Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Năm học 2011-2012

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Năm học 2011-2012

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

 -Phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.

2. kỹ năng :

 - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

 -Nêu được những thiệt hại do giông, bão gây ra.

3. Thái độ:

 -Biết được một số cách phòng chống bão. HS biết được sau bão lũ môi trường bị ô nhiễm do nước, rác, bệnh dịch cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khoẻ

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

+ HS sưu tầm tranh ảnh về các thiệt hại do dông bão gây ra .

+ Phiếu học tập.

 

doc 50 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 27/12/2011 Giảng: 29/12/2011
Bài 37: 
TẠI SAO CÓ GIÓ ? 
I. MỤC TIÊU: 
	- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. 
	- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- Nhắc nhở HS cẩn thận khi làm thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 	- HS chuẩn bị chong chóng.
 	 - Đồ dùng thí nghiệm : Hộp đối lưu , nến , diêm , vài nén hương .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp( 1 P):
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 P ):
? Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người, động vật, thực vật ? Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ? 
? Trong trường hợp nào con người phải thở bằng bình ô - xi ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: ( 26 P)
a, Giới thiệu bài: ( 2 P)
b. Hoạt động1( 11 P): 
TRÒ CHƠI CHONG CHÓNG
 - GV tổ chức cho HS báo cáo về việc chuẩn bị .
 - Yêu cầu HS dùng tay quay chong chóng xem chúng có quay được lâu không.
- Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng.
+ Gợi ý HS trong khi chơi tìm hiểu xem: 
- Khi nào chong chóng quay ?
- Khi nào chong chóng không quay ?
- Khi nào chong chóng quay nhanh ? Khi nào chong chóng quay chậm ?
+ Làm thế nào để chong chóng quay ?
- Tổ chức cho HS chơi ngoài sân. GV đi đến từng tổ hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt câu hỏi cho HS.
 - Gọi HS tổ chức báo cáo kết quả theo nội dung sau:
+ Theo em tại sao chong chóng quay ?
+ Tại sao khi bạn chạy càng nhanh thì chong chóng của bạn lại quay càng nhanh ?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh ? Quay chậm
* Kết luận. Khi có gió thổi sẽ làm chong chóng quay. Khi gió thổi mạnh chong chóng quay nhanh .
c. Hoạt động 2( 10 P): 
NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ
+ GV giới thiệu về các dụng cụ làm thí nghiệm như SGK sau đó yêu cầu các nhóm quan sát.
+ Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và làm theo hướng dẫn sách giáo khoa.
 - GV yêu cầu HS TLCH sau:
+ Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao ?
+ Phần nào của hộp có không khí lạnh ? 
+ Khói bay qua ống nào ?
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng, sáng tạo.
+ Khói bay ra từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động ?
+ GV nêu : Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, Không khí lạnh thì nặng hơn và đi xuống. Khói từ mẩu hương cháy đi ra ống khói A là do không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển từ nơi lạnh đến nới nóng. Sự chênh lệch của nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí.
 - GV hỏi lại : 
+ Vì sao lại có sự chuyển động của không khí ?
+Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? 
+ Sự chuyện động của không khí tạo ra gì ?
Kết luận:
Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm không khí chuyển động. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.
d. Hoạt động 3( 6 P): 
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 6 và 7 trong SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày?
+ Mô tả hướng gió được minh hoạ trong các hình?
+ Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 người để trả lời các câu hỏi :
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra biển ?
+ GV đến giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
+ Gọi nhóm xung phong trình bày, Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ( nếu có )
* Kết luận và chỉ vào hình trên bảng: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của Trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền nên ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
+ Gọi 2 HS lên bảng chỉ tranh minh hoạ và giải thích chiều gió thổi.
 3. Củng cố- dặn dò( 4 P):
- Nêu ứng dụng của gió tự nhiên đối với đời sống con người ?
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các tổ viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Cử 1 em lên thực hiện cầm chong chóng và chạy một vòng quanh lớp
+ Thực hiện theo yêu cầu. Tổ trưởng tổ đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời. 
- Tổ trưởng báo cáo xem nhóm mình chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất.
- Chong chóng quay là do gió thổi. Vì bạn chạy nhanh.
- Chong chóng không quay khi không có gió và bạn không chạy.
- Vì khi bạn chạy nhanh sẽ tạo ra gió và gió làm quay chong chóng 
- Muốn chong chóng quay nhanh khi trời không có gí thì ta phải chạy.
- Quay nhanh khi gió thổi mạnh và quay chậm khi gió thổi yếu.
+ Lắng nghe.
- Chong chóng quay là do gió thổi. 
-Khi bạn chạy càng nhanh thì gió thổi càng mạnh và chong chóng của bạn lại quay càng nhanh. 
- Chong chóng quay nhanh khi gió thổi mạnh.
- Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do một ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A.
+Phần hộp bên ống B có không khí lạnh.
- Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên.
+ Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A.
+ Lắng nghe.
+3 HS lần lượt trả lời .
- Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động.
+ Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. 
+ Sự chuyện động của không khí tạo ra gió.
-HS lắng nghe.
- Trong nhóm thảo luận và lên chỉ từng bức tranh để trình bày.
+ Hình 6 vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền.
+ Hình 7 vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển.
- 4 HS ngồi cùng bàn thảo luận trao đổi và giải thích các hiện tượng.
- HS trình bày ý kiến.
.-HS thaûo luaän theo nhoùm 4 trao ñoåi vaø giaûi thích hieän töôïng.
+Ban ngaøy khoâng khí trong ñaát lieàn noùng, khoâng khí ngoaøi bieån laïnh. Do ñoù laøm cho khoâng khí chuyeån ñoäng töø bieån vaøo ñaát lieàn taïo ra gioù töø bieån thoåi vaøo ñaát lieàn.
 +ban ñeâm khoâng khí trong ñaát lieàn nguoäi nhanh hôn neân laïnh hônkhoâng khí ngoaøi bieån. Vì theá khoâng khí chuyeån ñoäng töø ñaát lieàn ra bieån hay gioù töø ñaát lieàn thoåi ra bieån.
- 2 HS lên bảng trình bày
- HS cả lớp.
Ứng dụng của gió tự nhiên đối với đời sống con người:
Soạn: 03/01/2012 Giảng: 05/01/2012
Bài 38: 
GIÓ NHẸ - GIÓ MẠNH - PHÒNG CHỐNG BÃO
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS:
 -Phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
2. kỹ năng :
 - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
 -Nêu được những thiệt hại do giông, bão gây ra.
3. Thái độ:
 -Biết được một số cách phòng chống bão. HS biết được sau bão lũ môi trường bị ô nhiễm do nước, rác, bệnh dịch  cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khoẻ 
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
+ HS sưu tầm tranh ảnh về các thiệt hại do dông bão gây ra .
+ Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp:( 1P )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4P )
? Dùng tranh minh hoạ giải thích hiện tượng ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:( 26P )
*Giới thiệu bài:
Bài học trước các em đã làm thí nghiệm chứng minh rằng tại sao có gió. Vậy gió có những cấp độ nào ? ở cấp độ nào gió sẽ gây hại cho cuộc sống của chúng ta? Chúng ta phải làm gì để phóng chống khi có gió bão? Bài học hôm nay sẽ giải thích câu hỏi đó.
b. Hoạt động 1(11P): 
MỘT SỐ CẤP ĐỘ CỦA GIÓ
 - GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 SGK.
- Em thường nghe nói đến các cấp độ của gió khi nào ?
_ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK trang 76 .
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm 4 HS
Hát
-HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
+Ban ngaøy khoâng khí trong ñaát lieàn noùng, khoâng khí ngoaøi bieån laïnh. Do ñoù laøm cho khoâng khí chuyeån ñoäng töø bieån vaøo ñaát lieàn taïo ra gioù töø bieån thoåi vaøo ñaát lieàn.
 +ban ñeâm khoâng khí trong ñaát lieàn nguoäi nhanh hôn neân laïnh hônkhoâng khí ngoaøi bieån. Vì theá khoâng khí chuyeån ñoäng töø ñaát lieàn ra bieån hay gioù töø ñaát lieàn thoåi ra bieån.
- 2 HS lên bảng trả lời
-HS nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại đầu bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả
STT
Cấp gió
Tác động của cấp gió
a
Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.
b
Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, mái nhà có thể bị tốc.
c
Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im.
d
Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.
đ
Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió.
e
Gió mạnh liên tiếp, kèm theo mưa to có gió xoáy, có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối
* Kết luận : Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn thì càng gây tác hại cho con người.
c. Hoạt động 2(9P): THIỆT HẠI DO BÃO GÂY RA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BÃO
- GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông
+ Hãy nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão
+ Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết trang 77 SGK sử dụng tranh ảnh đã st để nói về :
+ Tác hại do bão gây ra.
+ Một số cách phòng chống bão mà em biết.
+ GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi các nhóm HS lên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Kết luận: Các hiện tương dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão tó có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng. Vì vậy, cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. ở thành phố, cần cắt điện. ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to.
*Hoạt động 3(5P): TRÒ CHƠI GHÉP CHỮ VÀO HÌNH VÀ THUYẾT MINH
-Cách tiến hành:
GV dán 4 hình minh hoạ như trang 76 SGK lên bảng. Gọi HS tham gia thi bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh hoạ. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó G (hiện tượng, tác hại và cách phòng chống).
-Gọi HS tham gia trò chơi.
-Nhận xét và c ... , D sau đó chuyển nhanh vào chậu B, C. Hỏi: Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó?
-GV giảng bài: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B, C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
-Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt dộ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân (một chất lỏngm, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.
-Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:
 +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ?
 +Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ?
-GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
Trong lúc chờ đợi kết quả nhiệt độ, GV có thể cho HS dự đoán nhiệt độ của cơ thể người. Những dấu hiệu khi bị sốt, bị cảm lạnh.
-Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.
-GV giảng: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh.
 Ø Hoạt động 3:(5P) Thực hành đo nhiệt độ
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu:
 +HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.
 +Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm.
 +Ghi lại kết quả đo.
-Đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.
