Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - GV: Nguyễn Thị Ngọc Yến

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - GV: Nguyễn Thị Ngọc Yến

Môn : Tiếng Việt

Bài : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

A. Sắp xếp chỗ ngồi cho HS theo đúng quy định, cần điểm danh nhiều lần cho HS nhớ.

B. Bầu cán bộ lớp :

 - Lớp 1/ gồm có : HS .

 - Một em làm lớp trưởng .

 - Được chia làm 4 tổ .

I/ Chuyên cần :

 - Đi học đúng giờ .

 - Nghỉ học phải xin phép .

II/ Tác phong :

 - Đồng phục áo trắng khi đến lớp .

 - Nam bỏ áo vào quần, tóc hớt gọn gàng .

III/ Học tập :

 - Thực hiện tốt khẩu hiệu “Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài” .

 - Trật tự chú ý khi nghe giảng.

 - Hăng hái phát biểu ý kiến để xây dựng bài .

 - Sách, vở phải bao bìa và dán nhãn .

 - Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp .

 - Trước khi vào lớp, HS xếp thành 2 hàng, lần lượt từng hàng vào .

 

doc 14 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - GV: Nguyễn Thị Ngọc Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
TUẦN I
Từ ngày 25 / 08 /2008 đến ngày 29 / 08 / 2008
Thứ
Môn
Tên bài dạy
T.2
25/08
Chào cờ 
Tiếng Việt 
Tiếng Việt 
Toán 
Đạo đức 
Ổn định tổ chức 
Ổn định tổ chức
Tiết học đầu tiên 
Em là HS lớp 1
T.3
26/08
Tiếng Việt 
Thể dục
Tiếng Việt 
Toán 
Rèn chữ viết 
Các nét cơ bản
Tổ chức lớp – Trò chơi vận động.
Các nét cơ bản
Nhiều hơn – ít hơn 
T.4
27/08
Tiếng Việt 
Tiếng Việt 
Toán 
Âm nhạc 
Rèn chữ viết 
E
E
Hình vuông – hình tròn 
Học hát : Bài Quê hương tươi đẹp
T.5
28/08
Tiếng Việt 
Tiếng Việt 
Toán
Rèn chữ viết 
Mĩ thuật 
B
B
Hình tam giác 
Xem tranh thiếu nhi vui chơi
T.6
29/08
Tiếng Việt 
Tiếng Việt 
Thủ công 
TNXH
Rèn chữ viết 
SHCN
Dấu /
Dấu /
Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công
Cơ thể chúng ta
Tuần 1
	PHT 	KT
	Nguyễn Thị Ngọc Yến 	Nguyễn Thị Liễu 
Thứ hai, ngày 25 tháng 08 năm 2008
Môn : Tiếng Việt 
Bài : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC 
A. Sắp xếp chỗ ngồi cho HS theo đúng quy định, cần điểm danh nhiều lần cho HS nhớ. 
B. Bầu cán bộ lớp : 
	- Lớp 1/ gồm có : HS .
	- Một em làm lớp trưởng .
	- Được chia làm 4 tổ .
I/ Chuyên cần : 
	- Đi học đúng giờ .
	- Nghỉ học phải xin phép .
II/ Tác phong : 
	- Đồng phục áo trắng khi đến lớp .
	- Nam bỏ áo vào quần, tóc hớt gọn gàng .
III/ Học tập : 
	- Thực hiện tốt khẩu hiệu “Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài” .
	- Trật tự chú ý khi nghe giảng. 
	- Hăng hái phát biểu ý kiến để xây dựng bài .
	- Sách, vở phải bao bìa và dán nhãn .
	- Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp .
	- Trước khi vào lớp, HS xếp thành 2 hàng, lần lượt từng hàng vào .
* GV dùng từng ký hiệu : 
	- Dấu + : Im lặng khoanh tay để trên bàn .
	- Dấu K : Kiểm tra bài cũ .
	- Dấu B : Bảng con .
	- Dấu S : Sách giáo khoa .
	HS thực hiện đúng theo ký hiệu .
________________________________________________
Môn : Toán 
Bài : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN 
I/ Mục tiêu : Giúp cho HS .
	- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán 1 .
	- Bước đầu yêu cầu đạt được trong học tập toán 1 .
II/ Đồ dùng dạy – học : 
	- Sách toán 1 .
	- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS .
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 
	1/ GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán lớp 1 .
- Hoạt động cả lớp .
- GV cho HS xem sách .
- GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán lớp 1.
- HS quan sát từng tranh ảnh rồi thảo luận. 
- HS lớp 1 thường có hoạt động nào ?
- Bằng cách nào sử dụng dụng cụ học tập .
- HS lấy sách và hướng dẫn HS mở sách đến trang “Tiết học đầu tiên” .
- Hoạt động nhóm đôi.
- HS nhận xét .
- Có khi HS hoạt động cả lớp, học nhóm để trao đổi ý kiến của bạn .
	2/ Giới thiệu cho HS những yêu cầu cần đạt để học Toán .
* Rút ra kết luận .
- Học toán các em sẽ biết : Đếm, đọc số, viết số, so sánh .
- Làm tính cộng, trừ .
- Nhìn tranh vẽ, nêu bài toán, nêu phép tính giải.
- Biết cách giải bài toán .
- Biết đo độ dài .
* Cho HS lấy rồi mở hộp đồ dùng Toán 1.
 GV nêu tên từng đồ dùng .
 Hướng dẫn cách bảo quản .
	3/ Củng cố – dặn dò : 
	- HS nhắc lại bài .
	- Trò chơi .
	- Nhận xét – tuyên dương .
_______________________________________
Môn : Đạo đức 
Bài : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 
I/ Mục tiêu : 
	HS biết được .
	- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền đi học vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới. 
	- HS có thái độ : 
	Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành HS lớp Một. 
	Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo. 
II/ Tài liệu và phương tiện : 
	- Vở bài tập đạo đức 1 .
	- Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. 
	- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ. 
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 
	a/ Hoạt động 1 : 
- Mục tiêu .
- Cách chơi .
* Rút ra kết luận .
- Bài tập 1 “Vòng tròn giới thiệu tên”. Giúp cho HS biết tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp. 
- HS đứng thành vòng tròn, em thứ nhất giới thiệu tên mình, em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình cho đến hết tất cả mọi người trong vòng tròn. 
- Thảo luận câu hỏi : Trò chơi giúp em điều gì ? 
* Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
	b/ Hoạt động 2 :
* Rút ra kết luận .
- HS tự giới thiệu về sở thích của mình.
- Hãy giới thiệu bạn bên cạnh những điều mà em thích.
- Một số em giới thiệu trước lớp. 
* Mỗi người đều có những điều mà mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống và khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần tôn trọng những sở thích riêng của người khác.
	c/ Hoạt động 3 : 
- Bài tập 3 .
- HS kể về ngày đầu tiên đi học. 
- GV nêu yêu cầu : 
 + Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em 
 + Em mong chờ, chuẩn bị ngày đầu tiên đi học thế nào ?
* Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ học nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán.
 Được đi học là niềm vui của trẻ em. Em rất vui và tự hào mình là HS lớp Một.
 Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
	d/ Củng cố – dặn dò : 
	- HS nhắc lại bài .
	- Liên hệ thực tế .
	- Chuẩn bị tiết sau ___________________________________
Thứ ba, ngày 26 tháng 08 năm 2008
Môn : Tiếng Việt 
Bài : CÁC NÉT CƠ BẢN 
I/ Mục tiêu : 
	- Để học tốt môn Tiếng Việt thì ngay từ đầu các em phải nhận biết các nét cơ bản. 
	- Đọc được các nét và viết được các nét đó. 
II/ Đồ dùng dạy – học : 
Giấy ô li có viết các nét cơ bản .
Sách Tiếng Việt và vở bài tập. 
III/ Các hoạt động dạy – học : 
	1/ Giới thiệu bài : Trực tiếp .
	2/ Giảng bài : 
- GV giới thiệu từng nét .
- GV viết lên bảng 
- GV đọc mẫu .
- HS đọc cá nhân, đồng thanh, nhóm, bàn. 
- Chỉnh sửa HS phát âm sai. 
 Nét ngang 
 Nét sổ 
 Nét xiên trái 
 Nét xiên phải 
 Nét móc xuôi 
 Nét móc ngược 
 Nét móc hai đầu 
 Nét thắt 
 Nét cong hở – phải 
 Nét cong hở – trái 
 Nét cong kín 
 Nét khuyết trên 
 Nét khuyết dưới 
	3/ Củng cố – dặn dò : 
HS nhắc lại các nét cơ bản, viết lại các nét do HS đọc .
Nhận xét – tuyên dương. 
_________________________________________
Môn : Toán 
Bài : NHIỀU HƠN – ÍT HƠN 
I/ Mục tiêu : 
Giúp cho HS biết cách so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
Biết sử dụng các từ “nhiều hơn” “ít hơn” khi so sánh về số lượng. 
II/ Đồ dùng dạy – học : 
	Sử dụng các tranh của Toán 1 và 1 số đồ vật cụ thể. 
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 
	1/ Ổn định : Trò chơi .
	2/ Bài mới : 
	- Giới thiệu bài .
	 So sánh một số cốc và thìa. 
- Có một số cốc .
- GV cầm một số thìa. 
- Gọi HS lên đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa rồi hỏi cả lớp còn cốc nào chưa có thìa. 
- HS nhắc lại : Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì không còn thìa đặt vào cốc còn lại. 
- Gọi vài HS nêu . 
- GV hướng dẫn HS quan sát trong hình vẽ và so sánh số lượng. 
- Hướng dẫn HS thực hành các bước nêu trên. 
- GV chú ý : Chỉ cho HS so sánh các nhóm không quá 5 đối tượng, chưa dùng phép đếm, chưa cùng các từ chỉ số lượng.
- 5 cái cốc 
- 4 cái thìa 
- GV nêu : Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. 
- Ta nói : “Ta nói số cốc nhiều hơn số thìa”.
- Số cốc nhiều hơn số thìa. Ta nói “Số thía ít hơn số cốc”. 
- “Số cốc nhiều hơn số thìa” 
 “Số thìa ít hơn số cốc” 
- Ta nói  chỉ với một .
- SGK, thực hành các nhóm đối tượng khác. 
- Số HS trai, số HS gái.
	3/ Củng cố : 
	- HS nhắc lại tựa bài .
	- Trò chơi “nhiều hơn, ít hơn” .
	- Nhận xét – tuyên dương. 
	4/ Dặn dò : 
	Chuẩn bị tiết sau. 
_________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 27 tháng 08 năm 2008
Môn : Tiếng Việt 
Bài : ÂM E 
I/ Mục tiêu : 
HS làm quen và nhận thức, biết được chữ và âm e .
Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật. 
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. 
II/ Đồ dùng dạy – học : 
Giấy ô li có viết chữ cái e, sợi dây .
Tranh minh họa (các mẫu vật) .
Tranh minh họa phần luyện nói. 
III/ Các hoạt động dạy – học : 
	1/ GV tự giới thiệu : Đây là bài mở đầu trong SGK Tiếng Việt 1. 
	- Giới thiệu bài .
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi : 
 + Các tranh vẽ ai ? vẽ gì ? 
- GV ghi bảng và hỏi : 
 + Các tiếng giống nhau âm gì ? 
- GV ghi tựa bài. 
bé, me, xe, ve
âm e 
e
	2/ Dạy chữ ghi âm : 
- GV viết lên bảng e 
* Nhận diện chữ. 
- HS thảo luận trả lời. 
- Chữ e giống hình cái gì ? 
* Nhận diện âm và phát âm 
- GV phát âm mẫu .
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn. 
- Tìm tiếng có âm e trong thực tế. 
- GV viết mẫu .
- HS viết bảng .
- HS nhận xét.
- Chữ e gồm 1 nét thắt .
- Hình sợi dây thắt chéo. 
- Sửa sai các em phát âm chưa đúng. 
e
* Tiết 2 : 
a) Luyện đọc : 
b) Luyện viết : 
c) Luyện nói : 
- Đọc trong SGK .
- Đọc cá nhân, nhóm, bàn. 
- Tô chữ e trong vở tập viết. 
- Giúp HS mạnh dạn khi phát biểu trước lớp. 
- Quan sát tranh em thấy những gì ? 
- Mỗi bức tranh nói về loại nào ?
- GV đặt câu hỏi để kết thúc phần luyện nói.
- Học là cần thiết nhưng rất vui. Ai cũng phải đi học và học chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học chăm chỉ không ?
	3/ Củng cố – dặn dò : 
	- GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc, tìm chữ vừa đọc. 
	- Học bài ở nhà, tìm chữ vừa học. 
________________________________________
Môn : Toán
Bài : HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN 
I/ Mục tiêu : 
	Giúp cho HS .
Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn. 
Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật. 
II/ Đồ dùng dạy – học : 
	Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa. 
	Một số vật thật có hình vuông, hình tròn. 
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 
	1/ Giới thiệu hình vuông : 
- GV giơ từng hình vuông cho HS xem và hỏi HS. 
- HS nhìn hình và nhắc lại. 
- HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng toán và nói .
- HS trao đổi nhóm và nêu lên những vật nào có hình vuông.
“Đây là hình vuông” 
- Hình vuông .
- Cái khăn mùi xoa, 
	2/ Giới thiệu hình tròn : Tương tự hình vuông. 
	3/ Thực hành : 
* Bài 1 : 
- HS làm vào SGK .
- Nhận xét .
* Bài 2 :
- Dùng bút tô màu vào hình vuông. 
- Dùng bút tô màu vào hình tròn. 
	4/ Hoạt động nối tiếp : 
	- Nêu tên các vật hình vuông, tròn (ở lớp, ở nhà) .
	- Trò chơi : Tìm hình vuông, hình tròn. 
	5/ Dặn dò : 
	Về nhà vẽ vào giấy hình vuông, tròn và tô màu vào hình vẽ được.
_____________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 28 tháng 08 năm 2008
Môn : Tiếng Việt 
Bài : ÂM B 
I/ Mục tiêu : 
HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b, ghép được tiếng be. 
Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật. 
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động học tập khác nhau của true và các con vật. 
II/ Đồ dùng dạy – học : 
Giấy ô li có viết chữ cái b, sợi dây. 
Tranh minh họa phần luyện nói. 
III/ Các hoạt động dạy – học : 
	1/ Bài cũ : 
HS đọc bài chữ e .
HS lên chỉ chữ e trong các tiếng. 
	2/ Bài mới : 
Giới thiệu bài . 
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi : 
 + Các tranh vẽ ai ? vẽ gì ? 
 + GV giải thích các tiếng giống nhau ở ?
* Dạy chữ ghi âm .
- GV viết lên bảng. 
- GV phát âm b 
- HS đọc theo .
* Nhận diện chữ : 
- GV viết mẫu .
- HS thảo luận trả lời câu hỏi. 
- So sánh b và e .
- Ghép chữ và phát âm. 
- Hướng dẫn HS viết tiếng be như SGK.
- GV phát âm mẫu, HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân. 
bé, bê, bà, bóng 
+ Đều có b
- ngậm môi lại, bật hơi ra .
b : gồm 2 nét : nét khuyết trên và nét thắt 
b 
e 
be 
* Tiết 2 : LUYỆN TẬP . 
a) Luyện đọc : 
b) Luyện viết : 
c) Luyện nói : 
- Đọc bài trong SGK .
- HS tập tô chữ b, be trong vở tập viết .
- Chủ đề : Việc học tập của từng cá nhân. 
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý : 
 + Ai học bài ? 
 + Ai tập viết chữ e ? 
 + Bạn voi đang làm gì ? Bạn ấy biết đọc chữ chưa ?
	3/ Củng cố – dặn dò : 
	- GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc .
	- Nhận xét – tuyên dương .
____________________________________________
Môn : Toán 
Bài : HÌNH TAM GIÁC 
I/ Mục tiêu : 
	Giúp HS .
	- Nhận ra và nêu đúng tên hình ê
	- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ vật thật.
I/ Đồ dùng dạy học : 
	- Một số hình tam giác bằng bìa .
	- Một số vật thật có mặt là hình tam giác .
I/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 
	1/ Giới thiệu hình tam giác : 
- GV giơ từng tấm bìa hình ê đều nói . 
- GV chọn một số hình (tròn, vuông, tam giác) .
- HS tìm trong bộ đồ dùng học tập hình ê.
 2/ Thực hành xếp hình : 
- GV hướng dẫn HS dùng hình vuông, tròn, ê để được các hình. 
 3/ Trò chơi : 
- Thi đua chọn nhanh các hình. 
- Đây là hình tam giác .
- GV gọi 1 số HS giơ lên tất cả đều gọi là “hình tam giác” .
- Cái nhà, cái thuyền, 
- HS xếp xong, GV khuyến khích.
- Hoạt động cá nhân.
- HS nhận xét.
	4/ Hoạt động nối tiếp : 
	- HS nêu các vật hình vuông, hình tròn ở trong lớp, ở nhà. 
	- Nhận xét – tuyên dương.
	5/ Dặn dò : 
	Về nhà chuẩn bị tiết sau.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 29 tháng 08 năm 2008 
Môn : Tiếng Việt 
Bài : DẤU / 
I/ Mục tiêu : 
	- HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ) 
	- Biết ghép tiếng bé .
	- Biết được dấu và thanh sắc ( / ) ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật . 
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động khác nhau của trẻ em .
II/ Đồ dùng dạy học : 
	- Giấy ô li phóng to .
	- Tranh minh họa các tiếng : bé, cá, lá .
	- Tranh minh họa phần luyện nói .
III/ Các hoạt động dạy – học : 
	1/ Bài cũ : 
	- Cho HS viết chữ b và đọc tiếng bé .
	- Gọi 2, 3 HS chỉ chữ b trong các tiếng .
	2/ Bài mới : 
* Giới thiệu bài .
- HS thảo luận các câu hỏi .
- GV rút ra bài mới .
- GV ghi bảng .
- GV phát âm .
- HS đọc đồng thanh .
* Nhận diện dấu : 
- GV viết lại dấu / và nói .
- GV đưa mẫu vật .
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi .
 + Dấu / giống hình gì ? 
- Ghép chữ và phát âm .
- Bài học trước học e, b, be, khi thêm dấu / vào be. 
- Hướng dẫn HS viết .
 + GV viết mẫu .
 + HS viết bảng con .
 + GV nhận xét .
/
- Dấu sắc .
- Nhóm, bàn, cá nhân . 
/ là nét số nghiêng phải .
+ Giống cây thước đặt nghiêng .
- Ta được bé 
/ / / /
* Tiết 2 : LUYỆN TẬP 
a) Luyện đọc .
b) Luyện viết .
c) Luyện nói .
- Đọc bài trong SGK .
- HS tô be, bé trong vở tập viết. 
Chủ đề :
 Các sinh hoạt thường gặp của em bé.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
- Các tranh có gì giống nhau ? ( đều có các bạn) .
- GV phát triển chủ đề .
 + Ngoài giờ học em thích làm gì nhất ? 
 + Em đọc lại tên của bài này ? (bé)
	3/ Củng cố – dặn dò : 
	Về nhà đọc bài, tìm tiếng ngoài bài và tự tìm dấu thanh ở nhà. 
_________________________________________
Môn : Thủ công 
Bài : GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA 
VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG 
I/ Mục tiêu : 
	HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. 
II/ Chuẩn bị : 
	GV : Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là : kéo, hồ dán, thước kẻ. 
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	1/ Giới thiệu giấy bìa : 
	- Giấy bìa được làm từ boat của nhiều loại : tre, nứa. 
	- Giấy : là phần trong mỏng .
	- Bìa : Được đóng phía ngoài giấy dày. 
	2/ Giới thiệu dụng cụ giấy học thủ công : 
* Thước kẻ : Thước làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên thước có vạch và đánh số .
* Kéo : Dùng để cắt giấy, khi sử dụng cần chú ý trách gay đứt tay. 
* Hồ dán : Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở. 
- Hoạt động cả lớp .
- GV nhận xét.
- Hoạt động cá nhân. 
- Lớp nhận xét .
	3/ Củng cố – dặn dò : 
	- Tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật của HS trong giờ học. 
	- Chuẩn bị tiết sau. 
_________________________________________
Môn : TNXH
Bài : CƠ THỂ CHÚNG TA 
I/ Mục tiêu : 
	Sau bài học này HS biết .
Kể tên các bộ phận chính của cơ thể .
Biết 1 số cử động của đầu và cổ, thể mình, chân. 
Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động cơ thể phát triển tốt. 
II/ Đồ dùng dạy – học : 
	Các hình vẽ trong bài 1 SGK.
III/ Hoạt động dạy – học : 
	GV giới thiệu bài học. 
a) Hoạt động 1 : Quan sát tranh .
b) Hoạt động 2: Làm việc từng nhóm nhỏ. 
* Rút ra kết luận. 
c) Hoạt động 3 : Hoạt động cả lớp. 
* Kết luận. 
Mục tiêu : Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. 
Bước 1 : HS hoạt động theo cặp. 
Bước 2 : Hoạt động cả lớp. 
- Quan sát các hình vẽ trang 5 SGK. 
- Hãy chỉ và nói xem các bạn từng hình đang làm gì? 
- Qua các hoạt động từng hình vậy em nào hãy nói với nhau cơ thể chúng ta gồm mấy phần ? 
* Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu, mình và tay, chân. 
- Một số em lên biểu diễn trước lớp. 
Mục tiêu : Gây hứng thú rèn luyện thân thể. 
Cách tiến hành : 
 + GV hướng dẫn cả lớp học bài hát : 
“Cúi mãi mỏi long 
Viết mãi mỏi tay 
Thể dục thế này 
Là hết mệt mỏi” 
 + GV vừa hát vừa làm động tác. 
 + GV gọi 1 số HS thực hiện trước lớp.
* Muốn cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hàng ngày. 
d) Củng cố – dặn dò : 
	- Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” .
	- Một số HS nói tên hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
	- Nhận xét – tuyên dương. 
e) Dặn dò : 
	Chuẩn bị tiết sau. 
___________________________________________
Sinh hoạt chủ nhiệm 
I/ Mục tiêu : 
	- Nắm được nội dung nhà trường đề ra .
	- HS có ý thức trong học tập .
	- Thực hiện đúng khẩu hiệu “Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài” .
II/ Báo cáo và nhận báo cáo :
	* GV nhận xét : 
	+ Chuyên cần : 
Các tổ đi học đều .
Nghỉ học có xin phép .
	+ Trật tự : 
Đa số các em vào lớp chú ý .
Nghe giảng, không nói chuyện .
	+ Vệ sinh : 
Lớp học sạch, đẹp .
Bỏ rác đúng nơi quy định .
	+ Học tập :
Học bài và làm bài đầy đủ .
Hăng hái phát biểu ý kiến .
	* Kế hoạch tuần tới : 
	- Duy trì những ưu điểm .
	- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. 
Khối duyệt 
Nguyễn Thị Liễu 
Định Hiệp, ngày 27 / 08 / 2007 
GVCN 
Nguyễn Thị Giàu 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoan Lop1 Tuan1 CKN.doc