Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

- Biết được bạn bè cần phải quan tâm , giúp đỡ lẫn nhau.

- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.

II. Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

- PP : quan sát, thảo luận, .

- Tranh vẽ trong sách giáo khoa. Phiếu thảo luận nhóm.

2- Học sinh: Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Kể chuyện trong giờ ra chơi của hương xuân.

- Giáo viên kể chuyện “trong giờ ra chơi”

- Cho học sinh thảo luận nhóm.

- Giáo viên kết luận: khi bạn ngã cần hỏi thăm và đỡ bạn dậy. Đây là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.

* Hoạt động: Việc làm nào đúng

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.

- Giáo viên kết luận: luôn vui vẻ, chan hòa với các bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn bè.

* Hoạt động 3: Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè.

- Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh thảo luận

- Giáo viên kết luận: quan tâm giúp đỡ bạn là việc cần thiết của mỗi học sinh. Khi quan tâm đến bạn em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm gắn bó.

* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.

- Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@ ?
Thứ hai ngày  tháng  năm 2009 
Tập đọc:
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA.
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.(trả lời được CH 1,2,3,4,) 
 - HS khá, giỏi trả lời được CH5
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP :thảo luận, thực hành, ...
- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài “Cây xoài của ông em”.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Tiết 1: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn. 
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Giải nghĩa từ: Vùng vằng, la cà. 
- Đọc cả lớp. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
a) Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?
b) Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì ?
c) Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
d) Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
e) Nếu được gặp mẹ, cậu bé sẽ nói gì ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc theo vai. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
Toán
TÌM SỐ BỊ TRỪ.
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các BT dạng: x – a = b(với a, b các số không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ 
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của 2 đoạn thẳng cắt nhau đặt tên điểm đó.
- Làm được các bài tập: bài 1( a, b,d, e), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 4.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thảo luận, thực hành, .
- Các ô vuông như sách giáo khoa
2- Học sinh: Bảng con, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên làm bài 3 / 55
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm số bị trừ
- Giáo viên gắn lên bảng 10 vuông như sách giáo khoa lên bảng
+ Có mấy ô vuông ?
+ Lúc đầu có 10 ô vuông sau lấy ra 4 ô vuông còn mấy ô vuông ?
+ Cho học sinh nêu tên số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ: 10 – 4 = 6
- Giáo viên giới thiệu: Ta gọi số bị trừ chưa biết là x khi đó ta viết được x – 4 = 6
- Cho học sinh nêu tên gọi các thành phần của phép trừ. 
 x – 4 = 6
 	 x = 6 + 4
 	 x = 10
Ghi nhớ: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1, bài 2, bài 4 bằng bảng con, vở, trò chơi, thi làm nhanh, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Đạo đức
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (T1).
I. Mục tiêu: 
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm , giúp đỡ lẫn nhau. 
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. 
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP : quan sát, thảo luận, ....
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa. Phiếu thảo luận nhóm. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Kể chuyện trong giờ ra chơi của hương xuân. 
- Giáo viên kể chuyện “trong giờ ra chơi”
- Cho học sinh thảo luận nhóm. 
- Giáo viên kết luận: khi bạn ngã cần hỏi thăm và đỡ bạn dậy. Đây là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn. 
* Hoạt động: Việc làm nào đúng
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. 
- Giáo viên kết luận: luôn vui vẻ, chan hòa với các bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn bè. 
* Hoạt động 3: Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè. 
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh thảo luận
- Giáo viên kết luận: quan tâm giúp đỡ bạn là việc cần thiết của mỗi học sinh. Khi quan tâm đến bạn em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm gắn bó. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Thứ ba ngày  tháng  năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về cách tìm số bị trừ.
- Rèn kĩ năng vẽ đoạn thẳng.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Ôn bài 
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bị trừ.
- Hướng dẫn tự học: GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 4 - Vở BT trang 58 sau đó chữa bài với nhiều hình thức: miệng, vở, nhóm,
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: “Bà cháu”.
- Biết phân vai dựng lại câu chuyện. 
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn. 
II.Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thực hành, thảo luận, 
- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: Xem trước câu chuyện Bà cháu.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
2. Hướng dẫn kể chuyện: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2.Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Kể từng đoạn theo nhóm đôi. 
+ Kể theo nhóm. 
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
+ Kể toàn bộ câu chuyện theo vai. 
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. Giáo viên khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình. 
- Phân vai dựng lại câu chuyện.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Về kể cho cả nhà cùng nghe.
Tiếng Việt(ôn):
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác đoạn 2 bài: “Đi chợ”.
- Trình bày bài chính tả đúng quy định: viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
- Làm đúng các bài tập về phân biệt g/gh; s/x.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
+ Cậu bé trong bài là người như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: mắm, cẳng.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ các em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
* Bài tập: Điền vào chỗ trống: g/gh, s/x:
a) ấp khúc, i chép, trêu ẹo, chiếc ương.
b) ông Hương, đồ ộ, ay tròn, bím tóc đuôi am.
4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Âm nhạc:
ÔN BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: thực hành.
- Nhạc cụ quen dùng. Máy nghe nhạc, băng nhạc, tranh ảnh các nhạc cụ dân tộc.
2- Học sinh: Đọc trước lời ca của bài hát. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1 em lên hát lại bài hát và kết hợp gõ đệm bài hát” Cộc cách tùng cheng”.
- Nhận xét đánh giá và ghi điểm học sinh.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát” Cộc cách tùng cheng”
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Cộc cách tùng cheng 
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát một lượt sau đó GV chia học sinh thành từng nhóm ôn tập.
- Yêu cầu lớp phân thành từng dãy bàn yêu cầu hát và kết hợp trò chơi.
* Hoạt động 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc.
- Cho xem nhạc cụ hoặc xem qua hình ảnh.
- Yêu cầu biểu diễn bài hát cộc cách tùng cheng với các nhạc cụ gõ đệm theo.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Gọi hai em hát lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà học bài.
Toán
13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13- 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5 , lập được bảng 13 trừ đi 1 số.
- Biết giải bài toán có 1 phép tính trừ dạng 13 – 5. 
- Làm được các BT: bài 1a, bài 2, bài 4.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: quan sát, thảo luận, thực hành, .
- 1 bó một chục que tính và 2 que tính rời. 
2- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bảng công thức 12 trừ đi một số. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 13 – 5 và lập bảng trừ. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 13- 5. 
- Hướng dẫn thực hiện trên que tính. 
- Hướng dẫn thực hiện phép tính 
13- 5 = ?
13
-
5
8
 Vậy 13 – 5 = 8
- Yêu cầu học sinh tự học thuộc bảng trừ. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài 1: Tính nhẩm
Yêu cầu học sinh làm miệng
Bài 2: Tính
Yêu cầu học sinh làm bảng con
Bài 4: Cho học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Kể chuyện
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa
- HS khá, giỏi nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT3).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP:thảo luận, thực hành, 
- Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn. 
2- Học sinh: Xem trước câu chuyện . 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện “Bà cháu”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Kể từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình. 
+ Kể phần chính dựa vào tóm tắt. 
+ Kể phần cuối theo mong muốn. 
- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn. 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh kể đoạn kết: Cậu bé ngẩng lên. Đúng là mẹ thân yêu rồi. Cậu ôm chầm lấy mẹ khóc nức nở. Mẹ cười hiền hậu: “thế là con đã trở về với mẹ”. Cậu gục đầu vào vai mẹ và nói “mẹ ơi! Con sẽ không bao giờ bỏ nhà ra đi nữa) Con sẽ luôn ở bên mẹ nhưng mẹ đừng biến thành cây vú sữa nữa mẹ nhé”. 
- Cho học sinh đóng vai dựng lại câu chuyện. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Thể dục:
ĐI THƯỜNG THEO NHỊP- TRÒ CHƠI “NHÓM BA NHÓM BẢY”.
I .Mục tiêu: 
-Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp.(nhịp 1 bước  ...  tính. 
- Hướng dẫn học sinh đặt tính. 
53
-
15
38
 * 3 không trừ được 5 lấy 13 trừ 5 bằng 8 viết 8, nhớ 1. 
 * 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 
 * Vậy 53 – 15 = 38
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 4 bằng các hình thức khác nhau: Miệng, vở, bảng con, 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Làm các BT còn lại (nếu chưa hoàn thành).
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM - DẤU PHẨY.
I. Mục tiêu: 
- Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu (BT1,BT2); nói được 2,3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT4 - chọn 2 trong số 3 câu) 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, 
- Tranh minh họa bài tập 3 trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng nêu các từ chỉ đồ dùng trong gia đình và tác dụng của chúng. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Ghép tiếng theo mẫu trong sách giáo khoa để tạo thành các từ chỉ tình cảm gia đình. 
Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh lên thi làm nhanh
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh đặt câu kể đúng nội dung tranh có dùng từ chỉ hoạt động
Bài 4: Hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tập viết
CHỮ HOA K.
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Kề vai sát cánh (3 lần).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, 
- Bộ chữ mẫu trong bộ chữ
2- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa: K
+ Cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa phân tích cho học sinh theo dõi.
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. 
+ Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Kề vai sát cánh
+ Giải nghĩa từ ứng dụng: 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu 7, 8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG MỘT : KĨ THUẬT GẤP HÌNH (T2)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học.
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi
- Với HS khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình đề làm đồ chơi. Hình gấp cân đối.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP : quan sát, thực hành, ...
- Các sản phẩm đã học bằng giấy. 
2- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập. 
- Cho học sinh quan sát mẫu các sản phẩm đã học. 
- Yêu cầu học sinh nêu từng sản phẩm đã học. 
- Cho học sinh các bước thực hiện. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
- Cho học sinh làm
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. 
- Giáo viên chấm điểm các sản phẩm của học sinh. 
- Nhận xét chung. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Thể dục:
ĐI THƯỜNG THEO NHỊP- TRÒ CHƠI “NHÓM BA NHÓM BẢY”.
I .Mục tiêu: 
-Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp.(nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện :
- Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- Chuẩn bị còi, khăn.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học 
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp .
- Trò chơi ( Có chúng em ) . 
2. Phần cơ bản :
a. Đi thường theo nhịp:
- GV cho HS thực hiện 2 – 3 lần. 
b. Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi sau đó cho lớp chơi có thể do cán sự lớp điều khiển .
3.Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
- Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
- Giáo viên hệ thống bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Giao việc về nhà cho HS.
Thứ sáu ngày  tháng .. năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Củng cố về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 100.
- Củng cố về cách tìm số bị trừ, tìm số hạng chưa biết.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học.
- GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 4 - Vở BT trang 61 sau đó chữa bài với các hình thức khác nhau.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về MRVT : Tình cảm gia đình.
- Biết dùng dấu phẩy trong câu.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên ghi lần lượt đề bài lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
* Bài 1: Hãy ghép các tiếng cho dưới đây thành từ có 2 tiếng:
Thương, trọng, nhớ, kính, nghĩa, từ nhân, cẩn, quý, yêu.
* Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a) Anh chị phải . các em.
b)  phải biết vâng lời thầy cô giáo.
c) Các con phải .cha mẹ.
* Bài 3: Điền dấu phẩy thích hợp vào những dòng thơ dưới đây:
Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng.
Vải tơ Nam Định lụa hàng Hà Đông.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
- Biết nói lời chia buồn, an ủi.
- Viết 1 bưu thiếp thăm hỏi người thân.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. 
- Giáo viên lần lượt ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm bài. 
* Bài 1:
Hãy nói lời thể hiện sự quan tâm và an ủi của em trong các trường hợp sau:
a) Mẹ của em bị ốm.
b) Bạn em làm rách quyển chuyện bố tặng hôm sinh nhật cho em.
* Bài 2: 
Hãy viết 1 bưu thiếp ngắn thăm hỏi bà nội vì biết bà nội bị ốm mà em chưa về thăm được. Em hẹn khi nghỉ hè sẽ cùng về với bố mẹ để thăm bà.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS ôn lại bài. 
Toán
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
- Học thuộc bảng 13 trừ đi 1 số. 
- Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5; 53 – 15.
- Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 53 – 15.
- Làm được các BT: bài 1, bài 2, bài 4.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, 
- Bảng phụ
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bảng công thức 13 trừ đi một số. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Cho học sinh làm miệng
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 3: Cho học sinh nêu lại cách tính
Bài 4: Học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở
Bài 5:Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi đếm số hình tam giác và khoanh vào đáp án đúng. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Chính tả
Tập chép: MẸ.
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, 
- Bảng nhóm. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng viết: Con nghé, người cha, suy nghĩ, con trai, cái chai. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Nêu cách viết đầu mỗi dòng thơ ?
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: Quạt, thức, chẳng bằng, giấc tròn, suốt đời 
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- Đọc cho học sinh viết
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Điền vào chỗ trống iê hay yê 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 2: Tìm trong bài thơ mẹ: 
a) Những tiếng bắt đầu bằng r, gi. 
b) Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. 
- Giáo viên cho học sinh vào vở. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
GỌI ĐIỆN.
I. Mục tiêu:
- Đọc hiểu bài gọi điện, biết một số thao tác gọi điện thoại, trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại (BT1).
- Viết được 3-4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở BT(2).
- HS khá, giỏi: Làm được cả 2 ND ở BT2.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thự hành, 
- Điện thoại bàn, điện thoại di động. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một vài học sinh lên đọc bài viết ở nhà của mình về bưu thiếp thăm hỏi. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên nhắc học sinh sắp xếp lại thứ tự các sự việc phải làm khi gọi điện thoại. 
- Em hiểu các tín hiệu sau nói lên điều gì ?
- Nếu bố (mẹ) bạn nghe máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào ?
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Gọi một số học sinh đọc bài vừa làm của mình. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Sinh hoạt
SINH HOẠT SAO
(Có ở hồ sơ Sao)
Ngày  tháng năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc