I. MỤC TIÊU:
KT: Mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
KN: Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
TĐ: Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Mẫu: Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
- Vật liệu, dụng cụ: Hạt giống, giấy thấm nước, bông, vải mềm, đĩa đựng hạt.
Kĩ thuật Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa. I. Mục tiêu: KT: Mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống. KN: Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. TĐ: Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui định. II. đồ dùng dạy – học: Mẫu: Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm. Vật liệu, dụng cụ: Hạt giống, giấy thấm nước, bông, vải mềm, đĩa đựng hạt. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Quan sát, nhận xét mẫu. Giáo viên nêu: Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống. Học sinh quan sát mẫu để trả lời câu hỏi. Giáo viên giới thiệu mẫu Giáo viên nhận xét - giải thích: Hạt giống nảy mầm được khi có đủ điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ. Việc đem hạt giống gieo vào nơi có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm để theo dõi, quan sát thời gian nảy mầm, số hạt nảy mầm được gọi là thử độ nảy mầm của hạt giống. Học sinh lắng nghe. Hỏi: Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống? Học sinh thảo luận - trả lời: đẻ biết hạt giống tốt hay xấu ... Giáo viên kết luận: (như SGK T69) 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - thảo luận Học sinh đọc SGK và nêu các bước thực hiện. Giáo viên làm mẫu từng bước trong qui trình thử độ nảy mầm. Học sinh quan sát. Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện 2 học sinh lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. 3. học sinh thực hành thử độ nảy mầm. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Giao nhiệm vụ cho mỗi học sinh thử độ nảy mầm 1 loại hạt giống Học sinh thực hành Giáo viên hướng dẫn cách bổ sung nước hàng ngày để đảm bảo độ ẩm cho hạt giống. 4. Củng cố - dặn dò. Nhận xét giờ học. Nhắc nhở học sinh chuẩn bị sản phẩm để giờ sau báo cáo kết quả.
Tài liệu đính kèm: