Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Tiết 1: Đạo đức

Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt ( t.2)

I.Mục tiêu

1. Mục tiêu chính:

 Nêu được ý nghĩa củaviệc chào hỏi, tạm biệt

 Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể,quen thuộc hằng ngày.

 Có thái độ tôn trọng, lễ độvới người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.

* Ghi chú: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi và tạm biệt một cách phù hợp.

* Đc: Không yêu cầu học sinh đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp.

2. Mục tiêu tích hợp: KNS

 - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp với từng tình huống cụ thể.

II. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Trò chơi

- Thảo luận nhóm

- Đóng vai

- Xử lí tình huống

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Nguyễn Thị Cẩm Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ NGÀY
TIẾT 
MÔN
TÊN BÀI DẠY
THỜI
LƯỢNG
GHI CHÚ 
Hai
1
2
3
4
ĐẠO ĐỨC
ÂM NHẠC
TẬP ĐỌC
TẬP ĐỌC
Chào hỏi và tạm biệt (t2)
Học hát bài: Đi tới trường.
Bài : Đầm sen
Bài : Đầm sen
 35’
 35’
 40’
 40’
KNS, Đc
Ba
1
2
3
4
CHÍNH TẢ
TẬP VIẾT
MĨ THUẬT
TOÁN
Bài : Hoa sen
Bài: Tô chữ hoa L, M, N
Vẽ tranh đàn gà.
Phép cộng trong phạm vi 100(cộng.)
40’
40’
35’
40’
BVMT
Tư
1
2
3
4
TOÁN
THỂ DỤC
TẬP ĐỌC
TẬP ĐỌC
Luyện tập 
Chuyển cầu theo N2 người.Trò .. 
Bài: Mời vào 
Bài: Mời vào 
40’
40’
40’
40’
Đc
Năm
1
2
3
4
TOÁN
CHÍNH TẢ
KỂ CHUYỆN
THỦ CÔNG
Luyện tập 
Bài: Mời vào 
Bài : Niềm vui bất ngờ. 
Cắt, dán hình tam giác.(t2) 
40’
40’
40’
35’
Sáu
1
2
3
4
5
TOÁN
TẬP ĐỌC
TẬP ĐỌC
TN & XH
SINH HOẠT
Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ...)
Bài : Chú công
Bài : Chú công
Nhận biết cây cối và con vật.
Sinh hoạt lớp
40’
40’
40’
35’
35’
BVMT
Ngày soạn: 30/3/2012 Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: 	Đạo đức
Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt ( t.2)
I.Mục tiêu
1. Mục tiêu chính: 
 	 Nêu được ý nghĩa củaviệc chào hỏi, tạm biệt
 	 Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể,quen thuộc hằng ngày.
 Có thái độ tôn trọng, lễ độvới người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
* Ghi chú: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi và tạm biệt một cách phù hợp.
* Đc: Không yêu cầu học sinh đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp.
2. Mục tiêu tích hợp: KNS
	- Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp với từng tình huống cụ thể.
II. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Trò chơi
Thảo luận nhóm
Đóng vai
Xử lí tình huống
III. Phương tiện dạy học:
 	Vở BT Đạo đức
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .Ổn định: (1’)
Hát
2 . Bài cũ : (4’)
* Cần nói lời chào hỏi, tạm biệt khi nào ?
- Nhận xét.
3 . Bài mới :(25’)
 - Tiết này các em tiếp tục học bài : Chào hỏi và tạm biệt. 
a/ Hoạt động 1 : Thực hành 
- GV cho HS thực hành hành vi chào hỏi, tạm biệt qua các gợi ý :
* Em chào hỏi hay tạm biệt ai ?
* Em chào hỏi, tạm biệt trong tình huống nào ? trường hợp nào ?
* Khi đó em đã làm gì ? nói gì ?
* Tại sao em làm như thế ?
- GV nhận xét – tuyên dương.
b/ Hoạt động 2 : Thảo luận cặp đôi BT3 - 
- Gv cho HS thảo luận BT 3 qua các câu hỏi gợi ý :
* Ta cần chào hỏi khi nào ?
* Vì sao ta phải làm như vậy ?
- GV nhận xét – chốt : Cần chào hỏi cho phù hợp với người đó về mối quan hệ, tuổi tác, lời chào hỏi phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, không nói to, 
c/ Hoạt động 3: Tập hát bài Con chim vành khuyên 
- GV treo Bảng phụ có ghi sẵn bài hát 
- GV hát mẫu – hướng dẫn HS hát.
 4 : Củng cố :(3’)
 GV cho HS đọc thuộc câu tục ngữ trong Sgk.
* Cần nói lời chào hỏi, tạm biệt khi nào ?
 5: Dặn dò: (2’)
Chuẩn bị bài
Nhận xét tiết học
Từng em được thực hành
2 em ngồi cùng bàn thảo luận – đại diện trình bày, bổ sung.
HS tập hát theo sự hướng dẫn của GV
HS đọc ĐT câu tục ngữ
Tiết 2:	Âm nhạc 
Tiết 3+4: 	Tập đọc
Bài : Đầm sen
I.Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC : (5’)
Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ mới về” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Cả lớp viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt hoảng.
2.Bài mới:(35’)
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, khaon thai). Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Xanh mát (x ¹ x), xoè ra (oe ¹ eo, ra: r), ngan ngát (an ¹ ang), thanh khiết (iêt ¹ iêc)
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là đài sen ?
Nhị là bộ phận nào của hoa ?
Thanh khiết có nghĩa là gì ?
Ngan ngát là mùi thơm như thế nào?
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần en, oen.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần en ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen ?
Bài tập 3:
Nói câu có chứa tiếng mang vần en hoặc oen?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:(30’)
Hỏi bài mới học.
Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?
Đọc câu văn tả hương sen ?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
* Luyện nói: Nói về sen.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
Nhận xét chung về khâu luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:(5’)
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò:(2’) 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. 
Nhận xét tiết học 
Học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt hoảng.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
+ Đài sen:Bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen
Nhị: Bộ phận sinh sản của hoa.
Thanh khiết: Trong sạch.
Ngan ngát: Mùi thơm dịu, nhẹ.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Sen.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần en, vần oen ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Ví dụ: xe ben, hứa hẹn, đèn dầu 
Xoèn xoẹt, nhoẻn cười.
Đọc mẫu câu trong bài (Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký rất hay. Lan nhoẻn miệng cười).
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức.
2 em.
Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhuỵ vàng.
Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Lắng nghe.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Các em nói về sen:
	Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu xanh mát.Cánh hoa màu đỏ nhạt, đài và nhuỵ màu vàng. Hương sen thơm ngát, thanh khiết nên sen thường được dùng để ướp trà.
Học sinh khác nhận xét bạn nói về sen.
Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài về hoa sen.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Ngày soạn:31/4/2012 Thứ ba 03/4 / 2012
Tiết 1:	Chính tả (tập chép) 
Bài : Hoa sen
I.Mục tiêu:
	Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12-15 phút. Điền đúng vần en, oen, g, gh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 (SGK).
* GDBVMT: Hoa sen vừa đẹp vừa có ý nghĩa( Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ), do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài ca dao cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : (5’)
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:(28’)
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: trắng, chen, xanh, mùi  
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ sau:
gh
i
e
ê
4. Củng cố: 
Hôm nay viết bài gì?
* GDBVMT: Hoa sen thể hiện cho cái đẹp vì vậy chúng ta vần phải yêu quý và bảo vệ để hoa đẹp mãi.
5.Nhận xét, dặn dò:(3’)
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.
Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền vần en hoặc oen.
Điền chữ g hoặc gh.
Học sinh làm VBT.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
Giải 
Đèn bàn, cưa xoèn xoẹt
Tủ gỗ lim, đường gồ ghề, con ghẹ.
gh thường đi trước nguyên âm i, e, ê.
Đọc lại nhiều lần.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút  ...  	Toán 
Bài: phép trừ trong phạm vi 100
(trừ không nhớ)
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số; biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số.
HS khá giỏi: Bài 1, 2, 3.
Chuẩn bị:
Giáo viên:	Bảng cài que tính.
Học sinh:
- Que tính.
- Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:(1’)
Bài cũ:(5’)
Tính:
27 + 11 = 64 +5 =
33 cm + 14 cm = 9 cm + 30 cm =
Nhận xét.
Bài mới:(30’)
Giới thiệu: Học bài phép trừ trong phạm vi 100.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23.
Lấy 57 que tính -> lấy 57.
Vừa lấy bao nhiêu que? Viết số 57.
Tách ra bó 2 chục que tính và 3 que tính rời, xếp các bó chục que bên trai và 3 que rời bên phải.
Tách bao nhiêu que tính? -> Ghi số 23 dưới 57.
Sau khi tách 23 que tính còn bao nhiêu que?
Vì sao con biết?
Đó là phép trừ: 
57 – 23 = 34.
Giới thiệu cách làm tính trừ:
Hướng dẫn đặt tính:
+ Phân tích số 57, số 23.
Giáo viên viết.
+ Bạn nào có thể nêu cách đặt tính?
Hướng dẫn làm tính trừ:
+ Bạn nào lên trừ giúp cô?
57
- 23
34
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh các trường hợp có số 0:
 35 53
- 15 - 51
 20 02
Bài 2: Yêu cầu gì?
Thực hiện nhẩm và ghi Đ hoặc S vào ô vuông.
Bài 4: Đọc đề bài.
Nêu tóm tắt:
Có 75 cái ghế
Mang ra 25 cái ghế
Còn lại  cái ghế?
Củng cố:(4’)
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Ghi bài toán 37 – 12. Nhìn vào phép tính, đặt đề toán rồi giải.
Nhận xét.
Dặn dò:(2’)
Làm bài tập 3.
Chuẩn bị: Phép trừ trong phạm vi 100.
Nhận xét tiết học 
Hát.
Học sinh làm bảng con.
Học sinh lấy 5 chục và 7 que rời.
 57 que.
Học sinh tiến hành tách.
 23 que.
 34 que.
 5 chục và 7 đơn vị.
 2 chục và 3 đơn vị.
Học sinh nêu: Viết 57, rồi viết số 23 sao cho các cột thẳng hàng với nhau.
Học sinh lên làm và nêu cách làm.
Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính.
Hoạt động lớp.
Tính.
Học sinh làm bài sửa ở bảng lớp.
 đúng ghi Đ, sai ghi S.
Học sinh đọc.
1 em giải.
Bài giải
Số ghế còn lại là:
75 – 25 = 50 (cái)
Đáp số: 50 cái.
Học sinh cử đại diện lên thi đua, đội nào thực hiện nhanh sẽ thắng.
Tiết 2+3 : 	Tập đọc 
Bài : Chú công
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạcg, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành.. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : (5’)
Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mời vào” và trả lời các câu hỏi SGK.
Gọi 3 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:(35’)
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi công)
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Nâu gạch: (n ¹ l), rẻ quạt (rẻ ¹ rẽ)
Rực rỡ: (ưt ¹ ưc, rỡ ¹ rở), lóng lánh (âm l, vần ong, anh)
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là nâu gạch?
Rực rỡ có nghĩa thế nào?
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “Rẻ quạt”
Đoạn 2: Phần còn lại.
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần oc, ooc:
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần oc ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc ?
Giáo viên nêu tranh bài tập 3:
Nói câu chứa tiếng có mang vần oc hoặc ooc.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:(30’)
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Lúc mới chào đời chú công xó bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì?
Đọc những câu văn tả vẽ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba năm.
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói:
Hát bài hát về con công.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa  . Hát tập thể nhóm và lớp.
5.Củng cố:(5’)
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò:(2’)
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Nhận xét tiết học 
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nâu gạch: Màu lông nâu như màu gạch.
Rực rỡ: Màu sắc nỗi bật, rất đẹp mắt.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
1 học sinh đọc lại bài, lớp đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
Ngọc. 
Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng con, trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng nhiều từ thì thắng cuộc.
Oc: bóc, bọc, cóc, lọc, .
Ooc: Rơ – moóc, quần soóc
Đọc mẫu câu trong bài.
Con cóc là câu ông giời.
Bé mặc quần soóc.
Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.
2 em đọc lại bài.
Con công.
1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.
2. Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu, mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẩm được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên ngọc. 
Học sinh đọc lại bài văn.
Quan sát tranh và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa.
Nhóm hát, lớp hát.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Tiết 4: 	Tự nhiên và xã hội
Bài: Nhận biết cây cối và con vật
I.Mục tiêu : 
Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật.
Ghi chú: Nêu điểm giống( hoặc khác) nhau giữa một số cây hoặc giữa một số con vật.
* BVMT: Yêu thích chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy – học :
-Các hình ở trong bài 29 SGK.
-GV và HS sưu tầm một số tranh, ảnh thực vật và động vật đem đến lớp.
III.Các hoạt động dạy – học :
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.Ổn định :(1’)
2.Bài cũ :(4’)
-Tiết trước các em học bài gì ?
-Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
+Muỗi thường sống ở đâu ?
+Nêu tác hại do muỗi đốt ?
+ Khi đi ngủ em thường làm gì để không bị muỗi đốt ?
-HS trả lời.
-Nhận xét. 
3.Bài mới :(25’)
*Giới thiệu bài :
* Phát triển các hoạt động:
vHoạt động 1 : Làm việc với tranh ảnh, mẫu vật
MT : HS ôn lại về các cây đã học ,nhận biết một số cây và con vật mới.
-GV chia lớp thành 4 nhóm, phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, băng dính và hướng dẫn các nhóm làmviệc :
+Bày các mẫu vật các em mang đến lớp.
+Dán tranh ảnh về động vật và thực vật vào giấy.
+Chỉ nói tên từng cây, từng con mà nhóm sưu tầm được. Mô tả chúng, tìm sự giống nhau (khác nhau) giữa các cây ; sự giống (khác) giữa các con vật.
-GV nhận xét kết quả trao đổi giữa các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tốt có nhiều sản phẩm.
-HS chia nhóm và làm việc theo hướng dẫn đầu tiên.
-Từng nhóm treo sản phẩm của mình trước lớp.
-Đại diện lên trình bày kết qủa làm việc của nhóm
-HS các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
VD:
.Các loại cây nhóm bạn nêu trên có gì giống nhau(đều có rễ ,thân ,lá ,hoa)
.Các loại câycó gì khác nhau?(Khác nhau về hình dạng ,kích thước)
.Các loài động vật giống nhau ở điểm gì?(có đầu ,mình và cơ quan di chuyển)
*Kết luận: Có nhiều loại cây như rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng kích thướcNhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa.
-Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dạng, kích thước,nơi sốngNhưng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
vHoạt động 2 : Trò chơi “Đố bạn cây gì ? con gì ?” 
MT : HS nhớ lại những đặc điểm chính của các cây và con đã học.
 -HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi.
*GV hướng dẫn HS cách chơi :
-Mỗi HS được GV đeo cho một tấm bìa có vẽ hình một cây (hoặc một con cá)ở sau lưng.
HS đó muốn biết đó là cây gì hoặc con gì thì đặt câu hỏi(đúng/sai) để hỏi các bạn dưới lớp. HS đó có thể hỏi 3-5 câu hỏi cho cả lớp trả lời trước khi đoán cây, con vật.
Kết thúc trò chơi : GV tuyên dương một số học sinh mạnh dạn, đoán giỏi, đoán đúng.
* GDBVMT: Cây cối và con các vật có rất nhiều lợi ích vậy các em cần phải làm gì để bảo vệ chúng?
Gv giáo dục hs.
4. Củng cố, dặn dò:
Hôm nay học bài gì?
Về nhà học bài
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
-GV gọi một số HS lên chơi thử
®HS chơi theo nhóm để nhiều em đặt được nhiều câu hỏi :
+Cây đó có thân gỗ phải không?
+Đó là cây rau cải à ?
+
+Con đó có 4 chân phải không ?
+Con đó biết gáy phải không ?
+Con đó có cánh phải không ?
+...
-HS chơi cả lớp.
Hs trả lời
SINH HOẠT LỚP
 I/ Nội dung 
 1 Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua về các mặt 
 a/ Học tập, vệ sinh, nề nếp, các hoạt động khác 
 b/ Tuyên dương các tổ nhóm cá nhân làm tốt 
 c/ Nhắc nhở các tổ nhóm, cá nhân làm việc chưa tốt 
 2.Giáo viên: Nhận xét thêm: Tuyên dương, khuyến khích và nhắc nhở 
 3. Kế hoạch tới 
Thực hiện học tuần 30. Thi đua học tốt, thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
Thi đua nói lời hay làm việc tốt, phân công tổ trực nhật.
Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn vở đồ dùng học tập tốt 
Lưu ý: Viết chữ đúng mẫu trình bày vở sạch đẹp. Trước khi đi học xem lại thời khóa biểu để mang đúng, đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.
chuyªn m«n	 	 	tæ tr­ëng
Ngaøy duyeät:................. Ngaøy kieåm tra:.................
.	.
.	.
Lê Thị Lệ Mỹ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(Tuan 29).doc