I. MỤC TIÊU:
- Nêu được diễn biến của trận Chi Lăng
- Hiểu ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghiã quân Lam sơn.
- Tự hào lịch sử Việt Nam
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý cho hoạt động 2.
- Giáo viên và học sinh sưu tầm những mẩu truyện về anh hùng Lê Lợi
Lịch sử Chiến thắng Chi lăng I. Mục tiêu: - Nêu được diễn biến của trận Chi Lăng - Hiểu ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghiã quân Lam sơn. - Tự hào lịch sử Việt Nam II Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý cho hoạt động 2. - Giáo viên và học sinh sưu tầm những mẩu truyện về anh hùng Lê Lợi III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học Kiểm tra bài cũ- giới thiệu bài mới Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi cuối bài 15 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu Giáo viên treo tranh minh hoạ trang 46 SGK và hỏi: Hình chụp đền thờ ai? Người có công lao gì đối với dân tộc ta? Học sinh trả lời theo hiểu biết của từng em Giáo viên giới thiệu Học sinh nghe Hoạt động 1 ải chi lăng và bối cảnh dẫn tới trận chi lăng Giáo viên treo lược đồ trận Chi Lăng (hình 1, trang 45 sgk) và yêu cầu học sinh quan sát Học sinh quan sát lược đồ giáo viên lần lượt đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh quan sát để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng: Quan sát hình trả lời câu hỏi của giáo viên - nhận xét Theo em, với địa thế như trên, Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch? Giáo viên kết luận Học sinh nghe Hoạt động 2 Trận Chi Lăng Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm với định hướng như sau: Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 học sinh và tiến hành hoạt động Hãy cùng quan sát lược đồ, đọc SGK và nêu lại diễn biến của trận Chi Lăng theo các nội dung chính như sau: Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng như thế nào? Kị binh của ta đã làm gì khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng? Trước hành động của quân ta, kị binh của giặc đã làm gì? Kị binh của giặc thua như thế nào? Bộ binh của giặc thua như thế nào? Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Mỗi nhóm cử 5 đại diện dựa vào lược đồ trận Chi lăng để trình bày diễn biến (mỗi học sinh trình bày 1 ý, khoảng 2 nhóm trình bày). Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. Giáo viên gọi học sinh trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng 4 học sinh trình bày Hoạt động 3 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng Giáo viên hãy nêu lại kết quả của trận Chi Lăng? Quân ta đại thắng, quân địch thua trận, số sống sót cố chạy về trước, tướng địch là Liễu Thăng chết ngay tại trận Giáo viên hỏi: Theo em ,vì sao quân ta giành được thắng lợi ải Chi Lăng. Học sinh cả lớp cùng trao đổi và thống nhất: Ta giành được thắng lợi ở trận Chi lăng vì: Quân ta rất anh dũng, mưu trí trong đánh giặc Địa thế Chi Lăng có lợi cho ta Giáo viên hỏi: Theo em, chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? Học sinh cả lớp trao đổi, sau một vài học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác theo dõi và bổ xung ý kiến Củng cố dặn dò Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi Học sinh giới thiệu theo tổ, nhóm, hoặc cá nhân Giáo viên tuyên dương những học sinh đã có bài sưu tầm tốt Dặn dò học sinh Học sinh chuẩn bị bài sau Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học (nếu có) và chuẩn bị trước bài sau
Tài liệu đính kèm: