Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

1/ KTBC:

Gọi 2 em lên trả lời

-Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?

-Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?

2/ Bài mới: GV giới thiệu ghi đề bài

HĐ1: Kể chuyện 1 phút trong SGK

- GV kể chuyện

 - GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.

HĐ2: Thảo luận nhóm (bài tập 2 trong sgk)

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.

- GV kết luận:

-Hs đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.

-Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.

-Người bệnh được đưa đến bệnh việ cấp cứu chậm có thể nguy hiểm đến tính mạng.

HĐ3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3SGK)

(Cách tiến hành như h động 2 tiết 1 bài 4)

GV kết luận:Ý kiến d là đúng -Các ý kiến a, b, c là sai

 

doc 18 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 9
 Từ ngày18/10 đến ngày 22/10 năm 2010
 Cách ngôn: Học thầy không tày học bạn.
 SÁNG
 CHIỀU
Thứ
Môn
Bài dạy
Môn
Bài dạy
Hai
18/10
Ch/ cờ
T/đọc
Toán
Đ/đức
Thưa chuyện với mẹ
Hai đường thẳng song song
Tiết kiệm thời giờ (t1)
Ba
19/10
KT
Toán
LT&C
K/ ch
Khâu đột thưa (t2)
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
MRVT: Ước mơ
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Tư
20/10
T/đọc
Toán
TLV
Điều ước của vua Mi - đát
Vẽ hai đường thẳng song song
Luyện tập phát triển câu chuyện
Năm
21/10
Toán
LT&C
NGLL
Thực hành vẽ hình chữ nhật
Động từ
Giáo dục môi trường
LTV
L/T
TLV
Ôn tập dấu ngoặc kép
Luyện tập tổng hợp
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Sáu
22/10
Toán
Ch/tả
Thực hành vẽ hình vuông
Nghe-viết: Thợ rèn
LTV
SHTT
Ôn tập chính tả tự chọn
Sinh hoạt lớp tuần 9
TUẦN 9 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Đạo đức
 Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1/ Hs hiểu: -Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm
 -Cách tiết kiệm thời giờ
 -Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm 
II/ Đồ dùng dạy học : Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
-SGK Đạo đức 4
-Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III/ Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động gv
 Hoạt động hs
1/ KTBC: 
Gọi 2 em lên trả lời
-Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
-Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?
2/ Bài mới: GV giới thiệu ghi đề bài
HĐ1: Kể chuyện 1 phút trong SGK 
- GV kể chuyện 
 - GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
HĐ2: Thảo luận nhóm (bài tập 2 trong sgk) 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- GV kết luận:
-Hs đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
-Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
-Người bệnh được đưa đến bệnh việ cấp cứu chậm có thể nguy hiểm đến tính mạng.
HĐ3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3SGK)
(Cách tiến hành như h động 2 tiết 1 bài 4)
GV kết luận:Ý kiến d là đúng -Các ý kiến a, b, c là sai
-Hoạt động nối tiếp:
HĐ4: Củng cố, dặn dò
Tuyên dương một số em hoạt động tốt 
Chuẩn bị các bài tập còn lại để tiết2 học tốt hơn- Hằng ngày thực hiện đúng thời gian biểu xây dựng.
Gọi 2 em lên trả lời
-Hs nhận xét
-Lớp lắng nghe theo dõi
-Hs đọc phân vai minh họa cho câu chuyện
-Hs thỏa luận theo 3 câu hỏi trong SGK
-Các nhóm thảo luận
-Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác chất vấn bổ sung ý kiến.
-Vài hs đọc phần ghi nhớ trong SGK 
-Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân(Bt 4 SGK)
-Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (bt6Sgk)
-Viết, vẽ sưu tầm các truyện ngắn về tấm gương ca dao tục ngữ về tiết kiệm thời giờ 
TUẦN 9 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Kĩ thuật:
KHÂU ĐỘT THƯA (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
	- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
	- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
	+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm
	+ Len hoặc sợi khác màu vải
	+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 TIẾT 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện mũi khâu đột thưa đã nêu ở hoạt động 2.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng.
 _ __ _ _ _
Hoạt động 4
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm : 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS 
Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS hận xét tiết học 
HS thực hành khâu đột thưa
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kĩ thuật khâu mũi đột thưa theo hai bước :
+ Bước 1 : Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2 : Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- HS thực hành các mũi khâu đột thưa và trưng bày sản phẩm
 TUẦN 9 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Sinh hoạt lớp tuần 9
I. Mục tiêu:
- HS biết được những ưu điểm, tồn tại của tuần 9
- HS biết được kế hoạch tuần 10
II. Cách tiến hành:
- Lớp trưởng tuyên bố lí do
- Giới thiệu thành phần tham dự
- Các lớp phó đánh giá tuần qua
- Lớp trưởng tổng kết lại những việc lớp đã làm được, chưa được trong tuần 9 và nêu giải pháp khắc phục.
- Lớp trưởng triển khai kế hoạch, nhiệm vụ tuần đến. Giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ, cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến
- GVCN phát biểu ý kiến 
1-Đánh giá công tác tuần qua:
- Duy trì tốt tỉ lệ chuyên cần.
- Có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập.
- Khâu lao động, vệ sinh môi trường tốt.
- Các nề nếp TD, HT, LĐ-VS được duy trì tốt
+Tồn tại:
 - Còn một số em trong giờ học ít phát biểu xây dựng bài. ( Khánh, Trường, Kỳ, Mến)
2-Công tác tuần đến:
- Tiếp tục tập bài hát – múa “ Hoa vườn nhà Bác”
-Tiếp tục duy trì các nề nếp lớp.
- Đi học đúng giờ
- Nộp các khoản tiền đầu năm.
* Sinh hoạt – văn nghệ
* Kết thúc giờ sinh hoạt
TUẦN 9 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc :
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu ND: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II/ Đồ dung dạy học:
- Tranh đốt pháo hoa để giảm cụm từ đốt cây bông 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc từng đoạn trong bài Đôi ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi:
2. Bài mới : 
2.1 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
GV chia bài thành 2 đoạn
GV đọc bài
b. Tìm hiểu bài :
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+ Mẹ Cương phản ứng ntn khi em trình bày ước mơ của mình ?
+ Mẹ Cương nêu lý do phản đối ntn ?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK
+ Nội dung chính của bài này là gì?
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- 1HS đọc toàn bài
- HS đọc bài tiếp nối theo đoạn:
- HS đọc theo nhóm
+ Thờ rèn
+ Để giúp đỡ mẹ. Cương muốn tự kiếm sống
+ Ngạc nhiên
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui
+ Nghề nào cũng đáng trân trọng, chỉ những ai trộng cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường 
- 1 HS đọc thành tiếng. HS trảo đổi vầ trả lời câu hỏi
+ Cương uớc mơ trở thàng thợ rèn vì em cho là nghề nào cũng đáng quý và cậu thuyết phục được mẹ
- 3 HS đọc phân vai: HS phát biểu cách đọc hay
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc diễn cảm
TUẦN 9 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Chính tả :
THỢ RÈN
I/ Mục tiêu:
Nghe- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ và các dòng thơ 7 chữ.
Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ ( 2)a /b hoặc do giáo viên soạn. 
II/ Đồ dung dạy - học: 
- Tranh minh hoạ cảnh 2 bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có 1 thanh sắc nung đỏ (nếu có)
- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b
III/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết từ hs sai ở tiết học trước
2. Bài mới : 
2.1 Hướng dẫn viết chính tả :
- Gọi HS đọc bài thơ 
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Hỏi: 
+ Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn vất vả?
+ Nghề thợ rèn cố những điểm gì vui nhộn ?
+ Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn ?
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết 
- Y/c HS Nhắc lại cách trình bày
- Viết, chấm, chữa bài 
2.2 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 `a) - Gọi HS đọc y/c 
- Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. 
- Gọi HS đọc bài thơ
-Hỏi đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào ?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chữ viết của HS 
- HS về nhà học thuộc bài thơ của Nguyễn Khuyến và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện y/c
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc phần chú giải 
+ Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi 
+ Vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắc.
+ Nghề thợ rèn rất vất vả 
- Các từ: Trăm nghề, diễn kịch 
HS viết bài, chấm chữa bài
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm 
- 2 HS đọc 
- Đây là cảnh vật ở nông thôn những đêm trăng.
TUẦN 9 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu :
Mở rộng vốn từ: ƯỚC MƠ
I/ Mục tiêu :
 - Biết thêm một số từ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu biết tìm được một số từ cùng nghiaxvowis từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ (BT4) ; hiểu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5 a,c).
II/ Đồ dùng dạy học : 
- Một số tờ phiếu kẻ bảng BT2, 3 + từ điển hoặc 1 vài trang po to từ điển
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 
Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
Gọi 2 HS lên bảng đặc câu. Mỗi HS tìm một ví dụ về 1 tác dụng của dấu ngoặc kép 
2. Bài mới : 
2.1/ Luyện tập :
Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài 
- Y/c HS đọc lại bài trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ ước mơ
- Mong ước có nghĩa là gì ?
- Đặt câu với từ mong ước 
- “Mơ tưởng” nghĩa là gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
 Y/c HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. 
 GVkết luận lời giải đúng
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Y/c HS thảo luận cặp đôi để ghép được từ ngữ thích hợp
 GVkết luận lời giải đúng 
Bài 4:- Gọi HS đọc y/c
- Y/c HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó 
Bài 5:
- Gọi HS đọc y/c va nội dung 
- Y/c thảo luận để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và dùng thành ngữ đó trong tình huống nào?
- Gọi HS trình bày 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau Động từ
- 2 HS làm bài trên bảng 
- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và tìm từ 
- Các từ: mơ tuởng, mong ước 
- Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong t / lai
+ Nếu cố gắng mong ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
- Mong mỏi và tưởng tưởng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
- 1 HS  ... dạy học :- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch
2. Bài mới : 
2.1 Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu
2.2 Hướng dẫn làm bài:
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng 
- Gọi HS đọc gợi ý: 
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi với nhau là ai?
+ Mục đích trao đổi là để làm gì?
+ H/ thức thực hiện cuộc trao đổi này ntn?
+ Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi ?
b) Trao đổi trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS. Y/c 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn 
c) Trao đổi trước lớp 
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi 
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi đã đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn đã phù hợp chưa?
3. Củng cố - Dặn dò:
+Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- Về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT 
- 3 HS lên bảng kể chuyện
- 2 HS đọc 
- Phân tích đề
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần. 
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh chị của em.
+ Là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em.
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh (chị) của em.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất 
- Từng cặp trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp
- HS trả lời
TUẦN 9 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Toán :
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I/ Mục tiêu :
- Có biểu tượng về 2 đường thẳng song song
- Nhận biết được 2 đường thẳng song song .
II/ Đồ dung dạy học : - Thước thẳng và ê ke
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập của tiết 41
 2. Bài mới : 
a/ Giới thiệu 2 đường thẳng song song
- GV vẽ lên bảng HCN ABCD và y/c HS nêu tên hình 
- GV dung phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và CD về hai phía ta được 2 đường thẳng song song 
- GV y/c HS vẽ 2 đường thẳng song song 
b/ Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng HCN ABCD và sau đó chỉ các cặp cạnh song song
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp 
- GV y/c HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE
Bài 3:
- GV y/c HS quan sát kĩ hình trong bài 
- Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song?
- Trong hình EDIHG có cặp cạnh nào song song ?
- GV có thể thêm 1 số hình khác và y/c HS tìm các cặp cạnh song song 
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS vẽ 2 đường thẳng song song với nhau
- Hỏi: hai đường thẳng song song có cắt nhau không? 
- GV nyhận xét giờ học, 
- Về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau Hai đường thẳng vuông góc
- 3 HS lên bảng lam bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
- HS theo dõi thao tác của GV
 HS vẽ 2 đường thẳng song song 
- Quan sát hình 
- Cạnh AD và BC song song với nhau 
- 1 HS đọc 
- Các cạnh song song với BE là AG, CD
- Đọc đề bài quan sát hình 
- Trong hình MNPQ có cạnh MN song song vơi cạnh QP
- 2 HS lên bảng vẽ hình 
- Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau
 TUẦN 9 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010 
TOÁN:
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 I/ Mục đích
Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
Vẽ được đường cao của hình tam giác.
II/ Đồ dung dạy học : Thước thẳng và ê ke
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập của tiết 42 đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác 
B. Bài mới : 
1. Hướng vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đuờng thẳng cho trước trước.
- GV thực hiện các bước vẽ như SGK
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ 
2. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác.
- GV vẽ lên bảng tam giác ABC như phần bài học của SGK
- GV y/c HS đọc tên tam giác 
- GV y/c HS vẽ đuờng thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC
- GV y/c HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của tam giác ABC
- Một tam giác có mấy đường cao?
3. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1 : - GV y/c HS đọc đề bài sau đó vẽ hình 
Bài 2:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC và vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học
-Về nhà làm bài tập VBT và chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- 1 HS lên bảng vẽ. HS cả lớp vẽ vào VBT
- Tam giác ABC
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp 
- HS dùng ê ke để vẽ 
- Một tam giác có 3 đường cao
- 3 HS lên vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp. HS cả lớp vẽ vào vở 
- HS nêu tươmg tự như phần hướng dẫn cách vẽ trên
- Vẽ đường cao AH của tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau
- 3 HS lên vẽ hình. Mỗi HS vẽ đưòng cao AH trong 1 trường hợp
TUẦN 9 Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010
Toán :
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I/ Mục tiêu : Giúp HS:
Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song.
Nhận biết được hai đường thẳng song song. 
II/ Đồ dung dạy học : - Thước thẳng và ê ke
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E, HS 2 vẽ hình tam giác ABC sau , đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này 
2. Bài mới : 
a/ Hướng dẫn vẽ 2 đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước 
- GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB
- y/c HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB
- Y/c HS Vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với MN
- Có nhận xét gì về đuờng thẳng CD và đường thẳng AB
GV kết luận:
b/ Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1
Bài 3:
- GV y/c HS đọc bài và sau đó tự vẽ hình 
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học
- Về nhà chuẩn bị bài sau thực hành vẽ hình chữ nhật
- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp 
 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp
 - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp
- 2 Đường thẳng này song song với nhau
- HS tự vẽ đường thẳng AB qua M và // với đường thẳngCD
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào VBT
TUẦN 9 Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010 
Toán :
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu : Giúp HS:
 - Biết sử dụng thước ê ke để vẽ hình chữ nhật .
II/ đồ dùng dạy và học :
 Thước thẳng và ê ke 
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c HS làm các bài tập ở tiết 44
2. Bài mới : 
a/ Hướmg dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS
- Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
- Hãy nếu các cặp song song với nhau có trong hình chữ nhật MNQP
- Dựa vào các điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước 
b/ Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1:
- GV y/c HS đọc đề toán 
- GV y/c HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật
- GV y/c HS tính chu vi của hình chữ nhật
Bài 2:
- GV cho biết AC,BDlà hai đường chéo hình nhật, cho HS đo độ dài đoạn thẩngC và BD, ghi kết quả rồi nhận xét để thấyAC = BD,ta có:
AC = 5cm; BD = 5cm; AC = BD 
c/ Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học
- Về nhà chuẩn bị bài sau: Thực hành vẽ hình vuông
- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp 
 M 	 N
 Q	 P
+ Các góc của bốn đỉnh của hình chữ nhật MNPQ đều là góc vuông 
+ Cạnh MN song song với QP, Cạnh MQ song song với PN
- HS vẽ vào giấy nháp 
 A 	B
 C	D
- 1 HS đọc 
a/ HS vẽ vào vở
b/ ( 5 + 3) x 2 = 16
- HS vẽ đúng HCN ABCD có chiều dài AB = 4cm, chiều rộng BC = 3m
- HS nhận xét hai đường chéo HCN bằng nhau
TUẦN 9 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
 Toán :
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu : Giúp HS 
 - Vẽ được hình vuông (bằng thước kẻ ê ke)
II/ Đồ dùng dạy học : 
- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, ê ke, com pa
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c HS vẽ hình chữ nhật ABCD. Có độ dài các cạnh AD là 5 dm, AB là 7 cm. Tính chu vi hình chữ nhật .
2. Bài mới : 
a/ Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước:
- Hỏi: Hình vuông có các cạnh ntn nào với nhau?
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước 
b/Luyện tập:
Bài 1: 
- GV y/c HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, tính chu vi và diện tích của hình 
Bài 2: 
- GV Y/c HS quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào 
- Hướng dẫn HS xác định tâm của đường tròn bằng cách vẽ 2 đường chéo 
- GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn luôn bằng nhau
c/Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Xem bài luyện tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- Hình vuông có các cạnh bằng nhau
- Là góc vuông 
- HS làm bài vào vở
a/Chu vi: 4 x 4 = 16 (cm)
b/ Diện tích: 4 x 4 = 16(cm2)
- 1 HS nhận xét 
Tứ giác nối trung điểm các cạnh của một hìnhvuông là một hình vuông.
TUẦN 9 Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
I-Mục tiêu:
- Giúp cho HS hiểu môi trường sống có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường
II.Cách tiến hành:
1/ Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của con người.
 -Cho hs thảo luận và nêu ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của con người.
 +GV kết luận:
- Môi trường( nguồn nước, không khí) bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. con người sẽ bị bệnh tật
 2/ Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
 Cho hs thảo luận và trả lời.
+ GV kết luận:
 - Các chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện không được xử lí mà thải trực tiếp vào không khí.
 - Do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao.( vứt xác súc vật chết bừa bãi.)
3/ Liên hệ thực tế ở địa phương em.
4/ Giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường
5/ Nhận xét tiết học: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc