LỊCH SỬ :
Tiết 15 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
+ Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
- Cho biết nhà Trần được thành lập ntn ?
- Những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước ?
* GV nhận xét, ghi điểm.
LỊCH SỬ : Tiết 15 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: + Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình minh họa trong SGK. - Phiếu học tập cho HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: - Cho biết nhà Trần được thành lập ntn ? - Những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước ? * GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Treo tranh minh họa và giới thiệu : Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say ? Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy ? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân ? Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta. - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - HS làm việc cá nhân. + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì ? + Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông nghiệp là chủ yếu. + Sông ngòi ở nước ta ntn ? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông ? + Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả ... + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ? - GV kết luận : Từ thuở ban đầu dựng nước, cha ông ta đã phải hợp sức để chống lại thiên tai địch họa. Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường của cha ông ta trước nạn lụt lội. Đắp đê, phòng chống lụt lội đã là một truyền thống có từ ngàn đời của người Việt. + Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân. * Hoạt động 2 : Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt. - Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi : Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt ntn ? - Các nhóm thảo luận tìm câu trả lời. - Yêu cầu 2 nhóm tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống lụt bão. - 2 nhóm lên bảng viết. + Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. + Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. + Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê. + Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê. - GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV kết luận : Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão. * Hoạt động 3 : Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần. - Yêu cầu HS đọc SGK và hỏi. - HS đọc SGK, phát biểu ý kiến. + Nhà Trần đã thu được kết quả ntn trong công cuộc đắp đê ? + Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ. + Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ? + Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ. - GV kết luận : Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thủy cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. Bài sau : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: