BÀI : Con chó nhà hàng xóm
Ngy dạy:7/12/2010
I. Mục tiêu
- Chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ui/uy, phân biệt ch/tr và thanh hỏi/ thanh ngã.
- Viết đúng nhanh, chính xác.
II. ĐDDH
- GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chép.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Trường Tiểu học Phạm Hùng Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Chính tả Tuần:16 BÀI : Con chó nhà hàng xóm Ngày dạy:7/12/2010 I. Mục tiêu - Chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ui/uy, phân biệt ch/tr và thanh hỏi/ thanh ngã. - Viết đúng nhanh, chính xác. II. ĐDDH GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chép. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học a/Giới thiệu: b/ Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả ị ĐDDH: Bảng phụ: từ khó. GV treo bảng, đọc đoạn văn cần chép 1 lượt, Vì sao Bé trong bài phải viết hoa? -Trong câu Bé là một cô bé yêu loài vật từ bé nào là tên riêng, từ nào không phải là tên riêng? -Ngoài tên riêng chúng ta phải viết hoa những chữ nào nữa? Hướng dẫn viết từ khó Yêu cầu HS tìm và viết các từ khó lên bảng. Theo dõi và chỉnh sửa cho các em. Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả ị ĐDDH: Bảng phụ. Trò chơi: Thi tìm từ theo yêu cầu -Chia lớp thành 4 đội. Yêu cầu các đội thi qua 3 vòng. c/Củng cố – Dặn dò Tổng kết chung về giờ học. Cả lớp 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. Vì đây là tên riêng của bạn gái trong truyện. Bé đứng đầu câu là tên riêng, từ bé trong cô bé không phải là tên riêng. Viết hoa các chữ cái đầu câu văn. Viết các từ ngữ: nuôi, quấn quýt, bị thương, giường, giúp bé mau lành, Cả lớp - 4 đội thi đua. +Vòng 1: Tìm các từ có vần ui/uy. +Vòng 2: Tìm các từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch. +Vòng 3: Tìm trong bài tập đọc Con chó nhà hàng xóm các tiếng có thanh hỏi, các tiếng có thanh ngã. Thời gian mỗi vòng thi là 3 phút. Hết vòng nào thu kết quảvà tính điểm của vòng đó. Mỗi từ tìm được tính 1 điểm. - Sau 3 vòng, đội nào được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. Người soạn Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Khối trưởng Duyệt BGH Trường Tiểu học Phạm Hùng Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Chính tả Tuần:16 BÀI : Trâu ơi Ngày dạy:9/12/2010 I. Mục tiêu - Nghe và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi!Trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au, tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã. - Ham thích học môn Tiếng Việt. II. ĐDDH GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3. HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học a/Giới thiệu: b/ Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. ị ĐDDH: Bảng phụ: từ khó. - Đọc b ài viết. Đây là lời của ai nói với ai? Người nông dân nói gì với con trâu? Tình cảm của người nông dân đối với trâu ntn? Hướng dẫn trình bày. Bài ca dao viết theo thể thơ nào? Hãy nêu cách trình bày thể thơ này. Các chữ đầu câu thơ viết ntn? Hướng dẫn viết từ khó. Viết chính tả. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: Tổ chức thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn là tổ thắng cuộc. Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào Vở bài tập. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu. Yêu cầu HS làm bài. Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng. Kết luận về lời giải của bài tập sau đó cho điểm HS. Lời giải: a) cây tre/ che nắng, buổi trưa/ chưa ăn, ông trăng/ chăng dây, con trâu/ châu báu, nước trong/ chong chóng. b) mở cửa/ thịt mỡ, ngả mũ/ ngã ba, nghỉ ngơi/ suy nghĩ, đổ rác/ đỗ xanh, vẩy cá/ vẫy tay. c/. Củng cố – Dặn dò Nhận xét chung về giờ học. Chuẩn bị: Cả lớp 2 HS đọc thành tiếng. Là lời của người nông dân nói với con trâu của mình. Người nông dân bảo trâu ra đồng cày ruộng, và hứa hẹn làm việc chăm chỉ, cây lúa còn bông thì trâu cũng còn cỏ để ăn. Tâm tình như nói với 1 người bạn thân thiết. Thơ lục bát, dòng 6 chữ, dòng 8 chữ xen kẽ nhau. Dòng 6 viết lùi vào 1 ô, dòng 8 viết sát lề. Viết hoa các chữ cái đầu câu thơ. Viết bảng các từ: trâu, ruộng, cày, nghiệp nông gia . . . - Cả lớp Cá nhân, nhóm. Có thể tìm được 1 số tiếng sau: cao/cau, lao/lau, trao/trau nhao/nhau, phao/phau, ngao/ngau mao/mau, thao/thau, cháo/cháu máo/máu, bảo/bảu, đao/đau, sáo/sáu, rao/rau, cáo/cáu Đọc bài. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Bạn làm Đúng/ Sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. Người soạn Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Khối trưởng Duyệt BGH Trường Tiểu học Phạm Hùng Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Đạo đức Tuần:16 BÀI : Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng Ngày dạy:7/12/2010 I. Mục tiêu - Biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Thực hiện tốt một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp: - Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. Các KNS được giáo dục trong bài: Kĩ năng hợp tác với mọi ngườitrong việc giũ gìn trừơng lớp sạch đẹp, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. III. Các PP/KT: thảo luận,động não. IV. Các phương tiện dạy học: GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1. HS: Vở bài tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Khám phá: Kết nối -> vào bài Giới thiệu: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng(tiết 2). v Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra -HS lên báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần. -Nhận xét về báo cáo của HS và những đóng góp ý kiến của cả lớp. Khen những HS báo cáo tốt, đúng hiện thực. v Hoạt động 2: Trò chơi “Ai đúng ai sai” ị ĐDDH: Hệ thống câu hỏi. GV phổ biến luật chơi: + Mỗi dãy sẽ thành một đội chơi. Mỗi dãy phải cử ra đội trưởng để điều khiển đội của mình. + Nhiệm vụ của các đội chơi: Sau khi nghe GV đọc các ý kiến, các đội chơi phải xem xét ý kiến đó đúng hay sai đưa ra tín hiệu (giơ tay) để xin trả lời. + Mỗi ý kiến trả lời đúng – đội ghi được 5 điểm. GV tổ chức cho HS chơi mẫu. GV tổ chức cho HS chơi. GV nhận xét HS chơi. GV phát phần thưởng cho các đội thắng cuộc. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN Người lớn mới phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường. Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng. Không được xả rác ra nơi công cộng. Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim. Bàn tán với nhau khi đang xem trong rạp chiếu phim. Bàn bài với nhau trong giờ kiểm tra. * KNS: Đảm nhận trách nhiệm. v Hoạt động 3: Tập làm người hướng dẫn viên -Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào thăm Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì? -GV yêu cầu HS suy nghĩ sau 2 phút, một số đại diện HS lên trình bày. GV nhận xét. GV khen những HS đã đưa ra những lời nhắc nhở đúng. c/ Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Hát Cá nhân Một vài đại diện HS lên báo cáo. Chẳng hạn: - Trao đổi, nhận xét, góp ý kiến của HS cả lớp. Nhóm - Đội nào ghi được nhiều điểm nhất – sẽ trở thành đội thắng cuộc trong trò chơi. - PP: Động não. Cả lớp - Hết thời gian, một số đại diện HS lên trình bày. Chẳng hạn: Kính mời quý khách thăm Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của Viện Bảo tàng, tôi xin nhắc nhở các quý khách những vấn đề sau: 1/ Không vứt rác lung tung ở Viện Bảo tàng. 2/ Không được sờ vào hiện vật trưng bày. 3/ Không được nói chuyện trong khi đang đi tham quan. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung của các HS trong lớp. Người soạn Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Khối trưởng Duyệt BGH Trường Tiểu học Phạm Hùng Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn:Kể chuyện Tuần:16 BÀI : Con chó nhà hàng xóm Ngày dạy:7/12/2010 I. Mục tiêu - Quan sát tranh và kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. - Biết nghe và nhận xét lời bạn kể. - Ham thích học môn Tiếng Việt. II. ĐDDH GV: Tranh minh họa câu chuyện. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động a/Giới thiệu bài: b/ Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện ị ĐDDH: Tranh. Kể trong nhóm. Chia nhóm và yêu cầu HS kể trong nhóm. Kể trước lớp. Tổ chức thi kể giữa các nhóm. Theo dõi và giúp đỡ HS . Ví dụ: Tranh 1 Tranh vẽ ai? Cún Bông và Bé đang làm gì? Tranh 2 Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún đang chơi? Lúc đấy Cún làm gì? Tranh 3 Khi bé bị ốm ai đã đến thăm Bé? Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì? Tranh 4 Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp Bé làm những gì? Tranh 5 Bé và Cún đang làm gì? Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì? v Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện ị ĐDDH: SGK. Tranh. Tổ chức cho HS thi kể đọc thoại. Nhận xét và cho điểm HS. c/. Củng cố – Dặn dò Tổng kết chung về giờ học. Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Nhóm, cá nhân Bài Con chó nhà hàng xóm. Kể về tình bạn giữa Bé và Cún Bông. Tình bạn đó rất đẹp, rất gần gũi và thân thiết. Tranh vẽ Cún Bông và Bé. Cún Bông và Bé đang đi chơi với nhau trong vườn. Bé bị vấp vào một khúc gỗ và ngã rất đau. Cún chạy đi tìm người giúp đỡ. Các bạn đến thăm Bé rất đông, các bạn còn cho Bé nhiều quà. Bé mong muốn được gặp Cún Bông vì Bé rất nhớ Cún Bông. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc t ... ạt động dạy Hoạt động học a/ Giới thiệu: b/ Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thực hành. ị ĐDDH: Tranh phóng to. Mô hình đồng hồ. Bài 1: Đọc yêu cầu của bài. Treo tranh 1 và hỏi: Bạn An đi học lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ sáng ? Đưa mô hình đồng hồ và yêu cầu HS quay kim đến 7 giờ. Gọi HS khác nhận xét. Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại. Hỏi tiếp: 20 giờ còn gọi là mấy giờ tối ? 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ? Hãy dùng cách nói khác để nói về giờ khi bạn An xem phim, đá bóng. Bài 2: Yêu cầu HS đọc các câu ghi dưới bức tranh 1. Giờ vào học là mấy giờ ? Bạn HS đi học lúc mấy giờ ? Bạn đi học sớm hay muộn ? Lưu ý: Bức tranh 4 vẽ bóng điện và mặt trăng nên câu a là đúng. (Bạn An tập đàn lúc 20 giờ) v Hoạt động 2: Thực hành. ị ĐDDH: 2 Mô hình đồng hồ. Bài 3: Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ. Phổ biến cách chơi c/. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Cá nhân, nhóm - HS thực hành và trả lời. Bạn nhận xét. Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh. Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng. Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng. Quay kim trên mặt đồng hồ. Trả lời: An thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đồng hồ A. An xem phim lúc 20 giờ. Đồng hồ D. 17 giờ An đá bóng. Đồng hồ C. 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối. 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều. An xem phim lúc 8 giờ tối. An đá banh lúc 5 giờ chiều. Nhóm Nghe phổ biến luật chơi. Tiến hành Đi học đúng giờ/ Đi học muộn. Quan sát tranh, đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh. Là 7 giờ. 8 giờ Bạn HS đi học muộn. - Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ. Người soạn Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Khối trưởng Duyệt BGH Trường Tiểu học Phạm Hùng Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Toán Tuần:16 BÀI : Ngày, tháng Ngày dạy: 8/12/2010 I. Mục tiêu - Giúp HS:Biết đọc tên các ngày trong tháng.Bước đầu biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch (tờ lịch tháng). - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Biết có tháng có 30 ngày (tháng 11), có tháng có 31 ngày (tháng 12). - Ham thích học Toán. II. ĐDDH GV: Một quyển lịch tháng hoặc tờ lịch tháng 11, 12 như phần bài học phóng to. HS: Vở bài tập, bảng con. III. Các hoạt động: Hoạt động dạy Hoạt động học a/Giới thiệu: b/ Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giới thiệu các ngày trong tháng ị ĐDDH: Tờ lịch tháng 11. Treo tờ lịch tháng 11 như phần bài học. Hỏi HS xem có biết đó là gì không ? Lịch tháng nào ? Vì sao em biết ? Hỏi: Lịch tháng cho ta biết điều gì ? Yêu cầu HS đọc tên các cột. Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào ? Ngày 01 tháng 11 vào thứ mấy ? Yêu cầu HS lên chỉ vào ô ngày 01 tháng 11. Yêu cầu HS lần lượt tìm các ngày khác. Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày vừa tìm. Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? GV kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng. v Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành: ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và viết các ngày trong tháng. Gọi 1 HS đọc mẫu. Yêu cầu HS nêu cách viết của ngày bảy tháng mười một. Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước ? Yêu cầu HS làm tiếp bài tập. - GV nhận xét và cho điểm HS. Đọc - Ngày bảy tháng mười một - Ngày mười lăm tháng mười một - Ngày hai mươi tháng mười một - Ngày ba mươi tháng mười một Kết luận: Khi đọc hay viết ngày trong tháng ta đọc, viết ngày trước, tháng sau. v Hoạt động 3: Trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. Bài 2: Treo tờ lịch tháng 12 như trong bài học lên bảng. Hỏi: Đây là lịch tháng mấy ? : Điền các ngày còn thiếu vào lịch. Hỏi: Sau ngày 1 là ngày mấy ? HS lên bảng điền mẫu. Yêu cầu HS nhận xét. HS tiếp tục điền để hoàn thành tờ lịch tháng 12. Đọc từng câu hỏi phần b cho HS trả lời. 8 ( 1 + 7 = 8 ) 15 ( 8 + 7 = 15 ) 22 ( 15 + 7 = 22 ) 29 ( 22 + 7 = 29 ) Tháng 12 có mấy ngày ? So sánh số ngày tháng 12 và tháng 11. - Kết luận: Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng có 31 ngày, có tháng có 30 ngày, tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày. c/ Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Thực hành xem lịch. Cả lớp Tờ lịch tháng. Lịch tháng 11 vì ô ngoài có in số 11 to. Các ngày trong tháng (nhiều HS trả lời). Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư. Thứ Bảy (Cho biết ngày trong tuần). Ngày 01. Thứ bảy. Thực hành chỉ ngày trên lịch. Tìm theo yêu cầu của GV. Vừa chỉ lịch vừa nói. Chẳng hạn: ngày 07 tháng 11, ngày 22 tháng 11. Tháng 11 có 30 ngày. Nghe và ghi nhớ. Cá nhân, nhóm Đọc phần bài mẫu. Viết chữ ngày sau đó viết số 7, viết tiếp chữ tháng rồi viết số 11. Viết ngày trước. Làm bài, sau đó 1 em đọc ngày tháng cho 1 em thực hành viết trên bảng. Viết - Ngày 7 tháng 11 - Ngày 15 tháng 11 - Ngày 20 tháng 11 - Ngày 30 tháng 11 Cả lớp Lịch tháng 12. Là ngày 2. Điền ngày 2 vào ô trống trong lịch. Bạn điền đúng/sai. (Nếu sai thì sửa lại) Làm bài. Sau đó, 1 HS đọc chữa, các HS khác theo dõi và tự kiểm tra bài. Trả lời và chỉ ngày đó trên lịch. Thực hành tìm một số ngày của một thứ nào đó trong tháng. Tháng 12 có 31 ngày. - Tháng 11 có 30 ngày, tháng Duyệt BGH Người soạn Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Khối trưởng Trường Tiểu học Phạm Hùng Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Toán Tuần:16 BÀI : Thực hành xem lịch Ngày dạy: 9/12/2010 I. Mục tiêu - Củng cố kỹ năng xem lịch tháng. - Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian. - Ham thích học Toán. II. ĐDDH GV: Tờ lịch tháng 1, tháng 4 như SGK. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học a/ Giới thiệu: b/Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thực hành xem lịch. ị ĐDDH: Bảng phụ, bút màu. Bài 1: Trò chơi: Điền ngày còn thiếu. Chia lớp thành 4 đội thi đua với nhau. Yêu cầu các đội dùng bút màu ghi tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch. + Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy? + Ngày cuối cùng của tháng là thứ mấy? + Ngày cuối cùng của tháng là ngày mấy? + Tháng 1 có bao nhiêu ngày? GV nhận xét. v Hoạt động 2: Thực hành xem lịch. ị ĐDDH: Tờ lịch tháng 4. Bài 2: GV treo tờ lịch tháng 4 như SGK và yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi: + Các ngày thứ sáu trong tháng tư là ngày nào? + Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày mấy? Thứ ba tuần sau là ngày nào? + Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy? + Tháng 4 có bao nhiêu ngày. c/ . Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung. . Nhóm - Các nhóm thảo luận và ghi ngày. - Trình bày - Nhận xét, bổ sung - trả lời. - Ngày đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ năm. - Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày thứ bảy. - Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày 31. - Tháng 1 có 31 ngày. Cá nhân - Trả lời. nhận xét. - Các ngày thứ sáu trong tháng tư là: 2, 9, 16, 23, 30. - Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày 13 tháng 4. Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng 4. - Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ sáu. - Tháng 4 có 30 ngày. Người soạn Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Khối trưởng Duyệt BGH Trường Tiểu học Phạm Hùng Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Thuỷ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Toán Tuần:16 BÀI : Luyện tập chung Ngày dạy: 10/12/2010 I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về - Xem giờ đúng trên đồng hồ. Xem lịch tháng, nhận biết ngày, tháng. - Giúp HS thực hành nhanh, đúng. - Ham thích học Toán. II.ĐDDH GV: Mô hình đồng hồ có thể quay kim. Tờ lịch tháng 5 như SGK. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học a/ Giới thiệu: b/ Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện tập. ị ĐDDH: Mô hình đồng hồ. Bài 1: Đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời. Em tưới cây lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ? Em đang học ở trường lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng ? Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu, kim dài ở đâu ? Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ? 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 18 giờ ? Em đi ngủ lúc mấy giờ ? 21 giờ còn gọi là mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ? Hướng dẫn HS thực hành. GV nhận xét. v Hoạt động 2: Thực hành. ị ĐDDH: Mô hình đồng hồ. Bài 2: Có thể cho HS làm bài cá nhân hoặc tổ chức thành trò chơi như ở tiết 7. Bài 3: Thi quay kim đồng hồ Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ có thể quay các kim. GV đọc từng giờ, 2 đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc. Đội nào xong trước được tính điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào đúng, nhanh nhiều lần hơn là đội thắng cuộc. c/. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. ùt. Cá nhân Lúc 5 giờ chiều. Đồng hồ D. Vì 5 giờ chiều là 17 giờ. Lúc 8 giờ sáng. Đồng hồ A. Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12. Lúc 6 giờ chiều. 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ. Đồng hồ C. Em đi ngủ lúc 21 giờ. 21 giờ còn gọi là 9 giờ tối. - Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối. - HS làm vào vở bài tập Toán. - Sửa bài. Nhóm - HS thi đua. - 2 đội thi đua. - 2 đội thực hành theo sự điều động của GV. - Nhận xét, tuyên dương. Người soạn Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Khối trưởng Duyệt BGH
Tài liệu đính kèm: