Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 4 đến 22 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hạnh

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 4 đến 22 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hạnh

I – MỤC TIÊU:

v Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim xuống kim khi khâu.

v Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.

 Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.

- Học sinh thực hành khâu thường trên vải.

- Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu thường trên vải.

- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II – CHUẨN BỊ:

 Giáo viên : Mẫu vải đã được vạch dấu theo đường thẳng, đường cong.

 Học sinh : Mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo, phấn, thước.

 

doc 95 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 4 đến 22 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 5/ 9 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba: 7/ 9 / 2010
TUẦN 4
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
LỚP
BÀI
1
Kĩ thuật
4a1
Khâu thường
2
Kĩ thuật
4a2
Khâu thường
3
Thể dục
2a2
Động tác chân – Trò chơi :“ Kéo cưa lừa xẻ”
4
Thể dục
3a2
Đội hình đội ngũ - Trò chơi : “Thi xếp hàng.”
5
Thể dục
2a1
Động tác chân – Trò chơi :“ Kéo cưa lừa xẻ”
Môn: Kĩ thuật
Tiết 4 Bài : KHÂU THƯỜNG
TUẦN 4
I – MỤC TIÊU:
Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim xuống kim khi khâu.
Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.
 Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Học sinh biết thế nào là khâu thường và các thao tác kĩ thuật ứng dụng khi thực hiện khâu thường.
Quan sát, phân tích mẫu và thao tác mẫu; thực hành trên giấy ô li.
Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu vải đã được vạch dấu theo đường thẳng, đường cong.
Học sinh : Mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo, phấn, thước.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
Bài cũ : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T2)
Nêu và thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim?
 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Khâu thường.
 b. Nội dung : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu
Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích : Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn.
Yêu cầu hs quan sát và nêu nhận xét về đường khâu ở mặt phải, mặt trái của mẫu khâu thường 
Thế nào là khâu thường? 
Quan sát mẫu.
Nêu nhận xét và bổ sung ý kiến.
Mũi khâu ở hai mặt giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
Cá nhân trả lời câu hỏi.
=>Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
1. Hướng dẫn thao tác khâu cơ bản : -Yêu cầu hs thực hiện :
Quan sát hình 1, nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu.
=>Kết luận : Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường dấu, cách vị trí sắp khâu khoảng 1cm. Tay phải cầm kim, ngón cái và ngón trỏ cầm ngang thân kim, ngón giữa đặt sau mặt vải để đỡ ngang thân kim khi khâu.
Quan sát hình 2a, 2b và nêu cách lên kim, xuống kim.
=>Kết luận : Lên kim – đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải. Xuống kim – đâm mũi kim từ phía trên xuống dưới mặt vải.
Thực hiện mẫu thao tác cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim
2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường : -Yêu cầu hs thực hiện :
Quan sát tranh quy trình và nêu các bước khâu thường (vạch đường dấu và khâu theo đường dấu)
Quan sát hình 4 và nêu cách vạch dấu khâu thường :
Vuốt phẳng mặt vải.
Vạch dấu đường thẳng cách mép vải 2 cm.
Chấm các điểm cách đều nhau 5 mm trên đường vạch dấu.
Quan sát hình 5 nêu cách khâu các mũi thường theo đường vạch dấu.
=>Kết luận : Bắt đầu khâu, khâu các mũi đầu, khâu các mũi khâu tiếp theo
Làm mẫu thao tác kĩ thuật khâu mũi thường (2 lần)
Khâu đến cuối đường vạch dấu, ta cần phải làm gì?
Hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu, thực hiện mẫu.
Quan sát mẫu hình 1.
Rút ra kết luận.
=>Kết luận : Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường dấu, cách vị trí sắp khâu khoảng 1cm. Tay phải cầm kim, ngón cái và ngón trỏ cầm ngang thân kim, ngón giữa đặt sau mặt vải để đỡ ngang thân kim khi khâu.
Nhắc lại kết luận.
Quan sát thao tác mẫu.
Nêu cách thực hiện
=>Kết luận : Lên kim – đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải. Xuống kim – đâm mũi kim từ phía trên xuống dưới mặt vải.
Thực hiện mẫu thao tác cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim.
Thực hiện các thao tác.
Quan sát và nêu cách thực hiện
Quan sát, nêu cách thực hiện
Cách vạch dấu khâu thường :
Vuốt phẳng mặt vải.
Vạch dấu đường thẳng cách mép vải 2 cm.
Chấm các điểm cách đều nhau 5 mm trên đường vạch dấu.
Quan sát.
Trả lời câu hỏi
Bắt đầu khâu, khâu các mũi đầu, khâu các mũi khâu tiếp theo .
Quan sát.
 Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng.
Hoạt động 3 : Thực hành
Yêu cầu hs thực hiện trên giấy kẻ ô li.
Học sinh thực hiện trên giấy kẻ ô li.
Củng cố : - Nhắc lại quy trình thực hiện
Dặn dò : Chuẩn bị vật liệu cho tiết sau. 
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
 Ngày soạn : 12/ 9 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba: 14/ 9 / 2010
TUẦN 5
Tiết trong ngày
Môn
Lớp
Bài
1
Kĩ thuật
4a1
Khâu thường ( Tiết 2)
2
Kĩ thuật
4a2
Khâu thường ( Tiết 2)
3
Thể dục
2a2
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại - Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
4
Thể dục
3a2
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
5
Thể dục
2a1
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại - Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
+
Môn: Kĩ thuật
Tiết 5 Bài : KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)
TUẦN 5
I – MỤC TIÊU:
Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim xuống kim khi khâu.
Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.
 Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Học sinh thực hành khâu thường trên vải.
Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu thường trên vải.
Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu vải đã được vạch dấu theo đường thẳng, đường cong.
Học sinh : Mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo, phấn, thước.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
Bài cũ : Vật liệu, dụng cụ khâu thường (T1)
Thế nào là khâu thường? Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt.
Khâu đến cuối đường vạch dấu, ta cần phải làm gì? Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng.
 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Khâu thường ( Tiết 2).
 b. Nội dung : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 3 : Hs thực hành khâu thường
Yêu cầu hs thực hiện : + Nhắc lại kĩ thuật khâu thường.
 Thực hiện vài mũi khâu thường 
Nêu các bước khâu thường :
 Bước 1.Vạch dấu đường khâu.	
Bước 2. Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
Hướng dẫn và thực hiện thao tác kết thúc đường khâu :
 1. Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu.
 2. Nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
Nêu yêu cầu thực hành và cho hs thực hành trên vải : Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu =>Theo dõi, hướng dẫn thêm.
Nhắc lại kiến thức
Nhận xét, bổ sung
Nêu các bước khâu thường.
Theo dõi.
Cá nhân thực hành trên vải.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của hs
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
Các mũi khâu tương đối đều nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu.
Hoàn thành đúng thời gian qui định.
Cho hs tự đánh giá.
Nhận xét, đánh giá kết quả của hs.
Trưng bày sản phẩm.
Theo dõi tiêu 
chuẩn đánh giá.
Tự đánh giá.
Theo dõi.
4. Củng cố : - Nhắc nhở hs cách cầm vải, kim 
5. Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã thực hành và chuẩn bị vật liệu cho tiết sau. 
“ Khâu ghép hai mép vải bằng mủi khâu thường”
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
-----------------------0-----------------------
 Ngày soạn : 19/ 9 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba: 21/ 9 / 2010
TUẦN 6
Tiết trong ngày
Môn
Lớp
Bài
1
Kĩ thuật
4a1
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( Tiết 1)
2
Kĩ thuật
4a2
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( Tiết 1)
3
Thể dục
2a2
Ôn năm động tác của bài thể dục phát triển chung.
4
Thể dục
3a2
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
5
Thể dục
2a1
Ôn năm động tác của bài thể dục phát triển chung.
+
Môn: Kĩ thuật
Tiết 6 Bài: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( Tiết 1)
TUẦN 6
I – MỤC TIÊU:
Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, kim khâu len, len, kéo, phấn, thước.
Học sinh : Hai mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo, phấn, thước, kim, chỉ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vật liệu. 
Nhận xét
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 b. Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu
Giới thiệu mẫu khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường, yêu cầu hs quan sát và nêu nhận xét về đường khâu, cách đặt vải. 
=>Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau nằm ở mặt trái của hai mảnh vải, mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau.
Giới thiệu về ứng dụng của đường khâu ghép hai mép vải bằng m ... ề nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “Lắp ghép mô hình tự chọn tiếp theo”.	
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả lắp ghép của HS.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
---------------------------------------------
Ngày dạy; Thứ năm ngày 19 tháng 5 năm 2011
Môn: Kĩ thuật
Tiết 35 Bài : LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
TUẦN 35
I – MỤC TIÊU:
Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
Ghi chú:
Với học sinh khéo tay:
Lắp ghép đượcít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được. 
Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình tự chọn.
II – CHUẨN BỊ:
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ, vật liệu. 
HS bày bộ lắp ghép trên bàn.
Nhận xét – đánh giá.
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Lắp ghép mô hình tự chọn 
 b. Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết
GV giúp HS chọn đúng và đủ các chi tiết.
GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để .
Các chi tiết phải sắp xếp theo từng loại vào nắp hộp.
Hoạt động 3 : Học sinh thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
a) Lắp từng bộ phận: 
GV treo tranh quy trình và vật mẫu để HS quan sát lại.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
GV yêu cầu các em phải quan sát kỹ nội dung của từng bước lắp ráp.
GV quan sát theo dõi, nhắc nhở các nhóm thực hiện đúng quy trình kĩ thuật.
b) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
GV chỉ định 1 HS đọc mục 2./SGK
Tổ chức cho HS lắp ráp mô hình tự chọn theo quy trình.
GV nhắc HS khi lắp các bộ phận phải chú ý:
Chú ý vị trí trong, ngoài của bộ phận với nhau.
Các mối ghép phải vặn chặt để mô hình tự chọn không bị xộc xệch.
GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS, nhóm còn lúng túng.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành
GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành để cả lớp tham gia nhận xét.:
Lắp được mô hình tự chọn
Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. (Như đã được hướng dẫn ở các tiết trước
HS tiến hành chọn chi tiết theo nhóm bàn.
HS quan sát mô hình mẫu và tranh các bước lắp (phóng to).
HS đọc lại mục ghi nhớ.
HS thực hiện.
1 HS đọc mục 2./SGK
HS lắp hoàn chỉnh ô-tô tải theo quy trình.
HS phân công chọn chi tiết và lắp các bộ phận.
Học sinh khéo tay:
Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được. 
HS trưng bày sản phẩm.
HS tham gia nhận xét, đánh giá.
HS tháo rời các bộ phận .
4 . Củng cố : GV củng cố bài. HS nhắc lại tên bài 
5. Dặn dò : Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “Lắp ghép mô hình tự chọn tiếp theo”.	
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả lắp ghép của HS.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
---------------------------------------------
Môn: Kĩ thuật
Tiết 25 Bài : ÔN TẬPCHƯƠNGII: KĨ THUẬT TRỒNG RAU HOA
TUẦN 25
I – MỤC TIÊU:
Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và kĩ năng trồng rau, hoa của HS.
Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
Ghi chú 
Có thể thực hành chăm sóc rau, hoa. Trong các bồn cây chậu cây của trường (nếu có).
 Ở những nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc học sinh thực hành chăm sóc rau, hoa .
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. Thông qua kết quả kiểm tra giúp GV rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt hơn.
II – CHUẨN BỊ:
	1 số câu hỏi chuẩn bị kiểm tra.. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ : Nêu ích lợi của việc trồng rau hoa? Muốn rau hoa cho thu hoạch cao cần phải làm gì?
Kiểm tra vật liệu và dụng cụ chuẩn bị .
Nhận xét – đánh giá.
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Các em đã nắm được kĩ thuật của chương :”Kĩ thuật trồng rau, hoa”. Tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn tập và kiểm tra .
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
Ôn tập
Cho HS thảo luận nhóm trả lời nội dung một số câu hỏi sau:
-Kể tên các loại sâu, bệnh thường gặp ở rau và hoa?
-Nêu các biện pháp trừ sâu , bệnh đang được thực hiện trong sản xuất?
- Hãy nêu cách thu hoạch hoa và cây rau lấy lá, lấy củ, lấy quả. Nêu ví dụ minh hoạ?
-GV chốt ý
2. Kiểm tra
- GV ghi câu hỏi lên bảng.
- GV thu chấm một số bài, nhâïn xét.
Thảo luận nhóm theo bàn.
 -Sâu xanh, sâu đục thân, sâu róm, bướm, bệnh thường gặp ở rau , hoa: bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ,
Đặt đèn bẩy bướm hoặc dùng vợt để bắt.
-Phun thuốc trừ sâu, bệnh hại theo đúng chỉ dẫn.
Ngắt sâu trên cây, ngắt bỏ lá, nhổ cây bị bệnh .
-Thả các loại kí sinh trùng diệt sâu bệnh,.. 
- Tuỳ theo từng loại rau, hoa để thu hoạch. VD: Củ cải, cà rốt nhổ lấy cả cây. Rau cải nhổ cây, rửa sạch, Đậu hái từng quả, bông cắt cành
* Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
HS làm bài vào giấy .
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em cho là đúng :
Trồng rau, hoa đem lại lợi ích gì?
Làm thức ăn cho người. 
 Xuất khẩu
Trang trí 
Ngăn nước lũ
Lấy gỗ 
Làm thức ăn cho vật nuôi.
Trồng rau, hoa đem lại nhiều lợi íchcho con người và góp phần làm cho môi trường xanh , sạch, đẹp.
Câu 2. Hãy nêu ảnh hưởng các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau, hoa?
Câu 3: Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc ( làm cỏ, vun xới, tưới nước ) đối với cây rau và hoa?
Câu 4: Nêu quy trình trồng cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu?
3.Củng cố : 
Tiết kĩ thuật các em vừa ôn nội dung gì? Học sinh trả lời
- Rau hoa có lợi như thế nào đối với cuộc sống hằng ngày của con người? Học sinh trả lời
4 . Dặn dò : 
- Về nhà học bài. Thực hành trồng rau, hoa trong chậu hoặc trong vườn. Chăm sóc để cây phát triển tốt.
Chuẩn bị: Đồ dùng lắp ghép để học sang chương lắp ghép..
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
Môn: Kĩ thuật
Tiết 22 Bài : LÀM ĐẤT LÊN LUỐNG ĐỂ GIEO TRỒNG RAU, HOA
TUẦN 22
I – MỤC TIÊU:
HS biết được mục đích và cách làm đất lên luống để trồng rau, hoa.
Sử dụng được cuốc, cào để lên luống trồng rau, hoa. (trong điều kiện trường có đất thực hành).
Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ luống rau, hoa SGK.
Vật liệu dụng cụ.
 Mảnh vườn trường đã được cuốc đất lên.
Cuốc, cào, thước dây, cọc tre hoặc gỗ
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ : 
Để cho cây trồng phát triển, cho năng xuất cao, nhà nông cần chú ý đến những điều kiện ngoại cảnh nào ?
Nếu thiếu hoặc thừa nước cây trồng sẽ như thế nào?
Đọc ghi nhớ? - Một em đọc ghi nhớ SGK.
Kiểm tra vật liệu và dụng cụ chuẩn bị .
Nhận xét – đánh giá.
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : * Giới thiệu Làm đất, lên luống là công việc đầu tiên của quy trình sản xuất rau, hoa. Làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt ngay từ khi mơi gieo hạt. Chúng ta cùng tìm hiểu công việc này trong bài học hôm nay.
 b. Nội dung: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
a.Mục đích làm đất.
-Thế nào là làm đất?
-Vì sao phải làm đất trước khi gieo trồng?
- Làm đất tơi xốp có tác dụng gì?
- Người ta tiến hành làm đất bằng công cụ nào?
* Làm đất tơi xốp giúp cho cây phát triển tốt, hạt nảy mầm dễ dàng. Làm đất còn hút cỏ dại không bị cỏ dại ăn tranh mất chất.
b. Các bước thực hiện.
-Khi làm đất, người ta thường thực hiện những công việc nào?
- Người ta tiến hành làm đất bằng công cụ nào?
 Thao tác kĩ thuật lên luống.
-Tại sao phải lên luống trước khi gieo trồng rau, hoa?
-Người ta lên luống để trồng loại cây rau, hoa nào?
- GV chốt ý rút ghi nhớ .
-Công việc cuốc hoặc cày lật đất lên, sau đó làm nhỏ, tơi đất và các loại cỏ dại trước khi gieo trồng được gọi chung là làm đất.
-Vì đất nhỏ và tơi xốp mới gieo trồng được.
-Làm cho đất có nhiều không khí, hạt nảy mầm dễ dàng. Đất tơi xốp còn giúp cho rễ cây dễ dàng len lỏi đất để hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
-Bằng cuốc, cày, vồ đập đất, bừa.
-Cuốc cày lật đất lên, sau đó làm nhỏ đất bằng vồ dập đất hoặc bừa và loại bỏ cỏ dại trong đất.
-Bằng cuyốc, cày, vồ đập đất, bừa
-Thảo luận nhóm.
-Rau, hoa không chịu được ngập úng, khô hạn. Vì vậy phải lên luống để tưới nước và thoát nước, đi lại chăm sóc được dễ dàng.
-Trước khi trồng hầu hết các loại cây rau, hoa như rau cải,xu hào, bắp cải, rau dền, hoa hồng, lay ơn, cúc, thược dược đều phải lên luống.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-HS đọc ghi nhớ SGK
3. Củng cố : Vì sao phải làm đất trước khi gieo trồng?
-Tại sao phải lên luống trước khi gieo trồng rau, hoa?
4 . Dặn dò : Về nhà học bài, vận dụng khi trồng rau hoa trong vườn.Chuẩn bị:”Làm đất, lên luống để gieo trồng rau, hoa.” (tiếp theo)Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở

Tài liệu đính kèm:

  • docKi thuat Lop 4 20102011 Hanh.doc