Tập đọc - Kể chuyện
Cuộc chạy đua trong rừng
I/ Mục tiêu:
- Rèn đọc : Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng : sửa soạn, ngúng nguẩy, tập tễnh.
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại gữa ngựa cha và ngựa con.
- Hiểu : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ sẽ thất bại.
- Dựa vào tranh minh hoạ, HS kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời ngựa con.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Tập đọc :
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a- GV đọc diễn cảm toàn bài
b- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Đọc nối tiếp câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp :
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- HS tìm hiểu nghĩa từ mới : nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan.
tuần 28 Thứ 2 ngày 26 tháng 3 năm 2007 Tập đọc - Kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu: - Rèn đọc : Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng : sửa soạn, ngúng nguẩy, tập tễnh. - Biết đọc phân biệt lời đối thoại gữa ngựa cha và ngựa con. - Hiểu : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ sẽ thất bại. - Dựa vào tranh minh hoạ, HS kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời ngựa con. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Tập đọc : 1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học. 2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a- GV đọc diễn cảm toàn bài b- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ : - Đọc nối tiếp câu. - Đọc từng đoạn trước lớp : + HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. + GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - HS tìm hiểu nghĩa từ mới : nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan. - Đọc từng đoạn trong nhóm. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? - Ngựa cha khuyên con điều gì ? - Nghe cha nói , ngựa con đã phản ứng như thế nào ? - Vì sao ngựa con không đạt kết quả cao trong hội thi ? - Ngựa con đã rút ra bài học gì ? 3/ Luyện đọc lại : - GV chọn1 đoạn để đọc diễn cảm. Hương dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung. - 2 tốp HS , mỗi tốp 3 em, tự phân vai ( người dẫn chuyện, ngựa cha, ngựa con ) đọc lại câu chuyện. B/ Kể chuyện : 1/ GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, kể lại toàn bộ 4 đoạn của chuyện bằng lời ngựa con. 2/ Hướng dẫn HS kể từng đoạn của truyện theo tranh : - 1 HS giỏi đọc yêu cầu của bài tập và mẫu. Giải thích cho các bạn rõ : Kể lại câu chuyện bằng lời ngựa con là như thế nào ? - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh, nói nhanh nội dung từng tranh. - 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện theo lời ngựa con. - Một số HS kể toàn bộ câu chuyện - Cả lớp và GV theo dõi và nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. *Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ? - HS tiếp tuc luyện tập kể chuyện ở tiết tự học. ---------------------------------------------------------- Toán : So sánh các số trong phạm vi 100.000 I/ Mục tiêu: - Giúp HS : Luyện các qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100000. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Củng cố qui tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. a- GV viết bảng : 999 ... 1002 - HS nhận xét : số 999 có ít chữ số hơn số 1002 nên 999 < 1002 b- GV viết bảng : 9790 ..... 9786 - HS nhận xét : + Hai số có cùng 4 chữ số. + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải: Chữ số hàng nghìn đều là 9. Chữ số hàng trăm đều là 7. ở hàng chục có 9 > 8 + Vậy : 9790 > 9786 c- GV cho HS tiếp tục so sánh các số : 3772 .... 3605 4597 ..... 5974 8513 ..... 8502 655 ...... 1032 3/ Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100.000 : a- So sánh 100.000 và 99. 999 : HS đếm số chữ số => 100.000 > 99.999 b- So sánh các số có cùng số chữ số : 76200 và 76199 + Nhận xét : Có cùng số chữ số ( 5 ) + Ta so sánh các cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải. => 76200 > 76199 - GV cho HS so sánh tiếp : 73250 và 71699 93273 và 93267 3/ Thực hành : BT 1, 2, 3 ,4 ( VBT) - HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn và giải thích thêm - HS làm bài vào vở- GV theo dõi, chấm bài . * Chữa bài : a- Bài 1 , 2 : Củng cố về so sánh số. Gọi HS đọc kết quả. c- Bài 3 : Củng cố cho HS về số lớn nhất và số bé nhất trong dãy số. d- Bài 4 : Củng cố cách sắp xếp số theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn. *Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học . ------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 27 tháng 3 năm 2007 Thể dục: Ôn bài thể dục phát triển chung I/ Mục tiêu: - Thuộc bài thể dục. - Tham gia trò chơi tương đối chủ động. II/ Địa điểm - Phương tiện : Hoa đeo tay III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Phần mở đầu ; - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. - Trò chơi : Bịt mắt, bắt dê. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. 2/ Phần cơ bản : * Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa : + GV cho lớp triển khai đội hình đồng diễn, sau đó tập bài thể dục từ 2 - 3 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp. + Thực hiện liên hoàn 8 động tác. + Cho 1 tổ thực hiện tốt lên biểu diễn cho cả lớp xem và nhận xét. * Chơi trò chơi : Hoàng anh, hoàng yến. - Chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau. Khi chơi yêu cầu HS phải tập trung chú ý, phản ứng nhanh theo lệnh. 3/ Phần kết thúc : - Đi lại và hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học. -------------------------------------------------- Toán. Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có 5 chữ số tròn nghìn, tròn trăm. - Luyện tập so sánh các số. - Luyện tập tính viết và tính nhẩm. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài so sánh số : 9715 ...... 9175 1690 ...... 1692 B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập: Bài 1, 2, 3 , 4(vở bt). - Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích, hướng dẫn thêm. - HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: HS rút ra được qui luật viết dãy số. b- Bài 2: Củng cố về so sánh các số. - Gọi HS nêu cách làm phần b) + Thực hiện phép tính. + So sánh kết quả với số và điền dấu thích hợp. c- Bài 3: Củng cố về tính nhẩm. Ví dụ: 4357, 5458, 4559, 4560, 4561, 4562. d- Bài 4: Củng cố cho HS về số lớn nhất , số bé nhất có 4 chữ số, ssố có 5 chữ số. đ- Bài 5 : Củng cố về đặt tính viết. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------------- Chính tả (NV). Cuộc chạy đua trong rừng. I/ Mục tiêu: - Nghe viết đúng đoạn tóm tắt truyện: Cuộc chạy đua trong rừng. - Làm đúng BT phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai. II/ Đồ dùng dạy học:Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng lớp viết: Rễ cây, giày dép; mênh mông, mệnh lệnh. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS nghe viết : a- Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đoạn văn trên có mấy câu? - Những chữ nào trong đoạn viết hoa? - HS tập viết chữ khó vào giấy nháp: Khoẻ, giành, nguyệt quế, thợ rèn. b- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở. c- Chấm, chữa bài. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập : - HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài. - 2 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Lời giải a/: Thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, nâu sẫm, trời lạnh buốt, mình nó, từ xa lại. *Củng cố, dặn dò: nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------ Tự nhiên xã hội . Thú (Tiếp theo). I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát. - Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. - Vẽ và tô màu một con thú rừng mà HS yêu thích. II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong sgk, tranh ảnh sưu tầm. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: Hỏi : Nêu lợi ích của việc nuôi các loại thú nhỏ? B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Qua sát và thảo luận: Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS quan sát hình trong sgk. Thảo luận. + Kể tên các loại thú rừng mà em biết? + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loại thú rừng. + So sánh, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà. Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 loài . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu câu HS phân biệt thú nhà và thú rừng. * Kết luận: GV kết luận về những đặc điểm của thú rừng. . * Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp: - Bước 1: Làm việc theo nhóm. Các nhóm phân loại những tranh ảnh sưu tầm được theo các tiêu chí nhóm tự đặt ra. Hỏi: Tại sao ta cần phải bảo vệ các loại thú rừng? - Bước 2: Làm việc cả lớp: Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp. *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Vẽ và tô màu 1 loài thú rừng mà em thích ( ghi chú tên con vật và các bộ phận). *Củng cố, dặn dò: GV nhận xét bài -------------------------------------------------------------- Tập đọc : Cùng vui chơi. I/ Mục tiêu: - Đọc đúng: Đẹp lắm, nắng vàng, khoẻ người...hiểu nội dung bài:Các bạn chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẽo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để học tập tốt hơn. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng bằng lời của ngựa con. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc: a- GV đọc toàn bài. b-GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ (mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ). - Đọc từng khổ thơ trước lớp: + HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. GV lưu ý HS cácch ngắt nhịp. + HS đọc chú giải “quả cầu giấy”, nói về trò chơi đá cầu. -Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Bài thơ tả hoạt động gì của HS ? - HS chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? + Trò chơi rất vui mắt. + Các bạn chơi rất khéo léo. - Em hiểu: “ chơi vui học càng vui” nghĩa là thế nào? 4/ Học thụộc lòng bài thơ: - Một HS đọc thuộc bài thơ. - GV hướng dẫn HS học thuọc từng khổ thơ, cả bài thơ. - Tổ chức HS đọc thuộc lòng. 5 /Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 28 tháng 3 năm 2007. Toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Luyện đọc, viết số. - Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100.000. - Luyện tìm thành phần chưa biết, giải toán. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: HS làm miệng BT 3, 4 (VBT tiết 137). B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập: Bài 1, 2, 3, 4 (VBT). - HS đọc yêu cầu từng BT- GV giải thích, hướng dẫn thêm. - HS làm BT vào vỡ. GV theo dõi, chấm 1 số bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Củng cố về đọc số, viết số có 5 chữ số. (gọi HS đọc số, HS viết số và ngược lại). b- Bài 2: Tổ chức trò chơi “ truyền số liền sau” HS thứ nhất đọcsố đầu tiên tiếp đến HS thứ 2 đọc số tiếp theo... cho đến số cuối trong dãy số. c- Bài 3: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. ( HS nêu cách tìm x. Trình bày cách làm). d- bài 4: Củng cố giải toán bằng 2 phép tính nhân ch ... tại : Một số HS xuống tập thể dục muộn : Kiên,Mai,Trinh II/ Kế hoạch tuần 33 : - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các qui định của nhà trường. ---------------------------------------------- Tuần 33 Thứ 4 ngày 2 tháng 5 năm 2007. Tập đọc- kể chuyện : Cóc kiện trời I/ Mục tiêu: - Đọc đúng : nứt nẻ, nổi giận, lưỡi tầm sét. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu cauu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy toàn bài. - Hiểu từ : thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, trần gian. - Hiểu ND: Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng đội quân nhà trời. - Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại câu chuyện bằng lời 1 nhân vật. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 3 HS đọc bài : Cuốn sổ tay. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu chủ điểm và bài mới. 2/ Luyện đọc : a/ GV đọc mẫu. b/ HS đọc nối tiếp câu , đọc từ khó. c/ Đọc nối tiếp đoạn ( 3 đoạn )- Đọc chú giải. d/ Luyện đọc nhóm. 3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Vì sao Cóc đi kiện trời ? - Cóc cùng những bạn nào đi kiện trời ? - Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà trời ? - Sau cuộc chiến, thái độ của trời như thế nào ? - Trời đẫ đồng ý với Cóc những gì ? - Em thấy Cóc có gì đáng khen ? 4/ Luyện đọc lại : - HS luyện đọc nhóm 3. - Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc trước lớp. Kể chuyện : 1/ Xác định yêu cầu : 1 HS đọc yêu cầu. 2/ Hướng dẫn kể chuyện : - Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ? - Yêu cầu HS quan sát để nêu nội dung các bức tranh ? 3/ Kể theo nhóm. 4/ Kể trước lớp. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------------------------------------------- Toán : Kiểm tra ( Sử dụng đề và đáp án ở SGV Toán 3 - tập 2 trang 266, 267 ) ---------------------------------------------- Thể dục. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. I/ Mục tiêu: - Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. - Chơi trò chơi: Chuyển đồ vật. II/ Địa điểm, phương tiện: Bóng. III/ Nội dung và phương phàp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp. - Trò chơi: Tìm người chỉ huy. - Chạy chậm 1 vòng sân khoảng 150 - 200m. 2/ Phần cơ bản: - Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người: + Từng HS đứng tại chổ tập trung và bắt bóng 1 số lần. + Chia số HS trong lớp thành từng nhóm mỗi nhóm 3 người.Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Khi tung và bắt bóng các em cần thực hiện phối hợp toàn thân. + Sau khi thực hiện như trên 1 số lần, GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng. - Trò chơi: Chuyển đồ vật. + GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. Sau đó cho HS chơi thở rồi chơi chính thức. 3/ Phần kết thúc: - Đứng thành vòng tròn thả lỏng hít thở sâu 1-2 phút. - GV cùng HS hệ thống bài. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------------------------------------------- Toán : Ôn tập các số dến 100.000 I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về : - Đọc viết các số trong phạm vi 100.000 - Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập - thực hành : BT 1, 2, 3, 4 ( VBT) - HS đọc yêu cầu từng bài tập- GV hướng dẫn thêm. - HS làm bài tập vào vở. * Chữa bài : - Bài 1 : HS nêu nhận xét rồi viết các số vào vạch tương ứng. - Bài 2 : HS viết số và đọc số đúng qui định đặc biệt với các số tận cùng bên phải là 1, 3, 5. - Bài 3 : HS viết tổng các số. Ví dụ : 7618 = 7000 + 600 + 10 + 8 - Bài 4 : HS nêu nhận xét đặc điểm từng dãy số để giải thích lí do các số còn thiếu vào chỗ chấm. * Nhận xét giờ học. -------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội : Các đới khí hậu I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng : - Kể tên các đới khí hậu trên trái đất. - Biết đạc điểm chính của các đới khí hậu. - Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK- Quả địa cầu III/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp : Quan sát H1- SGK : Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở bắc bán cầu và nam bán cầu. - Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? * Kết luận : Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu : Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. * Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm: - Bước 1 : GV hướng dẫn HS chỉ vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu. - Bước 2 : HS trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. *Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Tìm vị trí các đới khí hậu - Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ như H1- SGK và 6 dải màu. - Khi GV hô bắt đầu, HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ. - Trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------- Chính tả ( nghe viết ) Cóc kiện trời. I/ Mục tiêu: - Nghe, viết chính xác, đẹp đoạn văn tóm tắt truyện . - Viết đúng đẹp tên riêng 5 nước Đông nam á. - Làm đúng bài tập phân biệt chính tả. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: Nứt nẻ, náo động. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS viết chính tả : - GV đọc đoạn văn - 1 HS đọc lại. Hỏi: Cóc lên thiên đình kiện trời vì những ai? - Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào cần viết hoa? - Hs viết chữ khó: Chim nuông, khôn khéo, quyết. - Viết chính tả. - Soát lỗi- Chấm bài. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : - HS làm BT 1a, 2 (VBT). - Chữa bài: a- Bài 1: HS lần lượt đọc tên các nước- Gọi HS lên bảng viết. b- Bài 2: 3 HS làm BT trên bảng lớp. Bình xét. 4/ *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------- Tập đọc. Mặt trời xanh của tôi. I/ Mục tiêu: - Đọc đúng: Lắng nghe, lá xoè, đổ về. - Ngắt nghĩ hơi đúng nhịp thơ , đọc trôi chảy toàn bài. - Cảm nhận được vẽ đẹp của rừng cọ và tình yêu của tác giã đối với rừng cọ quê hương. - Học thuộc lòng bài thơ. II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 3 HS lên bảng đọc và TLCH: Cóc kiện trời. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc a- Đọc mẫu. b- Hướng dẫn HS đọc từng dòng thơ.Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng. c- Đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ. d- Luyện đọc theo nhóm. 3/ Tìm hiểu bài: - Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với gì? - Qua so sánh đó, em hình dung được điều gì? - Mùa hè, trong rừng cọ có điều gì thú vị? - Vì sao tác giã thấy lá cọ giống như mặt trời? - Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?Vì sao? 4/ Học thuộc lòng bài thơ: - HS đọc đồng thanh bài thơ. - HS đọc thuộc lòng (theo nhóm). - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------ Thứ 5 ngày 3 tháng 5 năm 2007. Toán . Ôn tập các số đến 100000 (tiếp). I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100000. - Cũng cố về sắp xếp 1 dãy số theo thứ tự nhất định. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập. Thực hành: 1, 2, 3, 4, 5, (VBT). - HS đọc yêu cầu từng BT- GV hướng dẫn thêm. - HS làm BT vào vỡ. GV chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: HS nêu cách so sánh 2 số- Đọc kết quả. Ví dụ: 69245 < 69260 (vì 4 < 6). b- Bài 2: Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số cho trước. c- Bài 3, 4: Củng cố cách sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé -> lớn, từ lớn -> bé. d- Củng cố về số liền trước, số liền sau (HS nêu miệng). Ví dụ: Số liền sau của 9999 là 10000. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------- Đạo đức. Tìm hiểu truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của địa phương. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu biết thêm về truyền thống chống giặc ngoại xâm của quê hương Hà Tĩnh. - Tự hào về truyền thống quê hương. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ GV kể sơ lược về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Hà Tĩnh từ thế kỷ 19 trở về trước. 3/ Tìm hiểu cụ thể trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. - Các di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến : Ngã 3 Đồng lộc, Núi Nài.... - Những tấm gương Anh hùng: Anh Phan Đình Giót, 10 cô gái TNXP, chị La Thị Tám.... - Những trận thắng lớn. 4/ Trưng bày tranh ảnh sưu tầm. 5/ *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------ Luyện từ và câu. Nhân hoá. I/ Mục tiêu: - Nhận biết về các cách nhân hoá. - Viết 1 đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 2 HS làm miệng loại BT 1, 2 (tr. 32). B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : a- Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a. + Trong đoạn thơ có những sự vật nào được nhân hoá? + Tác giã làm thế nào để nhân hoá các sự vật đó? + Như vậy, để nhân hoá các sự vật trong khổ thơ, tác giã đã dùng những cách nào? - HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi b., b- Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì? - Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì? (phải sử dụng phép nhân hoá) - HS tự làm bài vào vở. - Gọi 1 số HS đọc bài làm trứơc lớp, cả lớp chỉnh sữa lỗi và nhận xét. 3/ *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội. Bề mặt trái đất. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Phân biệt được lục địa, đại dương. - Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương. II/ Đồ dùng dạy học:Các hình trong sgk. Tranh ảnh về lục địa và đại dương. III/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp: - Yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong H1 sgk. - GV chỉ cho HS phần đất và phần nước trên quả địa cầu. Hỏi: Nươc hay đất chiếm phần lớn hơn? - GV giải thích: + Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất. + Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông. * Kết luận: * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: Quan sát lược đồ hình 3. - Có mấy châu lục? Có mấy đại dương? - Chỉ vị trí Việt Nam trên lược đồ? Việt Nam ở châu lục nào? - Đại diện nhóm trình bày kết quả. * Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục, 4 đại dương. *Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và các đại dương (sgk). *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: