I. MỤC TIÊU
- Giúp cho HS biết một số di tích lịch sử cổ ở tỉnh Cao Bằng: đền Kỳ Sầm, đền vua Lê.
- Giáo dục HS lòng tự hào, trân trọng các di tích lịch sử.
- Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử địa phương.
II. CHUẨN BỊ
- GV: + Hình trong tài liệu phóng to ( nếu có điều kiện )
+ Phiếu bài tập. ( nhóm )
- HS: Sưu tầm tranh, ảnh, câu chuyện, bài viết đền Kỳ Sầm, đền vua Lê
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU
LỚP 4 – TUẦN 31 MỘT SỐ DI TÍCH, NHẤN VẬT LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG ( TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XVI ) MỤC TIÊU - Giúp cho HS biết một số di tích lịch sử cổ ở tỉnh Cao Bằng: đền Kỳ Sầm, đền vua Lê. - Giáo dục HS lòng tự hào, trân trọng các di tích lịch sử. - Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử địa phương. CHUẨN BỊ GV: + Hình trong tài liệu phóng to ( nếu có điều kiện ) + Phiếu bài tập. ( nhóm ) - HS: Sưu tầm tranh, ảnh, câu chuyện, bài viết đền Kỳ Sầm, đền vua Lê CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 1. Kiểm tra bài cũ. - GV lựa chon câu hỏi kiểm tra - HS trả lời 10’ 2. Bài mới. a. Giới thiệu đền Kỳ Sầm Hoạt động 1: Thảo luận nhóm * Bước 1: - Yêu cầu HS đọc thông tin trangkết hợp kênh hình trong tài liệu, để thảo luận theo gợi ý trong phiếu bài tập: + Đền Kỳ Sầm được xây dựng ở đâu? Vào thời vua nào? Thờ ai? + Vì sao nhân dân tỉnh ta lập đền thở ông? + Đền Kỳ Sâm được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận di tích lịch sử cào năm nào? - HS đọc thông tin kết hợp kênh hình trong tài liệu, tranh ảnh sưu tầm, thảo luận nhóm theo nội dung trong phiếu bài tập. * Bước 2: - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả, giới thiệu tranh ảnh nhóm đã sưu tầm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV giải thích cụm từ “Di tích lịch sử văn hóa”. ( Theo từ điển ) Làm việc cả lớp: + Ngoài đền thờ Nùng Trí Cao ở Bản Ngần, nhân dân tỉnh Cao Bằng còn lập đền thờ ông ở huyện nào trong tỉnh? - HS báo cáo kết quả thảo luận: + Đền Kỳ Sầm được xây dựng ở xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Được xây vào thời nhà Lý. Đền thờ Nùng Trí Cao. + Nhân dân ta lập đền thờ Nùng Trí Cao là để tưởng nhớ một vị tướng đã có công lao trong sự nghiệp mở nước thời nhà Lý + Đền Kỳ Sầm được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1993. + Ngoài đền thờ Nùng Trí Cao ở Bản Ngần, còn hơn một nửa số huyện trong tỉnh lập đền thờ ông như Cốc Vường ( xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng) và thị trấn Quảng Uyên ( huyện Quảng Uyên ). 10’ - GV kết luận b. Giới thiệu đền vua Lê. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. * Bước 1: - Yêu cầu Hs dựa vào kênh chữ, kênh hình, trnh ảnh để thảo luận các câu hỏi sau: + Đền vua Lê được xây dựng thời gian nào? Ở đâu? + Trước cách mạng tháng Tám, đền vua Lê được gắn với những sự kiện lịch sử nào? * Bước 2: - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Đền vua Lê được xây dựng từ thời nhà Lý ( thế kỷ XI ) ở làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. + Trước cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, di tích lịch sử đền vua Lê gắn liền với những hoạt động cách mạng. Năm 1936, đồng chí Hoàng Đình Giong đã thành lập “Đoàn thanh niên phản đế”, còn lại là nơi họp Hội nghị lên tỉnh Cao - Bắc - Lạng. Tháng 9-1945 đền là nơi tập trung quân nam tiến 14’ - GV kết luận. Hoạt động 3: Trò chơi “Tập làm hướng dẫn viên du lịch”. - GV chia lớp thành các đội chơi ( tối thiểu có 2 đội ). - Gv nêu nội dung của trò chơi: Giới thiệu một số ngôi đền mà em biết, mỗi nhóm cử một bạn giới thiệu trước lớp. - Bình chọn hướng dẫn viên du lịch hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương. - HS thực hiện. - HS thảo luận,luyện tập, cử đại diện giới thiệu. - Hs bình chọn. 3’ 3. Củng cố - dặn dò. - Kể tên một số đền thờ ở địa phương. - Theo em, để giữ gìn và bảo vệ những di tíc lịch sử, chúng ta cần làm gì? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. + Vài HS kể. - HS trả lời * Ghi chú: Thời gian cho mỗi hoạt động trong 1 tiết dạy là dự kiến. Bởi vậy không quá cứng nhắc trong phân bố, miễn sao hoạt động đạt mục tiêu yêu cầu đề ra ( Học sinh nắm được nội dung cơ bản ).
Tài liệu đính kèm: