Giáo án Lịch sử 4 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lịch sử 4 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Lịch sử

môn lịch sử và địa lý

I.Mục tiêu: Học sinh biết:

 - Vị trí địa lý và hình dáng của nước ta

 - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam

 - Bản đồ hành chính Việt Nam

 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. Bài cũ

- Giáo viên ổn định tổ chức. Giới thiệu và nêu một số nét về việc học môn Lịch sử và Địa lý.

II: Bài mới

1.Giới thiệu bài

Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học

2.Giảng bài

 Hoạt động 1:

Xác định vị trí nước ta trên bản đồ

- Giáo viên treo bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, yêu cầu học sinh đọc

 

doc 76 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
môn lịch sử và địa lý
I.Mục tiêu: Học sinh biết:
 - Vị trí địa lý và hình dáng của nước ta
 - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
 - Bản đồ hành chính Việt Nam
 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
4’
32’
I. Bài cũ
- Giáo viên ổn định tổ chức. Giới thiệu và nêu một số nét về việc học môn Lịch sử và Địa lý.
II: Bài mới
1.Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
2.Giảng bài
 Hoạt động 1:
Xác định vị trí nước ta trên bản đồ
- Giáo viên treo bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, yêu cầu học sinh đọc 
Phần 1: 
 + Đất nước ta có hình chữ S
 Phía Bắc giáp Trung Quốc
 Phía Tây giáp Lào và Campuchia
 Phía Đông và Nam giáp biển
 + Hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 + Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta. 
- Gọi 1-2 học sinh lên chỉ lại vị trí của nước ta trên bản đồ và xác định vị trí tỉnh, thành phố nơi mình đang sinh sống.
Hoạt động 2: 
Thảo luận nhóm tìm hiểu về tài nguyên và con người Việt Nam
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh vể cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng (hoặc học sinh sưu tầm)
- Yêu cầu hãy tìm hiểu và mô tả về bức tranh (ảnh) đó.
- Cho học sinh trình bày kết quả
- Giáo viên nhận xét, chốt lại
- Kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song dù có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam .
- Hỏi: Để có được một Tổ quôc Việt Nam tươi đẹp như hôm nay, ông cha ta đã phải làm gì?
(Ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh để dựng nước, giữ nước).
Hoạt động 3:
Thảo luận nhóm tìm hiểu về mục đích, yêu cầu của việc học môn lịch sử và địa lý.
Giáo viên nêu câu hỏi:
- Môn lịch sử và địa lý giúp chúng ta điều gì?
(Hiểu thêm về tài nguyên và con người Việt Nam)
- Để học tốt 2 môn học này, các em cần phải làm gì? (Tập quan sát sự vật hoặc tập thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, địa lý, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi)
III. Củng cố – Dặn dò
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Nhận xét chung tiết học
- Học sinh lắng nghe
- HS nêu tên bài học
- Học sinh đọc nội dung sách giáo viên, quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi.
- 2 học sinh lên chỉ bản đồ
- Lớp nhận xét – bổ sung
- Học sinh làm nhóm 6, nhận xét, tranh, ảnh.
- Thảo luận tìm ra nội dung tranh.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe
Học sinh trả lời
- 1-2 học sinh đọc
Địa lí
Làm quen với bản đồ
I. Mục tiêu: Sau bài, học sinh biết:
 - Định nghĩa đơn giản về bản đồ
 - Một số yếu tố của bản đồ : tên phương hướng, tỉ lệ 
 - Các ký hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
4’
32’
3’
I. Bài cũ
- Môn lịch sử và địa lý lớp 4 giúp các em hiểu biết điều gì?
- Hãy tả sơ lược cảnh tài nguyên và đời sống của người dân mơi em ở
- Giáo viên nhận xét - đánh giá.
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài- Giáo viên giới thiệu bài cà nêu mục đích của bài học
2. Tìm hiểu bài
a.Bản đồ
Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) 
- Giáo viên treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
+ đọc tên các bản đồ và nêu phạm vi lãnh thổ trên đó.
 + Bản đồ là gì?
 Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn gộ trái đất theo một tỉ lệ nhất định. 
Hoạt động 2:(Làm việc cá nhân)
- quan sát SGK rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. 
- Ngày nay muốn vẽ bản đồ ta phải làm thế nào? 
- Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà các bản đồ lại to nhỏ khác nhau?. b. Một số yếu tố của bản đồ
Hoạt động 3:(Làm nhóm)
 + Tên bản đồ cho ta biết điều gì?(Tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của nó)
 + Trên bản đồ, người ta quy định các hướng Bắc, Nam-Đông, Tây như thế nào? (Trên - Bắc, dưới - Nam, bên phải- Đông, bên trái - Tây).
 + Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì?
 + Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?
Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà chúng ta vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu của bản đồ. 
Hoạt động 4:Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
- Cho học sinh quan sát bảng chú giải ở hình 3 – SGK và một số bản đồ khác
- Yêu cầu vẽ ký hiệu của một số đối tượng: đường biên giới, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ
 + Giáo viên chỉ dẫn để học sinh vẽ đúng
- Cho làm việc theo cặp: 1 em vẽ ký hiệu, 1 em nói ký hiệu đó thể hiện cái gì?
 + Nhận xét, khen những cạp nào nhanh, đúng.
III. Củng cố – Dặn dò
- Cho học sinh ghi nhớ 
- Nhận xét chung tiết học
- Học sinh trả lời.
- Học sinh 1
- Học sinh 2
- Học sinh lắng nghe, nêu tên bài.
- Học sinh quan sát các bản đồ.
- Học sinh đọc tên và trả lời 
 + Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất.
 + Bản đồ châu lục thể hiện một phần bề mặt trái đất.
 + Bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn: nước Việt Nam .
-HS chỉ 
Sử dụng ảnh chụp, nghiên cứu vị trí, tính toán, thu nhỏ tỉ lệ)
Vì mỗi bản đồ vẽ theo một tỉ lệ khác nhau.)
- các nhóm đọc sách giáo khoa, quan sát bản đồ treo tường và thảo luận:
-1-2 em trả lời
Lớp nhận xét – bổ sung
(1-2 em lên chỉ trên bản đồ)
Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát bảng chú giải
- Học sinh thực hành vẽ bản đồ.
- 2 em cùng ban tiến hành thi đố cùng nhau. 
- 1-2 em đọc
- Lắng nghe, ghi nhớ
Lịch sử
Làm quen với bản đồ(tiếp)
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
 - Trình tự các bước sử dụng bản đồ
 - Xác định được 4 hướng chính (B-N-Đ-T) trên bản đồ. 
 - Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
 - Bản đồ hành chính Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
4’
32’
3’
I. Bài cũ
+ Bản đồ là gì?
+ Nêu một số yếu tố của bản đồ.
+ Lên chỉ trên bản đồ một số thành phố, sông, dãy núi.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài
+ Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
2.Tìm hiểu bài
 Hoạt động I: 
Tìm hiểu các bước sử dụng bản đồ
+ Yêu cầu học sinh dựa vào kiểm tra bài trước để trả lời:
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 bài 2 để đọc một số kí hiệu đối tượng địa lý.
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng, giải thích vì sao biết đó là đường biên giới quốc gia
Hỏi:
 Muốn sử dụng bản đồ cần theo các bước nào?
Hoạt động 2:
Thực hành theo nhóm
+ Cho học sinh làm nhóm lần lượt các bài tập a, b – SGK.
+ Gọi trình bày kết quả làm việc sau mỗi bài.
+ Giáo viên hoàn thiện câu trả lời nào chưa xác định hoặc khó.
Hoạt động 3: Chỉ bản đồ
+ Cho học sinh làm việc cả lớp.
Yêu cầu :
- Đọc tên bản đồ và chỉ các hướng B-N-Đ-T trên đó.
- Chỉ vị trí của tỉnh, thành phố mình đang sống trên bản đồ.
- Nêu tên những tỉnh tiếp giáp với tỉnh (thành phố) của mình.
Giáo viên chú ý giúp học sinh chỉ đúng nếu còn lúng túng.
+ Lưu ý:
- Chỉ một khu vực thì khoanh kính theo ranh giới, chỉ một địa điểm thì chỉ vào kí hiệu.
- Chỉ một dòng sông phải từ đầu nguồn xuống của sông.
III. Cung cố – Dặn dò
+ Người ta quy định các phương hướng trên bản đồ như thế nào?
+ Muốn sử dụng bản đồ cần theo các bước nào?
+ Cho đọc ghi nhớ
+ Nhận xét chung tiết học
+ Học sinh 1
+ Học sinh 2
+ 1-2 học sinh lên chỉ
+ Lắng nghe, nêu tên bài
+ Học sinh dựa vào SGK bài trước
- 1-2 em nêu
- 2 em đọc
- 1-2 học sinh lên chỉ trên bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
+ Học sinh trả lời theo nội dung SGK đã nêu.
+ Học sinh làm nhóm 6
+ Đại diện nhóm trình bày (nhóm khác nhận xét, bổ sung)
+ Treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
+ Học sinh 1
+ Học sinh 2
+ Học sinh 3
Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
+ học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách chỉ.
(Có thể tự chỉ trên bản đồ hình 2 – SGK)
+ Học sinh 1 trả lời
+ Học sinh 2 trả lời
+ 1-2 học sinh đọc
Lịch sử
nước văn lang
I. Mục tiêu: Sau bài, học sinh biết:
 - Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta.
 - Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương, những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt.
 - Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà học sinh được biết.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trong SGK phóng ta (nếu có điều kiện)
 - Phiếu học tập của học sinh 
 - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
4’
32’
3’
I. Bài cũ
- Giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình môn lịch sử 
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài + Giáo viên nêu: Người Việt ta ai cũng thuộc câu: “ Dù ai  xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ 10 – 3”
để dẫn dắt vào bài.
2. Giảng bài
 Hoạt động 1: 
Tìm hiểu thời gian hình thành và địa phận nước Văn Lang.
+ Treo lược đồ Hình 1 – SGK, vẽ trục thời gian.
- Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? 
- Nước Văn Lang ra đời khoảng thời gian nào? 
- Nước Văn Lang được hình thành ở khu nào? Lên chỉ trên lược đồ.(ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả)
- Lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian. 
+ Giáo viên kết luận lại nội dung của hoạt động 1
Hoạt động 2:(Phiếu học tập)
Tìm hiểu các tầng lớp trong xã hội Văn Lang.
+ Cho học sinh đọc sách giáo khoa để điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
Vua Hùng
Lạc tướng, lạc hầu
Lạc dân
Nô tỳ
+ Giáo viên kết luận nội dung chính của hoạt động 2 theo sơ đồ trên. 
Hoạt động 3:(Nhóm)
Tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt.
+ Treo tranh ảnh về các cổ vật và hoạt động của người Lạc Việt (như sách giáo khoa).
+ Giới thiệu về từng hình
+ Phát bảng thống kê cho các nhóm:
+ yêu cầu: Dựa vào bảng thống kê hãy mô tả bằng lời của mình về một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt
+ Nhận xét, tuyên dương học sinh . 
Hoạt động 4:(Nhóm)
Phong tục của người Lạc Việt
+ Hãy dể tên một số cây chuyện cổ tích truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt nà em biết.
Sự tích bánh chưng, bánh dày, sự tích quả dưa hấu, Sơn Tinh – 
+ Địa phương ta còn lưu giữ những phong tục nào của người Lạc Việt?
+ Nhận xét, khen ngợi học sinh .
III. Củng cố – Dặn dò
+ Cho học sinh đọc ghi nhớ sách giáo  ...  liệu từ mọi miền đưa về
- Xây dựng trong mấy chục năm và tu bổ nhiều lần đ toà thành rộng lớn và đồ sộ nhất nước ta thời đó.
+ 1 – 2 học sinh mô tả lại
+ Các nhóm (chia 4 nhóm) chuẩn bị trưng bày.
+ Mỗi nhóm cử 1 hoạt động nhiều đại diện giới thiệu về kinh thành Huế.
+ 1 – 2 em đọc
+ Lắng nghe
Lịch sử
tổng kết
I: Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Hệ thống hoá được quá trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ 19.
- Nhớ được các sự kiện, hệ thống nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Tự hào về lịch sử của Việt Nam 
II: Đồ dùng dạy học:
- Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học
- Sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu đã học.
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
5’
30’
5’
I. Bài cũ
+ Yêu cầu tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị bài của các bạn trong tổ.
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4
2. Ôn tập
Hoạt động 1:
(Cá nhân)
Thống kê lịch sử 
Giáo viên treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (bịt kín phần nội dung)
+ Lần lượt đặt câu hỏi để học sinh nêu các nội dung trong bảng thống kê
Ví dụ: - Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
- Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ, kéo dài tới khi nào?
- Giai đoạn này, triều nào trị vì nước ta?
- Nội dung cơ bản của giai đoạn này là gì?
+ Giáo viên cho học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê nội dung giai đoạn đó cho học sinh đọc lại.
- Các giai đoạn tiếp theo tiến hành tương tự.
Hoạt động 2:
(Cá nhân)
Thi kể chuyện lịch sử 
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ 19.
+ Tổ chức cho học sinh thi kể về các nhân vật trên.
III. Củng cố – dặn dò
Tổng kết bài học. Yêu cầu học sinh về tìm hiểu các di tích lịch sử có liên quan đến các nhân vật trên.
+ Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo trước lớp.
Mở SGK 
+ Học sinh đọc bảng thống kê mình đã tự làm.
+ Học sinh trả lời lần lượt mỗi em 1 ý 
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước 
- Buổi đầu từ khoảng 700 năm TCN đ 179 TCN
- Các vua Hùng sau đó là An Dương Vương
- Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.
- Nền văn minh sông Hồng ra đời.
+ Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi học sinh chỉ nêu tên một nhân vật: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ
+ Học sinh xung phong kể
Lớp bình chọn bạn kể hay
+ Lắng nghe, ghi nhớ
Lịch sử
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
I: Mục tiêu: 
- Đến thời Hâu Lê, văn học và khoa học phát triển rực rỡ, hơn hẳn các triều đại trước.
- Tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê
II: Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ SGK
- Một số thông tin về các tác phẩm văn học, khoa học, các tác giả nhà thơ, nhà khoa học thời Lê.
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
5’
30’
I. Bài cũ
+ Hãy mô tả lại tổ chức giáo dục thời Hậu Lê
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập
- Nhận xét, đánh giá việc học bài cũ của học sinh 
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu ,mục đích tiết học 
.2) Giảng bài
Hoạt động 1:(Nhóm)
Văn học thời Hậu Lê
+ Tổ chức cho học sinh làm nhóm với yêu cầu: Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê
Nội dung phiếu thảo luấn
Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi 
Quốc âm thi tập
Bình Ngô đại cáo 
Lê Thánh Tông
Hồng Đức quốc âm thi tập 
+ GVnhận xét kết quả các nhóm và yêu cầu học sinh trả lời:
Các tác phẩm văn học thời đó viết bằng chữ gì? 
+ Giáo viên giới thiệu về chữ Hán, Môn
+ Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Nội dung nói lên điều gì?
+ Đọc cho học sinh nghe một số đoạn thơ, văn của các tác giả
Hoạt động 2:(Nhóm)
Khoa học thời Hậu Lê
+ Tiến hành cho học sinh thao rluận tương tự hoạt động 1 với nội dung phiếu như sau:
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Ngô Sĩ Liên 
Bộ Đại Việt sử kí toàn thư
Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê
+ Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và nêu câu hỏi:
- Tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả nghiên cứu thời Hậu Lê (Lịch sử, địa lí, toán học, y học)
- Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho mỗi lĩnh vực
+ Qua nội dung tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tiêu biểu cho thời kì này? (Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông)
III. Củng cố – dặn dò
+ Cho học sinh đọc ghi nhớ
+ Nhận xét chung tiết học
Bài sau: Ôn tập
2 học sinh lần lượt trả lời
+ Học sinh quan sát và nói những điều mình biết.
+ Lắng nghe
Mở SGK T.51
+ Học sinh làm nhóm , đọc SGK và thảo luận
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Học sinh dựa vào nội dung phiếu để trả lời
+ Lắng nghe
+ Học sinh nối tiếp nhau kể trước lớp
+ Nghe
Học sinh làm nhóm 6
Học sinh dựa vào nội dung phiếu để trả lời
- 1 vài học sinh nối tiếp nhau kể tên
1 – 2 học sinh đọc
+ Lắng nghe
 Lịch sử
Trường học thời Hậu Lê
I: Mục tiêu: 
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục, tổ chức dạy học thi cử, nội dung dạy học dưới thời đó.
- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập
II: Đồ dùng dạy học:
Hình minh hoạ SGK
Phiếu thảo luận nhóm
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
5’
30’
I. Bài cũ :
+ Hãy trình bày lại bộ máy hành chính Nhà nước thời Hậu Lê?
+ Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
 Giáo viên nhận xét 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Giảng bài Hoạt động 1:(Nhóm)
Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê
+ Học sinh đọc SGK và thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu sau.
Đánh dấu x vào Ê trước những ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
1) Nhà Hậu Lê đã tổ chức thái học như thế nào? 
Ê Thu nhận con cháu vua quan và cả dân thường nếu học giỏi.
Ê Dựng lại Quốc Tử Giám, xây dựng nhà Thái học
Ê Xây dựng chỗ ở cho học sinh trong trường
Ê Mở thư viện chung cho toàn quốc
Ê Mở trường công ở các đạo
Ê Phát triển hệ thống trường của các thày đồ.
2) Dưới thời Lê, những ai được vào học trường Quốc Tử Giám?
Ê Tất cả mọi người có tiền đều được vào.
Ê Chỉ con cháu vua, quan mới được theo học
3) Nội dung học tập và thi cử thời Hậu Lê là gì?
Ê Là giáo lí đạo Phật Ê Là giáo lí đạo Giáo
Ê Là giáo lí Nho giáo
4) Nề nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào?
Ê Cứ 5 năm có một kì thi Hương ở địa phương à thi hội ở Kinh Thành.
Ê Tất cả những người có học đều được tham gia ba kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Ê Cứ 3 năm 1 lần có kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở Kinh Thành. Những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn tiến sĩ.
Hoạt động 2:(Cá nhân)
Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê
+ Yêu cầu học sinh đọc SGK và hỏi Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? 
- Tổ chức lễ Xướng danh
- Tổ chức lễ Vinh quy
- Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (Tiến sĩ) vào bai đá dựng ở Văn Miến để tôn vinh
- Kiểm tra định kì trình độ của quan lại.
Giáo viên kết luận; Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến việc học tập để xây dựng Nhà nước, nâng cao tốc độ văn hoá dân trí cho người Việt.
III. Củng cố – dặn dò :
+ Em giới thiệu các thông tin sưu tầm được về việc học ở thời Hậu Lê
+ Gọi đọc ghi nhớ
+ Nhận xét tiết học
Bài sau: Văn học và Khoa học thời Hậu Lê.
+ Học sinh 1
+ Học sinh 2
+ Học sinh xem tranh, lắng nghe và mở SGK T.49
+ Học sinh làm nhóm 4, đọc SGK và thảo luận
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Học sinh đọc thầm SGK rồi lần lượt nối tiếp mỗi em 1 ý kiến.
+HS lắng nghe
+ Học sinh lên giới thiệu
+ 1 – 2 học sinh đọc
GV nói
Lịch sử
tổng kết(t2)
I: Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Hệ thống hoá được quá trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ 19.
- Nhớ được các sự kiện, hệ thống nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Tự hào về lịch sử của Việt Nam 
II: Đồ dùng dạy học:
- Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học
- Sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu đã học.
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
5’
30’
5’
I. Bài cũ
+ Yêu cầu tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị bài của các bạn trong tổ.
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4
2. Ôn tập
Hoạt động 1:(Cá nhân)
Thống kê lịch sử 
GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (bịt kín phần nội dung)
+ Lần lượt đặt câu hỏi để học sinh nêu các nội dung trong bảng thống kê
Ví dụ: - Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
- Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ, kéo dài tới khi nào?
- Giai đoạn này, triều nào trị vì nước ta?
- Nội dung cơ bản của giai đoạn này là gì?
*GV chốt :
1.Thời Văn Lang , Âu Lạc ông cha ta đã tạo lập nên một đất nước riêng với những phong tục tập quán của mình .
2.Trong hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương bắc , nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra .Cuối cùng với chiến thắng Bạch Đằng , Ngô Quyền đã giành lại được độc lập cho dân tộc 
Hoạt động 2:
(Cá nhân)
Thi kể chuyện lịch sử 
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ 19.
+ Tổ chức cho học sinh thi kể về các nhân vật trên.
III. Củng cố – dặn dò
Tổng kết bài học. Yêu cầu học sinh về tìm hiểu các di tích lịch sử có liên quan đến các nhân vật trên.
+ Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo trước lớp.
Mở SGK 
+ Học sinh đọc bảng thống kê mình đã tự làm.
+ Học sinh trả lời lần lượt mỗi em 1 ý 
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước 
- Buổi đầu từ khoảng 700 năm TCN đ 179 TCN
- Các vua Hùng sau đó là An Dương Vương
- Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.
- Nền văn minh sông Hồng ra đời.
+ Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi học sinh chỉ nêu tên một nhân vật: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ
+ Học sinh xung phong kể
Lớp bình chọn bạn kể hay
+ Lắng nghe, ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su lop4 ckttn.doc