Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 3 đến 14 - Nguyễn Hữu Sáu

Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 3 đến 14 - Nguyễn Hữu Sáu

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần :

 - Biết được thời gian đô hộ của của phong kiến phương Bắc đối với nước ta : từ năm 179 TCN đến năm 938.

 - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

 - (HSG) Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.

 II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ cho HĐ2

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 13 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 3 đến 14 - Nguyễn Hữu Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3
NƯỚC ÂU LẠC
Ngày dạy:
Thứ Hai, ngày 14/9/09
I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
	- Nước Âu lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang
	- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
	- Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
	- Giáo dục các em ham học hỏi tìm hiểu về LS truyền thống dựng nước của ông cha ta.
II/ Đồ dùng dạy - học : 	- Lược đồ Bắc Bộ Và Bắc Trung Bộ.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ
- Gọi 3 HS lần lượt TL câu hỏi 1,2,3 (SGK)
B. Dạy bài mới :
* Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
+ Mục tiêu : Các em động não tự mình tìm hiểu được sự giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt.
- Yêu cầu 1 HS đọc sách giáo khoa
- GV Hướng dẫn HS làm bài tập. 
=> Kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
*Hoạt động 2 Làm việc cả lớp
+ Mục tiêu : Các em xác định nới đóng đô của nước Âu Lạc trên lược đồ.
- Yêu cầu HS xác định được nơi đóng đô của nước Âu Lạc trên lược đồ.
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- GV kết luận
- Hỏi : So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn lang và nước Âu Lạc
GV kết luận
- Nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Mục tiêu : Các em nắm được vì sao xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại.
- GV yêu cầu 1 HS đọc SGK :” từ năm 179 TCN ..Phương Bắc “
- GV hỏi : Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại ?
- Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến Phương Bắc ?
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời
- HS theo dõi.
- HS nêu kết quả làm bài tập các bạn nhận xét kết luận.
- HS nhắc lại nhiều em.
- HS lên bảng xác định nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- Nhiều em. Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời 2 em
- HS trả lời 2 em
- 2 em đọc thành tiếng . Lớp đọc thầm
C. Củng cố. dặn dò
+Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ?
+ Em hãy nêu tác dụng của thành Cổ Loa
* Bài sau : Nước ta dưới ách đô hộ của các Triều đại phong kiến Phương Bắc
Tuần 4 
Tiết 4
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
 Ngày dạy:
Thứ Hai, ngày 21/9/09
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần :
	- Biết được thời gian đô hộ của của phong kiến phương Bắc đối với nước ta : từ năm 179 TCN đến năm 938.
	- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.	
	- (HSG) Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
 II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ cho HĐ2	
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ :
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
B/ Bài mới :
* Hoạt động 1: Đời sống cực nhục của nhân dân ta.
T/c HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau :
* Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì ?
* Hoạt động 2: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại PKPB
GV giới thiệu bảng thống kê ( có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa. Riêng cột ghi “ Các cuộc khởi nghĩa” thì để trống, HSG lên điền.
 GV nhận xét, kết luận.
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
C. Củng cố, Dặn dò:
- Nêu lại cuộc sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.	
-Xem trước bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- HS trả lời câu hỏi.
Các nhóm thảo luận : 
- Bắt dân ta phải cống nạp sản vật quí.
- Đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục người Hán.
Từng em HSG lần lượt lên điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi
---//---
Tuần :5
Tiết 5
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
Ngày dạy : 28,29/9/09
I. MỤC TIÊU : HS biết :
	- Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
	- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa
	- Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì ?
2 HS trả lời
B. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Nguyên nhân khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- GV cho HS đọc SGK từ Đầu thế kỉ thứ I ... đền nợ nước, trả thù nhà.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Nguyên nhân của cuộc k/ nghĩa Hai Bà Trưng ?
- HS báo cáo kết quả hoạt động
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
+ Tô Định giết hại chồng của Trưng Trắc (Thi Sách).
HS thảo luận nhóm đôi sẽ có hai ý kiến đưa ra:`
* Kết luận : Việc Thi Sách bị giết hại là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước căm thù giặc của Hai Bà.
* Hoạt động 2 : Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cho HS đọc Mùa xuân năm 40  thắng lợi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
- Kết hợp quan sát lược đồ. Thực hành vẽ mũi tên tiến quân của nghĩa quân Hai Bà Trưng vào lược đồ VBT
* Hoạt động 3 : Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- GV cho HS đọc phần còn lại.
- HS đọc trong SGK
- K/ nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
- HS thảo luận nhóm :
Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
- 1 em đọc
- Bài sau : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938).
Tuần 5 
Tiết 6
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) 
Ngày dạy : 
Thứ Sáu, ngày 9/10/2009
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS :
	- Kể lại ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938 : Biết đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng ; nguyên nhân trận Bạch Đằng ; những nét chính về diễn biến và trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
 II. CHUẨN BỊ: Phim, ảnh tư liệu về chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938).
	- Bài trình diễn Powerpoint; liên kết với các phim, ảnh tư liệu.
	- Trò chơi ô chữ
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
A.Bài cũ:
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trong hoàn cảnh nào? Bắt đầu từ đâu và diễn ra như thế nào?
- Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Tiềm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Đôi nét về con người Ngô Quyền
* GV yêu cầu học sinh đọc SGK đoạn chữ nhỏ để tìm hiểu về Ngô Quyền
* Hoạt động 2 : Trận Bạch Đằng
- Y/c HS đọc đoạn “Sang đánh.hoàn toàn thất bại”.
- GV nêu câu hỏi, tổ chức HS thảo luận nhóm 4:
Câu 1: Vì sao có trận Bạch Đằng?
Câu 2: Ngô quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
Giảng từ : Thuỷ triều
Cho HS xem phim trận Bạch Đằng
GV chốt ý :
- Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam hán
- Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
*Hoạt động 3: Ý nghĩa của trận Bạch Đằng
Y/c HS t/luận nhóm đôi tìm hiểu ý nghĩa của trận Bạch Đằng
* Kết luận :Kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
	3. Củng cố, Dặn dò:
Gọi Hs đọc phần bài học
Tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ “Bạch Đằng”	
3 HS lần lượt trả lời.
HS làm việc cá nhân :
- Quê ở xã Đường Lâm, Hà Tây. Ông là người có tài, yêu nước.
- Con rể của Dương Đình Nghệ
2 HS đọc - cả lớp theo dõi
HS thảo luận nhóm 4
HS xem phim
- Các nhóm trình bày, bổ sung.
HS đọc sách và thảo luận
Đại diện trình bày
Tuần: 7 
Tiết 7
 ÔN TẬP 
Ngày dạy:
19, 20/10/09
A .MỤC TIÊU: Sau bài học, HS :
	- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 1 đến bài 5 : 
+ Khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN : Buổi đầu dựng nước và giữ nước; 
+ Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập.
Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về :
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
 B . CHUẨN BỊ: Băng và hình vẽ trục thời gian.
 C . HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
A.Bài cũ :
- Em hãy kể lại trận đánh của quân ta và quân Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng?
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa ntn đối với nước ta thời bấy giờ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2 : Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Sử dụng VBT
- GV treo băng thời gian (như câu 1- SGK/ 24)
- T/c cho HS thực hiện y/c ở VBT (ghi nội dung của mỗi giai đoạn vào bảng).
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 6
- Treo trục thời gian lên bảng.
*Hoạt động 3: Cá nhân
- GV hướng dẫn bài tập 3 / 24
a) Cho HS làm BT 3 - VBT
b, c) : gọi HS trình bày
- GV chốt ý.
3. Dặn dò:
-Xem trước bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
2 HS lần lượt trả lời .
HS làm vào VBT
Gọi HS nêu theo định hướng :
+ Khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN : Buổi đầu dựng nước và giữ nước; 
+ Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập.
+Các nhóm lên bảng ghi sự kiện theo mốc thời gian đã cho
Cả lớp cùng làm vào VBT
Tuần : 8 
Tiết 8
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
Ngày dạy:
26, 27/10/09
A/ Mục tiêu : sau bài học, HS nắm được :
+ Những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân :
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
- Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
+ Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh 
B/ Đồ dùng dạy học : Máy chiếu projector
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ :
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa ntn đối với nước ta thời bấy giờ?
B. Bài mới:
* Hoạt động 1 : GV Giới thiệu bài học
GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ : Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào ?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về Đinh Bộ Lĩnh 
