu học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn
+Chuẩn bị đầy đủ vật liệu dụng cụ trồng cây con 
Trồng đúng cách quy định . Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng 
-Cây con sau khi trồng đứng thẳng vững, không bị trồi rễ lên trên 
+Hoàn thành đúng thời gian quy định 
+GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh 
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh 
-Hướng dẫn học sinh đọc trước bài mới trong SGK
-Dặn dò học sinh tưới nuớc cho cây , đọc trước và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ cho bài học “ trồng rau hoa , trong chậu
-Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chuẩn giáo viên đưa ra
TUẦN 21 (Tiết 41-42)
Bài 21: TRỒNG RAU, HOA TRONG CHẬU
( 2 tiết)
I.Mục tiêu:
Học sinh biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu
Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu
Ham thích trồng cây.
II. Đồ dùng dạy-học:
Mẫu : một chậu trồng cây hoa hoặc cây rau.
Vật liệu và dụng cụ
 + Cây hoa hoặc cây rau trồng được trong chậu như hoa hồng, hoa cúc, rau gia vị, rau cải.
+ Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ mục
+Dầm xới , dụng cụ tưới cây
III.Hoạt động dạy- học
Tiết 1 	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
Hát
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu
 - Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung SGK và nêu quy trình trồng cây trong chậu
- Yêu cầu học sinh so sánh các bước trong quy trình trồng cây trong chậu và quy trình trồng cây rau, hoa đã học
-Yêu cầu học sinh nêu các công việc chuẩn bị trước khi trồng cây trong chậu và cách thực hiện từng công việc
-Hỏi :
 + Ngoài chậu được làm bằng xi măng hoặc sứ, người ta còn trồng cây vào chậu bằng vật liệu nào khác 
+Lỗ ở dưới đáy chậu có tác dụng gì?
-Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát tranh H2 SGK để nêu cách trồng cây trong chậu
-HS dựa vào SGK và nêu
 + Đặt mảnh sành hoặc mảnh ngói vỡ lên trên lỗ ở đáy chậu
 + cho đất vào chậu 
+đặt cây vào chậu và lấp đất 
+tưới nước
-Học sinh nêu
- Học sinh nêu các bước chuẩn bị 
 + cây hoa
+ chậu trồng cây
+đất trồng cây
+nhựa
+  để nước thoát ra ngoài dễ dàng khi lượng nước trong chậu dư thừa
-Học sinh đọc và quan sát, nêu (như nội dung 2 SGK)
Hoạt động 2:
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-GV hướng dẫn chậm từng thao tác trồng cây trong chậu theo quy trình
-Gọi học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác trồng cây 
-Gv kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ thực hành của học sinh 
-Yêu cầu học sinh chia nhóm , mỗi nhóm trồn ... nh tự đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chuẩn 
+Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ
+Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật
+Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định
- Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh 
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh 
-Dặn dò học sinh đọc trước bài “Bón phân cho rau hoa”
-Học sinh tự đánh giá theo tiêu chuẩn giáo viên nêu
TUẦN 23 (Tiết 45)
Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Bài 23: BÓN PHÂN CHO RAU, HOA 
( 1tiết)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết mục đích của việc bón phân cho rau , hoa
-Biết cách bón phân cho rau, hoa
-Có ý thức tiết kiện phân bón, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
II. Đồ dùng dạy-học:
	- Sưu tầm tranh ảnh về tác dụng và cách bón phân cho cây rau, hoa
	-Phân bón N,P,K, phân hữu cơ, phân vi sinh
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
Hát
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa
-Yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức của bài 16 và kiến thức môn khoa học trả lời câu hỏi
+Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu?
+Tại sao phải bón phân vào đất ?
-Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK
GV kết luận : Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . Mỗi loại cây , mỗi thời kì của cây cần các loại phân bón với lượng bón khác nhau
-Học sinh nhớ lại kiến thức đã học và trả lời 
+lấy ở trong đất
+ cây trồng thường xuyên hút chất dinh dưỡng trong dất để nuôi thân , lá, hoa , quả nên chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít không đủ cung cấp cho cây. Để bù lại sự thiếu hụt đó cần phải bón phân vào đất
-cây có lượng phân bón đầy đủ thì lá và củ tươi tốt . còn cây có lượng phân bón ít hơn thì củ nhỏ và lá ít tươi tốt hơn.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ thuật bón phân
-Nêu tên các loại phân bón thường dùng để bón cây
-Giới thiệu và hướng dẫn học sinh quan sát một số loại phân ( hóa học, vi sinh )-giải thích về một số loại phân thường dùng để bón cho rau , hoa, như phân hữu cơ, phân hóa học
-Yêu cầu học sinh quan sát hình2 (SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK
-Giới thiệu và hướng dẫn cách bón phân cho cây rau, hoa
-Gọi học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ ở cuối bài
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh 
-Hướng dẫn học sinh đọc trước bài “ trừ sâu bệnh hại cây rau, hoa”
-.lân, kali
-lắng nghe
-Hình 2 a : bón phân vào hốc , hàng cây , hình 2 b: tưới nước phân vào gốc cây
-2 học sinh đọc to trước lớp – cả lớp đọc thầm
TUẦN 23 (Tiết 46)
Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Bài 24: TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY RAU, HOA
( 1tiết)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết được tác hại của sâu , bệnh hại và cách trừ sâu , bệnh hại phổ biến cho cây rau, hoa 
- Có ý thức bảo vệ cây, rau, hoa và môi trường
II. Đồ dùng dạy-học:
	- Sưu tầm tranh ảnh một số loại sâu , bệnh hại cây rau, hoa
	-mẫu : một số loại sâu, hại rau, hoa hoặc các bộ phận cây bị sâu, bệnh phá hại
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
Hát
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc trừ sâu bệnh hại 
- Nêu tên những loại sâu bậnh hại rau, hoa
- Quan sát hình1 ( SGK) để mô tả những biểu hiện cây bị sâu bệnh 
-Hướng dẫn học sinh quan sát một số loại sâu, bệnh hại và bộ phận của cây như lá, thân , hoa bị sâu , bệnh phá hoại
Kết lụân: sâu bệnh hại làm cho cây phát triển kém, năng suất thấp, chất lượng giảm sút vì vậy phải thường xuyên theo dõi , phát hiện sâu, bệnh và diệt trừ sâu bệnh hại kịp thời cho cây.
 -sâu , bọ , châu chấu
-lá bị đục , củ trái bị đục, bệnh.. cây phát triển kém 
-HS quan sát 
-Lắng nghe
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các biện pháp trừ sâu bệnh hại 
-yêu cầu học sinh quan sát hình 2 SGK nêu những biện pháp trừ sâu bệnh
-Nêu những ưu, nhược của các cách trừ sâu bệnh hại 
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh 
-Hướng dẫn học sinh đọc trước bài “ trừ sâu bệnh hại cây rau, hoa”
-Tại sao không thu hoạch rau, hoa ngay sau khi phun thuốc trừ sâu, bệnh hại?
-Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu bệnh hại , người lao động phải trang bị những vật dụng gì?
-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK 
-Gv tóm tắt những nội dung chính của bài 
4. Nhận xét - dặn dò
- Gv nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đọc bài mới trong SGK và chuẩn bị bài học “Thu hoạch rau, hoa”
-dùng dợt bắt bướm, phun thuốc trừ sâu, bắt sâu
-Bắt sâu, ngắt lá, nhổ cây bị bệnh tốn nhiều công sức và chỉ có hịêu quả khi sâu bện học sinh còn ít 
-Bẫy đèn đỡ tốn công hơn nhưng chỉ áp dụng với sâu hại thích ánh sáng.
-Phun thuốc trừ sâu , bệnh có hiệu quả nhanh nhưng độc đối với con người, động vật khác và gây ô nhiễm môi trường . Vì vậy phải thực hịên đúng kĩ thuật, đúng hướng dẫn, bảo đảm an toàn lao động 
-Thả các loại ong sinh bọ rùa và kiến diệt sâu hại có kết quả mà không gây độc và ô nhiễm môi trường
-Đảm bảo khoảng thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch để giữ cho qau sạch, người sử dụng không bị ngộ độc 
-Người lao động phải mang găng tay, kính đeo mắt, đeo khẩu trang, đi ủng, mặc quần áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc 
-3 học sinh đọc
TUẦN 24 (Tiết 47)
Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Bài 25: THU HOẠCH RAU, HOA
( 1tiết)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết mục đích các cách thu hoạch rau, hoa
-Có ý thức làm việc cẩn thận
II. Đồ dùng dạy-học:
	- dao sắc, kéo cắt cành
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới:
 Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
Hát
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu của việc thu hoạch rau, hoa 
-Cây rau, hoa dễ bị giập nát, hư hỏng vậy khi thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu gì?
-GV giải thích các yêu cầu của việc thu hoạch : đúng độ chín là đúng lúc, thu hoạch sớm, quả năng suất thấp, hoa chưa nở. Thu hoạch muộn quá, rau già, hoa nở quá độ
-Thu hoạch đúng độ chín
-Không thu hoạch sớm quá hoặc muộn quá
-Thu hoạch nhẹ nhàng đúngcách cẩn thận để rau , hoa tươi không giập nát
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch rau, hoa 
-Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau, hoa?
-Hướng dẫn học sinh quan sát hình trong sách và nêu các cách thu hoạch rau, hoa
-Giải thích : rau sau khi thu hoạch, nếu chưa sử dụng ngay cần được bảo quản chế biến dưới các hình thức như đưa vào phòng lạnh, đóng hộp , sấy khô để cung cấp dần cho nguời tiêu dùng . Riêng đối với hoa, nếu vận chuyển đi xa, phải được đóng hộp hoặc bao gói cẩn thận để hoa không bị dập nát, hư hỏng
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập của học sinh 
-GV dặn dò học sinh ôn tập các bài đã học theo nội dung phần ôn tập SGK 
- Tùy loại cây , người ta thu hoạch bộ phận cây khác nhau. Đối với rau lấy lá như rau cải , xà lách , cải bẹ người ta thu hoạch cả cây Đối với cây lấy quả như cây cà chua, dưa chuột , cà . Người ta thu hái quả. Đối với cây hoa, thường thu hoạch bằng cách cắt cành có hoa sắp nở 
- Với cây rau; có các thu hoạch như hái hoặc gắt , cắt , đào tùy teo bộ phận thu hoạch của cây
-Với cây hoa: chủ yếu là cắt cành có một số cây hoa người ta bứng cả gốc như cây hoa cúc, hoa đỗ quyên để người sử dụng trồng vào chậu
 Tiết 48
Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
ÔN TẬP – KIỂM TRA
I.Mục tiêu:
-Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và kĩ năng trồng rau, hoa của học sinh 
-Thông qua kết quả kỉem tra giúp GV rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt hơn
II. Nội dung 
	-GV hướng dẫn học sinh ôn tập theo một hệ thống câu hỏi bao gồm các kiến thức kĩ năng đã học về kĩ thụât trồng rau, hoa theo một quy trình chung của sản xuất cây trồng: chuẩn bị gieo trồng , gieo trồng chăm sóc – thu hoạch và bảo quản
Ở mỗi nội dung kĩ thuật , học sinh cần 
 + Hiểu được tại sao phải làm như vậy ( mục đich)
 + Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật cách tiến hành , thao tác kĩ thuật
 +đề kiểm tra phải đảm bảo vừa sức học sinh kết hợp ra đề tự luận với trắc nghiệm cho hợp lý , kết hợp lí thuyết với thực hành và liên hệ thực tế
III.Hình thức 
Tổ chức ôn tập theo nhóm hoặc cả lớp tuỳ theo điều kiện 
Tổ chức kiểm tra lí thuyết và thực hành 
IV .Câu hỏi kiểm tra lí thuyết
Câu 1: Hãy đánh giá dấu x vào * trước câu trả lời đúng : Trồng rau, hoa đem lại những lợi ích gì?
* Làm thức ăn cho người
* Trang trí 
* Lấy gỗ
* Xuất khẩu 
* Ngăn nước lũ 
* Làm thức ăn cho vật nuôi
Câu 2: hãy nêu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau và hoa?
Câu 3: Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc ( làm cỏ, vun xới, tưới nước) đối với rau, hoa
Câu 4: hãy nêu quy trình trồng cây rau, hoa, trên luống và trong chậu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_lop_4_hoc_ky_ii_ban_chuan_kien_thuc.doc