Giáo án Lịch Sử 4 - Tuần 26 đến tuần 33

Giáo án Lịch Sử 4 - Tuần 26 đến tuần 33

CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:

-Từ thể kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh cuộc khẩn hoang từ sông gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.

-Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá.

-Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau .

-Tôn trọng sắc thái của các dân tộc.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.

-Phiếu học tập của HS.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch Sử 4 - Tuần 26 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
BÀI 22 CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
-Từ thể kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh cuộc khẩn hoang từ sông gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
-Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá.
-Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau .
-Tôn trọng sắc thái của các dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.
-Phiếu học tập của HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1/ Oån định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu kết quả chiến tranh của Trịnh – Nguyễn?
+Nguyên nhân nào dẫn đến ch/tranh Trịnh – Nguyễn?
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: Giơiù thiệu bài ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG 1 : LÀM VIỆC CẢ LỚP
- GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII và yêu cầu HS đọc SGK , xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay.
HOẠT ĐỘNG 2 : THẢO LUẬN NHÓM
+ Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long. 
GV kết luận:
- Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt . Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá , làm ăn. Từ cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến vào phía Nam khẩn hoang lập làng.
HOẠT ĐỘNG 3 : LÀM VIỆC CẢ LỚP.
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng so sánh tình hình đất đai của Đàng Trong trước và sau cuộc Khẩn hoang.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK và phát biểu ý kiến để hoàn thành bảng so sánh.
- GV yêu cầu HS dựa vào nêu lại kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
+ Cuộc sống chung giữa các dân tộc phía Nam đã đem lại kết quả gì? (Nền văn hoá của các dân tộc hoà vào nhau , bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hoá chung của dân tộc Việt nam , nền văn hoá thống nhất và có nhiều bản sắc.)
4/ Củng cố:
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu được về công cuộc khai hoang ở địa phương mình.
5/ Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học .
-2 HS lên bảng trả lời.
-HS nhắc lại.
-HS đọc SGK và thực hiện.
-1 HS lên xác định trên bản đồ.
-Lớp theo dõi và bổ sung.
- Các nhóm dựa vào SGK để thảo luận .
-Đại diện các nhóm lên tríng bày kết quả của nhóm mình thảo luận đựơc.
-Nhóm bạn nhận xét.
-HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Cuộc khẩn hoang đã làm cho bờ cõi đất nước được phát triển , diện tích đất nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no.
- HS trao đổi đưa đến thống nhất.
- HS trình bày.
-Học sinh lắng nghe.
-Về học thuộc bài.
TUẦN 27
BÀI 23 THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
-Ở thế kỉ XVI – XVII , nước ta nổi lên ba thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
-Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt là thương mại.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ Việt Nam. Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI- XVII. 
-Phiếu học tập của HS. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1/ Oån định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
+ Cuộc sống chung giữa các dân tộc phía Nam đã đem lại kết quả gì? 
3/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
HĐ 1 : THĂNG LONG, PHỐ HIẾN, HỘI AN, BA THÀNH THỊ LỚN THẾ KỈ XVI- XVII
- GV tổ chức HS làm việc với phiếu học tập:
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.
- Yêu cầu một số đại diện HS báo cáo làm việc .
- GV tổng kết và nhận xét của HS.
- GV tổ chức cho HS thi mô tả về các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII .
- GV và HS bình chọn bạn mô tả hay nhất. 
HĐ 2 : TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC TA THẾ KỈ XVI- XVII
- Tổ chức HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó?
- GV giới thiệu: Vào thế kỉ XVI_ XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển , tạo ra nhiều nông sản, bên cạnh đó ngành thủ công cũng rất phát triển .. làm cho nền kinh tế nước ta phát triển , thành thị lớn hình thành.
4/ Củng cố , dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học .
-Về học thuộc bài xem bài 24.
-HS trả lời.
-Học sinh nhắc lại.
-Làm phiếu HT.
+ Đọc SGK và hoàn thành phiếu.
- 3 HS tham gia cuộc thi, mỗi HS chọn mô tả về một thành thị.
-HS trao đổi phát biểu ý kiến.
Đáp án: Thành thị nước ta thời đó đông người , buôn bán sầm uất , chứng tỏ ngành nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh , tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.
-HS lắng nghe.
TUẦN 28
BÀI 24 NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG
LONG (Năm 1786)
I/ MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết:
-Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tấn công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân tây Sơn.
-Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước,chấm dứt thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1/ Oån định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng , y/cầu 2 HS trả lời câu hỏi c/bài 23 
-GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS . 
3/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
-HS lên bảng tìm và chỉ trên bảng đồ vùng đất Tây Sơn . 
-GV g/thiệu về vùng đất Tây Sơn : T/Sơn là vùng đất thuộc huyện Phù Ly , phủ Quy Nhơn , dinh Quảng Nam ( nay là huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định ) . Tây Sơn vốn có haiø vùng : vùng rừng núi là Thượng đạo ( nay thuộc Bình Định ) ; bấy giờ Tây Sơn thượng đạo là vùng rừng núi rậm rạp nên được chọn làm căn cứ cho cuộc khời nghĩa . 
HĐ1 :NG.HUỆ T/QUÂN RA BẮC T/DIỆT CHÚA TRỊNH 
- GV tổ chức cho HS việc với phiếu học tập . 
+ GV phát phiếu học tập cho HS 
+ GV theo dõi và giúp đỡ cho những HS gặp khó khăn 
+GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc
+GV kết luận về bài làm đúng 
-GV yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu để trình bày lại cuộc tiiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn 
-GV tuyên dương những HS trình bày tốt 
HOẠT ĐỘNG 2 : Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ 
-GV tổ chức cho HS kể những mẫu chuyện , tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng dân tộc Nguyễn Hụê .
-GV và HS cả lớp t/dõi để bình chọn bạn kể hay nhất 
-GV tổng kết cuộc thi , tuyên dương những HS kể tốt 
-Nguyễn Huệ đươc nhân dân ta gọi là “người anh hùng áo vải” em biết vì sao nhân dân ta lại gọi ông như thế không ?
4/ Củng cố ,dặn dò :
-GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài , làm bài các bài tập tự đánh giá kết quả học và chuẩn bị bài sau
-2 HS lên bảng mỗi em trả lời 1 câu hỏi.
-2HS lên bảng t/hiện yêu cầu 
-Lắng nghe . 
-HS thực hiện yêu cầu 
-Làm việc cá nhân 
+HSnhận phiếu, đọc thầm SGK va tự làm bài 
+Một số HS báo cáo, các HS khác theo dõi để n/xét 
-3HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến 
-Mỗi tổ HS cử một đại diện tham gia cuộc thi. ( lưu ý ,nếu không sưu tầm được mẫu chuyện khác , em có thể tạo lại cuộc giao chiến giữa nghĩa quan Tây Sơn và bè lũ Trịnh ) 
-Một số HS trả lời trước lớp.
-Lắng nghe . 
TUẦN 29
BÀI 25 QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
 ( NĂM 1789)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này , HS biết:
-Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
-Quân Thanh Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh .
-Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Lược đồ Quang Trung đại phá quân thanh.
-Phiếu học tập của HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu trả lời 3 câu hỏi cuối bài 24.
-GV nhận xét bài học ở nhà của HS.
3/ Bài mới: - Giới thiệu bài ghi bảng .
HĐ 1 : QUÂN THANH XÂM LƯỢC NƯỢC TA
-Đọc SGK trả lời câu hỏi.
-Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
-Đứng trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã làm gì? Chúng ta tìm hiểu tiếp bài.
HĐ 2 : DIỄN BIẾN TRẬN QUANG TRUNG ĐÁNH PHÁ QUÂN THANH
-Hoạt động theo nhóm :
-Đọc SGK , xem lược đồ trang 61 để kể lại điễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh theo các gợi ý sau:
1/ Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta , Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết?
2/ Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào? (Vua Quang Trung tiến đến Tam Điệp, (Ninh Bình) vào ngày 20 tháng chạp năm Kỷ Dậu ( 1789 ) . Tại đây ông đã cho lính ăn tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long,.... )
3/ Dựa vào lược đồ , nêu đường tiến của 5 đạo quân ? (- Đạo quân thứ nhất do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long.Đạo thứ 2 và thứ ba do đô đốc Long và Đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long ; Đạo thứ tư do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến ra Hải Dương ; Đạo thứ 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch.)
-Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao? 
-Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi.
-Hãy thuật lại trận Đống Đa.
-HS thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
HĐ 3 : LÒNG QUYẾT TÂM ĐÁNH GIẶC VÀ SỰ MƯU TRÍ CỦA VUA QUANGTRUNG
- Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc? 
-Th ...  20 km , diễn vào đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu . Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
- 5 HS thuật lại.
- 6 HS thuật lại.
- Các nhóm tham gia thi kể.
- Hành quân bộ từ Nam ra Bắc để đánh giặc ...
- Chọn đúng tết Kỷ Dậu để đánh giặc . Trước khi vào Thăng Long nhà vua cho quân ăn tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc.
Vì đoàn kết một lòng đánh giặc , lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
- HS lắng nghe.
TUẦN 30
BÀI 26 NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
 CỦA VUA QUANG TRUNG
I/ MỤC TIÊU HS BIẾT:
-Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hóa của Quang Trung .
-Tác dụng của các chính sách đó.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Thư quang trung gửi cho Nguyễn Thiếp .
-Các bản chiếu của vua Quang Trung.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Vua Q/Trung tiến quân đến tam điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có t/dụng ntn?
-Nhà vua phải hành động từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc? 
3/ Bài mới: Giơi thiệu bài ghi bảng .
HĐ 1 : QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
-Thảo luận nhóm: Vua Q/Trung đã có chính sách gì về kinh tế ? nội dung và tác dụng các chính sách đó.
-T/kết ý kiến HS và gọi 1 HS t/tắt lại c/chính sách của vua Q/Trung để ổn dịnh và xây dựng đất nước. 
HĐ 2 : Q/TRUNG – ÔNG VUA LUÔN CHÚ TRỌNG BẢO TỒN VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC
Theo em tại sao Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? 
(Vì chữ nôm là chữ viết do dân sáng tạo từ lâu , đã được đời Lý , Trần sử dụng , chũ Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quý của dân tộc , thể hiện ý thức tự cường dân tộc.)
Theo em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ Của vua Quang Trung như thế nào?
4/ Củng cố ; dặn dò: 
GV giới thiệu: Công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất ( 1792) người đờ sau điều th/tiếc một ông vua tài năng đ/độ nhưng mất sớm .
-T/kết giời học . Về học thuộc bài .Chuẩn bị bài 27.
-2-3 HS trả lời.HS khác bổ sung.
-Phải trở về quê cũ cày cấy khai phá ruộng hoang; đúc tiền mới , yêu cầu các nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa ,...
-Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến,Mỗi nhóm chỉ trình bày về một ý ,các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
-2-3 HS trả lời.
-Vì học tập giúp cho con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn sống tốt hơn .Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài ,chỉ học mới thành tài giúp đất nước.
- HS lắng nghe.
TUẦN 31
BÀI 27 NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này , HS biết:
-Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đời thời nguyễn .
-Nhà Nguyễn thiết lập một số chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số điều luật Gia Long .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1/ Oån định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Vua Quang Trung đã có chính sách gì về kinh tế ? 
Theo em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ Của vua Quang Trung như thế nào?
GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng .
HOẠT ĐỘNG 1 : HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ NGUYỄN
1/ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Sau khi lên ngôi hoàng đế , Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ năm 1802 đến năm 1858,triều Nguyễn đà trài qua các đời vua nào ?
HỌAT ĐỘNG 2 : SỰ THỐNG TRỊ CỦA NHÀ NGUYỄN -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với định hướng như sau : 
HỌAT ĐỘNG 3 : ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN DƯỚI THỜI NGUYỄN 
- GV nên vấn đề : theo em với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn cuộc sống của nhân dân ta sẽ như thế nào ? 
- GV giới thiệu : dưới thời Nguyễn , vua quan bóc lột dân thậm tệ , người giàu có công sát hại người nghèo . pháp luật dung túng cho người giàu . Chính vì thế nhân dân ta có câu : Con ơi nhớ lấy câu này 
 Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan 
4/ CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
- GV : em có nhận xét gì về triều Nguyễn và Bộ luật Gia Long ? 
- GV : Ngay từ khi mới nắm quyền cai trị đất nước , các vua triều Nguyễn đà chỉ chú trọng vào vịec củng cố quyền lợi dòng họ , giữ gìn ngai vàng của mình mà không quan tâm đến đời sông nhân dân , đi ngược lại với quyền lợi cùa nhân dân , vì thế nhân dân vô cùng căm phẩm . Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam . 
GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài , làm các bài tập tự đánh giá kết quả học ( nếu có ) và tìm hiểu về kinh thành Huế . 
-2 HS trả lời.
-Năm 1802 , Nhuyễn Ánh lên ngôi vua chọn Phú Xuân ( Huế ) làm nới đóng đô va’ đặt niên hiệu là Gia Long . Từ năm 1802 đến năm 1858 , Nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức . 
- HS chia thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm có từ 4 – 6 HS và yêu ncầu HS làm việc theo nhóm : 
-Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ . 
-HS nghe giảng và phát biểu suy nghỉ của mình về câu ca dao . 
- Một số HS bày tỏ ý kiến trước lớp . 
- HS lắng nghe.
TUẦN 32
BÀI 28 KINH THÀNH HUẾ
I/ MỤC TIÊU : HS biết : 
-Sơ lược về quá trình xấy dựng ; sự đồ sộ , vẻ đẹp của k/thành và lănh tẩm ở Huế . 
-Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hóa thế giới . 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Hình trong SGK phóng to ( nếu có điều kiện ) . 
-Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế . 
-Phiếu học tập của HS . 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC CHỦ YẾU : 
GV
HS
1 Ổn định lớp : 
2 Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 2 HS lên bảng 
1/ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
 2/ Theo em với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn cuộc sống của nh/dân ta sẽ n/thế nào ? 
3/ Giới thiệu bài mới: 
-Giới thiệu bài ghi bảng .
HĐ 1 : QUÁ TRÌNH X/DỰNG KINH THÀNH HUẾ
- Gọi HS đọc SGK từ nhà Nguyễn huy động .... đẹp nhất nước ta thời đó.
- Yêu cầu HS mô tả lại quá trình xây dựng kinh thành Huế.
GV tổng kết ý kiến của HS.
HĐ 2 : VẺ ĐẸP CỦA KINH THÀNH HUẾ.
GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày tranh ảnh , tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế.
GV yêu cầu các tổ đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.
GV và HS các nhóm lần lượt tham gia góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu , sau đó bình chọn tổ giới thiệu hay nhất , có góc sưu tầm đẹp nhất.
GV tổ chức nội dung hoạt động và kết luận : Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta . Ngỳ 11 – 12 – 1993 . UNESCO công nhận kinh thành Huế là di sản Văn hóa thế giới 
4/ Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học . Về nhà tìm hiểu thêm về kinh thành Huế . 
Chuẩn bị bài ôn tập.
- 2 HS lên bảng trả lời.
-1 HS đọc trước lớp , lớp theo dõi SGK..
-2 HS trình bày trước lớp.
-HS chuẩn bị trưng bày .
-Mỗi tổ cử 1 đại diện giới thiệu về kinh thành Huế theo các tư liệu tổ đã sưu tầm được và SGK.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN 33
BÀI 29 TỔNG KẾT
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: 
	-Hệ thống hóa được quá trình phát triển của nước ta từ đầu dựng nước đế giữa thế kỉ thứ XIX. -Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
	-Nhớ được các sự kiện , hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thởi Hùng Vương đế buổi đầu thời Nguyễn
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Bảng thống kê về các giai đọan lịch sử đã học. - Phiếu học tập.
-GV và HS sưu tầm nh/mẫu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu đã học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Y/cầu các tổ k/tra phần ch/bị bài của c/bạn trong tổ.
3/ GV giới thiệu bài mới: bài học hôm nay chúng ta cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lớp 4.
HOẠT ĐỘNG 1 : THỐNG KÊ LỊCH SỬ
GV treo sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học.
+ Giai đọan đầu tiên chúng ta được học trong lich sử nước nhà là giai đoạn nào?
+Gi/đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đế khi nào?
+Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?
+Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?
-GV cho HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến , đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê đã chuẩn bị cho HS đọc lại nội dung chính về giai đọan lịch sử trên.
HOẠT ĐỘNG 2 : THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ
-Y/cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đế giữa thế kỉ XIX.
(-Nền v/minh s/Hồng đổ ra. 
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến , mỗi HS chỉ nêu một nhân vật : Hùng Vương , An Dương Vương, Hai Bà Trưng , Ngô Quyền , Đinh Bộ LĨnh, Lê Hoàn , Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,...)
-GV tổ chức cho HS thi kể về các nhân vật trên.
-T/kết cuộc thi,t/dương những HS kể tốt , kể hay .
4/ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài kiểm tra.
-Tổ trưởng kiểm tra và báo các trước lớp.
-HS đọc bảng thông kê.
-Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
-Bắt đầu khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN 
-Các vua hùng , sau đó là An Dương Vương.
-H/thành đất nước với phong tục tập quán riêng.
-HS xung lên kể trước lớp , sau đó HS cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe
TUẦN 34 HƯỚNG DẪN HS HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
TUẦN 35 : KIỂM TRA CUỐI NĂM

Tài liệu đính kèm:

  • doct 26-33.doc