BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I .MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
-Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.
-Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
-Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
-Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài:Bước vào năm học lớp Bốn, các em sẽ được làm quen với hai môn học hoàn toàn mới, đó là môn học gì? Và môn học đó có nội dung ra sao? Bài học hôm nay: “Môn Lịch sử và Địa lí” sẽ giúp cho các em hiểu rõ hơn.
Ngày tháng năm BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I .MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết: -Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta. -Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. -Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. -Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài:Bước vào năm học lớp Bốn, các em sẽ được làm quen với hai môn học hoàn toàn mới, đó là môn học gì? Và môn học đó có nội dung ra sao? Bài học hôm nay: “Môn Lịch sử và Địa lí” sẽ giúp cho các em hiểu rõ hơn. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1:Làm việc cả lớp Mục tiêu: Giúp HS biết vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta. Cách tiến hành: GV treo bản đồ và giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. GV kết luận:Khi học môn địa lí các em sẽ hiểu biết hơn về vị trí ,hình dáng và các yếu tố tự nhiên của đất nước mình. HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống. Hoạt động 2:Làm việc nhóm. Mục tiêu: Giúp HS hiểu trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. Cách tiến hành: GV phát cho mỗi nhóm HS một tranh, ảnh -Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp. Về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đo.ù GV kết luận:Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam. Hoạt động 3:Làm việc cả lớp Mục tiêu:Giúp HS hiểu và tự hào về công lao xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta. Cách tiến hành: GV đặt vấn đề:Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó? HS phát biểu ý kiến. GV kết luận:Để hiểu rõ hơn truyền thống của ông cha ta các em phải học tốt môn Lịch sử. Hoạt động 4:Làm việc cả lớp. GV cho HS đọc trong SGK và trả lời câu hỏi:Để học tốt môn Lịch sử và Địa lí các em phải chú ý điều gì? GV kết luận: hướng dẫn HS cách học và đưa ra những ví dụ cụ thể. HS trả lời Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò Môn Lịch sử và Địa lí giúp các em hiểu biết gì? Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi em ở. Chuẩn bị:Làm quen với bản đồ. -HS trả lời:Phần bài học. -HS trả lời. * RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tổ trưởng kiểm tra: Ban Giám hiệu ( Duyệt ) Ngày tháng năm BÀI 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I.MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết: -Định nghĩa đơn giản về bản đồ. -Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ, -Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam, III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Bản đồ Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Giúp HS hiểu định nghĩa đơn giản về bản đồ. Cách tiến hành: Bước 1: GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục,Việt nam,) -GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. -GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. Bước 2: -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV kết luận:Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. -HS trả lời câu hỏi trước lớp. Hoat động 2:Làm việc cá nhân. Mục tiêu:Giúp HS hiểu cách vẽ bản đồ. Cách tiến hành: GV: Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. -HS đọc SGK trả lời. 2.Một số yếu tố của bản đồ. Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận tho gợi ý sau: +Tên bản đồ cho ta biết điều gì? Biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiên trên bản đồ. +Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam(N), Đông(Đ), Tây(T) như thế nào? +Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (hình 3). Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? +Đọc tỉ lê bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 xăng –ti-mét (cm) trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét (m) trên thực tế? +Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì? GV giải thích thêm:Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ. GV kết luận:Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. -Nhìn từ ngoài bản đồ vào thì ở trên là hướng B,ở dưới là hướng N, bên phải là hướng Đ, bên trái là hướng T. -Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm viẹc nhóm trước lớp. -Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện. Hoạt động 4:Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ. Mục tiêu:HS biết vẽ một số kí hiệu trên bản đồ. Cách tiến hành: -GV cho HS quan sát bảng chú giải ở phần 3 và vẽ kí hiệu một số đối tượng địa lí. GV cho HS hoạt động nhóm đôi -HS quan sát tranh và vẽ. -1 em vẽ kí hiệu, 1em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì và ngược lại. Hoạt động 5:Củng cố –dặn dò. Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố trên bản đồ? -HS trả lời phần bài học Gọi một số HS nêu phần bài học. -HS đọc bài. CB:Làm quen với bản đồ (tiếp theo). * RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày tháng năm BÀI 3: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: -Trình tự các bước sử dụng bản đồ. -Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước. -Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. -Bản đồ hành chính Việt Nam. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 3.Cách sử dụng bản đồ Hoạt động 1:Làm việc cả lớp Mục tiêu: Giúp HS nắm được trình tự các bước sử dụng bản đồ. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau: +Tên bản đồ cho ta biết điều gì? +Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng trong địa lí. +Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia? -Căn cứ vàokí hiệu ở bảng chú giải. GV gọi HS chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo trên bảng. GV kết luận: GV nêu các bước sử dụng bản đồ (như SGK đã nêu) và hướng dẫn HS cách chỉ bản đồ. HS lên bảng trình bày. 4.Bài tập Hoạt động 2:Thực hành theo nhóm GV cho HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK. -Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm. -HS các nhóm khác nhận xét , bổ sung GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm. +Các nước láng giềng của Việt Nam:Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. +Vùng biển nước ta là một phần của biển Đông. +Quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa, Trường Sa, +Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, +Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, Hoạt động 3:Làm việc cả lớp Mục tiêu: Giúp HS xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước và tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ. Cách tiến hành: -GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng. -GV yêu cầu: +Một HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ. +Một HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống trên bản đồ. +Một HS nêu tên những tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố )của mình. GV hướng dẫn HS cách chỉ:Ví dụ, chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng sông phải từ đầu nguồn đến cửa sông. HS lên chỉ. HS nhận xét ,bổ sung. HS lắng nghe và tập chỉ vào bản đồ trong SGK. Hoạt động 4:Củng cố – dặn dò Em hãy nêu các bước sử dụng bản đồ. * Nhận xét tiết học. -HS trả lời (phần bài học) -Vài HS đọc phần bài học. * RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày tháng năm BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (Khoảng từ 700 năm TCN đến 179 TCN) Bài 1: NƯỚC VĂN LANG I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống. Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang gồm 4 tầng lớp là: Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì. Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. Một số tục lệ của người Lạc Việt còn được lưu giữ tới ngày nay. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động (nếu có thể thì in thành phiếu học tập cho từng HS). Phiếu thảo luận nhóm, viết vào giấy khổ A3 hoa ... g đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Gv giới thiệu: công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất (1792) người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm. - Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung. - Hs nghe giảng. - Một số Hs trình bày trước lớp. - Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả (nếu có) và chuẩn bị bài sau. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tổ trưởng kiểm tra: Ban Giám hiệu ( Duyệt ) Ngày tháng năm BUỔI ĐẦU THỜI NGUYỄN (từ năm 1802 đến năm 1858) ³±³ Bài 27: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, Hs có thể nêu được: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn; kinh đô thời Nguyễn và một số ông vua của triều Nguyễn. Nêu được các chính sách hà khắc, chặt chẽ của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo quyền lợi của dòng họ mình. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình minh họa trong SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý cho hoạt động 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI: - Gv gọi 2 hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài 27. - Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs. - Gv giới thiệu bài: sau bài 26, chúng ta đã biết năm 1792, vua Quang Trung, vị vua anh minh của triều Tây Sơn đã ra đi khi công cuộc cải cách, xây dựng đất nước đang thuận lợi, để lại cho nhân dân niềm thương tiếc vô hạn. Sau khi vua Quang Trung mất, tàn dư của họ Nguyễn đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về vấn đề này. - 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu. Hoạt động 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ NGUYỄN. - Gv yêu cầu Hs trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi: nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? - Hs trao đổi và trả lời câu hỏi: sau khi vua Quang Trung mất, triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn. - Gv giới thiệu thêm: Nguyễn Ánh là người thuộc dòng họ chúa Nguyễn. Sau khi bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cùng tàn dư họ Nguyễn dạt về miền cực nam của đất nước ta và luôn nuôi lòng trả thù nhà Tây Sơn vì thế Nguyễn Ánh đã cầu cứu quân Xiêm, sau đó lại cầu cứu Pháp để trả thù nhà Tây Sơn. - GV hỏi: sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? - Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua chọn Phú Xuân (Huế) làm nơi đóng đô và đặt niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Hoạt động 2: SỰ THỐNG TRỊ CỦA NHÀ NGUYỄN - Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm với định hướng hãy thảo luận và hoàn thành phiếu thảo luận trong SGK. - Gv yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - Gv tổng kết ý kiến của Hs và kết luận. - Hs chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 Hs và yêu cầu Hs làm việc theo nhóm. - 3 nhóm Hs lần lượt trình bày về 3 vấn đề trong phiếu, sau mỗi lần có nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. Hoạt động 3: ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN DƯỚI THỜI NGUYỄN - Gv nêu vấn đề: Theo em, với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào? - Gv giới thiệu: dưới thời Nguyễn, vua quan bóc lột dân thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. Chính vì thế mà nhân dân ta có câu: Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. - Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ. - Hs nghe giảng và phát biểu suy nghĩ của mình về câu ca dao. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Gv: em có nhận xét gì về triều Nguyễn và Bộ luật Gia Long? - Một số Hs bày tỏ ý kiến trước lớp. - Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập (nếu có) và tìm hiểu về kinh thành Huế. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày tháng năm Bài 28: KINH THÀNH HUẾ I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, Hs có thể nêu được: Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế. Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình minh họa trong SGK, bản đồ Việt Nam. Gv và Hs sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về kinh thành Huế. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Gv gọi 2 hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu hỏi cuốibài 27. - Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs. - Gv treo hình minh họa trang 67, SGK và hỏi: Hình chụp di tích lịch sử nào? - 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu. - Hình chụp Ngọ Môn trong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế. - Gv treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu Hs xác định vị trí Huế và giới thiệu bài: Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn, nhà Nguyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô. Nhà Nguyễn đã xây dựng Huế thành một kinh thành đẹp, độc đáo bên bờ Hương Giang. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về di tích lịch sử này. Hoạt động 1: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KINH THÀNH HUẾ - Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “nhà Nguyễn huy động ... đẹp nhất nước ta thời đó”. - Gv yêu cầu Hs mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế. - Gv tổng kết ý kiến của Hs. - 1 Hs đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK. - 2 Hs trình bày trước lớp. Hoạt động 2: VẺ ĐẸP CỦA KINH THÀNH HUẾ - Gv tổ chức cho hs các tổ trưng bày các tranh ảnh, tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế. - Gv yêu cầu các tổ cử đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế. - Gv và Hs các nhóm lần lượt tham quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu, sau đó bình chọn tổ giới thiệu hay nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất. - Hs chuẩn bị bàn trưng bày. - Mỗi tổ cử một hoặc nhiều đại diện giới thiệu về kinh thành Huế theo các tư liệu tổ đã sưu tầm được và SGK. - Gv tổng kết nội dung hoạt động và kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là Di sản Văn hóa thế giới. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Gv tổng kết giờ học. - Gv yêu cầu Hs về nhà tìm hiểu thêm về kinh thành Huế, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập (nếu có) và hoàn thành bảng thống kê các giai đoạn lịch sử của nước ta đã học theo mẫu sau: Thời gian Triều đại trị vì Nhân vật và sự kiên lịch sử tiêu biểu RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày tháng năm Bài 29: TỔNG KẾT I/ MỤC TIÊU: Giúp Hs: Hệ thống đươc quá trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng thống kê về các giai đoạn lịch sử đã học. Gv và hs sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu đã học. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Gv yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra phần chuẩn bị bài của các bạn trong tổ. - Gv giới thiệu bài: bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4. - Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo trước lớp. Hoạt động 1: THỐNG KÊ LỊCH SỬ - Gv treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (nhưng được bịt kín phần nội dung). - Gv lần lượt đặt câu hỏi để Hs nêu các nội dung trong bảng thống kê. Ví dụ: + Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào? + Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ, kéo dài đến khi nào? + Giai đọan này triều đạo nào trị vì đất nước ta? + Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì? - Gv cho Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê đã chuẩn bị cho hs đọc lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên. - Gv tiến hành tương tự đối với các giai đọan khác. - Hs đọc bảng thống kê mình đã tự làm. + Buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN. + Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương. + Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng. + Nền văn minh sông Hồng ra đời. Hoạt động 2: THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ - Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. - Gv tổ chức cho Hs thi kể về các nhân vật trên. - Gv tổng kết cuộc thi, tuyên dương những hs kể tốt, kể hay. Gv yêu cầu Hs về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật trên. - Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi hs chỉ nêu tên một nhân vật: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, ... - Hs xung phong lên kể trước lớp, sau đó Hs cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tổ trưởng kiểm tra: Ban Giám hiệu ( Duyệt )
Tài liệu đính kèm: