Cám ơn và xin lỗi (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.
- Vì sao khi nói lời cám ơn, xin l6ĩ.
- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
Kĩ năng:
- Hs biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Thái độ
- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp.
- Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
Các nhị hoa và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò “Ghép hoa”.
Đạo đức Ngày dạy: 9.3.2010 Cám ơn và xin lỗi (tiết 1) I. Mục tiêu: Kiến thức: - Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. - Vì sao khi nói lời cám ơn, xin l6ĩ. - Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng. Kĩ năng: - Hs biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Thái độ - Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp. - Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. II. Đồ dùng dạy học: Các nhị hoa và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò “Ghép hoa”. III. Hoạt động dạy học: 2’ 1’ 7’ 10’ 10’ 5’ 1. Ổn định lớp: 2. Giới thiệu: Cảm ơn và xin lỗi. 3. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 - Yêu cầu hs quan sát tranh bài tập 1 và cho biết: + Các bạn trong tranh đang làm gì ? + Vì sao các bạn lại làm như vậy ? - Kết luận: Tranh 1: Cảm ơn khi nhận được bạn tặng quà. Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn. 4. Hoạt động 2: Hs thảo luận nhóm bài tập 2. - Gv chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh. - Mời đại diện mỗi nhóm trình bày. - Cho lớp trao đổi bổ sung. - Kết luận: Tranh 1, 3: Cần nói lời cảm ơn. Tranh 2, 4: cần nói lời xin lỗi. 5. Hoạt động 3: Đóng vai. - Gv giao nhiệm vụ đóng vai cho mỗi nhóm. - Yêu cầu các nhóm chuẩn bị đóng vai. - Mời đại diện đóng vai trước lớp. - Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm ? - Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn ? - Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi ? - Gv chốt lại từng cách ứng xử trong các tình huống và kết luận: + Cần cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. + Cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. 6.Củng cố, dặn dò: - Khi được nhận quà em nên làm gì ? - Nếu em mắc lỗi em cần làm gì ? - Nhận xét tiết học. Hs đọc. Hs quan sát tranh bài tập 1. 1 bạn cho táo các bạn và bạn nhận được quà nói lời cảm ơn. Khi nhận được quà em nói lời cảm ơn. Hs lắng nghe. Hs ngồi theo nhóm và thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi bổ sung. Hs lắng nghe. Các nhóm nhận nhiệm vụ. Các nhóm đóng vai. Đại diện trình bày trước lớp. Các bạn đóng vai hay Em rất vui . Vui và biết bạn đang sửa lỗi. Hs lắng nghe. Em nói lời cảm ơn. Nói lời xin lỗi. Tập đọc Ngày dạy: 8.3.2010 Bàn tay mẹ I. Mục tiêu: -Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng -Hiểu được nội dung bài:Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ. -Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ( SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Bộ chữ III. Hoạt động dạy học: TIẾT 1 1’ 6’ 2’ 12’ 14’ 14’ 16’ 5’ 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra nhãn vở củ hs - Gọi hs đọc bài Cái nhãn vở. - Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở? - Bố Giang