Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC:

BÀN TAY MẸ

I. MỤC TIÊU: SGV

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1- Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS lên đọc bài" Cái nhãn vở" và trả lời câu hỏi:

+ Bạn Giang đã viết gì lên nhãn vở?

+ Bố Giang đã khen bạn ấy như thế nào?

+ Nhãn vở có tác dụng gì?

- GV nhận xét và ghi điểm.

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn: 11- 3 - 2007.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007.
TOÁN: 	
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: SGV
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
5 bóque tính, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Giới thiệu bài:
2- Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1:Giới thiệu các số từ 20 đến 30
- GV hướng dẫn HS lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói" có 2 chục que tính", lấy thêm 3 que tính nữa và nói" có 3 que tính nữa". GV giơ lần lượt 2 bó que tính rồi 3 que tính và nói" Hai chục và ba là hai mươi là hai mươi ba".
- HS vừa làm vừa nói" Hai chục bà ba là hai mươi ba"
- GV viết bảng: 23. Đọc là: hai mươi ba.
- Gọi HS đọc : Hai mươi ba.
Tương tự như trên với các số: 21, 22, . . . . . . , 30
- HS làm bài tập 1
- Gọi HS chữa bài, HS và GV nhận xét.
*Hoạt động 2:Giới thiệu các số từ 31 đến 40.
Tương tự như trên,cho HS nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự các số từ 31 đến 40.
- HS làm bài tập 2, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
- Gọi HS chữa bài, GV nhận xét
*Hoạt động 3: Gới thiệu các số từ 40 đến 50
- Hướng dẫn HS nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết số thứ tự các số từ 40 đến 50 tương tự như các số từ 20 đến 30.
- HS làm bài tập 3, 4, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- Gọi HS lên chữa bài, Gv nhận xét
3- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đếm từ 20 đén 50 và ngược lại từ 50 đến 20.
- Về nhà ôn lại bài và làm các bài tập trong VBT.
Nhận xét giờ học.
TẬP ĐỌC:	 
BÀN TAY MẸ
I. MỤC TIÊU: SGV
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên đọc bài" Cái nhãn vở" và trả lời câu hỏi: 
+ Bạn Giang đã viết gì lên nhãn vở?
+ Bố Giang đã khen bạn ấy như thế nào?
+ Nhãn vở có tác dụng gì?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a- GV đọc mẫu cả bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b- HS luyện đọc
Luyện đọc tiếng, từ
- Hướng dẫn đọc từ khó: yêu nhất, rám nắng, giặt, xương xương.
- GV giải thích từ : rám nắng, xương xương.
Luyện đọc câu
HS đọc nối tiếp nhau mỗi em một câu.
Luyện đọc cả bài
- HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc 1 một đoạn nối tiếp nhau.
- HS thi đọc cá nhân cả bài
- GV nhận xét và sửa sai cho HS
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
*Hoạt động 3: Ôn các vần an, at
a- Gọi HS nêu cầu 1 trong SGK
- HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần an.
b- HS nêu yêu cầu 2 trong SGK
- HS thi tìm nhanh tiếng ngoài bài chứa tiếng có vần an, at.
- GV nhận xét và sửa sai cho HS.
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn văn đầu. Cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi:
+ Bàn tay mẹ đã làm những việc gì cho chị em Bình?
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn cuối. Cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:
+ Câu văn nào diễn tả ình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ?
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS luyện đọc diễn cảm cả bài.
*Hoạt động 2: Luyện nói
- 1 HS nêu yêu cầu của bài luyện nói
- HS nhìn tranh và nói theo mẫu 
- Nhiều cặp HS thực hành đóng vai
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò:
- 1 HS đọc lại toàn bài 
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài "Cái Bống".
Nhận xét giờ học.
MĨ THUẬT:	 VẼ CHIM VÀ HOA
( Đã có GV bộ môn )
BUỔI CHIỀU
THỰC HÀNH: 	
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
I. MỤC TIÊU:
- HS biét nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng nơi, đúng chỗ.
- Giáo dục HS biết quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi nào thì phải nói lời cảm ơn?
+ Khi nào thì phải nói lời xin lỗi?
+ Khi được người khcá nói lời cảm ơn, xin lỗi em thấy thế nào?
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận.
*Hoạt động 2: Trò chơi "Ghép hoa "
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 nhị hoa ( cảm ơn, xin lỗi ).
- GV nêu yêu cầu của trò chơi.
- HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, nhắc nhở HS chơi đúng luật.
- HS và GV nhận xét tuyên dương.
Nhận xét giờ học.
THỰC HÀNH:
CON CÁ
I. MỤC TIÊU
- Kể tên được một số loài cá và nơi sống của chúng.
- Kể được các bộ phận bên ngoài của con cá.
- Giáo dục HS thích ăn cá để giúp cơ thể khoẻ mạnh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Hoạt động 1: Quan sát con cá ( Hoạt động cả lớp )
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Cá sống ở đâu?
+ Em hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
+ Cá bơi bằng gì?
+ Cá thở bằng gì?
+ Hãy kể một số cách đánh bắt cá?
+ Nuôi cá có lợi ích gì?
- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
 GV kết luận. 
*Hoạt động 2: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng ".
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em
- GV nêu yêu cầu của trò chơi " Kể và viết tên các loại cá mà em biết "
- HS thực hiện trò chơi, các HS khác cổ vũ.
- Cả lớp và GV nhận xét, Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Nhận xét giò học
ĐẠO ĐỨC: 	 
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiếp )
I. MỤC TIÊU: SGV
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Vở bài tập đạo đức
- Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi " Ghép hoa '.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Kiểm tra bài cũ:
+ Khi nào thì nói lời cảm ơn?
+ Khi nào thì nói lời xin lỗi?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3
- HS thảo luận theo nhóm 2
- HS làm việc theo nhóm, GV quan sát, giúp đỡ nhóm HS còn lúng túng.
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận.
*Hoạt động 2:Trò chơi " ghép hoa "
- GV nêu bài tập 5. Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1nhị hoa và các cánh hoa
- GV nêu yêu cầu của trò chơi
- HS thảo luận trong nhóm, GV đi từng nhóm quan sát và giúp đỡ.
- Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận
*Hoạt động 3: HS làm bài tập 6
- GV nêu và giải thích yêu cầu của bài tập
- HS làm bài, GV theo dõi
- Gọi HS chữa bài, HS khác nhận xét
- GV kết luận chung.
*Hoạt động nối tiếp
+ Vì sao phải nói lời cảm ơn, xin lỗi?
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học.
Nhận xét giờ học.
	Ngày soạn: 11 - 3 - 2007
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007.
TẬP VIẾT: 	 
TÔ CHỮ HOA; C, D, Đ
I. MỤC TIÊU: SGV
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bản phụ viết sẵn trong khung chữ:
+ Chữ hoa C, D, Đ
+ Các vần,an, at, anh, ach, ưa, ua; các từ ngữ: 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng viết: chùm vải, sao sáng.
- GV kiểm tra, chấm bài viét ở nhà của một số HS
- GV nhận xét - ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2:Hướng dẫn tô chữ hoa 
- GV treo bảng có viết chữ hoa C, D, Đ và hỏi:
+ Chữ hoa C gồm những nét nào?
+ Chữ hoa D, Đ giống và khác nhau ở chỗ nào?
- GV vừa tô vừa nói cách viết
- HS viết chữ hoa C, D, Đ trong không trung
- HS viết vào bảng con
- GV nhận xét và sửa sai cho HS.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng
- GV treo bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng
- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nhắc lại cách nối giữa các con chữ.
- HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét và sửa sai cho HS.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập viết vào vở
- GV gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- GV quan sát và uốn nắn cho HS.
- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương HS viết đẹp.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV khen những HS tiến bộ và viết đẹp.
- Về nhà luyện viết trong vở tập viết - Phần B.
Nhận xét giờ học.
CHÍNH TẢ:	 
BÀN TAY MẸ
I. MỤC TIÊU: SGV
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn: + Nội dung đoạn văn cần chép.
	+ Các bài tập 2, 3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 2a của tiết trước.
- GV kiểm tra và chấm bài viết ở nhà của HS
- GV nhận xét - ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: HS tập chép
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung cần chép trong bài Bàn tay mẹ.
- Cả lớp nhìn bảng đọc thầm lại.
- HS vừa nhẩm vừa viết ra bảng con những tiếng dễ viết sai
- GV quan sát việc làm của HS.
- HS nhìn bảng và chép bài vào vở.
- GV quan sát nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại bài.
- HS soát lỗi ghi tổng số lỗi ra lề về phía trên bài viết.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2: Điền vần an hay at
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV gợi ý để HS điền đúng vần
- HS thi làm bài đúng, nhanh
- Gọi HS đọc bài làm, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS
Bài3: Điền chữ g hay gh
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS tự làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- Gọi HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét
- GV kết luận.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV khen ngợi những HS viết đúng đẹp
- Về nhà chép lại bài vào vở ở nhà.
TOÁN: 
CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TIẾP )
I. MỤC TIÊU: SGV
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- 6 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời.
- Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng : + Viết các số từ 29 đến 29
+ Viết các số từ 30 đến 39
+ Viết các số từ 40 đến 49
- HS và GV nhận xét - ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 50 đến 60
- Hướng dẫn HS xem hình vẽ ở dòng trên cùng của bài để nhận ra có 5 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 4 que tính rời, yêu cầu HS :
+ Viết 5 vào chỗ chấm ở cột chục và 4 vào chỗ chấm ở cột đơn vị.
- GV nêu : có 5 chục và 4 đơn vị tức là năm mươi tư
- GV viết bảng: 54 . Đọc là: Năm mươi tư
- Gọi HS nhắc lại
Tương tự như vậy với các số 51 đến 60.
- HS làm bài tập 1 trong SGK, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
- Gọi HS đọc kết quả, HS khác nhận xét
GV kết luận.
* Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 61 đến 69
- GV hướng dẫn tương tự như các số từ 50 đến 60
- HS làm bài tập 2, 3 trong SGK, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS lên chữa bài, HS khác nhận xét.
 GV kết luận
* Hoạt động 3: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng " ( Bài tập 4 )
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em
- GV nêu yêu cầu của trò chơi
- HS thực hiện trò chơi, các HS khác cổ vũ
- HS và GV nhận xét và tính điểm thi đua
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc
3- Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài và tập đếm các số đã học
- Làm bài tập trong VBT
Nhận xét giờ học
BUỔI CHIỀU
BỒI DƯỠNG TOÁN: 
LUYỆN TẬP VỀ CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- HS làm thành thạo các phép tính cộng, trừ và giải toán có lờ ...  theo tiết tấu lời ca.
- Về nhà tập hát nhiều lần.
Nhận xét giờ học.
BUỔI CHIỀU
TIẾNG VIỆT:	 ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU:
- HS đọc to, rõ ràng và chuẩn các bài đã học
- HS viết nhanh, đúng chuẩn và đẹp
- Làm thành thạo các bài tập điền chữ hoặc điền vần.
- Giáo dục HS luôn có ý thức học bài.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS luyện đọc các bài đã học.
- GV yêu cầu HS đọc bất kỳ bài nào trong các bài đã học.
- HS và GV nhận xét, sửa sai cho HS 
- HS đọc bài và kết hợp trả lời các câu hỏi trong bài.
- HS thi đọc theo nhóm, tổ, cá nhân
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Cả lớp đọc đồng thanh một vài bài.
*Hoạt động 2: Viết chính tả bài "Hoa ngọc lan "
- GV dọc mẫu cả bài một lần.
- HS viết vào bảng con các tiếng, từ dễ viết sai.
- GV đọc từng từ, HS nghe và viết vào vở,
- GV quan sát và giúp đỡ HS viết chậm.
- GV đọc lại bài, HS dò bài.
- HS viết các chữ sai ra lề vở.
- GV chấm vài bài và nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập đọc lại tất cả các bài đã học.
 Nhận xét giờ học.
THỰC HÀNH:	 CON CÁ
I- MỤC TIÊU
- Kể tên được một số loài cá và nơi sống của chúng.
- Kể được các bộ phận bên ngoài của con cá.
- Giáo dục HS thích ăn cá để giúp cơ thể khoẻ mạnh.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Hoạt động 1: Quan sát con cá ( Hoạt động cả lớp )
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Cá sống ở đâu?
+ Em hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
+ Cá bơi bằng gì?
+ Cá thở bằng gì?
+ Hãy kể một số cách đánh bắt cá?
+ Nuôi cá có lợi ích gì?
- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
 GV kết luận. 
*Hoạt động 2: Trò chơi " Ai nhanh, ai đúng ".
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em
- GV nêu yêu cầu của trò chơi " Kể và viết tên các loại cá mà em biết "
- HS thực hiện trò chơi, các HS khác cổ vũ.
- Cả lớp và GV nhận xét, Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Nhận xét giò học
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: SINH HOẠT SAO 
I- MỤC TIÊU:
- HS thuộc quy trình sinh hoạt sao.
- Giáo dục HS luôn có ý thức kỷ luật trong tập luyện
II- CÁC HẠOT ĐỘNG DẠY - HỌC
*Hoạt động 1: sinh hoạt sao tự quản 
- HS ra sân khởi động chuẩn bị tập 
- Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập, GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng
- HS lên thi tập theo tổ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Trò chơi " Đuổi bắt "
- GV nêu yêu cầu của trò chơi.
- GV nêu cách chơi, HS chơi thử.
- HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, và giúp đỡ HS còn lúng túng.
Nhận xét giờ học.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2006.
TIẾNG VIỆT:	 ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU:
- HS đọc thành thạo các bài tập đọc đã học.
- HS viết nhanh, đúng, chuẩn một bài văn khoảng 5 câu.
- Giáo dục luôn có ý thức tự rèn đọc và rèn viết.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV yêu cầu HS đọc bất kỳ một bài tập đọc đã học.
- Sau mỗi HS đọc GV nhận xét và sửa sai.
- HS thi đọc theo nhóm có phân vai.
- Các nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
* Hoạt động 2: Luyện viết
HS viết chính tả vào vở bài "Cái nhãn vở ".
- GV đọc mẫu một lần toần bài.
- HS viết tiếng khó vào bảng con.
- GV đọc từng tiếng, HS nghe rồi viết vào vở
- GV quan sát và giúp đỡ HS chậm
- GV đọc lại bài, HS dò bài. Sau đó viết những chữ viết sai ra lề vở.
- GV chấm một số bài, nhận xét
*Hoạt động 3: Bài tập
Bài 1: Điền vần uôi hay ươi 
+ cây ch . . . 	+ múi b . . . 
+ t . . . cây 	+ b . . . chiều
+ túi l . . . 	+ đ . . . bắt
Bài 2: Điền g hay gh 
+ nhà . . . a 	+ bàn . . . ế
+ gồ . . . ề	 	+ . . . i nhớ
+ tủ . . . ỗ 	+ thuyền . . . e
- HS tự đọc yêu cầu rồi làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
- Gọi HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét bổ sung
- GV kêt luận.
*Dặn dò:
- Về nhà ôn lại tất cả các bài đã học
- Nhìn SGK viết lai bài "Mẹ và cô ".
Nhận xét giờ học.
TIẾNG VIỆT:	 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
(Đề do chuyên môn ra )
TOÁN:	 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I- MỤC TIÊU: SGV
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Que tính, bảng cài, thanh thẻ
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1- Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết số:
a- Từ 70 đến 80	 b- Từ 80 đến 90
- HS dưới lớp đọc các số từ 90 đến 99 và ngược lại từ 99 đến 90. Phân tích số 84, 95, 77, 88.
- HS nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm.
2-Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu 62 < 65.
- GV treo bảng đã cài sẵn que tính và hỏi:
+ Hàng trên có bao nhiêu que tính? ( Sáu mươi hai que tính )
- GV ghi bảng: 62 và hỏi:
+ 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ hàng dưới co bao nhiêu que tính? ( Sáu mươi lăm que tính )
- GV viét bảng: 65 và hỏi:
+ 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ 62 và 65 có gì giống nhau?
+ Hàng đơn vị của hai số này có gì khác nhau?
+ Em hãy so sánh hàng đơn vị của hai số?
+ Vậy trong hai số này số nào bé hơn?
- GV ghi dấu < vào giữa 62 và 65.
+Ngược lại trong hai số này, số nào lớn hơn?
- GV ghi: 65 > 62
- Gọi HS đọc : 62 62.
+ Khi so sánh hai số mà có chữ só hàng chục giống nhau thì ta phải làm như thế nào?
- HS nhắc lại cách so sánh
- GV đưa ví dụ: so sánh 34 và 38, yêu cầu HS so sánh và nêu cách so sánh
*Hoạt động 2: Giới thiệu 63 > 58
- GV hướng dẫn HS so sánh tương tự như 62 < 65
 Lưu ý: Khi so sánh các số có hai chữ số, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn
- Gọi HS nhắc lại
*Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- HS nêu yêu cầu rồi làm bài
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột
- Gọi HS nhận xét, mỗi HS nhận xé 1 cột, GV nhận xét.
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- HS nêu yêu cầu và làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS chậm.
- HS đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau
- Gọi HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 3: ( tương tự Bài 2 )
Bài 4: Trò chơi " Ai đúng, ai nhanh "
- GV nêu cầu của trò chơi
- HS thực hiện trò chơi, GV quan sát và nhắc nhở HS
- HS và GV nhận xét và tuyên dương.
3- Củng cố, dặn dò:
- Khi so sánh các số có 2 chữ số ta làm như thế nào?
- Về nhà ôn lại bài và làm bài tập trong VBT.
Nhận xét giờ học
MĨ THUẬT:	 VẼ CHIM VÀ HOA
( Đã có GV bộ môn )
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2006.
TIẾNG VIỆT:	 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
( Đề do chuyên môn ra )
TIẾNG VIỆT:	KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
(Đề do chuyên môn ra )
THỦ CÔNG:	 CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT ( TIẾT 2 )
I- MỤC TIÊU: SGV
II- CHUẨN BỊ:
1- GV chuẩn bị:
- Chuẩn bị hình chữ nhật bằng giấy màu dán trên tờ giấy trắng kẻ ô.
- Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn.
2- HS chuẩn bị:
- Giấy màu có kẻ ô, 1 tờ giấy vở HS có kẻ ô.
- Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Hoạt động 1:
- GV gọi HS nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật ( theo 2 cách )
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận.
*Hoạt động 2: Thực hành
-HS lấy giấy đã chuẩn bị để lên bàn, GV kiểm tra.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo trình tự
- GV đi đến từng bàn giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV khuyến khích HS trang trí theo sở thích của mình.
- HS trình bày sản phẩm lên trên bảng lớp. GV chấm một số bài, nhận xét.
- HS và GV bình chọn những sản phẩm đẹp, tuyên dương.
IV- NHẬN XÉT, DẶN DÒ
-GV nhận xét về tinh thần học tập của HS.
- Về nhà tập làm lại bài, chuẩn bị bài sau "Cắt, dán hình vuông "
Nhận xét giờ học.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI:	 CON GÀ
I- MỤC TIÊU: SGV
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Các hình trong bài 26 SGK
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Kiểm tra bài cũ:
-	 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con cá?
+ Cá thở bằng gì? Bơi bằng gì?
+ Nêu lợi ích của việc nuôi cá?
- HS và GV nhận xét, ghi điểm
2- Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK
- Các bộ phận bên ngoài của con gà.
- Phân biệt gà trống, gà mái, gà con
- Ăn thịt gà, trứng gà có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành:
Bước 1:
- HS giở SGK bài 26
- HS ( theo cặp ) quan sát tranh,đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS.
Bước 2: HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Con gà trong hình thứ nhất là gà trống hay gà mái? Vì sao em biết?
+ Con gà trong hình thứ 2 là gà mái hay gà trống? Vì sao em biết?
+ Em hãy mô tả con gà ở trang 55 SGK
+ gà trống, gà mái, gà con giống và khác nhau ở những điểm nào?
+ Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?
+ Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
+Nuôi gà để làm gì?
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 GV kết luận.
*Hoạt động 2: trò chơi "Ai giống nhất "
- GV cho từng nhóm đóng vai: gà trống, gà mái, gà con
- GV nêu yêu cầu của trò chơi
- HS thực hiện trò chơi, các HS khác cổ vũ
- GV và HS nhận xét, tuyên dương
3- Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp hát bài " Đàn gà con " 
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học.
Nhận xét giờ học.
BUỔI CHIỀU
MĨ THUẬT	:( Đã có GV bộ môn )
HÁT: 	 HỌC HÁT BÀI: EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG
I- MỤC TIÊU:
- HS thuộc lời ca, hát đúng trường độ và cao độ của bài hát.
- Biết vận động phụ hoạ theo lời bài hát.
- Giáo dục HS yêu thích âm nhạc.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
*Hoạt động 1: Dạy hát 
- GV hát mẫu lần 1
- HS đọc đồng thanh bài hát 1 lần
- GV dạy hát từng câu theo nối móc xích
- HS hát theo bàn, tổ, dãy, cá nhân cho đến khi thuộc bài
- GV theo dõi và sửa sai cho HS.
*Hoạt động 2: Vận động phụ hoạ
- GV vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ, HS quan sát và bắt chước.
- GV hát, HS làm động tác phụ hoạ
- HS vừa hát vừa làm động tác phụ hoạ, GV quan sát và sửa sai cho HS.
- HS hát theo nhóm, cá nhân có vận động phụ hoạ
- HS và GV nhận xét, tuyên dương.
*Củng cố, dặn dò:
- GV hát mẫu lần 2.
- Cả lớp hát đồng thanh 
- Về nhà ôn lại bài.
Nhận xét giờ học.
SINH HOẠT LỚP
I- MỤC TIÊU:
- HS biết được các ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Giáo dục HS phê và tự phê.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
*Hoạt động 1 : Đánh giá tuần qua
Ưu điểm:
- Thực hiện tốt các nề nếp của đội, nhà trường.
- Đi học đều và đúng giờ
- Vệ sinh môi trường, cá nhân sạch sẽ.
- Sôi nổi trong các giờ học: Ly, Hùng, Hoài, Nhàn, Tú . . .
- Có nhiều cố gắng trong học tập: Thanh, Thức, Linh, Bình.
Tồn tại:
- Còn nói chuyện riêng trong lớp: Hiền, Thư, Long.
- Một số em quên đồ dùng học tập: V.Anh, Quang
- Chưa cố gắng trong học tập: Dương.
- Ăn quà vặt trong trường học:
*Hoạt động 2: Phương hướng tuần tới
- Phát huy các ưu điểm trên, khắc phục những nhược diẻm trên.
- Chuẩn bị ôn tập thật tốt để kiểm tra giữa học kỳ 2
- Bồi dưỡng HS giỏi, phu đạo HS yếu
- Kiểm tra toàn diện tổ 3
Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_26_chuan_kien_thuc.doc