Giáo án Kỹ năng sống 4 - Bài 6 đến bài 16

Giáo án Kỹ năng sống 4 - Bài 6 đến bài 16

 BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I ( BÀI 6 – BÀI 8)

 LỚP BỐN

I-Mục tiêu :

 - Củng cố lại kiến thức chuẩn mực hành vi : hiếu thảo với ông bà cha mẹ,; biết ơn thầy giáo ,cô giáo ;yêu lao động .

 - Biết thực hiện một số hành vi , việc làm đối với các chuẩn mực trên .

 - Kính yêu ông bà cha mẹ , biết ơn thầy giáo ,cô giáo ,yêu lao động.

II.Chuẩn bị :

 - GV : 4, 5 bảng phụ ( 3dm x 5 dm ), keo hai mặt , số giấy nhỏ bằng số HS ( 0,5cmx0,8 cm).

 - HS :Vở bài tập.

III-Hoạt động dạy học chủ yếu :

*Khởi động : Hát .

Hoạt động 1 : Đặt tên .

Mục tiêu : Củng cố lại một số biểu hiện tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ .

 - HS đọc yêu cầu BT2 trong VBTĐĐ4 trang 18 (Nếu GV đã dạy ở 2 tiết bài mới thì GV thạy vào nội dung khác) : Em hãy đặt tên cho mỗi tranh và giải thích lý do .

 - HS trao đổi nhóm đôi .

 - HS phát biểu – Cả lớp nhận xét – Tranh luận chọn tên sát nghĩa với bức tranh nhất –Tuyên dương.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống 4 - Bài 6 đến bài 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I ( BÀI 6 – BÀI 8)
 LỚP BỐN
I-Mục tiêu :
 - Củng cố lại kiến thức chuẩn mực hành vi : hiếu thảo với ông bà cha mẹ,; biết ơn thầy giáo ,cô giáo ;yêu lao động .
 - Biết thực hiện một số hành vi , việc làm đối với các chuẩn mực trên .
 - Kính yêu ông bà cha mẹ , biết ơn thầy giáo ,cô giáo ,yêu lao động.
II.Chuẩn bị :
 - GV : 4, 5 bảng phụ ( 3dm x 5 dm ), keo hai mặt , số giấy nhỏ bằng số HS ( 0,5cmx0,8 cm).
 - HS :Vở bài tập.
III-Hoạt động dạy học chủ yếu :
*Khởi động : Hát .
Hoạt động 1 : Đặt tên .
Mục tiêu : Củng cố lại một số biểu hiện tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ .
 - HS đọc yêu cầu BT2 trong VBTĐĐ4 trang 18 (Nếu GV đã dạy ở 2 tiết bài mới thì GV thạy vào nội dung khác) : Em hãy đặt tên cho mỗi tranh và giải thích lý do .
 - HS trao đổi nhóm đôi .
 - HS phát biểu – Cả lớp nhận xét – Tranh luận chọn tên sát nghĩa với bức tranh nhất –Tuyên dương.
 -Kết luận : 
 Các em hãy làm tất cả những việc làm phù hợp để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ .
Hoạt động 2 :Tự liên hệ .
Mục tiêu : Hiểu thêm một số biểu hiện tỏ lòng kính trọng biết ơn thầy giáo ,cô giáo .
 - Giáo viên chia nhóm ,nêu yêu cầu : Các em sẽ ghi vào phiếu nhỏ những việc đã làm để tỏ lòng kính trọng biết ơn thầy giáo ,cô giáo sau đó gắn vào bảng phụ .
 - HS làm việc , đại diện gắn bảng phụ lên bảng và đọc to nội dung ở từng phiếu nhỏ .
 - Nhận xét , hỏi thêm nếu cần thiết .
 -Kết luận :
 Công cha , nghĩa mẹ ,ơn thầy .
 Ơn sâu, nghĩa nặng không ngày nào quên .
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến .
Mục tiêu : Củng cố HS hiểu sâu sắc hơn giá trị của lao động .
 - Một HS đọc yêu cầu BT1 trang 24 VBT ĐĐ4(Nếu GV đã dạy ở 2 tiết bài mới thì GV thạy vào nội dung khác):Hãy ghi chữ Đ vào ô trước những ý kiến em cho là đúng .
 - GV nêu từng ý - HS lần lượt bày tỏ bằng thẻ ( đồng tình giơ thẻ đỏ, không đồng tình giơ thẻ xanh ).
 - GV kết hợp hỏi thêm nếu thấy cần thiết .
 -Kết luận :
 Làm biếng ai cũng ghét .
 Siêng năng ai cũng thương .
* Kết luận chung : 
 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ; kính trọng biết ơn thầy cô giáo ; siêng năng làm việc phù hợp , đó là phẩm chất của những người con ngoan , trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ .
* Hoạt động tiếp nối :
 Hãy học tập gương bạn tốt , nhắc nhở những bạn chưa tốt .
 BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II (BÀI 9 –11)
LỚP BỐN
I-Mục tiêu :
 - Củng cố một số kiến thức về chuẩn mực hành vi : kính trọng ,biết ơn người lao động , lịch sự với mọi người , giữ gìn các công trìng công cộng .
 - Biết một số biểu hiện tỏ lòng kính trọng biết ơn người lao động , lịch sự với mọi người và giữ gìn các công trình công cộng .
 - Có ý thức thực hiện và cóù thái độ đồng tình với bạn làm đúng theo các chuẩn mực hành vi trên. 
II- Chuẩn bị :
 HS : Vở bài tập 4
III- Hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : Hát “Năm ngón tay ngoan “ Lời 1 Nhạc và lời : Trần Văn Thụ.
Hoạt động 1: Trò chơi “Làm theo”
Mục tiêu : Hiểu những việc nên làm theo và những việc không nên làm nhằm thể hiện lòng kính trọng , biết ơn người lao động .
 -GV hướng dẫn cách chơi trò chơi : HS sẽ làm thao tác những việc làm thể hiện lòng kính trọng , biết ơn người lao động –Không thực hiện thao tác với những hành động chưa đúng .
 + Chào hỏi (người lao động ) – Khoanh tay .
 + Quý trọng (sản phẩm lao động) – Ấp tay vào ngực .
 + Vứt (đồ chơi) – Không thao tác
 + Chế nhạo( người lao động nghèo) – Không thao tác.
 - HS thực hiện nhiều lượt – Những em thao tác chưa đúng sẽ chịu phạt .
 - Kết luận : Cần kính trọng , biết ơn người lao động vì họ làm ra của cải cho xã hội.
Hoạt động 2: Nối ý phù hợp.
Mục tiêu : HS nhớ lại và biết thêm một số hành vi , thái độ thể hiện lịch sự với mọi người .
 - Một HS đọc yêu cầu BT4 VBTĐĐ4 trang 30 (Nếu GV đã dạy ở 2 tiết bài mới thì GV thạy vào nội dung khác) : Em hãy nối mỗi biểu hiện của phép lịch sự ở cột bên trái với khuôn mặt cười và những biểu hiện không lịch sự với khuôn mặt mếu .
 - HS thực hiện theo nhóm 4 .
 - Đại diện nhóm cầm vở lên trình bày . GV ghi lại trên bảng –Nhận xét .
 a , b , d , e , g , i
 c , đ , h , k
 - Hỏi thêm : Lịch sự với mọi người sẽ có ích lợi gì ?(mọi người vui lòng ,góp phần tô đẹp cuộc sống , bản thân được mọi người tôn trọng , quý mến )
 -Kết luận :
 Lời nói , cử chỉ ,việc làm .
 Luôn luôn chuẩn mực , ai mà không yêu .
Hoạt động 3 : Xác định “Nên - Không nên”
Mục tiêu : Xác định những việc nên và không nên làm nhằm giữ gìn các công trình công cộng .
 - 1 HS đọc yêu cầu BT1 VBT ,trang 32( Nếu GV đã dạy ở 2 tiết bài mới thì GV thạy vào nội dung khác) :Em hãy quan sát và nối các bức tranh dưới dây với ô chữ nên- không nên cho phù hợp và giải thích vì sao?
 - HS trao đổi nhóm đôi ( nếu có đủ VBT) , còn không đủ VBT có thể cho HS chia nhóm ngẫu nhiên từ 4 em trở lên.
 - Đại diện HS xác định và giải thích vì sao – GV ghi bảng – Nhận xét .
 + Nên : chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ 
 + Không nên: xả rác nơi công viên , bắn , chọi , phá đèn đường , các biển báo giao thông.
 - Một HS đọc lại ghi nhớ SGK ĐĐ4 trang 35.
* Kết luận chung :
 Kính trọng ,biết ơn người lao động , lịch sự với mọi người , giữ gìn các công trình công cộng là hành vi , thái độ , cử chỉ của những người có văn hoá , có nếp sống văn minh .
* Hoạt động tiếp nối : Hãy thực hiện như bài đã ôn .
 BÀI : PHÒNG TRÁNH CHÁY NỔ 
 LỚP BỐN
I. Mục tiêu :
 - Học sinh biết :
 + Sự cần thiết phải phòng tránh cháy nổ trong sinh hoạt hằng ngày.
 + Bổn phận trẻ em là thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn của công ,tôn trọng tài sản của gia đình ,của người khác .
 - Học sinh biết phòng tránh cháy nổ trong cuộc sống .
 - Học sinh có ý thức thực hiện , tuyên truyền , vận động mọi người phòng tránh cháy nổ.
II.Chuẩn bị :
GV:
 + Một bảng phụ, 1 số phiếu ghi sẵn nội dung của hoạt động 2
 + Một số giấy đủ kích cỡ để ghi khẩu hiệu.
III. Hoạt động dạy –học chủ yếu :
 TIẾT 1
*Hoạt động 1 : Thảo luận.
 Mục tiêu : Biết nguyên nhân gây ra cháy nổ và tác hại của chúng .
- GV hỏi cả lớp : Em có bao giờ chứng kiến một đám cháy nổ chưa? Hày kể lại cảnh tượng đó.
- HS kể.
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận :
 + Hãy kể những nguyên nhân gây cháy nổ(Lưu ý: Những nguyên nhân do trẻ em gây ra)
 + Tác hại của tai nạn cháy nổ.
- Học sinh phát biểu-Cả lớp nhận xét.
- Kết luận : Có nhiều nguyên nhân gây cháy nổ , có thể do ta không hiểu biết hoặc không cẩn thận .Cháy nổ thường gây thiệt hại về người và của .
* Hoạt động 2 : Ý kiến “ Nối tiếp “
Mục tiêu : Học sinh biết những việc làm phòng tránh cháy nổ .
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm : Những việc làm để phòng tránh cháy nổ?
- Mỗi nhóm trả lời 1 ý nối tiếp, tránh trùng lặp -GV ghi ra bảng lớp .
- HS có ý kiến , cả lớp nhận xét, tranh luận .
-Kết lụân :Có nhiều việc làm phòng tránh cháy nổ .Các em cần luôn có ý thức phòng tránh cháy nổ.
*Hoạt động 3: Liên hệ , tự liên hệ.
Mục tiêu : Biết nhận xét, tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác . 
- GV yêu cầu học sinh trao đổi, nhớ lại những việc làm của bản thân hoặc của bạn đã làm nhằm phòng tránh cháy nổ .
- Học sinh trình bày , cả lớp nhận xét .
- Giáo viên rút ra ghi nhớ :
 Hoả hoạn chẳng chừa một ai
 Hễ nó phát cháy, gia tài ra tro
 Có thể tính mạng cũng lo
 Phòng tránh cháy nổ chẳng do một người .
*Hoạt động tiếp nối : Về kiểm điểm lại những việc đã làm và sắp xếp lại những đồ vật dễ gây cháy nổ.
 TIẾT 2
*Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kíếân .
Mục tiêu : Biết nhận xét , đánh giá những việc làm đúng , sai để phòng tránh cháy nổ.
 - Giáo viên nêu yêu cầu: Học sinh giơ thẻ đỏ trước ý kiến đúng , thẻ xanh trước ý kiến sai 
 + Học sinh có thể đem hộp quẹt đi học để đốt giấy rác .
 + Khi sử dụng đèn dầu , đèn cầy để xa những vật dễ gây cháy.
 + Đem đèn dầu vào mùng học bài cho tiện .
 + Cần tắt bếpø , vặn chắc nắp bình ga khi đã nấu nứơng xong .
 + Giả bộ hô” cháy nhà” để doạ mọi người .
 - Giáo viên nhận xét - Đặt câu hỏi thêm nếu cần thiết .
 -Kết luận : Không làm những việc dễ gây cháy nổ và thường xuyên nhắc nhở mọi người phòng tránh cháy nổ.
*Hoạt động 2 : Nối ý phù hợp
Mục tiêu : Học sinh biết xử lý khi gặp một số tình huống cháy nổ .
- GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc:Hãy nối ý của nhóm “Nếu” với ý của nhóm “thì” cho phù hợp :
 + Nếu em thấy nhà hàng xóm bị cháy thì em hô hoán lên cho mọi người kịp thời đến cứu.
 + Nếu gặp đám cháy lớn , người lớn lo chữa cháy thì em cần tránh ra xa để đỡ vướng bận mọi người.
 + Nếu em thấy các em nhỏ rủ nhau chơi lửa thì em can ngăn các em nhỏ không nên chơi .
 + Nếu em bất cẩn làm vật bốc cháy to khi ở nhà một mình thì em chạy nhanh ra khỏi nhà kêu cứu thật to cho mọi người đến chữa cháy giúp em.
 + Nếu em nghi những vật có thể gây cháy nổ thì em không nên sờ mó đến và báo cho người lớn biết.
- HS lên bảng thực hiện-Nhận xét-Một số HS đọc các câu đã nối.
- Giáo viên hoặc hoc sinh hỏi thêm nếu chưa rõ, tuyên dương .
- Kết luận : Cần cẩn thận khi sử dụng những vật gây cháy nổ .Nếu lỡ xảy ra cháy nổ phải tránh xa và tri hô cho mọi người cùng đến tiếp cứu .
*Hoạt động 3 : Động não .
Mục tiêu : Củng cố ý thức phòng tránh cháy nổ
- GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm và ghi ra giấy những khẩu hiệu hành độngõ : phòng tránh cháy nổ .
- Học sinh làm việc – Nhóm nào xong gắn lên bảng .
- Một vài bạn đọc to nội dung trên bảng – Cả lớp tranh luận chọn những khẩu hiệu hành động phù hợp , có tính giáo dục – Tuyên dương.
- Một học sinh đọc lại bốn dòng thơ phòng tránh cháy nổ ở tiết 1.
*Hoạt động tiếp nối : Thực hiện phòng tránh cháy nổ mọi lúc , mọi nơi .
 BÀI : TÍCH CỰC CHĂM SÓC CÂY VÀ HOA Ở TRƯỜNG
LỚP BỐN
I .Mục tiêu : 
- Học sinh biết :
 + Lợi ích của cây và hoa ở trường học đối với học sinh , đối với môi trường giáo dục .
 + Sự cần thiết phải chăm sóc câyvà hoa ở trường .
 + Quyền được sống trong môi trường trong lành của học sinh , của trẻ em.
- Học sinh biết cách chăm sóc có hiệu quả cây và hoa ở trường .
- Học sinh có ý thức tích cưc chăm sóc cây và hoa , yêu thích thiên nhiên .
II.Chuẩn bị :
Học sinh :
- Đất phân ,thùng tưới , dao làm cỏ , kéo , sọt rác 
- Đọc lại bài thơ “ Chăm vườn hoa “ in trong SGV Đạo đức 1 trang 88.
III.Hoạt động dạy – học chủ yếu :
 *Tổ chức thực hành chăm sóc cây và hoa ở sân trường . 
-Khởi động : Đọc nối tiếp bài thơ”Chăm vườn hoa”
 Giáo viên cho bốn HS đọc thứ tự bốn đoạn thơ bài “Chăm vườn hoa” của Đức Toàn in trong sách giáo viên Đạo Đức 1 trang 88,
 + Qua bài thơ cho thấy vì sao sân trường rực rỡ ? ( có cây cảnh , bông hoa.)
 + Sân trường rực rỡ nhờ công lao của ai? ( các bạn HS chăm sóc )
Hoạt động : Thực hành chăm sóc cây và hoa ở sân trường .
Mục tiêu : Phần mục tiêu trên.
- GV nêu yêu cầu : Thực hành chăm sóc cây và hoa ở sân trường
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : Phân bón , dao , kéo , sọt rác , thùng tưới . .
- Phân công :
 + Tổ 1,2 : Nhổ sạch cỏ ở các bồn hoa -Dụng cu ï: dao , sọt rác.
 + Tổ 3,4 : Bỏ đất phân đều các bồn , các ụ cây ,lấp sơ đất trên lớp đất phân –Dụng cụ: bọc đất phân ,dao ,cái bay.
 + Tổ 5 : Tỉa cắt những lá già , héo – Dụng cụ: kéo , sọt rác 
 Sau đó, tất cả các tổ tưới cây bằng thùng tưới .
 * Dặn dò : HS cẩn thận trong khi lao động.
-HS rửa tay, thu dọn dụng cụ .
- Các tổ báo cáo việc thực hiện của tổ (số bạn tham gia,công việc đã làm được,tuyên dương những bạn làm tốt ,có tinh thần trách nhiệm, biết yêu quý cây và hoa).
- GV lần lượt nêu câu hỏi-Các tổ trao đổi và phát biểu:
 + Vì sao phải chăm sóc cây và hoa của trường ?( Câyvà hoa góp phần tạo cảnh quan và tạo nên môi trường trong lành cho con người)
 + Sự cần thiết phải chăm socù?(Cây và hoa được chăm sóc sẽ phát triển , tươi tốt ..)
 + Sau khi tham gia chăm sóc cây và hoa ,em cảm thấy thế nào ?(vui, thoải mái ,..)
 + Giáo viên tuyên dương chung và không quên nhắc nhở một số HS làm chưa nhiệt tình , chưa tập trung , chưa tuân thủ lời dặn dò .
Kết luận chung : Tham gia chăm sóc bảo vệ cây và hoa ở trường , ở nhà , ở nơi công cộng là quyền và trách nhiệm của trẻ em nói chung , học sinh nói riêng . Vì vậây , chúng ta cần quan tâm , tích cực hơn nữa trong việc chăm sóc cây và hoa .
*Hoạt động tiếp nối : Thường xuyên chăm sóc cây cối ở nhà và ở trường.
 BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ II (BÀI 12 –16)
 LỚP BỐN
I- Mục tiêu :
- Củng cố một số kiến thức chuẩn mực hành vi qua các bài : tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo , tôn trọng luật giao thông , chăm sóc cây và hoa , bảo vệ môi trường , phòng tránh cháy nổ .
- HS biết thực hiện một số chuẩn mực , hành vi trên .
- Có ýù thức thực hiện và cóù thái độ quí trọng những người tích cực tham gia hoạt động nhân đạo , tôn trọng luật giao thông. Kiên quyết không đồng tình với những kẻ phá hoại môi trường , không có ý thức phòng tránh cháy nổ.
II-Chuẩn bị : 
- GV : Một số bảng phụ và một số mẫu giấy nhỏ(bằng số lượng HS trong lớp (HĐ2)
- HS : 
 + Vở BT.
 + Gấp và cắt sẵn ngôi sao bằng giấy ô li , 1 cái hộp (HĐ3) .
III- Hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : Hát .
Hoạt động 1 : Điền từ.
Mục tiêu : Củng cố bài các chuẩn mực hành vi đạo đức”Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo” .
- Một HS đọc yêu cầu BT2 VBT trang 36( Nếu GV đã dạy ở 2 tiết bài mới thì GV thay vào nội dung khác) :
- HS thực hiện bài tập theo nhóm đôi hoặc nhóm bốn .
- Đại diện nhóm đọc bài làm –Cả lớp nhận xét (có thể hỏi thêm nếu cần thiết).
- Một HS đọc lại ghi nhớ SGK ĐĐ4 trang 38.
- Kết luận : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp khả năng
Hoạt động 2 : Động não 
Mục tiêu : Có thái độ ,hành vi đúng thể hiện tôn trọng luật giao thông .
- GV chia nhóm ngẫu nhiên ,yêu cầu mỗi HS ghi một ý thể hiện sự tôn trọng luật giao thông rồi cùng gắn vào bảng phụ .
- Gắn bảng phụ lên bảng .Đại diện nhóm đọc to.
- Cả lớp nhận xét – Tuyên dương .
-Kết luận :
 Tôn trọng luật giao thông là việc nên làm của mọi người nhằm đảm bảo an toàn giao thông .
Hoạt động 3 : Ngôi sao”Môi trường “
Mục tiêu : HS biết một số hoạt động bảo vệ môi trường,phòng tránh cháy nổ .
- GV yêu cầu HS: Ghi lên cánh ngôi sao những việc làm bảo vệ môi trường hoặc phòng tránh cháy nổ .
- HS làm việc cá nhân- Bỏ ngôi sao vào hộp .
- Một bạn đại diện lên bốc từng ngôi sao và đọc nội dung .
 + Nếu ngôi sao nào ghi những việc làm đúng – Cả lớp giơ tay hô “Đúng!” .
 + Nếu việc làm chưa đúng hoặc chưa rõ ràng thì không giơ tay .
- GV tuyên dương chung .
- HS đọc lại ghi nhớ ( SGK ĐĐ4 trang 44) .
* Kết luận chung : Những việc làm nhân đạo , tôn trọng luật giao thông ,bảo vệ môi trường đều là những việc làm thiết thực thể hiện nếp sống đẹp , có ý nghĩa .
* Hoạt động tiếp nối : Hãy làm những việc cần làm như bài đã học .

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4.doc