Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống

Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- HS hiểu sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.

- HS nắm được ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.

- Có ý thức giữ gìn & bảo vệ các khu phố cổ

II.CHUẨN BỊ:

- Bản đồ Việt Nam

- Phiếu học tập

 

docx 9 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 3246Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI- XVII
TUẦN 27 – TIẾT 27
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS hiểu sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
HS nắm được ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
Có ý thức giữ gìn & bảo vệ các khu phố cổ
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ Việt Nam
Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Chúa Nguyễn đã làm gì để khuyến khích người dân đi khai hoang?
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV giới thiệu: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, thương nghiệp phát triển (ngày nay là cả công nghiệp)
GV treo bản đồ Việt Nam
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (cá nhân)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Nhận xét chung về số dân, quy mô & hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII?
Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ở nước ta thời đó như thế nào?
GV kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động & buôn bán rộng lớn & sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp.
* Củng cố Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của hs
HS trả lời
HS nhận xét
HS xem bản đồ & xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo
Rất phát triển
HS trả lời
HS nhận xét
- Chuẩn bị bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
LÞch sư
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG
(NĂM 1786)
TUẦN 28 – TIẾT 28
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS hiểu việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước, chấm dứt thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh.
HS trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
Yêu thích tìm hiểu thêm về lịch sử nước nhà.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII
Quy mô & hoạt động buôn bán ở nước ta thế kỉ XVI- XVII?
Hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời kì đó như thế nào?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
 GV trình bày sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long là: Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn (Bình Định). Được nhân dân đàng Trong ủng hộ, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở đàng Trong (1777), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được đàng Trong & quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh. 
Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi đóng vai
GV dựa vào nội dung SGK để phân lời thoại & cảnh diễn cho các vai:
+ Người dẫn truyện: bắt đầu từ đoạn: “Sau khi lật đổ chúa Nguyễn đưa vợ con đi trốn” & đoạn: “Trịnh Khải phất cờ lệnh  sau hơn 200 năm chia cắt”
+ Trịnh Khải trong đoạn: “Trịnh Khải tức tốc tiêu diệt cho hết” & đoạn “Trịnh Khải phất cờ tự tử”
+ Một viên tướng, trong đoạn: “Tây Sơn kéo quân vào sâu xứ lạ tiêu diệt cho hết”
+ Một viên tướng khác, trong đoạn: “Bẩm chúa thượng đền ơn chúa”
+ Một tên lính báo tin, trong đoạn: “Trong khi đó thế trận của Trịnh Khải”
Củng cố 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Quang Trung đại phá quân Thanh
HS trả lời
HS nhận xét
HS theo dõi kết hợp đọc SGK
HS thi đua
Lịch sử
BÀI: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
(NĂM 1789)
TUẦN 29 – TIẾT 29
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS biết: quân Quang Trung rất quyết tâm & tài trí trong cuộc đánh đại quân xâm lược nhà Thanh
HS thuật lại được trên bản đồ diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
Phiếu học tập
Họ và tên:
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền các sự kiện chính tiếp vào các dấu () cho phù hợp với mốc thời gian 
Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) ..
..
Đêm mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789) 
Mờ sáng ngày mồng 5
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Nghĩa quân Tây 
Sơn tiến ra Thăng Long
Việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập (GV đưa ra mốc thời gian, HS điền tên các sự kiện chính)
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS nhận thức được quyết tâm & tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp Tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa)
GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến ngày mồng 4 Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh
Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
- Chuẩn bị: Những chính sách về kinh tế & văn hóa của vua Quang Trung. 
-hát tập thể
HS trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào SGK để làm phiếu học tập
HS dựa vào các câu trả lời trong phiếu học tập để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
-Hs trả lời.
-Hs lắng nghe.
-Ghi nhận và thực hiện.
Lịch sử
Bài: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ 
VÀ VĂN HÓACỦA VUA QUANG TRUNG
TUẦN 30 – TIẾT 30
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU::
Một số chính sách về kinh tế & văn hóa của vua Quang Trung.
Tác dụng của những chính sách đó. 
Kể được một số chính sách về kinh tế & văn hóa của vua Quang Trung. 
Quý trọng tài năng của vua Quang Trung
II.CHUẨN BỊ:
Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp
Các chiếu khuyến nông, đề cao chữ Nômcủa vua Quang Trung.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1Khởi động: 
2	Bài cũ: Quang Trung đại phá quân Thanh
-Em hãy nêu tài trí của vua Quang Trung trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh
-Em hãy kể tên các trận đánh lớn trong cuộc đại phá quân Thanh?
-Em hãy nêu ý nghĩa của ngày giỗ trận Đống Đa mồng 5 tháng giêng?
-GV nhận xét
3Bài mới: 
*	Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
-GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. 
-Sau khi đất nước thống nhất, vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung & tác dụng của những chính sách đó? 
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
-13	Tại sao vua Quang Trung lại coi trọng chữ Nôm?
-Em hiểu câu: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
-14	GV kết luận: Qua bài này, ta thấy Quang Trung mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh. Ông rất trọng dụng nhân tài. Tiếc rằng công việc đang tiến triển tốt đẹp thì ông mất
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- GV chia nhóm để HS kể lại câu chuyện vua Quang Trung trọng dụng người tài.
4Củng cố 
-GV tổng kết tiết học
-Nhận xét tiết học.
5Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Nhà Nguyễn thành lập
-Hát tập thể
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS thảo luận nhóm & báo cáo kết quả. 
-Tổ chức lại bộ máy nhà nước, khuyến khích nông dân lưu tán trở về cày cấy, quyết định dùng chữ Nôm làm chữ viết của nước nhà, mời người tài giỏi ra giúp nước.
-Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc.
-Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành.
-Các nhóm thi đua
-Hs lắng nghe.
-Hs Ghi nhận và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxLICH SU T27-30.docx