Giáo án Tuần 21 - Lớp 5

Giáo án Tuần 21 - Lớp 5

Tập đọc

Tiết 41: Trí dũng song toàn

I Mục tiêu:

1.Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.

2.Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, dọc phân biệt được giọng đọc của các nhân vật

3.Thái độ:Tự hào về truyền thống dân tộc của cha ông.

II Đồ dùng dạy học:

- GV:Tranh SGK, bảng phụ.

III Hoạt động dạy học.

 

doc 33 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 21 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tập đọc
Tiết 41: Trí dũng song toàn 
I Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
2.Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, dọc phân biệt được giọng đọc của các nhân vật
3.Thái độ:Tự hào về truyền thống dân tộc của cha ông.
II Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh SGK, bảng phụ.
III Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Goị HS đọc nối tiếp đoạn bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.Nêu nội dung.
- Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Luyện đọc.
- GV tóm tắt nội dung câu truyện và nêu giọng đọc toàn bài.
Chia đoạn (4 đoạn)
GV:sửa lỗi, phát âm, ngắt giọng. 
(bảng phụ câu luyện đọc)
- Giải nghĩa một số từ khó trong bài 
GV: đọc mẫu
3.3. Tìm hiểu bài
GV:cho HS đọc thầm bài trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
CH:Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Giải nghĩa từ: 
tiếp kiến; gặp mặt 
hạ chỉ; ra chiếu chỉ,ra lệnh 
than; than thở
CH:Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng?
CH:Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
CH:Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?(HSG)
CH:Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
CH:Nội dung chính của bài là gì?
GV: gọi nhiều HS nhắc lại nội dung
3.4. Đọc diễn cảm.
- Gọi 4HS đọc nối tiếp bài
GV:hướng dẫn giọng đọc đoạn1,2
GV:nhận xét .
4.Củng cố: 
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV nhắc lại nội dung bài và nhận xét giờ.
5.Dặn dò: 
- Về nhà luyện đọc và đọc trước bài mới. “Tiếng rao đêm”.
- Hát
- HS thực hiện
- 1HS đọc .
- Đoạn 1:từ đầucho ra lẽ
 Đoạn 2: tiếp đến.Liễu Thăng
 Đoạn 3 :đến ám hại ông
 Đoạn 4 :phần còn lại
HS: nối tiếp nhau đọc đọan (2lượt)
- Đọc ngắt nghỉ đúng.
Đồng trụ/ đến giờ/rêu vẫn mọc
Bạch Đằng/thuở trước/ máu còn loang 
HS: luyện đọc trong nhóm
HS: đọc chú giải SGK
- 1,2HS đọc toàn bài
+Cống nạp: nộp
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đờivau Minh đã biết mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
Đại thần nhà Minh ra vế đối;Đông trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay:Bạch Đằng thuở trước máu còn loang
-Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh,phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông.
- Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất, biết dùng mưu để thuyết phục người khác.Dũng cảm không sợ chết,dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
*Nội dung: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước
 HS: nhắc lại giọng đọc 
HS:luyện đọc trong nhóm
HS:thi đọc diễn cảm (HSG)
- HS trả lời
Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Toán
Tiết 101: Luyện tập về diện tích
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức:Tính được diện tích một hình được cấu tạo từ các hình đã học.
2.Kĩ năng:Thực hành tính diện tích của các hình đã học .
3.Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV:-Hình vẽ SGK
III.Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật?
- GV:Nhận xét, sửa sai 
2.Bài mới:
2.1. Giơí thiệu bài
2.2. Hướng dẫn cách tính.
GV: đưa ra ví dụ SGK
GV:thao tác trên hình
+ Chia hình đã cho thành hình quen thuộc( 2 hình vuông và một hình chữ nhật) 
+Xác định kích thước cuả hình chữ nhật mới tạo thành
GV:Hướng dẫn HS thực hiện.Tính diện tích từng phần nhỏ,từ đó suy ra tính toàn bộ mảnh đất.
GV: chốt lại kết quả đúng.
2.3. Thực hành:
 Bài tập 1.
- GVHD nắm yêu cầu
- GVHD bài tập 2
- Giao nhiệm vụ
GV:nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài tập 2: 
- GVHD: - HCN có kích thước là 141 và 80m bao phủ khu đất
- Khu đất đã cho chính là HCN bao phủ bên ngoài khoét đi 2 HCN nhỏ bên phải và gíc dưới bên trái.
- Diện tích khu đất bằng diện tích của cả HCN bao phủ trừ đi diện tích của 2 HCN nhỏ với kích thước là 50m và 40,5m
GV:kết luận bài giải đúng
3.Củng cố: 
 - GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ
4.Dặn dò: Về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập về diện tích” (tiếp).
- 2 HS thực hiện
HS: quan sát hình
* Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và 2 hình vuông bằng nhau EGKH, MNPQ,
HS: nhận xét thấy: hình vuông có cạnh là 20cm; hình chữ nhật có kích thước là 70 m và 40,1m
HS :làm việc nhóm 2 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả 
* Độ dài cạnh DC là:
 25 + 20 + 25 = 70 (m)
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 70 x 40.1 = 2807 (m2) 
Diện tích của hai hình vuông EGKH và MNPQ là:
 20 x 20 x 2 = 800 (m2) 
Diện tích mảnh đất là:
 2807 + 800 = 3607 (m2)
HS đọc yêu cầu , quan sát hình vẽ
HS: giải thích cách làm (HSG)
HS: làm bài vào vở,1em làm bài vào bảng phụ, HS làm xong bài 1 làm bài 2 vào nháp.
- Nhận xét bài ở bảng phụ
	Bài giải
 Diện tích của hình ABCD là .
 (3,5 + 4,2 +3,5) x 3,5 =39,2(m2)
 Diện tích hình MNPQ là:
 6,5 x 4,2 =27,3(m2)
 Diện tích của mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 = 66,5(m2)
 Đáp số: 66,5(m2)
- HS khá nêu kết quả
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật to là:
(50 + 30) x (100,5 – 40,5) = 4800 (m2)
Diện tích 2 hình chữ nhật bé là:
40,5 x 30 x 2 = 2430 (m2)
Diện tích cả mảnh đất là:
4800 + 2430 = 7630 (m2)
 Đáp số: 7630 m2
Đạo đức
Tiết 21: Uỷ ban nhân dân xã( phường) em (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
Bước đầu biết vai trò của UBND xã phường.Cần phải tôn trọng UBND xã (phường) 
2.Kĩ năng: Kể được một số công việc của UBND xã (phường)
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
3.Thái độ: Có ý thức tổn trọng UBND xã (phường)
II.Đồ dùng dạy học.
- GV:Tranh minh hoạ SGK
III.Hoạt động dạy học.
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã làm gì thể hiện tình yêu quê hương?
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Tìm hiểu truyện
GV: Gọi HS đọc truyện trong SGK.
CH:Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
CH:UBND phường làm các công việc gì?
CH:Mỗi người dân cần có thái độ như thế nào đối với UBND?
2.3. Làm bài tập1
GV: Chia nhóm và giao nhiện vụ cho HS
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
GV: kết kuận.
Bài 3.
GV: gọi HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
GV: kết luận :
Hoạt động nối tiếp:Tìm hiểu về UBND xã phường nơi mình ở.
3.Củng cố: 
 - Gia đình em đã từng đến UBND xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
- Nhắc lại nội dung bài. HS liên hệ thực tế.
4.Dặn dò: 
- Về nhà học bài và tìm hiểu UBND ở địa phương mình đang sinh sống.
- HS trả lời
- HS đọc truyện
HS :thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi 
+làm giấy khai sinh cho em bé
+xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, tổ chức tiêm chủng mở rộng,
+Tôn trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
ý : b, c, d, đ,e, h, i
HS:đọc yêu cầu và tự làm
HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
Lời giải :
b),(c) là hành vi và việc làm đúng.a là hành vi không nên làm.
- HS trả lời
Khoa học
Tiết 41: Năng lượng mặt trời 
I Mục tiêu: 
1.Kiến thức: - Nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản suất
2.Kĩ năng:
- Kể tên một số phương tiên, máy móc,hoạt động,của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
3.Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ.
II Đồ dùng dạy học :
- GV:Thông tin và hình SGK (HĐ2)
III Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu nội dung ghi nhớ bài trước.
-Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Thảo luận.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
Quan sát tranh và đọc các thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
CH: Mặt trời cung năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
CH:Nêu vai trò năng lượng mặt trời đối với sự sống?
GV: kết luận và chốt lại ý đúng
2.3.Quan sát – thảo luận
GV:cho HS quan sát hình 2,3,4 và thảo luận các câu hỏi sau:
CH:Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lương mặt trời trong cuộc sông hàng ngày?
CH:Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
CH:Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương
2.4. Trò chơi
GV: chia lớp thành 2 nhóm ( mỗi nhóm 8 em) 
GV: vẽ hình mặt trời lên bảng,nhóm cử các thành viên luân phiên nhau lên bảng ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất nói chung và đối với con người nói riêng sau đó nối với hình vẽ mặt trời
GV: làm trọng tài . có thể cho cả lớp bổ sung thêm
3.Củng cố: 
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên?
- GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ học
4.Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. “Sử dụng năng lượng chất đốt”.
1 HS nêu
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- ánh sáng và nhiệt
-Năng lượng mặt trời dùng để chiếu sáng sưởi ấm, làm khô, đun nấu ,phát điện
Ví dụ: phơi thóc, phơi ngô không được công nhận
- Máy tính bỏ túi,
- phơi khô quần áo, bình nước nóng năng lượng mặt trời,
- Ghi vai trò năng lượng của mẳt trời bằng hình vẽ
 Chiếu sáng
 Sưởi ấm
- HS trả lời
Thứ ba ngày 25 tháng 01 năm 2011
Toán
 Tiết 102: Luỵện tập về diện tích (tiếp theo)
 I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Tính được diện tích một hình được cấu tạo từ các hình đã học.
2.Kĩ năng:Thực hành tính diện tích của các hình đã học .
3.Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ.
II Đồ dùng dạy học:
 GV:Các hình vẽ trong SGK, thước.
III Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách tính diện tích hình thang?
- Nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới
3.1. Giới thiệu
3.2. Luyện tập
GV: vẽ hình ABCDE như SGK lên bảng( chưa vẽ các nét đứt để chia hình)
-Yêu cầu HS quan sát hình và hướng dẫn tính như SGK 
GV :hướng dẫn cách làm .
- Nối A với D,khi đó mảnh đất được chia thành 2 hình:
Hình thang ABCD Và hình tam giác ADE.Kẻ các đoạn thẳng BM và NE vuông góc với AD.
Ta có:BC = 30m, AD = 55m
 BM = 22m, EN = 27 m.
 Diện tích hình thang ABCD là.
 ( 55 + 30) x 22 : 2 = 935(m2)
Diện tích hình tam giác ADE là.
 55 x 27 : 2 = 742,5(m2)
Diện tích hình thang ABCDE là.
 935 + 742,5 = 1677,5(m2)
 Đáp số: 1677,5m2
Bài tập 1.
GV: gợi ý cách làm
+Tính diện tích 2 hình tam giác ABE, BCG, hình chữ nhậ ... 
- Kể lại chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Đây là những việc làm tốt, tích cực trong mọi cuộc sống xung quanh em.
- Là người khác hoặc chính em.
HS : nối tiếp đọc phần gợi ý
- Nối tiếp nhau giới thiệu vè câu chuyện mình sẽ kể.
HS :kể theo nhóm 2 và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện
- Đại diện thi kể
Thứ sáu ngày 28 tháng 01 năm 2011
Toán
Tiết 105: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
 của hình hộp chữ nhật
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2.Kĩ năng: Tính được diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3.Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ.
II .Đồ dùng dạy học : 
- GV- HS: Bộ đồDDHT.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của HHCN và Hình lập phương?
- GV nhận xét
3.Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
GV: đưa ra HHCN kích thước
 8cm x 5cm x 4cm, chỉ vào các mặt và giới thiệu (Diện tích xung quanh là tổng diện tích 4 mặt bên)
GV: đưa ra VD SGK
+Hãy tìm cách tính xung quanh của hình chữ nhật.
-Hướng dẫn cách tính ngắn gọn.
+Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật
-Hãy tính và so sánh diện tích của HCN đó với tổng diện tích các mặt bên của HHCN.
CH: Nêu cách tính diện tích HHCN?
-Dựa vào quy tắc trình bày lại bài giải
GV:kết luận lời giải đúng.
3.3. Diện tích toàn phần.
 GV: Giảng
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
CH: Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
GV:hướng dẫn HS thực hiện
GV nhận xét bài làm của HS
3.4. Luyện tập.
Bài tập1
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV:Hướng dẫn HS phân tích bài toán
GVHD bài tập 2
GV giao nhiệm vụ
GV: nhận xét và kết luận bài giải đúng.
GV:Nhận xét,kết luận
Bài tập 2.
- GV chốt lại bài giải đúng
4.Củng cố: 
- Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học
5.Dặn dò: 
Học bài và làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau “Luyện tập.”
- Hát+Kiểm tra sĩ số
- 2 HS nêu
HS :chỉ các mặt xung quanh của hình hộp.
HS: nghe và tóm tắt bài toán
Ví dụ:
-Tính diện tích 4 mặt sau đó cộng lại với nhau.
 5 x 4 x2 + 8 x 4 x2 = 104(m2).
+ Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
 5 + 8 +5 +8 = 26(cm)
+Chiều rộng của hình chữ nhật đó là 4cm
+Diện tích của hình chữ nhật đó là:
 26 x 4 = 104 (cm2)
+ Diện tích của hình chữ nhật này bằng tổng diện tích của các mặt bên.
Vậy muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
-1HS trình bày trước lớp cả lớp theo dõi.
Bài giải.
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
 ( 8 + 5 ) x 2 = 26 (cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là.
 26 x4 = 104(cm2)
- 1HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
 8 x 5 = 40 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
 104 + 40 x 2 = 184(cm2)
- 1 HS nêu yêu cầu
HS phân tích theo cặp
- 2HS lần lượt nêu trước lớp
HS : Làm bài vào vở, làm xong làm bài 2 vào nháp
Bài giải.
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
 ( 5 + 4 ) x 2 = 18(dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
 18 x 3 = 54(dm2) 
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:
 5 x 4 = 20(dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 54 + 20 x2 =94( dm2).
 Đáp số: Sxq:54dm2
 Stp :94dm2.
 - HS khá nêu bài 
Bài giải.
Diện tích xung quanh của chiếc thùng tôn đó là:
 (6 + 4 ) x 2 x9 = 180(dm2)
Diện tích của đáy thùng tôn dó là:
 6 x 4 = 24(dm2)
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
 180 + 24 = 204(dm2)
 Đáp số: 204(dm2) 
- HS nhắc lại quy tắc
Tập làm văn
Tiết 42: Trả bài văn tả người 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Rút được kinh nghiệm về cách xây đựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả;diễn đạt trình bày trong bài văn tả người
2.Kĩ năng: 
Biết sửa lỗi và viết lai đọan văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
3.Thaí độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: Không
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Nhận xét chung 
* GV: ghi đề bài lên bảng
Đề bài:
1.Tả một ca sĩ đang biểu diễn
2.Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích
3.Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong chuyện em đã học.
- Nhận xét những ưu điểm chính :
+Xác định đúng đề bài.
+Bố cục, diễn đạt.
-Những thiếu sót hạn chế.
*Thông báo điểm số cụ thể
* Hướng dẫn HS chữa bài.
GV: chỉ ra các lỗi cần chữa.
GV: chữa lại.
Bài 2.
Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lai theo cách khác hay hơn.
- Một đoạn tả ngoại hình hoặc tả tính tình, hoạt động của người được tả
- Đoạn mở bài hoặc kết bài
GV:Yêu cầu HS viết lại đoạn văn mình chọn.GVđi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
GV:Nhận xét chung.
GV: đọc đoạn văn hay sưu tầm được hoặc của HS lớp mình cho cả lớp nghe.
3.Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò:
- Về nhà đọc lại đoạn văn, ghi nhớ các lỗi GV đã sửa.
- HS nghe
- HS viết lại bài 
HS :đọc đoạn văn mình viết lại.
- HS nghe
Âm nhạc
GV bộ môn dạy
Khoa học
Tiết 42: Sử dụng năng lượng chất đốt 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Kể tên và nêu công dụng một số chất đốt.Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất.
2.Kĩ năng: - Thảo luận về viếc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng các chất đốt an toàn.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV:Hình và thông tin SGK.
III.Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tác dung của năng lượng mặt trời trong tự nhiên?
- Nhận xét, ghi diểm.
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Kể tên một số loại chất đôt.
CH: Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng? Chất đốt nào ở thể rắn?chất đốt nào ở thể lỏng/chất đốt nào ở thể khí?
- Nhận xét, kết luận.
2.3. Quuan sát – thảo luận.
GV:Yêu cầu HS quan sát H1,2,3,4,5
1.Sử dụng các chất đốt rắn.
CH:Kể tên một số chất đốt rắn thường được dùng ở vùng nông thôn và miền núi?
CH:Than được sử dụng trong những việc gì? ở nước ta than được khai thác chủ yếu ở đâu?
CH:Kể tên một số loại than khác?
2.Sử dụng các chất đôt lỏng.
CH:Kể tên các chất đốt lỏng mà bạn biết? Chúng thường dùng để làm gì?
CH: Nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
3.Sử dụng các chất đốt.
CH: Có những loại khí đốt nào? 
CH:Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
GV: kết luận.
3.Củng cố: 
- Người ta sử dụng năng lượng chất đốt để làm gì?
- GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ
4.Dặn dò: 
- Về nhà học bài và đọc bài mới giờ sau học tiếp.
- 2HS trả lời.
- Một số chất đốt: củi, tre, rơm, rạ,..ga,dầu,..
+thể lỏng: dầu, ..
+thể rắn: củi,tre, rơm rạ,
+thể khí: ga,..
HS:quan sát và thảo luận
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến
- củi, tre, rơm, rạ,..
- để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số động cơ; dùng trong sinh hoạt, đun nấu, ở nước ta than được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Than bùn, than củi, 
-ga, xăng, dầu .Để đun nấu và thắp sáng, chạy máy
- ở Vũng Tàu
HS: Đọc thông tin SGK và quan sát hình 6,7,8 trả lời câu hỏi
- khí tự nhiên, khí sinh học.
- ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc.Khi thoát ra được theo đường ống dẵn vào bếp.
- HS trả lời
Kĩ thuật
Tiết 21: Vệ sinh phòng bệnh cho gà 
I Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
2.Kĩ năng: Liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình và địa phương.
3.Thái độ: - Có ý thức chăm sóc bảo vệ cho gà.
II Đồ dùng dạy học:
 - GV:Tranh minh hoạ SGK
III Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà?
- GV nhận xét và đánh giá
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Mục đích của việc phòng bệnh 
GV:cho HS đọc thông tin SGK trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi
CH:Vệ sinh phòng cho gà gồm các công việc gì?
CH:Thế nào là vệ sinh phòng bệnh?
CH:Nêu mục đích, tác dụng vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà?(HSG)
2.3. Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Cho HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh .
- Hướng HS dẫn đọc mục 2 
CH:Nêu cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống?
CH:Nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi?(quan sát hình 1SGK) 
CH:Nếu không vệ sinh thường xuyên chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
-Yêu cầu HS quan sát hình 2 
CH:Nêu tác dụng của việc tiêm,phòng bệnh cho gà?
3.Củng cố: 
*Gia đình và địa phương em đã thực hiện công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà như thế nào?
- Nhận xét giờ học
4.Dặn dò: Học bài và liên hệ thực tế. Chuẩn bị bài sau “Lắp ghép mô hình kĩ thuật.”
- 1 HS nêu
- HS đọc
+vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống,chuồng nuôi,tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà
+Những công việc được thực hiện nhằm giữa cho việc ăn uống ,nơi ở thân thể, của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt
+Nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh
- HS đọc mục 2
+Hằng ngày phải thay nước uống trong máng,cọ rửa máng sạch .
+Sau một ngày nếu thức ăn còn thừa cần vét sạch, không để thức ăn lâu ngày trong máng
- không khí chuông nuôi luôn trong sạch, tiêu diệt các vi trùng gây bệnhcó trong không khí
-Phân gà làm cho không khí bị ô nhiễm dễ mắc bệnh về đường hô hấp
- HS quan sát hình
- Nhỏ thuốc phòng và tiêm phòng giúp cho gà không bị dịch bệnh.
- Quét dọn chuồng hàng ngày, nhỏ thuốc và tiêm phòng cho gà,
	Sinh hoạt
Nhận xét tuần 21
Nội dung 
1. Lớp trưởng thông báo những ưu, khuyết điểm trong tuần (thông qua kết quả theo dõi của Cờ đỏ và kiểm tra trong ngày).
2. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét chung về các mặt đạo đức, học tập, thể dục vệ sinh:
- Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục như: Việc thực hiện nề nếp, học tập chuyên cần, vệ sinh trường lớp 
- Tuyên dương tên cụ thể những HS có thành tích, nêu tên những HS mắc khuyết điểm - cần sửa chữa.
3. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục một số nhược điểm còn tồn tại.
- Duy trì nề nếp.
- Đảm bảo chất lượng học tập./.
 - Thi đua chào mừng ngày thành lập Đảng 3 / 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21 lớp 5b.doc