Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 9 đến 17 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Nhờ

Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 9 đến 17 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Nhờ

I.Mục tiêu:

-Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất( năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:

+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

+ Tường thuật ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng(đường thuỷ) và Chi Lăng(đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.

-Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi hoàng đế( nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

II. Đồ dùng dạy học: Hình SGK, VBT

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 9 đến 17 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Nhờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 19/10/2010
Tuần 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN (25)
I.Mục tiêu:
-Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
 + Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
 + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
-Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loan 12 sứ quân.
II. Đồ dùng dạy học:
-Hình trong sách giáo khoa
- Phiếu học tập của học sinh, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: (5’)
-Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
Nhận xét - ghi điểm
B/ Bài mới: (35’)
HĐ1: GV giới thiệu;
Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le ngoài bờ cõi.
HĐ2: Làm việc cả lớp
-Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
-Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
-Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
+ Hoàng : là hoàng đế.
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn.
+ Thái bình: yên ổn không có loạn lạc và chiến tranh
HĐ3: thảo luân nhóm
Các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau thống nhất
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học
-1 HS trả lời
-HS lắng nghe
HS thảo luận theo cặp:
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh tỏ ra có chí lớn
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là thái bình
-HS lập bảng so sánh
- Đại diện nhóm trả lời
TUẦN 10: Thứ ba ngày 26/10/2010
Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG 
 XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( NĂM 981)
I.Mục tiêu:
-Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất( năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+ Tường thuật ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng(đường thuỷ) và Chi Lăng(đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
-Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi hoàng đế( nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
II. Đồ dùng dạy học: Hình SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: (5’)
-Em hãy kể lại nước ta sau khi Ngô Quyền mất 
-Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
B/ Bài mới: (35’)
HĐ1: Làm việc cả lớp:
GV đọc SGK, đoạn: “Năm 979,sử cũ gọi là nhà Tiền Lê” hỏi:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
HĐ2: Thảo luận nhóm
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
HĐ3: Làm việc cả lớp
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
-2 HS lần lượt trả lời
-HS thảo luận trả lời
-Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
-1 HS thay mặt cả nhóm lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta trên lược đồ.
-Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; nhân dan ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
TUẦN 11: Thứ ba ngày 2/11/2010
Lịch sử: NHÀ LÍ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I.Mục tiêu:
-Nêu được những lí do khiến Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
-Vài nét về công lao của Lí Công Uẩn: Người sáng lập ra vương triều Lí, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam, VBT.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 5’
-HS1: Trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược?
-HS2Tình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- HS3: Trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
GV nhận xét ghi điểm.
B/ Bài mới: 35’
HĐ1: GV giới thiệu: Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lí Công Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lí Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lí bắt đầu từ đó.
HĐ2: Làm việc cá nhân
GV đính bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí kinh đô Hoa Lư và Đại La( Thăng Long)
-Yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK , đoạn “ Mùa xuân năm 1010màu mỡ này” để làm BT1, BT2.
-GV:Mùa thu năm 1010,Lí TháiTổquyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thănh Long. Sau đó Lí Thánh Tông đổi tên nước là “Đại Việt”
HĐ3:Làm việc cả lớp
Hỏi: Thăng Long dưới thời Lí được xây dựng như thế nào?
GV kết luận và yêu cầu HS làm BT3.
Củng cố dặn dò:
-3HS lần lượt lên trả lời
-1 HS lên xác định Hoa Lư và Đại La trên bản đồ.
-Cả lớp theo dõi nhận xét.
-Thăng Long có nhiều lâu dài, cung điện đền chùa.Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường.
-HS tiếp tục làm BT3
Tuần 12: Ngày soạn: 7/11/2010
 Ngày giảng: 9/11/2010
Bài dạy: CHÙA THỜI LÝ.
I.Mục tiêu: Biết được những biểu hiện về sự phát triển của dạo Phật thời Lý
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dụng ở nhiều nơi.
 +Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
II. Đồ dùng dạy học:
Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, CHÙA Keo, tượng phật A-di đà
VBT lịch sử.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 5’
-Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
- Em biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác?
B/ Bài mới: 35’
HĐ1: Làm việc cả lớp
- Vì sao nói: “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?”
HĐ2: Làm việc cá nhân
GV HD đánh dấu x vào 3 ý đầu.
HĐ3: Làm việc cả lớp
-GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A- di – đà khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
HĐ nối tiếp: Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
CBB sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai(1075-1077)
-HSTL
-Nhiều vua theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
-HS điền dấu x vào * trước những ý đúng.
* Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
0 Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật.
0Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã.
0Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
-HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà các em biết.
TUẦN 13: Ngày soạn: 7/11/2010
 Ngày giảng:16/11/2010
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ HAI (1075- 1077)
I.Mục tiêu:
-Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt:
 + Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
 + Quân địch do Quách Qùy chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
 +Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
 + Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
II. Đồ dùng dạy học:
Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai; VBT.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 5’
-Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
B/ Bài mới: 35’
HĐ1: Làm việc cả lớp 
-Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau:
 + Để xâm lược nước Tống.
 + Để xoá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Căn cứ vào đoạn vừa đọc theo em ý nào đúng? Vì sao?
HĐ2: Làm việc cả lớp
GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
HĐ3: Thảo luận nhóm
-Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
Kết luận: Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm.Lý Thường Kiệt là một tướng tài.
HĐ4: GV trình bày kết quả của cuộc kháng chiến.
Củng cố dặn dò:
-HSTL
HS đọc đoạn: “ Cuối năm 1072rồi rút về”.
- HS thảo luận
-ý 2 đúng. Vì trước đó, lợi dụng việc vua Lý lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
-HS báo cáo kết quả thảo luận
TUẦN 14: Ngày soạn: 21/11/2010.
 Ngày giảng: 23/ 11/2010.
Lịch sử: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP.
I.Mục tiêu:
 Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
 + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
 + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập của học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 5’
1.Dựa vào lược đồ tường thuật lại cuộc chiến đấu phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta.
2. Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
B/ Bài mới: 35’
HĐ1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS Sau khi đọc SGK “ Từ đầu đến nhà Trần được thành lập” làm BT1.
GV nhận xét chốt ý đúng là ý cuối( Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh).
- HS đọc tiếp SGK từ “ Dưới thời Trần ca hát vui vẻ” làm BT2 .
HĐ2: Thảo luận nhóm 
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn còn lại trao đổi với bạn, làm BT3.
GV và lớp nhận xét chốt ý đúng.
HĐ3: Củng cố dặn dò:
 GV củng cố bài học, ghi bảng
-Nhận xét tiết học
-CBB sau: Nhà Trần và việc đắp đê.
-2 HS lần lượt trả lời.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
-1 HS lên bảng làm bài 
Cả lớp làm vào vở
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở BT.
- Vài HS đọc kết quả, lớp nhận xét
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Vài cặp HS nêu việc làm chứng tỏ nhà Trần rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước.
 -Cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc bài học SGK trang 38
TUẦN 15: Ngày soạn 28/11/2010 Ngày giảng:30/11/2010
Lịch sử: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ.
I.Mục tiêu:
-Nêu được một vài sự kiệnvề sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: 
Nhà Trầ ... p nước cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới nông nghiệp.
HĐ2: Làm việc cả lớp
-Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đe điều của nhà Trần.
Kết luận:Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đe. Có lúc vua Trần cũng trông coi việc đắp đê.
HĐ3: Làm việc cả lớp:
-Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
HĐ4: Làm việc cả lớp:
Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
Củng cố dặn dò: 
CBB sau: Nước ta cuôí thời Trần
-2HS lần lượt trả lời
-Cả lớp thảo luận
-HS trao đổi
-Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển
- HSTL
TUẦN 16: Ngày soạn: 5/12/2010 Ngày giảng: 7/12/2010
Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG 
 QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN (40)
I.Mục tiêu:
-Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên, thể hiện:
 + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Duyên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
 + Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo( thể hiện ở việc khi giặc mạnh , quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II. Đồ dùng dạy học
Hình SGK; VBT
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 5’
-Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
-Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
B. Bài mới: 35’
GV nêu một số nét về ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
HĐ1: Làm việc cá nhân:
GV đính bảng phụ có nội dung sau:
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thầnđừng lo”
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “”
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu“phơi ngoài nội cỏ,gói trong da ngựa, ta củng cam lòng”.
+ Các chiến sĩ thích vào tay hai chữ “”
HĐ2: Làm việc cả lớp:
-Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai?
HĐ3: Làm việc cả lớp.( nếu còn thời gian)
Kể về tinh thần quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản
-HD HS làm vở bài tập
Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
CBB sau: Ôn tập
2HS lần lượt trả lời
Lớp theo dõi nhận xét
-HS điền vào chỗ chấm cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời Trần(đã trình bày SGK)
-Dựa vào SGK và kết quả làm việc trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần. 
-1HS đọc SGK đoạn: “Cả ba lầnxâm lược nước ta nữa”
-Cả lớp thảo luận.
- Đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương; vũ khí, lương thực của chúng ngày càng thiếu.
- HS kể
- HS làm bài tập vào vở
TUẦN 17: Ngày soạn: 12/12/2010 Ngày giảng: 14/12/2010.
Lịch sử: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
-Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
II. Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 5’
-Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
-Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
B/ Bài mới: 35’
HĐ1: Hệ thống các sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIII:
Bài 1: Nước Văn Lang:
1- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
2-Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sốn của người Lạc Việt?
3-Em biết tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?
Bài 2: Nước Âu Lạc:
1/Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
2/ Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
-Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì?
-Nhân dân ta đã phản ứng sao?
Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
-Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.( khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nào? Bắt đầu từ đâu và diễn ra như thế nào?Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa
Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
1-Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
2-Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
Bài 6: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: 
1.Em hãy kể lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
2.Em biết gì thêm về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh?
3. Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
Bài 7:Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
1.Tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược.
2.Dựa vào nội dung và H2 trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
3.Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Bài 8: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Câu1:Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Câu 2: Em biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác?
Bài 9: Chùa thời Lý
Câu1: Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
Bài 10: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077)
Câu1: Thuật lại cuộc chiến bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta.
Câu 2: Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
Bài 11: Nhà Trần và việc thành lập
1.Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
2.Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
Bài 12: Nhà Trần và việc đắp đê.
1.Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
Bài 13:Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên.
1. Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần thể hiện nư thế nào?
2.Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
-2HS lần lượt trả lời
- Lớp theo dõi nhận xét 
-Khoảng năm 700 năm TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, nơi người Lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang ra đời.
-HSTL: Bài học SGK/14
-Ăn trầu, búi tóc; phụ nữ đeo hoa tai, vòng tay.Những ngày hội các trai làng đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên bãi đất rộng.
-Năm 218 TCN, quân Tần trần xuống xâm lược các nước phương Nam. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Kinh đô được dời xuống vùng Cổ Loa.
-Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Lạc Việt.
-Các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô.Chúng đưa người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.
-Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn truyền thống vốn có như ăn trầu, nhộm răng, mở các lễ hội mùa xuân với những cuộc đua thuyền, đấu vật, hát làn điệu dân ca; Không ngừng nổi dậy đấu tranh bằng chiến thắng Bạch Đằng vang dội, nhân dân ta đã giành lại được độc lập hoàn toàn.
-HSTL SGK/19-20
-HSTL SGK trang 21-22 hoặc bài học trang 23
-SGK trang 25
-Khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với trẻ chăn trâu. Ông hay bắt bọn trẻ khoan tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.
-Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước( năm 968)
-Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi. Lợi dụng cơ hội đó nhà Tống đem quân xâm lược nước ta.Triều đình họp bàn chọn người chỉ huy kháng chiến. Mọi người đặt niềm tin ở Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, mẹ vua lấy áo long cổn trao cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi vua.Lê Hoàn lên ngôi lập ra nhà Lê.
- Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta.Quân thuỷ tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến theo đường Lạng Sơnthắng lợi trang 28 SGK 
-Cuộc kháng chiến chống Thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.
-vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nướcmàu mỡ này (trang 30 SGK)
-Thăng Long còn có tên gọi khác là Đại La, Đại Việt.
-Dưới thời Lý đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước. Các vua nhà Lý đều theo đạo phật.Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. Triều đình bỏ tiền ra xây dựng chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền để xây dựng chùa.
-Tại các phòng tuyến biên giớitìm đường tháo chạy(trang 35,36)
-Sau hơn ba thánggiữ vững
-Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh nhà Trần được thành được thành lập.
-Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân độikhẩn hoan (trang 38 SGK)
-Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê để phòng lụt, đã lập hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Hằng năm khi có lụt, tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều phải tham gia bảo vệ đê. Các vua Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đe. Đến thời Trần , hệ thống đê hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống đê điều góp phần giúp cho nông nghiệp phát triển.
-Khi quân Mông Nguyên tràn vào xâm lược nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược , vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà.Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chua rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”.
Trong cuộc kháng chiến lần hai, vua Trần mời các bbô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng để hỏi kế đánh giặc “nên hoà hay nên đánh” điện Diên Hồng đồng thanh vang lên tiếng hô của các bô lão: “Đánh”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng.Trần Hưng Đạo viết hichj tướng sĩ đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ viết vào tay hai chữ sát thát( giết giặc Mông Cổ).
- Vua tôi nhà Trần chủ động rút khỏi thành Thăng Long. Quân Mông- Nguyên vào không tìm thấy một bống người một chút lương ăn. Chúng điên cuồng phá phách , nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát. Lúc đó quân ta tấn công quyết liệt vào thành. Lần thứ nhất chúng cắm cổ chạy. Lần thứ hai Thoát Hoan phải chui vào ống đồng. Lần thứ ba , quân ta chặn đường rút của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt chúng trên sông Bach Đằng.

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 4.doc