Hướng dẫn HS thảo luận cả lớp nội các câu hỏi sau :
+ Em biết gì về quê hương Đinh Bộ Lĩnh ?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công lao gì ?
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? 
3. Củng cố : 
Cho HS đọc phần ghi nnhớ SGK
Chuẩn bị bài 8
H S dựa vào phần chữ nhỏ đầu bài học để trả lời
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế  ...  được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy :
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
 + Đôi nét về Lê Hoàn.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Máy chiếu projectr, thiết kế lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981)
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 7.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
II. Dạy bài mới.
Giới thiệu.
Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
Yêu cầu HS t/luận nhóm đôi tìm hiểu đoạn từ "Năm 979, .....Tiền Lê" để làm BT 1 VBT
HS thảo luận
- GV yêu cầu đại diện HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Dựa vào phần thảo luận, hãy tóm tắt tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược?
+ HS trả lời. ý đúng : a,c,d
+ Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ?
+ Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, quân sĩ tung hô "vạn tuế".
* Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
Câu hỏi gợi ý thảo luận:
HS thảo luận nhóm 4 theo định hướng :
1. Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta?
Đầu năm 981
2. Các con đường chúng tiến vào nước ta.
Quân Tống theo đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta
3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đón giặc?
Quân ta chặn đanhs địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ)
4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống.
5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
Cuộc kháng chiến tháng lợi
- GV yêu cầu đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, chỉ lên lược đồ, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS đọc phần tóm tắt trong SGK, làm BT 3, VBT
- Chuẩn bị : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
2 HS đọc
Cả lớp thực hiện VBT
Nhận xét
Tuần : 10 
Tiết 10
 NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
Ngày dạy:
09, 10/11/09
a. mỤC TIÊU: 
 Sau bài học HS nêu được:
 - Lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La : Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn : Người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
B. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ Bài cũ: - Hãy nêu tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược
2 HS
II/ Bài mới:
 1. Giới thiệu bài : Sử dụng đoạn chữ nhỏ in trong SGK tr 30.
 2. Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1 : Lý Thái Tổ quyết định dời đô
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn “Mùa xuân năm 1010... màu mỡ ấy” và làm BT 1 VBT
- Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La để làm kinh đô ?
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La 
- Y/C HS đọc và tìm hiểu tiếp đoạn" Mùa thu .....Đại Việt" để thấy QĐ của vua Lý Thái Tổ
- HS làm viêc nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu 1 ý)
Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no/
- HS tìm hiểu và trả lời :
Dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
 *Hoạt động 2: Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào
Tổ chức HS quan sát hình 2 và đọc đoạn còn lại để làm BT3- VBT
Lâu đài, cung điện, đền chùa
Phố phường nhộn nhịp vui tươi
 3. Củng cố - Dặn dò
- Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La để làm kinh đô ?
- Gọi đọc ghi nhớ.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến của mình trước lớp. 
- Chuẩn bị bài sau “ Chùa thời Lý
Tuần : 11 
Tiết 11
CHÙA THỜI LÝ 
Ngày dạy:
16, 17/11/09
A- MỤC TIÊU. 
- HS biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý
 + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật ; Thời lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Nhiều nhà sư được giữ nhiều cương vị quan trọng trong triều đình
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ Kiểm tra bài cũ.
- Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô
II . Bài mới
1 . Giới thiệu bài :
2. Tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO PHẬT DƯỚI THỜI LÝ
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ "Đạo Phật... cũng có chùa".
- Hỏi : Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào ?
- Vì sao nhân dân tiếp thu đạo Phật ?
- Tổng kết nội dung 1.
Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ nhiều cương vị quan trọng trong triều đình. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có nhiều chùa.
* Hoạt động 2. CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA NHÂN DÂN
HS đọc SGK và thảo luận nhóm đôi để làm BT 1 b- VBT
- GV gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
3. Củng cố , dặn dò:
- Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng ?
- Về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá, chuẩn bị bài Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077).
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc SGK.
- Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. 
- Vì giáo lý của Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
- HS làm việc , sau đó một vài HS phát biểu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung
Đáp án : cả 4 ý đều đúng
Tuần : 12 
Tiết 12
CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ II 
Ngày dạy:
23,24/11/09
A.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS hiểu:
	- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến Sông Như Nguyệt .
	- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
B. CHUẨN BỊ:	- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần II.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
I.Bài cũ:
- Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây lên?
II. Bài mới
1. Giới thiệu: 
2.Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 từ “Cuối năm 1075rồi rút về.”
 - GV hỏi: Lý Thường Kiệt đem quân sang đất người để làm gì?
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV treo lược đồ
 GV nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm2
ß GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
 † Giáo viên nhận xét - kết luận: 
- Nhờ tài chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt là 1vị tướng có tài đã chủ động tấn công đất Tống (Trung Quốc); lập phòng tuyến sông Như Nguyệt.
-Nhờ vào lòng dũng cảm và yêu nước của nhân dân ta. 
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK đoạn cuối .
- GV y/c HS Trình bày kết quả cuộc kháng chiến?
	† Giáo viên nhận xét - kết luận: 
 Trong vòng 3 tháng đất nước ta đã giành được độc lập.
3. Dặn dò:
	- Học thuộc bài. 
 -Xem trước bài: Nhà Trần thành lập.
1 HS trả lời.
(Phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.) 
HS quan sát, lắng nghe
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- HS trình bày, bổ sung
Tuần : 13 
Tiết 13
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP 
Ngày dạy:
30/11/09, 01/12
A.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS hiểu:
	- Sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
I .Bài cũ:	
- Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và cuộc kháng chiến? (quân dân ta dũng cảm và Lý Thường Kiệt là vị tướng tài) 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
2.Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK từ đầu đến nhà Trần thành lập, thảo luận nhóm đôi 
Câu hỏi TL : Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
 † Giáo viên nhận xét - kết luận
-Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
 - GV nói thêm : Nhà Trần chọn kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
 * Hoạt động 2: Nhà Trần củng cố và xây dựng đất nước 
Hs thảo luận nhóm 4 làm BT 3 (VBT)
KL : Nhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK / 38
3. Dặn dò:
	- Học thuộc bài. 
 -Xem trước bài: Nhà Trần và việc đắp đê.
HS trả lời
- HS thảo luận
- Mỗi nhóm trình bày 1 ý
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
Tuần : 14 
Tiết 14
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
Ngày dạy:
07/12/09, 08/12
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết :
 Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.
B. Đồ dùng dạy học : Sử dụng tranh vẽ SGK
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
a) Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
b) Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
II/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài mới:
*Hoạt động 1: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt
- GV yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
- Giáo viên chốt ý: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt : lập Hà Đê Sứ ; Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển ; Khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các Vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
*Hoạt động 2: Kết quả công cuộc đắp đê của Nhà Trần
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
- Giáo viên kết luận: 
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK 
3. Củng cố, dặn dò :
1.	Nhân dân ta đắp đê để làm gì?
a.	Chống lũ lụt.
b.	Chống hạn hán.
c.	Chống nước mặn.
2. Thời nhà Trần, việc đắp đê bắt đầu từ đâu?
a. Từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển
b. Từ đầu làng đến cuối làng.
c.Từ đầu nguồn các con suối lớn đến cửa sông.
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- 2 em trả lời.
- Tranh vẽ cảnh mọi người đang đắp đê.
HS thảo luận nhóm 4.
- Lập Hà đê sứ ; đặt ra lệ mọi người phải tham gia đắp đê ; các Vua Trần cũng tự mình trông coi việc đắp đê.
HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện HS trả lời 
Hệ thống đê điều đã được hình thành, góp phần làm cho Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lũ lụt giảm nhẹ
- 3 Hs - cả lớp theo dõi
Cả lớp cùng thực hiện bằng thẻ chọn đáp án
Đáp án : 1-a ; 2 a

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_4_tiet_3_den_14_nguyen_huu_sau.doc