Giáo án Lịch Sử 4 - Học kì I - Cao Thị Ngọc

Giáo án Lịch Sử 4 - Học kì I - Cao Thị Ngọc

TIẾT 1: Môn Lịch Sử và Địa Lí

I.MỤC TIÊU :

 - HS biết được vị trí địa lí ,hình dáng của đất nước ta .

 -Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử , 1 tổ quốc .

 -HS biết được một số yêu cầu khi học môn lịch sử , địa lí và yêu thích môn học này, yêu thiên nhiên , yêu tổ quốc .

II.CHUẨN BỊ:

 -Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .

 -Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .

III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 42 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch Sử 4 - Học kì I - Cao Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
I.MỤC TIÊU :
 - HS biết được vị trí địa lí ,hình dáng của đất nước ta .
 -Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử , 1 tổ quốc .
 -HS biết được một số yêu cầu khi học môn lịch sử , địa lí và yêu thích môn học này, yêu thiên nhiên , yêu tổ quốc .
II.CHUẨN BỊ:
 -Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .
 -Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp :: Cho HS hát
2.KTBC: Giới thiệu về môn lịch sử và địa lý.
3.Bài mới:
ơGiới thiệu: Ghi tựa.
*Hoạt động cả lớp:
 -GV giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng (SGK). –Có 54 dân tộc chung sống ở miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc sống trên các đảo, quần đảo.
*Hoạt động nhóm:GV phát tranh cho mỗi nhóm.
 -Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái
 -Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao.
 -Nhóm III: Lễ hội của người Hmông.
 -Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.
 -GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét Văn hóa riêng nhưng điều có chung một tổ quốc, một lịch sử VN.”
4.Củng cố :
*Hoạt động cả lớp: 
 -Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. 
 -Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta?
 -GV nhận xét nêu ý kiến –kết luận: các gương đấu tranh giành độc lập của bà trưng, bà triệu, trần hưng đạo, ngô quyền, lê lợi  đều trải qua vất vả, đau thương. biết được những điều đó các em thêm yêu con người VN và tổ quốc 
5/ Nhận xét .dặn dò: 
 -Đọc ghi nhớ chung.
 -Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt.
 -Xem tiếp bài “Bản đồ” 
HS hát
-HS lặp lại.
-HS trình bày và xác định trên bản đồ VN vị trí tỉnh, TP em đang sống.
-HS các nhóm làm việc.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-1 à 4 HS kể sự kiện lịch sử.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS cả lớp.
TIẾT 2:	 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
I.MỤC TIÊU:
 -HS biết được trình tự các bước sử dụng bản đồ.
 -Xác định được 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây theo qui ước trên bản đồ.
 -Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bản chú giải của bản đồ.
II.CHUẨN BỊ : 
 -Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
 -Bản đồ hành chánh VN.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỔN ĐỊNH:
2.KTBC:
 -Bản đồ là gì? 
 -Kể 1 vài đối tượng được thể hiện trên bản đồ?
3.BÀI MỚI:
-Giới thiệu : Cách sử dụng bản đồ.
*Thực hành theo nhóm :
 -Muốn sử dụng bản đồ ta phải làm gì?
 +Đọc tên bản đồ để biết thể hiện nội dung gì?
 +Xem bảng chú giải để biết ký hiệu đối tượng địa lý.
 +Tìm đối tượng địa lý dựa vào ký hiệu.
 -HS các nhóm làm bài tập (SGK)
 +Nhóm I : bài a (2 ý)
 +Nhóm II : bài b – ý 1, 2.
 +Nhóm III : bài b – ý 3.
*GV nhận xét đưa ra kết luận :
 +Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Campuchia.
 +Biển nước ta là 1 phần của biển Đông.
 +Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa.
 +Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo 
4.CỦNG CỐ :
 -Treo bản đồ hành chánh VN lên bảng.
 -Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng.
 -Chỉ vị trí TP em đang ở.
 -Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở.
 -GV hướng dẫn hs cách chỉ bản đồ (SGK/16)
 -HS đọc ghi nhớ.
5.NHẬN XÉT–DẶN DÒ :
 - HS học phần ghi nhớ SGK.
 -Xem các phần lịch sử và địa lý riêng biệt.
 - Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS chỉ đường biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên bản đồ.
-HS các nhóm lần lượt trả lời.
-HS khác nhận xét.
-Đại diện các nhóm trả lời.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời đúng.
-HS chú ý lắng nghe.
- Cả lớp
-1 HS lên chỉ.
-1 HS
-1 HS
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT 3:	 NƯỚC VĂN LANG 
I.MỤC TIÊU :
 -HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta .Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm TCN , là nơi người Lạc Việt sinh sống .
 - Mô tả sơ lược về tổ chức XH thời Hùng Vương .
 -Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt .
 -Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết.
II.CHUẨN BỊ :
 -Hình trong SGK phóng to 
 -Phiếu học tập của HS .
 Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỔN ĐỊNH: 
2.KTBC :
 -GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3.BÀI MỚI :
 a.Giới thiệu : Nườc Văn Lang
 b.Tìm hiểu bài :
 *Hoạt động cá nhân:
 - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng .
 -Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh , xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian .
 -GV hỏi :
 +Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?
 +Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?
 +Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang ?.
 +Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
 +Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang.
 -GV nhận xét và sữa chữa và kết luận.
 *Hoạt động theo cặp:: (phát phiếu học tập )
 - GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung )
Hùng Vương
Lạc hầu, Lạc tướng
 H
Lạc dân
Nô tì
 -GV hỏi :
 +Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp?
 +Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
 +Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
 +Người dân thường trong xã hội văn lang gọi là gì?
 +Tầng lớp thấp kém nhất trong XH Văn Lang là tầng lớp nào ? Họ làm gì trong XH ?
 -GV kết luận.
 *Hoạt động theo nhóm:
 -GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt .
Sản xuất
Ăn, uống
Mặc và trang điểm
Ở
Lễ hội
-Lúa
-Khoai
-Cây ăn quả
-Ươm tơ, dệt vải
-Đúc đồng: giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày
-Nặn đồ đất
-Đóng thuyền
-Cơm, xôi
-Bánh chưng, bánh giầy
-Uống rượu
-Làm mắm
Phụ nữ dúng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu.
Nhà sàn
-Quây quần thành làng
-Vui chơi nhảy múa
-Đua thuyền
-Đấu vật
 -Yêu cầu HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lý như bảng thống kê.
 -Sau khi điền xong GV cho vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt.
 -GV nhận xét và bổ sung.
 *Hoạt động cả lớp:
 - GV nêu câu hỏi:Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
 -Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ?
 -GV nhận xét, bổ sung và kết luận .
4.CỦNG CỐ :
 -Cho HS đọc phần bài hoạc trong khung.
 -Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt.
 -GV nhận xét, bổ sung.
5.NHẬN XÉT- DẶN DÒ:
-Về nhà học bài và xem trước bài “Nước Âu Lạc”.
-Nhận xét tiết học.
- HS hát .
-HS chuẩn bị sách vở.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang ; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian . 
-Nước Văn Lang.
-Khoảng 700 năm trước.
-1 HS lên xác định .
-Ở khu vực sông Hồng ,sông Mã,sông Cả.
-2 HS lên chỉ lược đồ. 
-HS có nhiệm vụ đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng.
-Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc tướng và lạc hầu , lạc dân, nô tì.
-Là vua gọi là Hùng vương.
-Là lạc tướngvà lạc hầu , họ giúp vua cai quản đất nước.
-Dân thướng gọi là lạc dân.
-Là nô tì, họ là người hầu hạ các gia đình người giàu PK.
-HS thảo luận theo nhóm.
-HS đọc và xem kênh chữ , kênh hình điền vào chỗ trống.
-Người Lạc Việt biết trồng đay, gai, dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, biết đúc đồng làm vũ khí, công cụ sản xuất và đồ trang sức 
-Một số HS đại diện nhóm trả lời.
-Cả lớp bổ sung.
-3 HS đọc.
-2 HS mô tả.
-Sự tích “Bánh chưng bánh dầy”, “Mai An Tiêm”,...
-Tục ăn trầu, trồng lúa , khoai
-3 HS đọc.
-Vài HS mô tả.
-HS cả lớp.
TIẾT4:	 NƯỚC ÂU LẠC
I.MỤC TIÊU :
 -HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang.
 -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
 -Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
 -Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
II.CHUẨN BỊ :
 -Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 -Hình trong SGK phóng to.
 -Phiếu học tập của HS.
III.:HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỔN ĐỊNH: HS hát
2.KTBC : Nước Văn Lang .
 -Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào? Ở khu vực nào ?
 -Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?
 -Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?
 -GV nhận xét – Đánh giá. 
3.BÀI MỚI:
 a.Giới thiệu :Nước Âu Lạc .
 b.Tìm hiểu bài :
 *Hoạt động cá nhân 
 -GV phát PBTcho HS 
 -GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô £ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
 £ Sống cùng trên một địa bàn .
 £ Đều biết chế tạo đồ đồng .
 £ Đều biết rèn sắt .
 £ Đều trống lúa và chăn nuôi .
 £ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau .
 -GV nhận xét , kết luận :cuộc sống của người Âu Việt và ... iền sứ.
-Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.
-Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.
-Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội,thời bình thì sản xuất,khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-3HS đọc.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét.
-HS lắng nghe.
TIẾT 15:	NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ 	
I.MỤC TIÊU :
 - HS biết nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.
 -Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc .
 -Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt .
II.CHUẨN BỊ :
 Tranh :Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
 Bản đồ tự nhiên VN .
 PHT của HS.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỔN ĐỊNH: GV cho HS hát .
2.KTBC :
 HS đọc bài :Nhà Trần thành lập .
 -Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 -Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước? 
 -GV nhận xét, ghi điểm .
3.BÀI MỚI :
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần và hỏi :Tranh vẽ cảnh gì ?
 GV: Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy ?Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. GV ghi tựa.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động nhóm :
 GV phát PHT cho HS .
 -GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
 +Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì ?
 +Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên BĐ và nêu tên một số con sông ?.
 +Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
 +Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin .
 -GV nhận xét về lời kể của một số em.
 -GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận : Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV đặt câu hỏi :Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?.
 -GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm. GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê;hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê .Có lúc ,vua Trần cũng trông nom việc đắp đê .
*Hoạt động cặp đôi: 
 -GV cho HS đọc SGK
 -GV đặt câu hỏi :Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
 -GV nhận xét ,kết luận :Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.
*Hoạt động cả lớp :
Cho HS thảo luận theo câu hỏi :Ở địa phương em có sông gì ? Nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
 -GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
 -GV : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì ?
4.CỦNG CỐ :
 -Cho HS đọc bài học trong SGK.
 -Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
 -Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
 *Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của các vua nhà Trần.Đó là chính sách tăng cường sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc làm cội nguồn sức mạnh cho triều đại nhà Trần .
 5 DẶN DÒ – NHẬN XÉT:
 -Về nhà học bài và xem trước bài :“Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
 -Nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát .
-4 HS ( 2 cặp HS) đọc và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét .
-Cảnh mọi người đang đắp đê.
-HS nhắc lại.
-HS cả lớp thảo luận .
-Nông nghiệp.
-Chằng chịt có nhiều sông như:sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả
-Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng.
-Vài HS kể .
-HS nhận xét và bổ sung.
-HS tìm các sự kiện có trong bài .
-Mọi người đều phải tham gia đắp đê.
-Vua Trần cũng tham gia đắp đê
-HS lên viết các sự kiện lên bảng.
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
-HS đọc.
-HS thảo luận và trả lời 
-Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển .
-HS khác nhận xét .
-HS cả lớp thảo luận và trả lời 
-Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều 
-Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
-HS khác nhận xét .
-3HS đọc bài.
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp .
TIẾT 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
XÂM LƯỢC MÔNG -NGUYÊN
 I.MỤC TIÊU :
 -HS biết dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta.
 -Quân dân nhà Trần :nam nữ,già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc .
 -Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .	
II.CHUẨN BỊ :
 -Hình trong SGKphóng to .
 -PHT của HS .
 -Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỔN ĐỊNH: Cho HS hát .
2.KTBC :
 -Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
 -Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ?
 -GV nhận xét ghi điểm.
3.BÀI MỚI :
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? 
 -GV giới thiệu và ghi tựa bài. 
b.Phát triển bài :
 GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên.
 *Hoạt động cá nhân:
 -GV cho HS đọc SGK từ “lúc đó..sát thác.”
 -GV phát PHT cho HS với nội dung sau:
 +Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần  đừng lo”.
 +Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “”
 +Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “ phơi ngoài nội cỏ  gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng”.
 +Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “”
 -GV nhận xét , kết luận: Rõ ràng từ vua tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược .Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta .
*Hoạt động cả lớp :
 -GV gọi một HS đọc SGK đoạn : “Cả ba lần  xâm lược nước ta nữa”.
 -Cho cả lớp thảo luận :Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
 *GV : Nhờ những mưu kế cao sâu mà ta đã lấy yếu địch mạnh , lấy ít thắng nhiều. Đó chính là nghệ thuật quân sự mà cha ông ta đã từng vận dụng làm nên ba lần đại thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
 -GV cho HS đọc tiếp SGK và hỏi: KC chống quân xâm lược Mông- Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
 -Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
 *Hoạt đông cá nhân:
 GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
 -GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
4.CỦNG CỐ :
 -Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
 -Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông –Nguyên ?
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên từ lâu đã ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta những dấu son chói lọi. Cuộc đại thắng đó thể hiện ý chí đoàn kết, kiên quyết tiêu diệt giặc, thể hiện sức mạnh và tài thao lược của nhân dân ta.
5 NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
 -Về nhà học bài và sưu tầm một số gương anh hùng cảu dân tộc ; chuẩn bị trước bài : “Nước ta cuối thời Trần”.
 -Nhận xét tiết học.
-HS hát.
-HS từng cặp hỏi đáp nhau trả lời.
-HS khác nhận xét .
-HS nhắc lại.
-HS đọc.
-HS điền vào chỗ chấm đúng câu nói, câu viết một số nhân vật thời nhà Trần 
- chưa rơi xuống đất,xin bệ hạ 
-đánh
-Dẫu cho trăm thân này
nghìn xác này
-Sát Thát.( giết giặc Mông Cổ)
-Dựa vào kết quả làm việc ở trên , HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần.
-HS nhận xét , bổ sung .
-1 HS đọc .
-Cả lớp thảo luận ,và trả lời
- Đúng .Vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta,ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương ,vũ khí lương thảo của chúng sẽ ngày càng thiếu.
-Sau 3 lần thất bại, quân Mông- Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
-Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
-HS kể .
-2 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp .
Tiết 17 : ÔN TẬP LỊCH SỬ
 ( CUỐI HỌC KÌ I ) 
b & a
Tiết 18: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỊCH SỬ 
 ( CUỐI HỌC KÌ I ) 
b & a
Nhận xét của tổ trưởng
....................................................................
Nhận xét của BGH
......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU HKI.doc