Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 26 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 26 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy

TIẾT 27 VÀ 28

LẮP CÁI ĐU

I/ MỤC TIÊU :

- Học sinh chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu

- Lắp được từng bộ phận và lắp giáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình

- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình

II/ CHUẨN BỊ :

- Mẫu cái đu đã lắp sẵn

- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

 

doc 12 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 26 đến 35 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
TIẾT 26
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP
 MÔ HÌNH KĨ THUẬT
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mộ hình kĩ thuật .
- Sử dụng được cờ - lê , tua vít để lấp vít , tháo vít .
- Biết lắp ghép một số chi tiết với nhau
II/ CHUẨN BỊ :
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật của giáo viên
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật của học sinh 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
I- Ổn định tổ chức 
II- Kiểm tra bài cũ : 
+ GV kiểm tra Sự chuẩn bị của Học sinh bộ lắp ghép kỷ thuật .
III- Dạy bài mới:
 - GV giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu
+ HĐ1: Giáo viên hướng dẫn Học sinh gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ 
 - GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính gồm 34 loại chi tiết khác nhau:
* Các tấm nền
* Các loại thanh thẳng
* Các thanh chữ U và chữ L
* Bánh xe, bánh đai, các chi tiết khác
* Các loại trục
* ốc và vít, vòng hãm
* Cờ-lê, tua-vít
 - Cho Học sinh nhận dạng, gọi tên, đếm chi tiết
 - Hướng dẫn cách xếp các chi tiết
 - Cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ
+ HĐ2: GV hướng dẫn Học sinh cách sử dụng cờ-lê, tua-vít
* Hướng dẫn cách lắp vít
 - Gọi Học sinh lên thao tác 
 - Giáo viên nhận xét và bổ xung
* Hướng dẫn cách tháo vít
 - Cho Học sinh thực hành cách tháo vít 
 - Để tháo vít em sử dụng cờ - lê và tua - vít như thế nào ?
* Hướng dẫn cách lắp ghép một số chi tiết
 - Yêu cầu học sinh gọi tên và số lượng của mối ghép.
 - Cho học sinh sắp sếp dụng cụ vào hộp
4/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về thực hành lắp ghép bộ lắp ráp mô hình kĩ thuật nhớ bộ lắp ghép có bao nhiêu chi tiết ?
 - Hát - ổn định lớp để vào tiết học
 - Học sinh tự kiểm tra chéo
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh lấy bộ đồ dùng
 - Học sinh quan sát và theo dõi
+ Học sinh thực hành theo giáo viên trên bàn 
 - Học sinh thực hành nhận dạng gọi tên các chi tiết
 - Làm việc theo cặp
 - Học sinh thực hành cách lắp vít
 - Thực hành cách tháo vít
 - Một tay dùng cờ – lê giữ chặt ốc, tay kia dùng tua – vít vặn ngược chiều kim đồng hồ
 - Học sinh thực hành và gọi tên các mối ghép
 - Học sinh sắp sếp dụng cụ
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
======ù=====
TUẦN 27 VÀ 28
TIẾT 27 VÀ 28
LẮP CÁI ĐU
I/ MỤC TIÊU : 
- Học sinh chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu
- Lắp được từng bộ phận và lắp giáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình
II/ CHUẨN BỊ :
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
I- Ổn định tổ chức :
II- Kiểm tra bài cũ : 
+ Gọi 03 Học sinh nêu lại Học sinh gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép 
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III- Dạy bài mới
 - Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
+ HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
 - Cho Học sinh quan sát mẫu cái đu lắp sẵn
 - Cái đu có những bộ phận nào ?
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
 * Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết :
Tấm lớn (1), tấm nhỏ (1), tấm 3 lỗ (1), thanh thẳng 11 lỗ (5), thanh thẳng 7 lỗ (4), thanh chữ U dài (3), thanh chữ L dài (2), trục dài (1), ốc và vít ( 15 bộ ), vòng hãm (6), cờ – lê (1), tua – vít (1)
* Lắp từng bộ phận
 - Lắp giá đỡ đu ( hướng dẫn làm như H2 sách giáo khoa ) 
 - Để lắp được giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào ?
 - Khi lắp giá đỡ đu cần chú ý gì ?
* Lắp ghế đu ( h/ dẫn như H2 – SGK )
 - Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào 
* Lắp trục đu vào ghế đu ( H4 – SGK )
 - Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm
* Lắp giáp cái đu ( lắp H2 vào H4 ) 
 - Hướng dẫn tháo các chi tiết
IV/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về thực hành lắp ghép bộ lắp ráp mô hình kĩ thuật nhớ bộ lắp ghép có bao nhiêu chi tiết ?
 - Hát - ổn định để vào tiết dạy 
- 03 học sinh trình bày lại gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép .
 - Học sinh tự kiểm tra
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh quan sát mẫu và trả lời :
Cần có 3 bộ phận là giá đỡ đu, ghế đu, trục đu
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Học sinh chọn các chi tiết
 - Học sinh quan sát
 - Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu
 - Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
 - Học sinh quan sát
 - Cần chọn tấm nhỏ, thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài
 - Học sinh quan sát
 - Cần 4 vòng hãm
Học sinh quan sát
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
Tuần 28
LẮP CÁI ĐU ( TIẾT 2 )
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
I- Ổn định tổ chức :
II- Kiểm tra :
+ Gọi 03 Học sinh nêu lại Học sinh gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép cái đu 
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III- Dạy bài mới
+ HĐ3: Học sinh thực hành lắp cái đu
 - Cho học sinh quan sát mô hình mẫu
 - Quan sát các bước lắp theo quy trình thực hiện sách giáo khoa
 * Cho học sinh chọn các chi tiết để lắp cái đu
 - Giáo viên đến từng nhóm để kiểm tra giúp đỡ các em chọn đúng
 * Lắp từng bộ phận 
 - Cho các nhóm thực hành
 - Giáo viên nhắc nhở một số điểm sau :
Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ ( cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu )
Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ ( thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, tấm nhỏ ) khi lắp ghế đu 
Vị trí của các vòng hãm
* Lắp giáp cái đu 
 - Cho học sinh quan sát H1 – SGK, mẫu
 - Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu
 - Giáo viên quan sát theo dõi để kịp thời uốn nắn bổ xung cho học sinh còn lúng túng
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
 - Cho học sinh trưng bày sản phẩm
 - Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả
IV/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về thực hành lắp ghép cái đu theo các chi tiết đã học .
- Về nhà chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài lắp xe nôi.
- Hát - ổn định để vào tiết dạy 
- 03 học sinh trình bày lại gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép cái đu .
 - Học sinh tự kiểm tra
 - Học sinh quan sát mẫu
 - Học sinh chọn các chi tiết
 - Học sinh thực hành
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh quan sát mẫu và lắp giáp hoàn thiện cái đu
 - Các nhóm trưng bày sản phẩm
 - Tự đánh giá sản phẩm
 - Tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
======ù=====
TUẦN 29 VÀ 30
TIẾT 29 VÀ 30 
LẮP XE NÔI
I/. MỤC TIÊU: 
- Chọn đúng , đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu .
- Lắp được cái đu theo mẫu .
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II/ CHUẨN BỊ :
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
I- Ổn định tổ chức :
II- Kiểm tra :
+ Gọi 03 Học sinh nêu lại Học sinh gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép cái đu 
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo mẫu
- Cho Học sinh quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
- Để lắp xe nôi cần bao nhiêu bộ phận
- GV nêu tác dụng của xe trong thực tế
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK
b)Lắp từng bộ phận
* Lắp tay kéo ( H2 sách giáo khoa )
- Cho học sinh quan sát H2 và xác định cần chọn chi tiết nào ? Bao nhiêu ?
* Lắp giá đỡ trục bánh xe ( H3 – SGK )
- Cho học sinh quan sát H3 và gọi một em lên lắp
* Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe (H4 - SGK)
- Gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp
- Gọi một học sinh lên lắp
* Lắp thành xe với mui xe ( H5 – SGK )
- Em phải dùng mấy bộ ốc vít
* Lắp trục bánh xe ( H6 – SGK )
- Gọi Học sinh lắp trục bánh như H6
c) Lắp ráp xe nôi ( H1 – SGK )
- Giáo viên lắp ráp theo quy trình SGK và kiểm tra sự chuyển động của xe 
- Hướng dẫn tháo dời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
IV/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về thực hành lắp ghép xe nôi theo các chi tiết đã học .
- Về nhà chuẩn bị bộ lắp ghép giờ sau thực hành. .
- Hát - ổn định để vào tiết dạy 
- 03 học sinh trình bày lại gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép cái đu .
 - Học sinh tự kiểm tra
- Học sinh quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
- Cần 5 bộ phận : tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát H2
- Cần 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài
- Học sinh quan sát và lên thực hành
- Học sinh quan sát
- Có 2 tấm lớn và 2 thanh chữ U dài
- Học sinh lên lắp thử
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành lắp
- Học sinh quan sát
- Quan sát và theo dõi
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
- 
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
I- Ổn định tổ chức :
II- Kiểm tra :
+ Gọi 03 Học sinh nêu lại Học sinh gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép cái đu 
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III- Dạy bài mới
+ HĐ3: Học sinh thực hành lắp xe nôi
a) Học sinh chọn chi tiết
- Cho học sinh chọn chi tiết và xếp riêng từng loại và nắp hộp
- GV kiểm tra và giúp học sinh chọn đúng
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi một em đọc lại phần ghi nhớ
- Cho Học sinh quan sát kĩ hình mẫu và hỏi để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận
- Cho học sinh thực hành lắp từng bộ phận
- Giáo viên đi đến từng em quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng
c) Lắp giáp xe nôi
- Nhắc học sinh phải lắp theo quy trình trong sách giáo khoa
- Chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch
- Lắp xong cần phải kiểm tra sự chuyển động của xe
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá
- Cho học sinh tự đánh giá sản phẩm
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Cho học sinh tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp
IV/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về thực hành lắp ghép xe nôi theo các chi tiết đã học .
- Về nhà chuẩn bị bộ lắp ghép giờ sau thực hành
- Hát - ổn địn ... quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu xe ô tô tải lắp sẵn .
 -Hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận. Hỏi:
 +Để lắp được xe ô tô tải , cần bao nhiêu bộ phận?
 -GV nêu tác dụng của xe ô tô tải trong thực tế.
+ Hằng ngày chúng ta thường thấy các xe ô tô tải chạy trên đường , trên xe chất đầy hàng hoá , nó giúp ích cho xã hội và mọi người vận chuyển trao đổi hàng hoá từng vùng này sang vùng khác , giúp cho việc giao lưu hàng hàng hoá ngày càng thuận lợi .
 Ø Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK 
 -GV hướng dẫn HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ô tô tải .
 -Cho HS đọc nội dung trong SGK và gọi vài em lên thực hiện chọn chi tiết.
- Xếp các chi tiết vào trong nắp hộp 
 b. Lắp từng bộ phận:
 -Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin H.2 SGK. 
+ Bộ phận này gồm có 2 phần Giáo viên Hỏi:
 + Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần ?
 -GV nhận xét và chỉnh sửa.
+ Giáo viên tiến hành lắp ráp từng phần . Trong bước lắp giá đỡ trục bánh xe , GV gọi HS lên lắp .
+ Cho học sinh khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh .
 -Lắp ca bin H.3 SGK.
+ Giáo viên đặt câu hỏi :
- Em hãy nêu các bước lắp ca bin ?
 -GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK. Khi lắp GV lưu ý vị trí theo hình 3a; bước 3 ; lắp hình 3 c
 -Lắp thành sau của thùng xe , trục xe H.4 ; H.5 . SGK.
 Cho HS quan sát hình . Sau đó HS lên chọn các chi tiết và lắp các bộ phận này.
 -GV theo dõi và sửa chữa.
 c. Lắp ráp xe ô tô tải :
+ Giáo viên lắp xe theo các bước trong SGK 
- Khi lắp tấm 25 lỗ ( Làm thành bên ) GV thao tác chậm để HS ghi nhớ vì các bước lắp ráp này chỉ thực hiện được khi lắp ráp các bộ phận với nhau 
+ Giáo viên kiểm tra việc chuyện động của xe 
 d. Giáo viên hướng dẫn thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp .
+ Cách tiến hành như các bài trước .
 IV/Nhận xét- dặn dò
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
+ cuối tiết 1 dặn HS giờ học sau mang hộp đựng để cất giữ các bộ phận đã lắp ở cuối tiết 2 
- Hát - ổn định để vào tiết dạy 
- 03 học sinh trình bày lại gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép cái đu .
 - Học sinh tự kiểm tra
-02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
-9	HS 
-HS quan sát vật mẫu.
-3 bộ phận : giá đỡ trục xe, sàn ca bin , ca bin ,thành sau của thành xe và trục bánh xe . 
+ cho 2-3 HS nhắc lại tác dụng thực tế của xe ô tô tải .
-HS đọc.
-HS quan sát H.2 SGK.
- học sinh trả lời cần lắp 2 phần 
+ Giá đỡ trục bánh xe 
+ Sàn ca bin .
+ HS thực hành lắp giá trục đỡ bánh xe , sàn ca bin , sau đó nối 2 phần lại với nhau 
-HS quan sát H.3 SGK.
- HS trả lời có 4 bước theo SGK 
+ Cho học sinh lên lắp 1 hoặc 2 bước đơn giản .
-HS quan sát H.4 . H5 . SGK.
-HS lên chọn.
-HS lên lắp.
- HS khác cùng GV nhận xét và góp ý .
-HS tháo và xếp vào hộp.
-HS quan sát và thực hành theo hướng dẫn của Giáo viên .
-HS cả lớp thực hành cho chuyển động của xe .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Ổn định tổ chức :
II- Kiểm tra :
+ Gọi 03 Học sinh nêu lại Học sinh gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép chiếc xe tải .
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III- Dạy bài mới
 a)Giới thiệu bài: Lắp xe ô tô tải . 
 b)HS thực hành:
 Ø Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe ô tô tải . 
 a/ HS chọn chi tiết
 -GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe ô tô tải và lắp nhiều bộ phận , GV cần lưu ý những “ vấn đề chung ” trang 12 SGV .
- học sinh chọn đúng chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào trong nắp hộp .
Giáo viên kiểm tra học sinh chọn từng chi tiết .
 b/ Lắp từng bộ phận :
 - Trước khi cho HS thực hành . GV gọi HS đọc lại ghi nhớ. Sau đó yêu cầu các em phải quan sát kĩ hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp .
 -HS thực hành lắp từng bộ phận. GV lưu ý HS cần chú ý như sau :
 + Lắp sàn ca bin , cần chú ý trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài .
+ Khi lắp ca bin các em chú ý lắp tuần tự theo hình 3a;3b;3c;3d để đảm bảo đúng quy trình .
 -GV đến từng bàn để kiểm tra việc thực hành của HS . 
 c/ Lắp ráp xe ô tô tải 
+ Học sinh lắp ráp theo các bước trong SGK .
 -GV lưu ý học sinh khi lắp ráp các bộ phận cần phải thực hiện đúng qui trình để thực hành lắp ráp xe.
+ Chú ý vị trí trong ngoài của các bộ phận với nhau như : khi lắp thành sau xe vào với thùng xe .
+ Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch .
 -Theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
 ØHoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 +Lắp xe ô tô tải đúng mẫu và đúng qui trình.
 +Xe ô tô tải lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 +Xe chuyển động được.
 - học sinh dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phản của mình và của bạn 
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
 -Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
 4.Nhận xét- dặn dò
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài Lắp ghép mô hình tự chọn .
- Hát - ổn định để vào tiết dạy 
- 03 học sinh trình bày lại gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ lắp ghép chiếc xe tải .
 - Học sinh tự kiểm tra
-02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS chọn chi tiết để ráp. 
- học sinh thực hành chọn từng chi tiết 
-HS đọc ghi nhớ.
- học sinh quan sát và thực hành .
-HS làm cá nhân, nhóm.
+ học sinh thực hành theo hướng dẫn của Giáo viên 
- HS trưng bày sản phẩm 
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
======ù=====
Tuần 33 
Tiết 33 
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
 ( tiết1 )
I Mục tiêu
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn .
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn . Mô hình lắp tương đối chắc chắn , sử dụng được 
 -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II Đồ dùng dạy- học
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III Hoạt động dạy- học
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới
 a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 Ø Hoạt đông 1: HS chọn mô hình lắp ghép
 -GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
 ØHoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết 
 -GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
 -Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
 4.Nhận xét- dặn dò
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập cũng như kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-13	HS d 
-HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-HS chọn các chi tiết.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
======ù=====
Tuần 34
Tiết 34
Tiết 2
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
I Mục tiêu
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn .
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn . Mô hình lắp tương đối chắc chắn , sử dụng được 
 -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II Đồ dùng dạy- học
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới
 a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.
 b)Hướng dẫn cách làm:
ØHoạt động 3: HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
 -GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
 +Lắp từng bộ phận.
 +Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
4.Nhận xét- dặn dò
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập cũng như kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS lắp ráp mô hình.
]
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
======ù=====
Tuần 35 
Tiết 35
Tiết 3
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
I Mục tiêu
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn .
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn . Mô hình lắp tương đối chắc chắn , sử dụng được 
 -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II Đồ dùng dạy- học
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới
 a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.
 b)Hướng dẫn cách làm:
Ø Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 + Lắp được mô hình tự chọn.
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
 + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4.Nhận xét- dặn dò
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập cũng như kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của học sinh
======ù====
Duyệt của Ban Giám Hiệu Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn 
......................................................	..................................................................
......................................................	..................................................................
.......................................................	...................................................................
.......................................................	...................................................................
.......................................................	...................................................................
.......................................................	...................................................................
Ngày ......Tháng.......Năm 2010....	 Ngày ......Tháng.......Năm 2010....
 Hiệu trưởng 	 Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_lop_4_tuan_26_den_35_nguyen_thi_thu_thuy.doc