I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
HS biết :
1. Nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang.
2. Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
3. Sự phát triển về quân sự của Âu Lạc.
4. Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bài của nước Âu Lạc trước sự xâm lăng của Triệu Đà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Hình theo SGK
– Phiếu học tập của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TUẦN : MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : Tiết 03 : NƯỚC VĂN LANG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. 2. HS mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương. 3. Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. 4. Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ đến ngày nay ở địa phương mà HS biết. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC – Hình trong SGK – Lược đồ Bắc Bộ và Trung Bộ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 7 phút 7 phút 7 phút 5 phút A. Bài cũ : Làm quen với bản đồ (tt) – Muốn sử dụng bản đồ, ta phải làm gì ? B. Bài mới : Nước Văn Lang * Hoạt động 1 : Sự ra đời của nước Văn Lang – Tổ chức HS thảo luận nhóm : Yêu cầu HS quan sát lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ, xác định địa phận nước Văn Lang, kinh đô, xác định thời điểm trên trục thời gian – Chốt ý * Hoạt động 2 : Tầng lớp xã hội nước Văn Lang – Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi – Chốt ý * Hoạt động 3 : Cuộc sống của người Lạc Việt – Thảo luận nhóm và điền vào bảng ghi sẵn – Theo dõi, bổ sung, góp ý C. Củng cố, dặn dò : – Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ? – Chuẩn bị bài : Nước Âu Lạc – Trả lời – Thảo luận nhóm và trình bày kết quả trước lớp – Lắng nghe và ghi nhớ – 2 HS cùng hội ý vẽ sơ đồ, trình bày – Lắng nghe và ghi nhớ – Làm việc nhóm, treo lên bảng lớn. HS dựa vào bảng mô tả thành lời. Người Lạc Việt đã biết ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống lạc quan và có nhiều tục lệ riêng – Sản vật ở đình làng, thờ cúng vào những ngày lễ hội Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 4 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 7/9/2010 Tiết 04 : NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT HS biết : 1. Nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang. 2. Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. 3. Sự phát triển về quân sự của Âu Lạc. 4. Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bài của nước Âu Lạc trước sự xâm lăng của Triệu Đà. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC – Hình theo SGK – Phiếu học tập của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 10 phút 8 phút 7 phút 1 phút A. Bài cũ : Nước Văn Lang – Nhà nước đầu tiên ra đời tên gì ? Vào thời gian nào ? Ai là người trị vì ? Người Lạc Việt sinh sống bằng nghề gì ? Cuộc sống họ thế nào ? B. Bài mới : Nước Âu Lạc * Hoạt động 1 : Sự ra đời của nước Âu Lạc – Vào thời gian nào, quân Tần xâm lược phương Nam ? – Ai là người lãnh đạo người Âu Việt đánh đuổi ? – Nối tiếp nước Văn Lang là nước có tên gọi là gì ? – Vị vua là ai ? – Kinh đô dời ở đâu ? – Chốt ý * Hoạt động 2 : Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của dân Âu Lạc – Người Lạc Việt có thành tựu nổi bật về quốc phòng là gì ? – Nhờ đâu mà quân ta luôn thắng giặc ? – Chốt ý * Hoạt động 3 : Quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc – Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ? – Chốt ý C. Củng cố, dặn dò : – HS đọc lại ghi nhớ – Về nhà xem bài, học thuộc – Chuẩn bị tiết sau : Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc – Trả lời – Làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi – – – – – Nhắc lại – Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi – – Nhắc lại – Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi – Nhắc lại – Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 05 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 14/9/2010 Tiết 05 : NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Học xong bài này HS biết : 1. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 2. Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân không chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC – Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 10 phút 10 phút 2 phút A. Bài cũ : Nước Âu Lạc – Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh, thời gian nào ? – Thành tựu đặc sắc của người dân Âu Lạc là gì ? – Quân Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc vào thời gian nào ? B. Bài mới : Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc * Hoạt động 1 : Bảng thống kê về thời gian tình hình nước ta trước và sau khi đô hộ – Tổ chức cho HS thảo luận nhóm – Hướng dẫn HS hoàn thành bảng * Hoạt động 2 : Thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa – Tổ chức cho HS thảo luận nhóm – Chốt ý chung C. Củng cố, dặn dò : – Nêu lại ghi nhớ – Về nhà học bài để nắm vững các sự kiện lịch sử – Chuẩn bị bài : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) – Trả lời – – – Thảo luận nhóm – Hoàn thành bảng – Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả – Nêu Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 06 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 21/9/2010 Tiết 06 : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS biết nguyên nhân hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 2. HS tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa. 3. Giáo dục HS lòng yêu nước, căm thù giặc, học tập tốt noi gương người xưa xây dựng Tổ quốc hùng mạnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC – Tranh khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 8 phút 8 phút 8 phút 5 phút A. Bài cũ : Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc – Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ bao lâu ? – Chúng đã làm gì nhân dân ta ? Do vậy, nhân dân đã phản ứng như thế nào ? Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ ? B. Bài mới : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) * Hoạt động 1 : Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa – Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi SGK – Chốt ý * Hoạt động 2 : Diễn biến của cuộc khởi nghĩa – Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi – Chốt ý chung * Hoạt động 3 : Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa – Làm việc cá nhân theo câu hỏi – Chốt ý – Giáo dục tư tưởng C. Củng cố, dặn dò : – Nêu lại ghi nhớ – Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo? – Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? – Chuẩn bị bài : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (Năm 938) – Trả lời – – Thảo luận nhóm – Lắng nghe – Thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm lên bảng chỉ bản đồ, lược đồ trận đánh – Làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi – – – Đọc ghi nhớ – Trả lời – Trả lời – Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 07 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 28/9/2010 Tiết 07 : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938 : – Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng – Nguyên nhân trận Bạch Đằng – Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng – Ý nghĩa trận Bạch Đằng II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC – Tranh chiến thắng Bạch Đằng – Phiếu học tập của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 7 phút 7 phút 15 phút 5 phút 1 phút A. Bài cũ : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) – Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? – Nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa ? – Cuộc khởi nghĩa ấy mang lại kết quả và ý nghĩa như thế nào ? B. Bài mới : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (Năm 938) * Hoạt động 1 : Tiểu sử về Ngô Quyền – Phát phiếu học tập cho HS – Sửa bài, chốt lại ý đúng một vài nét về tiểu sử Ngô Quyền * Hoạt động 2 : Ngô Quyền chỉ huy trận đánh trên sông Bạch Đằng – Thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau : + Ngô Quyền dựa vào thuỷ triều để làm gì? + Trận đánh diễn ra như thế nào ? + Kết quả ra sao ? – Chốt ý * Hoạt động 3 : Ngô Quyền xưng vương, chấm dứt thời kì đô hộ – Sau khi quân Nam Hán thua trận, Ngô Quyền làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? – Chốt ý C. Củng cố, dặn dò : – Đọc lại ghi nhớ – Về nhà học thuộc bài – Chuẩn bị bài : Ôn tập – HS trả lời – HS làm phiều học tập bằng cách đánh dấu x vào ô trống – HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ – Thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trả lời câu hỏi – HS lắng nghe và ghi nhớ – Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi – HS đọc ghi nhớ – HS chú ý lắng nghe Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 8 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 5/10/2010 Tiết 08 : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5 : – Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN : Buổi đầu dựng nước và giữ nước – Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập 2. HS kể lại một số sự kiện tiêu biểu về : – Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. – Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. – Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC – Băng vẽ hình trục thời gian III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 7 phút 7 phút 10 phút 5 phút 1 phút A. Bài cũ : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (Năm 938) – Hãy nêu trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. – Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào ? B. Bài mới : Ôn tập * Hoạt động 1 : Hai giai đoạn lịch sử : dựng nước và giữ nước, hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập – Phát phiếu học tập cho HS – Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 – Chốt ý * Hoạt động 2 : Các sự kiện lịch sử từ năm 700 TCN đến năm 938 – Tổ chức cho HS “hái hoa”, mỗi bông hoa có một mốc thời gian, HS hái hoa và nêu sự kiện lịch sử tương ứng – Chốt ý * Hoạt động 3 : Kết quả, ý nghĩa của giai đoạn lịch sử – Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi SGK – Chốt ý C. Củng cố, dặn dò : – Ôn tập lại các bài đã học – Chuẩn bị bài : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân – Trả lời – – – HS ghi lại nội dung mỗi giai đoạn lịch sử ứng với thời gian cho sẵn, HS bổ sung, nhận xét – Lên “hái hoa” và trả lời – Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi SGK Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 9 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 12/10/2010 Tiết 09 : ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân : – Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước. – Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. 2. HS biết được đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng ... yết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ? – Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào ? – GV nhận xét, chốt ý C. Củng cố, dặn dò : – Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ – Về nhà học bài – Chuẩn bị : Chùa thời Lý – HS trả lời – 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội – Triều đình nhà Lê mục nát, lòng dân oán hận nên các quan trong triều đã đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập nên nhà Lý – HS lắng nghe – HS xác định các địa danh trên bản đồ – HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo – HS nhận xét và bổ sung ý kiến – Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no – Xây nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa, hình thành một đô thị mới sầm uất, nhộn nhịp – HS lắng nghe và tiếp thu – Đọc lại ghi nhớ – HS lắng nghe và ghi nhớ Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 12 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 2/11/2010 Tiết 12 : CHÙA THỜI LÝ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT HS biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý : + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Hình ảnh chùa Một Cột, chùa Bút Tháp, tượng Phật A di đà Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 1 phút 10 phút 8 phút 8 phút 2 phút 1 phút Bài cũ : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long GV đặt câu hỏi về bài cũ Nhận xét, cho điểm Bài mới : Chùa thời Lý Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm Vì sao đạo Phật lại phát triển ở nước ta ? GV chốt Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất? Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân GV đưa ra một số ý kiến phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý, sau đó yêu cầu HS làm phiếu học tập GV chốt Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp GV cho HS xem một số tranh ảnh về các chùa nổi tiếng, mô tả về các chùa này GV yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết Củng cố : - Kể tên một số chùa thời Lý. Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077) - Nhận xét tiết học. HS trả lời HS nhận xét HS nhắc lại tựa bài Cả lớp đọc từ đầu đến “triều đình”. Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét góp ý. HS làm phiếu học tập HS trình bày và phát biểu ý kiến trao đổi nhận xét. - HS lắng nghe HS xem tranh ảnh HS mô tả bằng lời hoặc nêu nội dung tranh ảnh ngôi chùa. HS nêu lần lượt HS lắng nghe. Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 13 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 9/11/2010 Tiết 13 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG LẦN THỨ HAI (1075 – 1077) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. 2. HS biết được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt. Bảng so sánh về thời gian, lực lượng quân ta, quân địch trước và sau khi nghe bài thơ thần III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 8 phút 10 phút 8 phút 3 phút Bài cũ : Chùa thời Lý GV kiểm tra bài cũ GV nhận xét Bài mới : Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077) Giới thiệu Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm đôi Ý kiến việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống GV chốt Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp GV yêu cầu HS thuật lại diễn biến trận đánh theo lược đồ. Sức mạnh của Bài thơ “Thần” - GV đọc cho HS nghe bài thơ “Thần” GV giải thích bốn câu thơ trong SGK Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm - Tổ chức cho các nhóm thảo luận, ghi ý trả lời vào bảng thống kê. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ? GV chốt Củng cố – Dặn dò : – Về nhà học bài – Chuẩn bị bài : Nhà Trần thành lập HS trả lời HS nhận xét - HS nhắc lại tựa bài HS đọc SGK đoạn: “Năm 1072 rồi rút về” HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trình bày ý kiến - Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. HS lắng nghe HS xem lược đồ & thuật lại diễn biến - HS lắng nghe và ghi nhận. Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến chung của nhóm mình điền vào ô phản ánh tương quan lực lượng giữa ta & địch trước & sau khi nghe bài thơ “Thần” Đại diện nhóm báo cáo HS lắng nghe và ghi nhận. Lắng nghe và ghi nhận Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 14 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 16/11/2010 Tiết 14 : NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT HS biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt : – Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1216, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần thành lập. – Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước là Đại Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tìm hiểu thêm về cuộc kết hôn giữa Lý Chiêu Hoàng & Trần Cảnh ; quá trình nhà Trần thành lập. Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 1 phút 5 phút 8 phút 8 phút 8 phút 3 phút 3 phút Bài cũ : Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077) Bài mới : Nhà Trần thành lập Hoạt động 1 : Hoạt động cá nhân GV yêu cầu HS làm phiếu học tập Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm Dưới thời nhà Trần, chính sách quân đội đã được quan tâm như thế nào ? Vì sao ? Chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời nhà Trần ? Vì sao ? Hoạt động 3 : Hoạt động cả lớp Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan & dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa ? Củng cố : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Nhà Trần & việc đắp đê HS làm phiếu học tập HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo. Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến thỉnh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua & các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. HS trả lời và nhận xét HS lắng nghe và ghi nhớ Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 15 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 23/11/2010 Tiết 15 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT HS nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp : – Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt : lập Hà đê sứ ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển ; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê ; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 10 phút 15 phút 10 phút 1 phút Bài cũ : Nhà Trần thành lập Kiểm tra bài cũ Bài mới : Nhà Trần và việc đắp đê Giới thiệu : Hoạt động 1 : Hoạt động cá nhân Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ? Em hãykể tóm tắt một chuyện về cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc xem qua các phương tiện thông tin đại chúng ? GV kết luận Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm Nhà Trần có chủ trương tích cực gì để phòng chống lũ lụt ? Thời nhà Trần đã xây dựng được hệ thống đê như thế nào ? Tác dụng của hệ thống đê đó đối với khối đại đoàn kết toàn dân ? Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? GV nhận xét GV giới thiệu đê Quai Vạc Hoạt động 3 : Hoạt động cả lớp Em hãy tìm trong bài các sự kiện nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần ? GV giáo dục tư tưởng Củng cố – Dặn dò : Chuẩn bị bài : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên HS trả lời - HS nhắc lại tựa bài Gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp - HS kể tóm tắt một chuyện về cảnh lụt lội mà em biết. HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày HS xem tranh ảnh Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê ; hằng năm, con trai 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. HS quan sát tranh Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước HS lắng nghe và ghi nhớ Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 16 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 30/12/2010 Tiết 16 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT HS nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh giáo khoa về cảnh các bô lão đồng thanh hô “Đánh” & cảnh Thoát Hoan trốn chạy Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIME Hoạt động của giáo viên Hoạt động mong đợi ở học sinh 5 phút 7 phút 10 phút 10 phút 3 phút Bài cũ : Nhà Trần và việc đắp đê Bài mới : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên Giới thiệu : Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm Yêu cầu thảo luận nhóm rồi trình bày thế của quân xâm lược Nguyên Mông ? Thái độ của vua tôi & quân dân nhà Trần đối với bọn xâm lược ? GV nhận xét & chốt ý Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm đôi Nhân dân & vua tôi nhà Trần đã vận dụng những mưu kế gì để giết giặc trong 3 lần chúng vào xâm lược nước ta ? Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao đúng ? (hoặc vì sao sai ?) Hoạt động 3 : Hoạt động cả lớp Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản GV nhận xét, tuyên dương Củng cố – Dặn dò : - Nguyên nhân nào dẫn tới 3 lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông Nguyên. - Chuẩn bị bài : Ôn tập - HS trả lời bài cũ - HS nhắc lại tựa bài Rất mạnh, tung hoành Á – Âu Trần Thủ Độ : “Đầu tôi chưa rơi đừng lo” ; Trần Hưng Đạo : “Dù trăm xin làm” ; các bô lão đồng thanh : “Đánh” ; quân lính : “Sát thát” HS lắng nghe và ghi nhận HS TL HS xung phong kể. Cả lớp nhận xét bạn. - HS trả lời nối tiếp nhau, bổ sung ý kiến cho hoàn chỉnh. HS lắng nghe và ghi nhớ. Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : 17 MÔN : LỊCH SỬ NGÀY : 7/12/2010 Tiết 17 : ÔN TẬP MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII : Nước Văn Lang, Âu Lạc ; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập ; nước Đại Việt thời Lý ; nước Đại Việt thời Trần. Ôn tập theo đề cương Bài 1 : Nước Văn Lang Bài 4 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) Bài 5 : Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) Bài 7 : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bài 9 : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077) Các ghi nhận, lưu ý : TUẦN : DỰ TRỮ MÔN : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ NGÀY : 28/12/2010 Tiết 18 : KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Tài liệu đính kèm: