Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hòe

Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hòe

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ;bước đàu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung:Sự gần gũi ,đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong bài)

- Giáo dục học sinh yêu quý vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV:Tranh . Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn hướng dẫn cách đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TIẾT 1

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hòe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Toán (T76): 
 NGÀY , GIỜ
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ,24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.Nhận biết đơn vị đo thời gian:ngày ,giờ.Biết xem giờ đúng trên đồng hồ
-Nhận biết thời điểm,khoảng thời gian,các buổi sáng,trưa ,chiều,tối,đêm.
-Bài tập cần làm:Bài 1,3
- Biết quý trọng thời giờ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ. Mô hình đồng hồ có thể quay kim,1 đồng hồ điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy học bài mới:25’
Giới thiệu: GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng.
v Hoạt động 1: Giới thiệu ngày, giờ.
Bước 1:
- Yêu cầu HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm ?
- Nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời.
- Đưa ra mặt đồng hồ, quay đến 5 giờ và hỏi: + Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ?
- Quay mặt đồng hồ đến 11 giờ và hỏi:
+ Lúc 11 giờ trưa em làm gì ?
- Quay đồng hồ đến 2 giờ và hỏi: 
+ Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì ?
Quay đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: 
+ Lúc 8 giờ tối em đang làm gì ?
Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi:
+ Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì ?
- Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
Bước 2:
- Kim đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết một ngày. Một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Nêu: Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
Nêu : 24 giờ trong 1 ngày lại chia ra theo các buổi. Bắt đầu từ 1 giờ sáng.
- Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi.Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
 + Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ ?
- Làm tương tự với các buổi còn lại.
 + 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
- Yêu cầu HS đọc phần bài học.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Số?
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- GV treo tranh HD và yêu cầu HS TLN.
+ Đồng hồ thứ nhất này chỉ mấy giờ ?
+ Điền số mấy vào chỗ chấm ?
- Nếu HS điền là: Em đá bóng lúc 17 giờ, em xem tivi lúc 19 giờ, em đi ngủ lúc 22 giờ thì rất hoan nghênh các em.
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:5’ 
 - 1 ngày có bao nhiêu giờ ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? 
 - Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ.
 - Nhận xét giờ học.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
 -Bây giờ là ban ngày.
 + Em đang ngủ.
 + Em ăn cơm cùng gia đình.
 + Em đang học ở lớp.
 + Em làm bài tập.
+ Em đang ngủ.
- HS nhắc lại.
- HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời 24 giờ (24tiếng đồng hồ).
- Đếm theo: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, , 10 giờ sáng.
+ Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
+ Còn gọi là 13 giờ.
- Đọc bài.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu. 
- Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.
 + Chỉ 6 giờ.
 + Điền 6.
- HS TLN2 làm bài. Đại diện N trình bày.
- Lớp nhận xét bài bạn đúng/sai.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu. 
- 1 HS lên bảng làm.
- HS làm bài BC.
 + 20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối
- HS nêu. Bạn nhận xét.
Tập đọc(T46+47):
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ;bước đàu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu nội dung:Sự gần gũi ,đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong bài)
- Giáo dục học sinh yêu quý vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV:Tranh . Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn hướng dẫn cách đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TIẾT 1
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 5’ 
3.Dạy học bài mới:25’
Giới thiệu bài: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 127 và đọc tên chủ điểm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết bạn trong nhà là những gì?
- Chó, mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tình cảm giữa một em bé và một chú cún con.
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
- HD luyện đọc từng câu
- HD luyện đọc từ khó
- HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Giải nghĩa từ mới:
- LĐ trong nhóm
- Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh
Hát
 - 2 HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét.
- Chủ điểm: Bạn trong nhà.
Bạn trong nhà là những vật nuôi trong nhà như chó, mèo,
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu
- HS LĐ các từ: lo lắng, sung sướng, rối rít, nhảy nhót, khúc gỗ, ngã đau, giường.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu: 
 + Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.//
 + Một hôm,/ mải chạy theo Cún,/ Bé vấp phải một khúc gỗ/ và ngã đau,/ không đứng dậy được.//
+ Con muốn mẹ giúp gì nào? (cao giọng ở cuối câu).
+ Con nhớ Cún,/ mẹ ạ!// (Giọng tha thiết).
+ Nhưng con vật thông minh hiểu rằng/ chưa đến lúc chạy đi chơi được.//
tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động, hài lòng.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.
TIẾT 2:30’
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 + Bạn của Bé ở nhà là ai?
 + Cún Bông đã giúp Bé thế nào?
 + Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
 + Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
 + Bác sĩ nghĩ Bé mau lành
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại truyện 
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp giữa các nhóm và đọc cá nhân.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:5’
 - Câu chuyện nói lên điều gì?
 - Xem bài sau:Thời gian biểu
+ Bạn ở nhà của Bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó của bác hàng xóm.
+ Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé.
+ Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp Cún.
+ Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê Cún luôn ở bên chơi với Bé.
+ Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với Bé.
- Các nhóm thi đọc, mỗi nhóm 5 HS.
- Cá nhân thi đọc cả bài.
Đạo đức(T16):
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T1)
I. MỤC TIÊU:
 -Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự,vệ sinh nơi công cộng.
 -Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 -Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường ,lớp,đường làng ,nhõ xóm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa được phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ:5’
GV nêu câu hỏi :Em cần làm gì để giữ cho trường lớp sạch đẹp?
GV nhận xét
3. Dạy học bài mới:30’
Giới thiệu: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
v Hoạt động 1: Quan sát tranh và bày tỏ thái độ
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi.
 + Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong. Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+Tình huống 3: Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
* Kết luận: Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
v Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai).
+ Tình huống:
1. Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai.
 + Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
2. Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh.
 + Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. 
* Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
v Hoạt động 3: Thảo luận cả N2.
- Đưa ra câu hỏi:
 + Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì?
- Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày.
* Kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:4’ 
 - Nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà làm phiếu điều tra và ghi chép cẩn thận, để Tiết 2 báo cáo kết quả.
- Hát
-HS trả lời.
- Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
 + Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
 + Sau khi ăn quà các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
 - Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống. 
1. Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.
- Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa.
2.Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn.
- Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để không ảnh hưởng tới các bạn khác.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung
 Nghe và ghi nhớ
Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. 
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Chính tả(T31):
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Chép chính xác bài chính tả,trình bày đúng bài văn xuôi
 - Làm đúng các bài tập 2,BT(3) a/b
- Giáo dục học sinh yêu quý vở sạch chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ:5’ Bé Hoa.
- Gọi 2 HS lên bảng
-  ... 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Thuû coâng(T16):
GAÁP , CAÉT , DAÙN BIEÅN BAÙO GIAO THOÂNG CAÁM XE ÑI NGÖÔÏC CHIEÀU
 ( tieát 2)
I.MUÏC TIEÂU:
 - Biết cách gấp ,cắt ,dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều .
 - Gấp ,cắt,dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều .Đường cắt có thể mấp mô.Biển báo tương đối cân đối .Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn.
- Giáo dục học sinh vế an toàn giao thông.
II.ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC :.
 -Quy trình gaáp , caét , daùn bieån baùo caám xe ñi ngöôïc chieàu coù hình veõ minh hoaï cho töøng böôùc.
 -HS chuaån bò giaáy thuû coâng ( maøu doû , maøu xanh ) , keùo , hoà daùn , buùt chì , thöôùc keû.
III.HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC :
 1.Baøi cuõ: 4’
 -Neâu caùc böôùc caét bieån baùo giao thoâng chæ loái ñi thuaän chieàu?
 -Kieåm tra giaáy thuû coâng , keùo , hoà daùn ,buùt chì , thöôùc keû .
 2.Baøi môùi :26’
Giôùi thieäu baøi: Gaáp , caét , daùn bieån baùo giao thoâng chæ loái ñi thuaän chieàu vaø bieån baùo caám xe ñi ngöôïc chieàu ( tieát 2)
Giaùo vieân
Hoïc sinh
HĐ1: Nhắc lại quy trình gấp ,cắt ,dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
HĐ2:Höôùng daãn hoïc sinh thöïc haønh 
-Giuùp HS yeáu
-HD caùch daùn saûn phaåm.
* Khi daùn löu yù boâi hoà moûng , mieát nheï tay ñeå hình ñöôïc phaúng .
HĐ3:Đánh giá sản phẩm
- GV cuøng HS ñaùnh giaù saûn phaåm .
Hình troøn caét ñeïp .
Daùn vaïch traéng caân ñoái .
-Nhaän xeùt , ñaùnh giaù saûn phaåm theo caùc möùc A+ hoaøn thaønh toát.
 A hoaøn thaønh
 B chöa hoaøn thaønh.
- HS nhaéc laïi
-Thöïc haønh theo 3 böôùc .
Gaáp , caét hình troøn baèng giaáy maøu ñoû.
- Caét hình chöõ nhaät laøm vaïch ngang maøu traéng, giaáy maøu khaùc laøm chaân bieån baùo 
-Thöïc haønh daùn vaøo vôû.
-Tröng baøy saûn phaåm 
-Cuùng giaùo vieân ñaùnh giaù
3.Cuûng coá :2’
 -Neâu söï chuaån bò ñeå thöïc haønh gaáp , caét , daùn bieån baùo caám xe ñi ngöôïc chieàu ?
-Ñi treân ñöôøng quoác loä gaëp bieån baùo caám xe ñi ngöôïc chieàu em caàn laøm gì ? 
4. Daën doø: 3’Veà nhaø taäp caét laïi bieån baùo caùc em ñaõ hoïc.
Chuaån bò: Gaáp caét daùn bieån baùo giao thoâng caám ñoã xe.
-Nhaän xeùt tieát hoïc.
Tập làm văn(T16):
KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Dựa vào câu và mẫu cho trước ,nói được câu tỏ ý khen(BT1).
 -Kể được một vài câu về con vạt nuôi quen thuộc trong nhà(BT2).Biết lập thời gian biểu(nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày(BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh họa các con vật nuôi trong nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ:5’ Chia vui, kể về anh chị em.
- Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu từng em đọc bài viết của mình về anh chị em ruột hoặc anh chị em họ.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy học bài mới:25’
Giới thiệu: .
vHoạt động1: Hướng dẫn làm BT
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu.
- Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể. 
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn hay không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào?
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT (viết)
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS khác đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
- Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe. Theo dõi và nhận xét bài HS.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:5’ 
 - Tổng kết chung về giờ học.
 - Dặn dò HS về nhà quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà.
 - Chuẩn bị bài sau
Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
+ Đàn gà đẹp quá!/ Đàn gà thật là đẹp!
- Hoạt động theo N2.
 + Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe!/
+ Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch!/ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!/ 
+ Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam hocï giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏi làm sao!/
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét. 
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 5 đến 7 em nêu tên con vật.
- 1 HSG kể. Ví dụ:
Nhà em nuôi một chú mèo tên là Mi Mi. Mi Mi rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quý Mi Mi và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Mi Mi cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em,
- HS TL nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau.
- 5 đến 7 HS trình bày trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Đọc bài.
- Một số em đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Toán(T80):
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Biết các đơn vị đo thời gian:ngày,giờ,;ngày,tháng.
 -Biết xem lịch.
 -Bài tập cần làm:Bài 1,2.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Mô hình đồng hồ có thể quay kim. Tờ lịch tháng 5 như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ:4’ Thực hành xem lịch.
 + Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
 + Ngày đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ mấy?
 + Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy, ngày mấy?
 + Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy?
 +Tháng 4 có bao nhiêu ngày?
- GV nhận xét.
3. Dạy học bài mới”25’
Giới thiệu: GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng.
v Hoạt động 1: Thực hành xem đồng hồ.
Bài 1/81:Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau?
- GV hướng dẫn HS thực hành và yêu cầu HS TLN4.
 + Em tưới cây lúc mấy giờ ?
 + Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ?
 + Tại sao ?
 + Em đang học ở trường lúc mấy giờ ?
 + Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng ?
 + Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ?
 + 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
 + Đồng hồ nào chỉ 18 giờ ?
 + Em đi ngủ lúc mấy giờ ?
 + 21 giờ còn gọi là mấy giờ ?
 + Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ?
.GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Thực hành xem lịch.
Bài 2/81: a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 5.
 b. Xem tờ lịch tháng 5và TLCH.
 IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:5’
 - Trong tiết học toán này các em ôn được những kiến thức gì.
- Nhận xét tiết học 
- GV nhận xét, tuyên dương
 - Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Hát
- HS quan sát tờ lịch tháng 1 và trả lời. 
- Lớp nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm hỏi và TL với nhau.
 + Lúc 5 giờ chiều.
 + Đồng hồ D.
 + Vì 5 giờ chiều là 17 giờ.
 + Lúc 8 giờ sáng.
 + Đồng hồ A.
 + Lúc 6 giờ chiều.
 + 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ.
 + Đồng hồ C.
 + Em đi ngủ lúc 21 giờ.
 + 21 giờ còn gọi là 9 giờ tối.
 + Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối.
- 1 số nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS nối tiếp đọc KQ bài làm.
- Lớp nhận xét.
TN-XH(T16):
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 -Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường..
 - Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Hình vẽ trong SGK trang 34, 35. Một số bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ (nhiều hơn 8) mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường (hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện, . . .)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Ổn định:1’
2. Kiểm tra bài cũ:5’ Trường học.
Nêu: Giới thiệu về trường em.
Vị trí lớp em.
Nêu hoạt động của lớp học, thư viện, y tế?
GV nhận xét.
3. Dạy học bài mới:25;
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1:Quan sát tranh
Bước 1:
- Chia nhóm (5 – 6 HS 1 nhóm), phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
- Treo tranh trang 34, 35
Bước 2: Làm việc với cả lớp.
 + Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì?
+ Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó.
 + Bức tranh thứ ba vẽ ai? Công việc vai trò?
 + Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc của người đó? 
 + Bức tranh thứ năm vẽ ai? Nêu vai trò và công việc của người đó?
 + Bức tranh thứ sáu vẽ ai? Công việc và vai trò của cô?
* Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy, cô giáo, HS và cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường, thầy cô giáo dạy HS. Bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối.
v Hoạt động 2: Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình.
Bước 1:
- Đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm:
 + Trong trường mình có những thành viên nào?
 +Tình cảm và thái độ của em dành cho những thành viên đó.
 + Để thể hiện lòng kính trọng và yêu quý các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì?
Bước 2:
- Bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết.
* Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
IV. Củng cố – Dặn dò :5’
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS tiếp nối kể các thành viên trong nhà trường.
- Chuẩn bị: Phòng tránh té ngã khi ở trường.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc:
	+ Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
	+ Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ.
	- Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng, cô là người quản lý, lãnh đạo nhà trường.
- Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức. Trực tiếp dạy học.
- Vẽ bác bảo vệ, có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường.
- Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
- Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp.
- HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra.
- HS nêu.
- HS tự nói.
- Xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt, . . .
- 2, 3 HS lên trình bày trước lớp.
- VD: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói:
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm ở sân trường hoặc vườn trường.
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc mỗi buổi học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thi_hoe.doc