khen bạn ấy thế nào ? - Nhận xét, ghi điểm. 3. Giới thiệu: Bàn tay mẹ. 4. Hd hs luyện đọc: a) Gv đọc mẫu lần 1. b) Hd luyện đọc: *Luyện các tiếng, từ ngữ: - Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương. - Gv gạch chân và yêu cầu hs đọc các từ trên. - Gv cho hs nhắc lại cấu tạo của tiếng đó. - Gọi hs đọc kết hơp phân tích - Giải nghĩa từ: + rám nắng: da bị nắng làm cho đen lại. + xương xương: bàn tay gầy. * Luyện đọc câu: - Gv chỉ lên bảng từng tiếng ở câu thứ nhất để hs nhẩm theo.Tiếp tục các câu tiếp theo. Sau đó cho hs đọc trơn nối tiếp nhau từng câu. Nghỉ giữa tiết * Luyện đọc đoạn, bài: - Gv chia bài làm 3 đoạn: - Cho hs tiếp nối nhau thi đọc từng câu. - Gọi cá nhân thi đọc toàn bài. - Nhận xét, ghi điểm. - Cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lần. 5. Ôn các vần an, at: a) Tìm tiếng trong bài có vần an: - Gv cho hs tìm tiếng trong bài có vần an. - Cho hs đọc và phân tích các tiếng có vần trên. b) Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at: - Gọi hs đọc từ mẫu trong sgk. - Cho hs phân tích tiếng than, bát. - Cho hs tìm tiếng có vần an, at. - Yêu hs cầu nói tiếng có vần trước lớp. - Gọi hs bổ sung, Gv ghi nhanh lên bảng. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. TIỀT 2 6. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Tìm hiểu bài đọc: - Yêu cầu hs đọc 2 đoạn đầu. Cả lớp đọc thầm suy nghĩ và trả lời: + Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình ? - Yêu cầu hs đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ. Nghỉ giữa tiết - Gọi hs thi đọc diễn cảm bài văn. b) Luyện nói: - Gv nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 2 hs nhìn tranh 1, thực hành hỏi đáp theo mẫu. - Cho 3 cặp thực hành hỏi, đáp tranh 2, 3, 4. - Cho hs tự hỏi đáp không nhìn sgk. - Nhận xét. 7. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc toàn bài. - Về nhà đọc lại bài, chuần bị bài Cái Bống. - Nhận xét tiết học. Hs để nhãn vở cho Gv kiểm tra. 2 – 3 hs đọc bài. Tên trường, lớp, họ và tên của mình, năm học. Biết viết nhãn vở. Hs đọc tựa bài. Hs theo dõi. Hs tìm từ khó Hs đọc các từ trên. Hs nhắc lại. Cá nhân, nhóm, DT Hs theo dõi, Hs đọc nối tiếp từng câu. Từng nhóm 3 hs thi đọc nối tiếp nhau 1 câu Cá nhân hs thi đọc toàn bài Cả lớp đọc bài. Hs tìm: bàn Hs đọc và phân tích. 2 – 3 hs đọc: mỏ than, bát cơm Hs phân tích. Bàn ghế, chan hoà , đan áo, Bãi cát, mát mẻ, ca hát, Hs bổ sung. Hs đồng thanh. Hs theo dõi. 2 hs đọc 2 đoạn đầu. Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt 1 chậu tã lót đầy. Nhiều hs đọc diễn cảm câu văn sau. 3 – 4 hs thi đọc diễn cảm bài văn. Hs theo dõi. Hs nhìn tranh và thực hành hỏi theo mẫu: - Ai nấu cơm cho bạn ăn ? - Mẹ nấu cơm cho tôi ăn. 3 cặp hỏi đáp tranh 2, 3, 4: - Ai mua quần áo mới cho bạn ? - Bố mẹ mua quần áo mới cho tôi. - Ai chăm sóc khi bạn bị ốm ? - Bố mẹ chăm sóc khi tôi bị ốm. - Ai vui khi bạn được điểm 10 ? - Bố mẹ vui khi tôi được điểm 10. Hs hỏi, đáp không nhìn sách. Nhận xét. Hs thi làm nhãn vở. 1 hs đọc lại toàn bài. Lắng nghe. Tập viết Ngày dạy: 9.3.2010 Tô chữ hoa C, D, Đ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hs biết tô chữ hoa C,D,Đ 2. Kĩ năng: - Viết đúng các vần an,at,anh,ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ theo mẫu chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu. * HS khá giỏi viết đều nét; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai. 3. Thái độ: - Yêu thích môn tập viết. II. Đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu: C, D, Đ đặt trong khung chữ. - Chữ mẫu viết bảng: an, at, anh, ach; bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ III. Hoạt động dạy học: 5’ 1’ 7’ 8’ 9’ 2’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra vở viết ở nhà củ hs. - Cho hs viết vào bảng các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau 2. Giới thiệu: - Tô các chữ hoa C, D, Đ. - Viết các vần và từ ngữ đã học theo mẫu chữ thường, cở vừa và nhỏ. 3. Hd tô chữ hoa: * Chữ C: - Gv đưa chữ C mẫu cho hs quan sát và nhận xét về độ cao. - Gv nêu số lượng nét, kiểu nét, quy trình viết chữ C (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ). + Chữ C gồm 1 nét, cao 5 ô li, rộng 4 ô. ĐĐB ở điểm giữa cạnh trên lượn nét cong chạm sát cạnh trái, Đưa bút lượn xuống giữa ô thứ 3, lượn vòng lên góc phải tạo thành nét khuyết, lượn tiếp nét cong cách cạnh trái 1,5 ô, khi nét cong chạm cạnh dưới góc phải thì lượn lên, điểm kết thúc ở giữa cạnh trên ô thứ 2 từ phải sang. - Gv cùng hs tô chữ C trên không trung. - Cho hs tô 1 chữ C trong vở tập viết. * Chữ D, Đ: - Gv đưa chữ D, Đ cho hs quan sát và nhận xét sự giống nhau và sự khác nhau giữa các chữ D, Đ. Nhận xét về độ cao chữ B. - Gv nêu: Chữ D cao 5 ô li gồm 1 nét, rộng 4 ô. ĐĐB cạnh trên ở điểm hơn 2 ô từ trái sang, viết nét xiên mềm mại dọc theo cạnh giữa đến góc trái dưới chuyển thành nét thắt, tiếp tục lượn nét cong sang bên phải đến cạnh trên vòng sang trái, điểm dừng bút ở 1,5 ô góc trái trên. (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ). - Chữ Đ: tương tự, lia bút đến điểm 1 đơn vị viết nét 2 là nét ngang ngắn mềm mại từ trái sang phải. - Gv hd hs cùng tô trên không. - Cho hs tô 1 chữ D, Đ mỗi chữ tô 1 chữ trong vở tập viết. 3. Hd viết vần, từ ngữ ứng dụng: - Cho hs đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: an, at, anh, ach; bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ - Yêu cầu hs quan sát các vần và từ ứng dụng viết mẫu trên bảng phụ và trong vở tập viết. - Gv lưu ý hs về độ cao, nét nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ. - Cho hs viết vần và từ ứng dụng trên bảng con. 4. Thực hành tập tô tập viết trong vở: - Yêu cầu hs tập tô các chữ hoa: C, D, Đ (các dòng giống nhau chỉ tô 1 dòng) - Yêu cầu hs tập viết các vần: an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ theo mẫu chữ trong vở tập viết. * Lưu ý: Gv không nhất thiết bắt hs phải tô hết các dòng trong vở tập viết. 5. Chấm bài chữa lỗi: - Gv chấm vở 1 số hs. - Sửa lỗi sai của hs. - Tuyên dương, khen ngợi bài viết đẹp. 6. Củng cố, dặn dò: - Vừa rồ tô chữ gì ? - Cho hs thi đua viết chữ đẹp: + Gọi 2 hs lên bảng cùng viết 1 từ tùy theo lớp mà Gv chọn. + Nhận xét, khen ngợi. - Dặn về nhà viết phần còn lai. - Nhận xét tiết học. Hs mở vở cho Gv kiểm tra. Hs theo dõi. Hs quan sát mẫu chữ C. Chữ c cao 5 ô li. Hs theo dõi. Hs tô chữ trên không. Hs tô chữ C vào vở tập viết. Hs quan sát. Giống nhau chữ D. Khác nhau: Đ có nét gạch ngang chính giữa Hs theo dõi. Hs viết trên không. Hs tập tô chữ D, Đmỗi chữ tô 1 chữ trong VTV. Hs đọc. Hs quan sát. Hs theo dõi Hs ... tả. Đó là con gà mái. Hs mô tả. Khác nhau ở kích thước, màu long, và tiếng kêu. Mỏ gà dùng để mổ thóc, móng gà dùng để bới đất kiếm mồi Gà di chuyển bằng 2 chân. Nó không bay được. Nuôi gà để ăn thịt. Rất bổ dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Hs lắng nghe. Hs theo dõi. Chính tả (nghe viết) Ngày dạy: 11.3.2010 Cái Bống I. Mục tiêu: Kiến thức: - Hs nghe Gv đọc, viết lại chính xác, trình bày đúng bài đồng dao Cái Bống. Kĩ năng: - Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần anh hoặc ach, điền chữ ng hoặc ngh vào chỗ trống.. Thái độ: - Yệu thích học phân môn chính tả. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 5’ 1’ 17’ 7’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra vở của những hs về nhà phải chép lại. - Gọi hs lên bảng viết các từ sai ở tiết trước như: tã lót, giặt, nấu cơm, - Nhận xét, ghi điểm. 2. Giới thiệu: Nghe viết bài đồng dao Cái Bống. - Điền đúng vần anh hay ach; chữ ng hay ngh. 3. Hd hs nghe viết: -Yêu cầu hs đọc lại thành tiếng. - Cho hs đọc thầm lại, tìm những từ ngữ dễ sai: khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng. - Cho hs viết vào bảng con các tiếng đó. - Gv đọc cho hs viết bài thong thả. - Gv hd các em cách ngồi, cầm bút, cách viết đề bài vào giữa trang giấy, đầu mỗi câu khuyến khích hs viết hoa (không đòi hỏi hs phải viết hoa). - Hd hs chữ sai sửa bên lề vở. Hd hs ghi số lỗi lên trên lề của bài. - Gv chấm 1 số bài, còn lại Gv mang vở về nhà chấm. - Gv chữa trên bảng những lỗi phổ biến. 4. Hd hs làm bài tập: a) Điền vần: anh hay ach ? - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - Gv gắn bảng phụ có ghi sẵn bài tập. - Cho hs lên bảng thi làm nhanh. - Cả lớp làm bài vào sách. - Gọi hs đọc lại các tiếng vừa điền. - Nhận xét, sửa chữa. b) Điền chữ: ng hay ngh ? - Gv hd hs làm tương tự trên. 5. Củng cố, dặn dò: - Khen ngợi những hs học tốt, chép bài đúng, đẹp. - Dặn những hs viết chưa đúng chép lại bài. - Nhận xét tiết học. Hs mở vở cho Gv xem. Hs viết vào bảng con. Hs đọc tựa bài. 3 hs nhìn sách đọc bài. Hs tìm. 2 – 3 hs đọc các tiếng dễ sai. Hs viết các tiếng khó đó vào bảng con. Hs nghe Gv đọc viết bài vào vở. Hs ngồi đúng tư thế. Hs cầm bút chì chữa bài. Hs theo dõi. Điền vần anh hay ach. 2 hs thi làm bài. Cả lớp làm vào sách. 1 hs:hộp bánh, túi xách tay. Nhận xét. Hs thực hiện tương tự. 1 hs đọc: ngà voi, chú nghé Hs lắng nghe. Ôn tập giữa kì Toán Ngày dạy: 11.3.2010 Các số có hai chữ số (tiếp theo) I. Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 70 đến 99. Kĩ năng: - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 99. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng toán - Que tính. III. Hoạt động dạy học: 7’ 1’ 8’ 14’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gv vẽ 2 tia số viết dưới mỗi vạch của tia số 1 số tương ứng. - Gọi hs đọc các số theo thứ tự từ 50 đến 69 và ngược lại. - Gọi hs nhận xét. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Giới thiệu: Các số có hai chữ số (Tiếp theo). 3. Giới thiệu các số từ 70 đến 80: - Gv hd hs quan sát hình trong sgk để hs nhận ra: có 7 bó, mỗi bó 1 chục que tính, viết 7 vào cột chục; có 2 que tính rời nên viết 2 vào cột đơn vị. - Gv nêu: có 7 chục và 2 đơn vị tức là bảy mươi hai và viết là 72 rồi chỉ cho hs đọc. - Gv yêu cầu hs lấy 7 bó, mỗi bó 1 chục que tính, lấy thêm 1 que tính nữa, chỉ vào 7 bó và 1 que tính rời và nói: Bảy chục và 1 là 7 mươi mốt, viết 71, cho hs đọc. - Gv hd như trên từ 72, 73, 74, , 80. Bài tập 1: Viết số: - Gv cho hs viết các số vào bảng con và đọc lại. 4. Giới thiệu các số từ 80 đến 90, từ 90 đến 99: - Gv hd tương tự như trên. Bài tập 2: Viết các số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó: - Gv yêu cầu hs tự làm vào sgk. - Gọi hs đọc lại các số đó. Bài tập 3: Viết (theo mẫu) - Gv giúp hs nhận ra cấu tạo của các số có hai chữ số. Chẳng hạn: 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị. - Yêu cầu hs làm vào sgk. - Gv dán bảng phụ có ghi nội dung gọi hs lên bảng sửa. - Nhận xét. - Gọi hs đọc lại. Bài tập 4: - Cho hs quan sát hình vẽ. - Trong hình có bao nhiêu cái bát ? - Trong đó có mấy chục và mấy đơn vị ? - Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: - Gv cho hs đọc, viết, phân tích các số từ 70 đến 99 - Nhận xét. - Nhận xét tiết học. 2 hs lên bảng làm bài. Nhận xét. Từng hs đọc. Nhận xét. Hs đọc. Hs quan sát. Hs đọc: Bảy mươi hai. Hs lấy 7 bó , mỗi bó 1 chục que tính, lấy thêm 1 que tính. Hs đọc: Bảy mươi mốt. Hs làm theo hd của Gv. Hs viết: 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80 hs đọc lại. Hs làm bài vào sgk. Hs đọc lại các số đó. Hs theo dõi. Hs tự làm vào sgk. Hs lên bảng sửa. Hs đọc. Hs quan sát hình. Có 32 cái bát. Có 3 chục và 3 đơn vị. Hs đọc, viết, phân tích. Nhận xét. Tiếng Việt Kiểm tra giữa kì II (2 tiết) Toán Ngày dạy: 12.3.2010 So sánh các số có hai chữ số I. Mục tiêu: Kiến thức: - Biết so sánh các số có hai chữ số (chủ yếu dựa vào cấu tạo của các số có hai chữ số) Kĩ năng: - Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng toán - Que tính. III. Hoạt động dạy học: 7’ 2’ 5’ 5’ 11’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 hs lên bảng viết số: a) từ 70 đến 80 b) Từ 80 đến 90 - Gọi hs đọc từ 90 đến 99, 99 về 90. - Gọi hs phân tích số: 84, 85. - Nhận xét. 2. Giới thiệu: So sánh các số có hai chữ số 3. Giới thiêu 62 < 65: - Gv hd hs quan sát các hình vẽ trong sgk. - Yêu cầu hs lấy que tính như sgk. - 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - 62 và 65 có cùng số chục là 6 chục, mà 2 < 5 nên 62 < 65. - Gọi hs đọc. - 62 62. - Yêu cầu hs đọc lại. - Gv cho các số yêu cầu hs lên bảng so sánh: 42 44 76 71 - Nhận xét. 4. Giới thiệu 63 >58: - Gv hd hs quan sát các hình vẽ trong sgk. - 63 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - 58 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - 63 và 58 có số chục khác nhau: 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58. - Gọi hs đọc lại. - Gọi hs nhận biết 63 > 58 thì 58 < 63. - Gv giúp hs: số chục bằng nhau ta so sánh số hàng đơn vị; 2 số chục khác nhau số chục nào lớn là số đó lớn. 4. Thực hành: Bài 1: > ,< , = ? - Gọi hs nêu yêu câu. - Cho hs làm bài vào sgk. - Gọi 3 hs lên bảng sửa bài bằng cách thi làm nhanh. - Gv có thể hỏi hs nêu các so sánh. Bài 2, 3: (a,b) Khoanh vào số lớn, số bé nhất: - Gọi hs nêu yêu cầu. - Yêu cầu hs làm vào sgk. - Cho hs lên bảng sửa. - Nhận xét. Bài 4: Viết các số 72, 38, 64 từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - Cho hs làm bài. - Gọi hs lên bảng sửa. - Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: - Gv cho các số yêu cầu hs thi đua so sánh: 38 83 79 97 86 88 27 24 - Nhận xét. - Nhận xét tiết học. 2 hs lên bảng viết. Hs đọc. 2 hs phân tích. Nhận xét. Hs đọc. Hs quan sát hình vẽ. Hs lấy que tính. 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị. 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị. Hs theo dõi. Hs đọc: 62 < 65. Hs đọc: 62 62. 2 hs lên bảng so sánh. Nhận xét. Hs quan sát hình. 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị. 58 gồm 5 chục và 8 đơn vị. Hs theo dõi. Hs đọc: 63 > 58. Điền dấu vào chỗ chấm. Hs làm bài. 3 hs lên bảng thi đua. Khoanh vào số lớn, số bé nhất. Hs làm bài. Lần lượt 2 hs lên bảng sửa. Nhận xét. Hs làm bài. 2 hs lên bảng sửa bài. 2 hs so sánh. Nhận xét. Thủ công Ngày dạy: 11.3.2010 Cắt, dán hình vuông (tiết 1) I. Mục tiêu: Kiến thức: - Hs kẻ được hình vuông - Hs cắt, dán đươc hình vuông theo cách đơn giản. Kĩ năng: - Đường cắt tương đối phẳng, hình dán tương đối phẳng. * Hs khéo tay kẻ và cắt dán hình vuông theo hai cách. Đường cắt phẳng, hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt thêm hình vuông có kích thước khác. Thái độ: - Yêu thích học môn thủ công. II. Chuẩn bị: - Hình vuông mẫu dán trên tờ giấy trắng kẻ ô. - Tờ giấy kẻ ô. - Bút chì, thước, kéo, hồ III. Hoạt động dạy học: 5’ 25’ 5’ 1. Gv hd hs quan sát và nhận xét: - Cho hs quan sát hình vuông mẫu. - Hình vuông có mấy cạnh ? - Độ dài các cạnh như thế nào ? - Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ? 2. Hd mẫu: * Hd cách kẻ hình vuông: - Để vẽ hình vuông ta làm thế nào ? - Gv thao tác mẫu từng bước thông thả. + Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng. + Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A xuống 7 ô theo đường kẻ ta được điểm D. + Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C. + Nối lần lượt các điểm A, B, C, D ta được hình vuông ABCD. * Hd cắt rời hình vuông: - Cắt theo các cạnh AB, BC, CD, DA được hình vuông. - Bôi 1 lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng. - Gv cho hs kẻ, cắt hình vuông trên giấy vở hs có kẻ ô. * Gv hd cách kẻ hình vuông đơn giản: - Cách trên dư giấy vụn nhiều. - Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình vuông như trên. Như vậy ta chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại. - Cách kẻ: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 7 ô, Ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. Hai đường thẳng kẻ gặp nhau ta được điểm C và được hình vuông ABCD. - Gv cho hs thực hành kẻ, cắt hình vuông theo cách đơn giản trên giấy vở hs có kẻ ô. 3 Nhận xét, dặn dò: - Gv nhắc hs chuẩn bị giấy màu để tiết 2 thực hành. - Nhận xét tiết học. Hs quan sát. Có 4 cạnh. Các cạnh bằng nhau. 7 ô. Đặt các điểm, dùng thước kẻ. Hs quan sát. Hs thực hành. Hs quan sát. Hs thực hành. Hs theo dõi.
Tài liệu đính kèm: