LỊCH SỬ : (Tiết 13) CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075-1077)
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
- Biết những nét chính về trận chiến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng Phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳnh chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét chính về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
* HS khá, giỏi: biết nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống; biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, phiếu học tập cho HS, tìm hiểu về Lý Thường Kiệt.
LỊCH SỬ : (Tiết 13) CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075-1077) I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Biết những nét chính về trận chiến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt): + Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng Phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt. + Quân địch do Quách Quỳnh chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công. + Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. + Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy. - Vài nét chính về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. * HS khá, giỏi: biết nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống; biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, phiếu học tập cho HS, tìm hiểu về Lý Thường Kiệt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : BÀI CŨ: HS1: Đạo phật du nhập vào nước ta khi nào và có giáo lí như thế nào? HS2: Những sự việc nào cho thấy dưới thời Lý, đạo phật rất phát triển? B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt, liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai diễn ra ntn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống. - Yêu cầu HS đọc SGK từ Năm 1072 ... rồi rút về nước. - 1 HS đọc. - Hỏi : Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ? ... Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. - Ông đã thực hiện chủ trương đó ntn ? - Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước. - Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì ? Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Vì trước đó, khi nghe tin vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống đã lợi dụng tình hình khó khăn của nước ta để chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta. * Hoạt động 2 : Trận chiến trên sông Như Nguyệt. - GV treo lược đồ kháng chiến, trình bày diễn biến trước lớp. Hỏi : - HS theo dõi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. + Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc ? + Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (ngày nay là sông Cầu). + Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ? + Vào cuối năm 1076. + Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta ntn ? Do ai chỉ huy ? + Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta. + Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này ? + Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía bờ Bắc của sông, quân ta ở phía Nam. + Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt ? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, trao đổi và trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến. + Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thủy tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ở ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta. Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ. Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù. Quân giặc bị quân ta phản công bất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt ta đại thắng. * Hoạt động 3 : Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi. - Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? - HS trao đổi với nhau và trả lời. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. * HS khá, giỏi: Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy ? Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài, đọc bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Bài sau : Nhà Trần thành lập. *******************************************************************
Tài liệu đính kèm: