I MỤC TIÊU
- Từ thế kỷ thứ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều, tiếp đó là Đàng trong và Đàng ngoài.
- Nhân dân hai miền bị đẩy vào cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến,đời sống vô cùng cực khổ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Phiếu học tập cho từng học sinh
- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm
lịch sử Trịnh - Nguyễn phân tranh I Mục tiêu - Từ thế kỷ thứ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều, tiếp đó là Đàng trong và Đàng ngoài. - Nhân dân hai miền bị đẩy vào cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến,đời sống vô cùng cực khổ. II. Đồ dùng dạy – học : Phiếu học tập cho từng học sinh Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học Hoạt động 1 Sự suy sụp của Triều Hậu Lê Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỷ XVI? Học sinh đọc thầm SGK, sau đó nối tiếp nhau trả lời (mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 biểu hiện ) Hoạt động 2 Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam – Bắc Triều Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm : Đọc SGK và trả lời các câu hỏi Học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 học sinh cùng đọc SGK và thảo luận Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến của nhóm mình Mỗi nhóm học sinh phát biểu ý kiến về 1 câu hỏi, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn Hoạt động 3 Chiến tranh Trịnh – Nguyễn Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi Học sinh làm việc theo cặp Hoạt động 4 Đời sống nhân dân ở thế kỷ XVI Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về đời sống nhân dân ở thế kỷ XVI Học sinh đọc SGK - trả lời - nhận xét Củng cố dặn dò Giáo viên hỏi: Vì sao nói chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn là những cuộc chiến tranh phi nghĩa? Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi: Vì sao cuộc chiến tranh này nhằm mục đích tranh giành ngai vàng của các thế lực phong kiến. Các cuộc chiến tranh này làm cho đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Giáo viên: Khi nói về thời kỳ này,nhân dân ta đã có câu tục ngữ “nồi da nấu thịt” em hãy giải thích câu tục ngữ này Học sinh trả lời theo suy nghĩ của cá nhân Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài, Học sinh chuẩn bị bài cuộc khẩn hoang ở đàng trong
Tài liệu đính kèm: