Giáo án Lịch sử 4 - Học kì II

Giáo án Lịch sử 4 - Học kì II

I/ MỤC TIÊU :

Học xong bài này HS biết :

- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.

- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

- Phiếu học tập của HS .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 34 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1658Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
lịch sử 
Bài : Nước ta cuối thời Trần 
I/ Mục tiêu :
Học xong bài này HS biết :
Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .
II/ Đồ dùng dạy- học :
Phiếu học tập của HS .
III/ Các hoạt động dạy - học :
Â.Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 + Vì sao nhân dân ta lại một lòng quyết tâm đánh giặc ?
 + Việc nhà Trần ba lần rút quân khỏi kinh thành Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
- Gv giới thiệu bài
1. Những biểu hiện suy tàn của nhà Trần .
- GV cho HS đọc thầm phần đầu của bài và thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập những câu hỏi sau :
 + Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 + Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao ?
 + Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
 + Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
 + Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
- GV chốt kiến thức : Từ giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan không quan tâm tới dân. dân oán hận, nổi dậy khởi nghĩa.
2.Vì sao nhà Hồ thay thế nhà Trần ? 
- GV cho HS đọc tiếp phần 2 SGK .
- GV đưa ra các câu hỏi .
+ Hồ Quí Ly là người như thế nào ?
+ Ông đã làm gì ?
+ Hành động truất quyền vua Trần của Hồ Quí Ly có hợp với lòng dân không ? Vì sao ?
- GV chốt kiến thức .
Hành động truất quyền vua là hợp với lòng dân vì các vua cuối thời Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ 
C. Củng cố dặn dò :
+ Trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần?
+ Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau .
2 HS trả lời.
HS nhận xét.
- HS đọc SGK.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận .
- Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung .
- HS đọc tiếp phần 2 SGK .
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi .
- Các HS nhận xét và bổ sung .
- 2,3 HS trả lời.
Tuần 20 Lịch sử
Bài : Chiến thắng Chi Lăng
I/ Mục tiêu :
Học xong bài này HS biết 
Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng .
ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn .
Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của cha ông ta qua trận Chi Lăng .
II/ Đồ dùng dạy- học : 
 - Lược đồ trận Chi Lăng 
 - Phiếu học tập của HS .
III/ Các hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ .
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 + Nêu những biểu hiện suy thoái của nhà Trần .
 + Vì sao nhà Hồ lại thay thế nhà Trần ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới : 
- GV giới thiệu bài.
1. Bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng 
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta . Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc k/c thất bại . Dưới ách đô hộ của nhà Minh , nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra , tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng . Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn , cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước . Năm 142, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan . Vương Thông , tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hoà , mặt khác sai người về nước xin cứu viện . Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
2. Tìm hiểu về ải Chi Lăng .
- GV cho HS quan sát lược đồ và đọc thêm kênh chữ trong SGK để có thể miêu tả về Chi Lăng .
- GV chốt ý .
ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở , đường nhỏ hẹp , khe sâu , rừng rậm . Đây là vùng hiểm yếu , vô cùng lợi hại . 
3. Thuật diễn biến của trận Chi Lăng
- GV cho HS đọc SGK và kết hợp với lược đồ .
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi .
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng , kị binh ta đã hành động như thế nào ?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
+ Kị binh của nhà Minh thua trận như thế nào ? 
+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào ?
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ?
- Cho HS thuật lại diễn biến trận Chi Lăng
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng
+ Theo em, vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng?
+ Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thé nào đối với lịch sử dân tộc ta?
-> Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang, mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.
C. Củng cố , dặn dò : 
 - GV giới thiệu cho HS về nhân vật Lê Lợi. 
- 2 HS trả lời
- HS nhận xét
- HS miêu tả về ải Chi Lăng .
- HS khác bổ sung .
- HS thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Các nhóm khác bổ sung .
- HS thuật lại diễn biến của trận đánh 
- HS trả lời.
Tuần 21
lịch sử
Bài : Nhà Hậu Lê và việc quản lý đất nước
I. Mục tiêu:
	- Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê, tổ chức nhà nước và việc quản lý đất nước của nhà Hậu Lê.
 - Nhận thức bước đầu về 	vai trò của pháp luật 
 - Tự hào về triều đại nhà Lê trong lịch sử .
II. Đồ dùng dạy- học:
Sơ đồ tổ chức nhà nuớc thời Hậu Lê .
Phiếu học tập của HS .
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Hãy thuật lại diễn biến của trận Chi Lăng .
GV đánh giá.
B.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu tiết học và dẫn dắt vắn tắt vào nội dung bài học .
1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê.
Một số nét khái quát về nhà Hậu Lê.
GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 .
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với SGK , hãy nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê và một số nét khái quát về nhà Hậu Lê ?
GV chốt ý .
 + Về hoàn cảnh ra đời :
 Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi , đổi tên nớc là Đại Việt , chọn Thăng Long làm kinh đô .
 + Về một số nét khái quát :
 Nhà Hậu Lê trải qua các đời vua, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông . Việc tổ chức và quản lý đất nước ngày càng củng cố và đạt đỉnh cao ở thời Lê Thánh Tông .
2. Tìm hiểu về tổ chức chính quyền thời Hậu Lê và việc quản lý đất nước của nhà Hậu Lê.
-Cho HS đọc SGK và quan sát sơ đồ các cấp chính quyền trong triều đình.
+ Tại sao nói vua Lê có uy quyền tuyệt đối ?
GV chốt ý .
 + Mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua .
 + Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội .
 + Giúp việc cho vua có các bộ , các viện .
3. Tìm hiểu về luật Hồng Đức và vai trò của pháp luật . 
- GV giao phiếu cho HS với nội dung sau 
 Đánh dấu vào ô trống trước ý đúng về nội dung cơ bản của luật Hồng Đức :
 Bảo vệ quyền lợi của vua, quan ,địa chủ .
 Bảo vệ quyền lợi của Quốc Gia.
 Kìm hãm sự phát triển kinh tế .
 Khuyến khích sự phát triển kinh tế .
 Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc .
 phụ nữ không dợc đề cao .
 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ .
* GV kết luận: Bộ luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế, đối nội, đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới.
C. Củng cố – Dặn dò
- Cho HS đọc ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau 
- 2 Học sinh trả lời.
HS nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi .
Đại diện các nhóm trình bày .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi 
- HS trả lời câu hỏi trong phiếu .
- HS trình bày phần làm phiếu của mình .
- HS nhận xét phần trả lời của bạn và bổ sung .
HS đọc ghi nhớ SGK
lịch sử
Tiết22 : Trường học thời Hậu Lê
i. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết :
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục; Tổ chức dạy học , thi cử , nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
- Tổ chức giáo dục dưới thời nhà Lê có quy củ, nền nếp hơn.
- Coi trọng sự tự học.
ii. đồ dùng dạy- học:
Tranh Vinh qui bái tổ và lễ xướng danh .
ảnh 1, 2, 3 trong SGK phóng to .
iii. các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào ? 
GV đánh giá.
 B.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu tiết học và dẫn dắt vắn tắt vào nội dung bài học .
1. Tìm hiểu về tình hình giáo dục thời Hậu Lê.
- GV cho HS đọc SGK và hỏi :
- Nêu một vài nét khái quát về tình hình giáo dục thời Hậu Lê .
( được tổ chức như thế nào? dạy những điều gì? chế độ thi cử thế nào?
GV chốt ý .
 + Giáo dục thời Hậu Lê phát triển mạnh .
 + Tổ chức giáo dục qui mô hơn thời nhà Lý , nhà Trần .
+ Nội dung học tập là nho giáo.
2. Tìm hiểu về tổ chức giáo dục thời Hậu Lê .
- GV cho Hs đọc SGK và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau :
 + Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức 
như thế nào ? 
( Nhà Lê lập Thái học viện là cơ quan lo việc giáo dục của cả nước . Thu nhận con em dân thường và xây dựng Quốc Tử Giám , xây dựng tủ sách , thư viện để phục vụ người học . Mở trường công và trường tư ở các địa phương .)
 + Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ?
( Nho giáo , lịch sử các triều đại phương Bắc là nội dung dạy chủ yếu )
 + Chế độ thi cử dưới thời Hậu Lê như thế nào ? 
( Chế độ thi cử có nề nếp và qui củ hơn : 3 năm có một kì thi Hương , thi Hội , có kiểm tra trình độ quan lại )
- Gv hoàn thiện câu trả lời
3. Tìm hiểu về những chính sách khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê 
- GV cho HS đọc sách và trả lời câu hỏi :
 + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
- GV chốt ý .
* Nhà Lê rất coi trọng giáo dục đã có nhiều chính sách tiến bộ , khuyến khích nhười đi học Chính sách đó hiện nay vãn phù hợp 
- Cho HS đọc ghi nhớ
C. Củng cố – Dặn dò
- Việc giáo dục dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thé nào?
GV nhận xét tiết học
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau .
- 2Học sinh trả lời.
HS nhận xét.
HS trình bày ý kiến.
Các HS khác nhận xét, bổ sung .
HS thảo luận nhóm để trả lời 
câu hỏi .
Đại diện các nhóm trình bày .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
+ nhà Lê đã đặt ra lễ xướng danh , lễ vinh qui bái tổ và cho khắc bia tiến sĩ 
- HS đọc ghi nhớ SGK
- 2,3 HS trả lời.
lịch sử
Tiết23 : Văn học và khoa học thời Hậu Lê
i. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết :
Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Lê, nhất là Nguyễn Trãi . Nội dung chính của các tác phẩm, các công trình đó. 
Dưới thời Lê, văn học và khoa hoc phat triển rực rỡ hơn các giai đoạn trước 
Tự hào về những thành tựu văn học và khoa  ... 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
2.Nội dung
- Giáo viên trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ HĐ1: Làm việc cá nhân 
- Giáo viên đưa ra các mốc thời gian
* Ngày 20 tháng chạp năm mậu thân ( 1789 )...
* Đêm mùng 3 tết Kỉ Dậu ( 1789 ) ....
* Mờ sáng ngày mùng 5...
- Giáo viên nêu yêu cầu điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn ( ... ) có phù hợp với mốc thời gian
- Giáo viên phát phiếu và cho học sinh điền
- Gọi một số học sinh thuật lại diễn biến 
sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
+ HĐ2: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn để học sinh thấy tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh
- Chốt lại mùng 5 tết ở gò Đống Đa nhân dân lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ công lao của ông.
C. Củng cố – Dặn dò
+ Hàng năm nhân dân ta đã làm gì để tưởng nhớ công lao của Quang Trung.
- GV nhận xét tiết học.
- 2Học sinh trả lời.
HS nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi và điền phiếu
- Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp và cho ăn tết trước rồi 
chia thành 5 đạo tiến ra Thăng Long
- Quân ta kéo sát đồn Hà Hồi, vây kín đồn và bắc loa gọi , quân địch hoảng sợ xin hàng
 - Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra rất ác liệt quân giặc chết nhiều vô kể, Ngọc Hồi bị mất. Tiếp đó quân ta đánh vào đồn Đống Đa tớng giặc thắt cổ tự tử quân ta toàn thắng
- Một số học sinh thuật lại diễn biến
- Học sinh lắng nghe
- HS trả lời
- Vài em đọc ghi nhớ
Lịch sử
Tiết30: những chính sách về kinh tế và
văn hoá của vua quang trung
i. Mục tiêu:
Học sinh biết ;
- Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
- Tác dụng của các chính sách đó	
ii. các hoạt động dạy- học 
A.Bài cũ:
Thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá Quân Thanh
GV đánh giá.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
2.Nội dung
+ HĐ1: Thảo luận nhóm:
- GV tóm tắt kinh tế nước ta thời Trịnh – Nguyễn
- Phân nhóm và thảo luận câu hỏi:
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó?
- Gọi các nhóm báo cáo
- GV kết luận: Vua QT ban hành “ chiếu khuyến nông ”, đúc tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân tự do trao đổi hàng hoá, mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán
+ HĐ2; Làm việc cả lớp
- GV trình bày việc vua coi trọng chữ Nôm và ban bố “ chiếu lập học” và hỏi
- Tại sao vua Quang Trung lại coi trọng chữ Nôm?
- Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc 
học làm đầu” như thế nào?
- GV kết luận: Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. Đất nước muốn phát triển cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
- GV trình bày sự dang dở của các công việc mà vua QT đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua QT
- Gọi vài HS đọc ghi nhớ
C. Củng cố – Dặn dò
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?
- GV nhận xét tiết học.
- 2Học sinh trả lời.
HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
- Ban chiếu khuyến nông để dân về quê cũ cày cấy. Mở cửa biên giới tự do trao đổi hàng hoá. Mở cửa cho thuyền ...
- Học sinh lắng nghe
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
- Học sinh lắng nghe
- Vài em đọc ghi nhớ
- HS trả lời
Lịch sử
Tiết31: nhà nguyễn thành lập
i. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình	
ii. đồ dùng dạy- học:
- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long ( nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn )
iii. các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?
GV đánh giá.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
2.Nội dung
+ HĐ1: Hoàn cảnh ra đời
- Cho HS đọc SGK và thảo luận câu hỏi
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? 
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long chọn Huế là kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua 4 đời vua : Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
+ HĐ2: Một số chính sách của nhà Nguyễn
- Cho các nhóm đọc sách giáo khoa và thảo luận
- Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc nào để bảo vệ ngai vàng của vua?
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình
- GV cung cấp cho HS thêm một số điểm trong bộ luật Gia Long
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
C. Củng cố – Dặn dò
- Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình?
- GV nhận xét tiết học.
- 2Học sinh trả lời.
HS nhận xét.
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời
Sau khi vua Quang Trung mất lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu Nguyễn ánh đã đem quân tấn công và lật đổ nhà Tây Sơn.
- Học sinh lắng nghe
- Các nhóm đọc sách và thảo luận
- Các nhóm cử người báo cáo kết quả
+ Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách : không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng... để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
- HS lắng nghe
- Vài em đọc ghi nhớ
- HS trả lời
Lịch sử
Tiết32: kinh thành huế
i. Mục tiêu:
	Giúp học sinh về các mặt:
	Cung cấp các sự kiện cơ bản để tạo biểu tượng về kinh thành Huế với các nét chủ yếu như:
	+ Đây là kinh đô của đất nước xây dựng dưới thời Nguyễn.
	+ Công trình kiến trúc này được xây dựng bên bờ sông Hương với cấu trúc đồ sộ cung với nhiều lăng tẩm , chùa..., kinh thành Huế đã trở thành 1 trung tâm văn hóa, chính trị của nước ta thế kỉ XIX.	
ii. đồ dùng dạy- học:
	+ Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh Huế.
	+ Bản đồ hành chính Việt Nam.
iii. các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Những điều gì cho thấy vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình?
GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài.
2.Nội dung
* GV trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế, chỉ trên bản đồ
( Huế xưa kia có tên là Phú Xuân. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Phú Xuân là thủ phủ của các chúa Nguyễn. Khi Nguyễn ánh lật đổ triều đại Tây Sơn, Phú Xuân được chọn làm kinh đô.
- Yêu cầu Học sinh Đọc sgk để mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
-GV chốt lại: Nhà Nguyễn huy động hàng chục vạn dân phu và lính phục vụ việc xây dựng kinh thành Huế. Sau 33 năm xây dựng và tu bổ nhiều lần một toà thành rộng lớn được xây dựng bên bờ sông Hương.Đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
- GV phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh về kinh thanh Huế cùng với một số tranh ảnh các em tư sưu tầm.
- GV theo dõi các nhóm làm việc để giúp đỡ học sinh .
- GV hệ thống lại (bằng tranh ảnh của các em) để học sinh nhận thức được sự đồ sộ và vể đẹp của hệ thống cung điện lăng tẩm ở kinh thành Huế.
- GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày nay thế giới đã công nhận Huế là một di sản văn hoá thế giới.
C. Củng cố – Dặn dò
- Em còn biết thêm gì về Huế?
GV nhận xét tiết học
- 2Học sinh trả lời.
HS nhận xét.
HS mở SGK
- HS nghe.
- HS lên chỉ TP Huế trên bản đồ.
- Đọc SGK, mô tả
HS bổ sung.
* HĐ nhóm:
Quan sát tranh ảnh sưu tầm được để mô tả những nét đẹp của công trình kiến trúc đó.
Các nhóm trình bày bổ sung cho nhau.
- Vài HS nêu.
HS đọc ghi nhớ SGK
Lịch sử
Tiết33: Tổng kết
i. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.	
ii. đồ dùng dạy- học:
	 + Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử 
iii. các hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:
Kiểm tra trong quá trình học
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài.
2.Nội dung
a)Các thời kì lịch sử
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào.
- GV nhận xét.
b)Các nhân vật lịch sử
+ Kể tên các nhân vật lịch sử mà em đã học.
- GV nhận xét, đưa ra các nhân vật lịch sử theo thứ tự xuất hiện.
+ Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,.
- Yêu cầu HS giới thiệu tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử. ( mỗi em 1 nhân vật)
c) Các địa danh, di tích lịch sử.
+ Kể tên các địa danh, di tích lịch sử mà em đã học.( lăng vua Hùng, thành Cổ Loa, sông Bạch Đằng, thành Hoa Lư, thành Thăng Long, tượng Phật A-di-đà,..
- Cho HS giới thiệu về các di tích lịch sử, địa danh đó.( nhóm 6)
- GV nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc nội dung cần nhớ (SGK 69)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm đề cương môn lịch sử để tiết sau chữa.
HS mở SGK
- HS điền theo nhóm 4.
- HS nối tiếp kể.
- Vài HS giới thiệu.
- Vài HS kể.
- Mỗi nhóm giới thiệu 1 địa danh
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
Lịch sử
Tiết34: ôn tập học kì ii
 i. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập các kiến thức lịch sử theo đề cương.	
 ii. đồ dùng dạy- học:
- Đề cương môn lịch sử ( từng HS)
 iii. các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài.
2.Hướng dẫn HS ôn tập theo đề cương
- GV cho HS đọc lần lượt từng câu hỏi trong đề cương.
- GV chữa các câu hỏi cho HS
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiết sau kiểm tra học kì II.
- HS mở SGK
- HS đọc. -> lần lượt trả lời từng câu.
Lịch sử
kiểm tra học kì ii
i. Mục tiêu:
Kiểm tra HS các kiến thức lịch sử trong học kì II.	
ii. đồ dùng dạy- học:
- Đề thi môn lịch sử cho từng HS ( Ban giám hiệu ra đề).
iii. các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu 
2.HS làm bài thi
- GV phát đề thi cho HS .
- GV nhắc nhở, lưu ý HS đọc kĩ đề bài để làm bài cho tốt.
- GV quan sát HS làm bài.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV thu bài.
- GV nhận xét tiết học.
HS nhận đề thi.
HS nghe, lưu ý.
HS làm bài.
- HS nộp bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docKỲ 2.doc