4.Củng cố . Dặn dò:(4P)
-Hỏi: 
 +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì?
 +Có những loại nhiệt kế nào?
-Chuẩn bị bài tiết sau
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+Không nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có hại cho mắt.
 + Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối, làm các dòng chữ bị che bởi bóng tối, sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.
-Ta có thể sờ vào vật đó hay dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
-HS nối tiếp nhau trả lời:
 +Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng.
 +Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủi lạnh.
-Quan sát hình và trả lời.
-HS trình bày ý kiến: Cốc (a) nóng hơn cốc( c) và lạnh hơn cốc (b,) vì cốc (a) là cốc nước nguội, cốc (b) là cốc nước nóng, cốc (c) là cốc nước đá.
-HS nghe và trả lời câu hỏi: Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.
-HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:
 +Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.
-Lắng nghe.
-Quan sát, lắng nghe.
-HS đọc: 300C
 + 1000C
 + 0 0 C
-HS làm theo hướng dẫn của GV.
-Đọc 370C
-Lắng nghe.
-HS quan sát và tiến hành đo.
-HS trả lời.
NóNG, LạNH VAỉ NHIệT Độ (Tiếp theo T)
I.Mục tiêu 
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
II.Đồ dùng dạy học
 -Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
 -Phích đựng nước sôi.
III.Các hoạt động dạy học 
 1. ổn định:(4P)
 2.KTBC:(4P)
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 50.
 +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì? có những loại nhiệt kế nào?
 +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu độ? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám chữa bệnh?
 +Hãy nói cách đo nhiệt độ và đọc nhiệt độ khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể người.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
 Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
-Thí nghiệm: Chúng ta có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước.
-Yêu cầu HS dự đoáựn xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
-Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Hướng dẫn HS đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.
-Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả.
 +Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi?
-Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
-GV yêu cầu:
 +Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
 +Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt? vật nào là vật toả nhiệt?
 +Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào?
-Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt. Trong thí nghiệm các em vừa làm vật nóng hơn (cốc nước) đã truyền cho vật lạnh hơn (chậu nước). Khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên.
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 102.
 Ø Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Hướng dẫn: Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không.
-Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác.
-Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và gho lại mức chất lỏng trong ống.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
+Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế?
 +Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau?
 +Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi?
 +Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta thấy được điều gì?
-Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
 Ø Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế
-Hỏi:
 +Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
 +Tại sao khi sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán?
 +Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh?
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, biết áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế.
4.Củng cố4
-Lưu ý: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại mà không nở ra.
5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: 1 chiếc cốc hoặc 1 thìa nhôm hoặc thìa nhựa.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-3 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm.
-Dự đoán theo suy nghĩ của bản thân.
-Lắng nghe.
-Tiến hành làm thí nghiệm.
-Kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.
+Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.
-Lắng nghe.
-Tiếp nối nhau lấy ví dụ:
+Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, 
+Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, 
+Vật thu nhiệt: cái cốc, cái bát, thìa, quần áo, bàn là,
+Vật toả nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là, 
+Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật toả nhiệt thì lạnh đi.
-Lắng nghe.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Nghe GV hướng dẫn cách làm thí nghiệm.
-Kết quả thí nghiệm: Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nước đánh dấu ban đầu.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Kết quả làm thí nghiệm: Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi.
+Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nước có nhiệt độ khác nhau.
+Khi dùng nhiệt kế để đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp.
+Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật đó.
-Lắng nghe.
-Thảo luận cặp đôi và trình bày:
+Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.
+Khi bị sốt, nhiệt độ ở cơ thể trên 370C, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Muốn giảm nhiệt độ ở cơ thể ta dùng túi nước đá chườm lên trán. Túi nước đá sẽ truyền nhiệt sang cơ thể, làm giảm nhiệt độ của cơ thể.
+Rót nước vào cốc và cho đá vào.
+Rót nước vào cốc và sau đó đặt cốc vào chậu nước lạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_lop_4_nam_hoc_2011_2012.doc